Công tử Bạc Liêu - Hắc công tửCông tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy (1900 - 1974) là con thứ 3 của ông hội đồng Trần Trinh Trạch, một điền chủ giàu nhất Bạc Liêu. Ông Trạch có 7 người con gồm 3 trai, 4 gái. Cả 3 con trai đều là những tay ăn chơi khét tiếng nhưng nổi trội nhất vẫn là cậu ba Huy.
Đến Bạc Liêu gặp những người lớn tuổi, bạn có thể nghe được những giai thoại về Công tử Bạc Liêu.
 |
Công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy. Ảnh tư liệu |
Chuyện kể, sau khi được cha giao quản lý điền sản, mỗi khi đi thăm ruộng cậu ba Huy mặc veston thắt cravatte ngồi trên chiếc Ford vedette. Ở những khu vực phải di chuyển bằng đường thủy, cậu ba dùng ca nô.
Thời bấy giờ các phương tiện trên sông đều chèo tay. Chiếc ca nô của cậu ba Huy đi thăm ruộng chạy bằng máy là một hình ảnh hiếm hoi ở vùng quê Bạc Liêu.
Mỗi khi chơi thể thao, cậu ba Huy sử dụng chiếc Peugeot loại thể thao. Xe này ở miền Nam thời bấy giờ ngoài cậu ba ra chỉ con một người nữa sử dụng là vua Bảo Đại.
 |
Xe Citroen của Công tử Bạc Liêu (hiện trưng bày tại nhà lưu niệm Công tử Bạc Liêu). Ảnh: Trần Chánh Nghĩa |
Tương truyền, trên đời này cậu ba không chịu lép vế hơn bất cứ ai kể cả vua chúa. Vì thế hễ vua Bảo Đại có gì là cậu ba Huy có nấy, kể cả máy bay.
Máy bay của vua Bảo Đại được mua bằng công quỹ. Chỉ có Công tử Bạc Liêu là người Việt Nam duy nhất thời ấy sở hữu máy bay tư nhân. Cậu thường tự lái máy bay để đi thăm đồng ruộng.
Chuyện ăn chơi và khả năng chịu chi của Hắc công tử cũng khiến người ta trầm trồ.
Nghe kể lại, vì say mê nhan sắc và giọng hát của cô ca sĩ trẻ trong nhà hàng, Hắc công tử đã chi 100.000đ (tương đương với nửa kg vàng) chỉ để mời nữ ca sỹ một ly rượu.
Có lần, cậu ba Huy lên Sài Gòn chơi, cậu gọi một chiếc xe kéo để dạo một vòng thành phố. Chiếc xe vừa được kéo đi, cậu nhìn lại thấy còn khoảng hơn 20 chiếc chờ khách.
Không do dự, cậu gọi hết các xe