- Đến với đêm Gala chung kết Vietnam Idol,áivậtMinhThùygặpácmộngNhậtThủcâu lạc bộ bóng đá manchester city giọng ca “quái vật” đã phải đối mặt với một cơn ác mộng thực sự.
- Đến với đêm Gala chung kết Vietnam Idol,áivậtMinhThùygặpácmộngNhậtThủcâu lạc bộ bóng đá manchester city giọng ca “quái vật” đã phải đối mặt với một cơn ác mộng thực sự.
Với những thành công vang dội ở thị trường quê nhà, hãng xe Wuling lại tham vọng “đánh chiếm” thị trường quốc tế.
Điểm dừng chân đầu tiên của mẫu xe điện mini Wuling là Indonesia – thị trường xe máy lớn nhất nhì Đông Nam Á. Nhiều người nghi ngại rằng xe điện Wuling sẽ không thể thay đổi được thói quen sử dụng xe máy, xe hai bánh của người dân tại đây và sẽ sớm "chết yểu" trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, thực tế lại khác xa so với những quan ngại kể trên. Mẫu xe điện Wuling Air được bán ra với mức giá chỉ 16.000 USD (377 triệu đồng) – thấp hơn một nửa so với nhiều đối thủ trong cùng phân khúc đã thu hút được sự chú ý của người dùng.
Wuling Air được xem như là mẫu xe điện tối giản, hướng đến tương lai và là một giải pháp phù hợp cho những cư dân trong các thành phố đông đúc của Indonesia.
Chỉ sau 6 tháng được giới thiệu (từ tháng 8/2022), doanh số của Wuling Air đã đạt khoảng 8.000 xe, thống trị thị trường xe điện Indonesia, theo Hiệp hội Công nghiệp ô tô Indonesia.
Mặc dù con số này có thể không thấm vào đâu so với doanh số xe Wuling tại các thị trường khác như Mỹ và Trung Quốc nhưng thực tế, nó tương đương với 78% thị trường xe điện tại quốc gia Đông Nam Á này.
Mẫu xe điện mini nhỏ gọn với chiều cao 1,6 mét có thiết kế mang hơi hướng tương lai và có thể chở 4 hành khách. Mặc dù Wuling Air không hoàn hảo khi nhiều khách hàng vẫn hay phàn nàn về việc hỏng pin hay khó tìm điểm sạc nhưng mẫu xe này vẫn chinh phục được người dùng nhờ mức giá siêu hấp dẫn.
Michael – Trưởng bộ phận tiếp thị của một showroom Wuling tại thành phố Medan cho hay “Wuling Air EV là mẫu xe điện rẻ nhất ở Indonesia vào thời điểm hiện tại. Nó thậm chí còn không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp nào”.
Cũng giống như Việt Nam, Indonesia là xứ sở của xe hai bánh, xe gắn máy với lượng xe máy sử dụng nhiều ngang ngửa với phần còn lại của Đông Nam Á. Vào năm 2022, doanh số bán xe máy tại đây cao hơn 5 lần so với doanh số bán xe ô tô.
Các hãng xe điện đang tìm cách đưa các dòng xe điện hai bánh vào phục vụ người dân khi chính phủ Indonesia đặt mục tiêu đưa 2,5 triệu xe điện chạy trên đường vào năm 2025. Chẳng hạn như Gojek đã hợp tác với hãng xe Đài Loan Gogoro để cung cấp hàng trăm mẫu xe máy điện cho nhân viên của hãng.
Tuy nhiên, tốc độ sử dụng ô tô tại Indonesia cũng đang tăng nhanh đến mức đáng ngạc nhiên. Thay vì xe máy, nhiều người muốn di chuyển trong thành phố trên một chiếc ô tô thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia trong ngành công nghiệp ô tô ở Indonesia cho hay khi muốn sở hữu một chiếc EV, điều đầu tiên mà người tiêu dùng nghĩ đến là sự uy tín và giá thành dễ tiếp cận chứ không phải muốn cắt giảm chi phí xăng dầu hay bảo vệ môi trường. Và rõ ràng Wuling Air đáp ứng được những tiêu chí đầu tiên kia.
Một chiếc Nissan Leaf hay Hyundai Ioniq hiện có giá 48.000 USD (tương đương 1,1 tỷ đồng) nằm ngoài khả năng của nhiều người dân Indonesia. Trái lại, một chiếc xe điện Wuling với giá 16.000 USD (377 triệu đồng) đối với bản tiêu chuẩn và 20.000 USD (472 triệu đồng) đối với bản nâng cao lại “vừa tầm” với hầu hết người dân tại quốc gia này.
Với mức giá đó, người dân Indonesia sẵn sàng bỏ qua một số lỗi của xe – thậm chí là cả những lỗi nghiêm trọng.
Ba tháng trước, Erik – chủ gara ở Medan đã quyết định mua một chiếc Wuling Air EV. Tuy nhiên, trong lần lái xe đầu tiên, chiếc xe điện đã đột ngột tắt máy. Đây không phải là chủ xe đầu tiên ở Indonesia gặp phải trường hợp này. Một người dùng khác cũng rơi vào tình huống tương tự và phải mất 2 tuần để đợi thay pin.
Không chỉ vậy, cơ sở hạ tầng còn hạn chế cũng gây không ít rắc rối cho các chủ xe điện nói chung và chủ xe Wuling Air nói riêng.
Rifai, một người dùng Wuling Air cho hay anh chỉ sử dụng chiếc xe điện của mình để di chuyển trong nội đô. “Tôi không chắc về việc sẽ lái chiếc Wuling Air này trong những chuyến đi liên tỉnh”. Việc thiếu các trạm sạc khiến anh lo ngại rằng “mình chỉ có thể đi chứ không thể quay về”.
Theo thống kê, hiện có 569 trạm sạc xe công cộng trên 6.000 hòn đảo của Indonesia, trong đó, 502 trạm sạc tập trung ở Java và Bali – những khu vực có dân số cao nhất. So với việc sạc điện tại các trạm sạc thì rõ ràng việc đổ xăng tại trạm xăng vẫn dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều.
Dẫu vậy, Wuling Air vẫn nhận được nhiều đánh giá tích cực, đơn cử như khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Dharmawan – chủ xe Wulling cho hay trước đây anh sử dụng một chiếc ô tô chạy bằng dầu diesel với số tiền nhiên liệu lên tới 70 USD/tháng (khoảng 1,6 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, với Wuling Air, anh hiện chỉ phải bỏ ra khoảng 20 USD/tháng (472.000 đồng/tháng) để phục vụ cho việc đi lại của mình.
Trong một tuyên bố với Rest of World, đại diện hãng Wuling cho hay hãng đang hướng tới mục tiêu giáo dục và phổ cập kiến thức về lợi ích của xe điện nhằm tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Một người yêu thích Wuling Air tại Indonesia cho hay “Xe điện giống như mở ra một kỉ nguyên mới, giống như khi mọi người chuyển từ cưỡi ngựa sang đi xe ô tô”.
Nhật Minh(Theo Rest of World)
Vợ chồng bà Cathy Cauchy (sinh sống ở thành phố cảng Marseille, Pháp) đến với nhau sau khi bà Cathy chia tay cuộc hôn nhân thứ nhất.
Người phụ nữ Pháp đã có 2 con riêng một trai, một gái. Tuy nhiên, vì muốn tạo ra sợi dây gắn kết cho tổ ấm mới, bà Cathy và chồng quyết định nhận một đứa trẻ làm con nuôi.
Năm 2010, cả hai sang Việt Nam và tìm về Khu nuôi dưỡng trẻ mồ côi Tân An thuộc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bình Thuận (nay là Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Bình Thuận).
Tại đây, họ đặc biệt ấn tượng với cậu bé Nguyễn Đình Đông (sinh ngày 4/2/2005). Đông có gương mặt tròn và khá tinh nghịch, hiếu động.
Đình Đông khi còn nhỏ (Ảnh: NVCC).
Cảm nhận như có một sợi dây vô hình gắn kết với cậu bé ngay từ những phút đầu gặp mặt, bà Cathy và chồng thống nhất Đình Đông sẽ là mảnh ghép gia đình mà họ đang tìm kiếm.
Thời điểm ấy, vì còn nhỏ nên Đình Đông không biết về chuyến đi định mệnh thay đổi đời mình. Đến khi xe rời bánh ra phi trường, không nhìn thấy cô bảo mẫu mà chỉ có "hai người lạ" ở bên cạnh, cậu bé mới khóc không ngừng. Bà Cathy rưng rưng ôm con vào lòng và tự nhủ sẽ yêu thương, bù đắp cho con trai thật nhiều.
Trở về Pháp, bà vẫn giữ gìn thật cẩn thận những kỷ vật mà Đình Đông đem từ Việt Nam sang. Đặc biệt trong số đó có các bức ảnh kỷ niệm chụp từ khi cậu bé mới sinh ra cho đến những năm đầu đời sau này.
Là một người luôn đề cao tình cảm và sự biết ơn, bà Cathy đặt tên mới cho con nhưng vẫn không quên giữ lại một phần tên Việt để con luôn nhớ về nguồn cội của mình. "Con trai tôi được đổi tên thành Matis Ding Dong Cauchy", bà Cathy nói.
Cậu bé Việt được nhận nuôi và đưa sang Pháp khi 5 tuổi (Ảnh: NVCC).
Những ngày sau đó, cậu bé bị mẹ ruột bỏ rơi từ thuở lọt lòng đã có được một gia đình đúng nghĩa. Bà Cathy yêu thương Đình Đông như chính con đẻ của mình, không hề có chút phân biệt đối xử. Anh chị nuôi người Pháp của Đình Đông cũng vô cùng vui mừng khi mình có thêm một cậu em trai.
Trong suốt những năm qua, cặp vợ chồng người Pháp không hề che giấu việc Matis Ding Dong là con nuôi. Chính vì vậy, khi ngày một lớn lên, cậu bé người Việt càng thể hiện sự tò mò về nguồn cội của mình. Cậu muốn biết, người sinh ra mình là ai, hồi nhỏ mình ra sao, sinh sống ở đâu, tại sao mình lại bị bỏ rơi.
Theo những giấy tờ mà bà Cathy có được thì Nguyễn Đình Đông sinh lúc 0 giờ 30 phút ngày 4/2/2005 tại Trung tâm y tế huyện Hàm Tân với địa chỉ khi đó là số 4 Nguyễn Huệ - Tân An (Bình Thuận). Người mẹ khai tên là Nguyễn Thị Thu Hương, trú tại KP.2, thị xã Lagi.
Thông tin về cậu bé gốc Việt được gia đình lưu giữ (Ảnh: NVCC).
Đình Đông chào đời nặng 4,2kg và được mẹ khai là con thứ 4 trong gia đình. Ngày 17/2/2005, cậu bé được nhận vào chăm sóc tại Khu nuôi dưỡng trẻ mồ côi Tân An, thuộc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bình Thuận.
Tuy nhiên, từng đó thông tin chưa đủ để gia đình bà Cathy tìm mẹ ruột cho con trai gốc Việt.
Một lần, khi cả gia đình cùng ngồi xem lại những bức hình chụp Đình Đông hồi nhỏ, họ chợt nhận ra, trong hàng chục tấm ảnh có một tấm ghi dãy số giống như số điện thoại. Gia đình bà Cathy hồi hộp gọi vào số điện thoại với hi vọng thuê bao này sau 10 năm vẫn còn hoạt động.
May mắn thay khi gọi điện, họ biết được chủ nhân số điện thoại là người phụ nữ tên Nhật. Bà Nhật chính là người từng làm việc tại khu nuôi dưỡng trẻ mồ côi trước đây.
Ngày ấy, vì chăm sóc và coi Đình Đông như con ruột suốt một thời gian dài nên khi chia tay cậu bé, bà Nhật không khỏi nhớ thương.
Bà đã để lại số điện thoại hi vọng có ngày được gặp lại cậu bé mình yêu thương. Từ cơ duyên này, gia đình người Pháp đã bắt đầu hành trình về Việt Nam tìm lại mẹ đẻ cho con trai.
Tháng 4/2023, gia đình bà Cathy quyết định sang Việt Nam tìm gặp nữ bảo mẫu. Họ thuê chị Nguyễn Hải Uyên (ở TP.HCM) làm thông dịch viên.
"Dù đã hẹn nhau từ trước nhưng đến gần ngày gặp mặt, số điện thoại của bà Nhật bỗng nhiên tắt ngúm. Phía Pháp gọi điện sang cũng không liên lạc được mà tôi liên hệ cũng không thể kết nối. Chúng tôi không hiểu có chuyện gì xảy ra và lo lắng không thể gặp được nữ bảo mẫu đã nuôi cậu bé năm xưa", chị Hải Uyên kể.
Vợ chồng bà Cathy đưa con trai gốc Việt (ngoài cùng bên trái) về Việt Nam (Ảnh: NVCC).
Trước tình thế đó, chị Hải Uyên đã quyết định tới Bình Thuận trước một ngày. Vì trước đó đã hỏi được địa chỉ nhà bà Nhật nên chị Uyên đã tự dò đường tìm tới.
Khi thấy có người tìm đến nhà, bà Nhật mừng phát khóc và cho biết, thuê bao của bà bị khóa vì đi Hàn Quốc thăm con quá lâu. Bà lại không nhớ được các số điện thoại đã gọi cho mình nên chỉ sợ cuộc hẹn bị đổ bể.
Một ngày sau, bà Nhật đã được gặp lại cậu bé mình chăm sóc suốt mấy năm đầu đời. Dù đã xa cách nhiều năm và ký ức có phần nhạt nhòa đi nhiều nhưng khi gặp lại người bảo mẫu năm xưa, Đình Đông vẫn cảm nhận được một tình cảm đặc biệt.
"Cậu bé gọi bà Nhật là "mẹ" và liên tục hỏi về những chuyện của mình ngày xưa. Cuộc gặp gỡ này càng thôi thúc Đình Đông tìm gia đình của mình", chị Uyên nhớ lại.
Bằng cách tận dụng những ý tưởng từ Stellantis – Tập đoàn sở hữu Jeep cùng nhiều thương hiệu ô tô như RAM, Dodge, Peugeot, mẫu xe concept mô phỏng này đã tạo nên "một thế giới mới" cho thương hiệu chuyên về xe off-road.
Chiếc mini-Jeep concept này hướng đến phân khúc xe đô thị nhỏ gọn kết hợp với hình ảnh mạnh mẽ, thực dụng của một chiếc xe off-road.
Mẫu xe này được đặt tên là Jeep Dune. Tuy nhiên, khác với các dự án xe concept trước đây, dự án thiết kế xe này có sự kế thừa từ các mẫu xe sản xuất hiện có. Cụ thể, Jeep Dune có cùng phân khúc với các mẫu xe Citroen Ami, Opel Rocks Electric và Fiat Topolino (đều thuộc tập đoàn Stellantis), giữ nguyên phân loại L6e (xe có trọng lượng dưới 350 kg và tốc độ tối đa 45 km/h) nhưng thân xe được thiết kế lại hoàn toàn.
![]() | ![]() |
Giống như các xe điện đã đề cập, concept Jeep chạy điện này rất nhỏ, với kích thước chiều dài 2.410 mm, rộng 1.390 mm và cao 1.520 mm. Tương tự như Citroen Ami Buggy, mẫu xe này được áp dụng phong cách thiết kế thân xe đối xứng để giảm chi phí sản xuất.
Phong cách đặc trưng của Jeep được nhấn mạnh bởi lưới tản nhiệt 7 thanh nan dọc kèm theo đèn pha LED tròn, thân xe có nhiều bề mặt phẳng để tối ưu tính khí động học. Ngoài ra, các bộ phận như bánh xe, cửa xe, khung xe và bánh xe dự phòng gắn phía sau được thiết kế có vẻ ngoài giống như một chiếc Jeep Wrangler mini.
![]() | ![]() | ![]() |
Jeep Dune cũng cung cấp nhiều tùy chọn cá nhân hóa, như gói trang trí Hydro-Dipping cho thân xe, nâng cấp phần đầu và đuôi xe, đi kèm ngăn chứa đồ tùy chỉnh cho các loại hoạt động khác nhau.
Mặc dù có vẻ ngoài đậm chất off-road nhưng thông số kỹ thuật của Jeep Dune khá khiêm tốn. Chiếc xe dòng quadricycle này chia sẻ hệ thống truyền động điện của Citroen Ami, với động cơ chỉ mạnh 6 kW (khoảng 8 mã lực) và bộ pin lithium-ion dung lượng 5.5 kWh.
Phân khúc L6e đặt ra các giới hạn về hiệu suất, do đó tốc độ tối đa của xe là 45 km/h, cho phép những thiếu niên từ 14 tuổi trở lên có thể lái những chiếc xe này ở một số quốc gia châu Âu.
Ý tưởng đưa mẫu concept Jeep Dune tham gia vào phân khúc quadricycle có vẻ xa vời, song một chiếc Dune sản xuất giới hạn cùng với các xe đạp điện hoặc xe tay ga mang thương hiệu Jeep có thể tăng sự hấp dẫn cho thương hiệu này. Tuy nhiên, khả năng của chiếc xe điện nhỏ gọn này bị giới hạn nghiêm ngặt khi hoạt động trong đô thị và khó giữ nguyên bản sắc cốt lõi off-road của Jeep.
Theo Carscoops
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Mẫu xe điện mini Jeep đẹp long lanh, đậm chất off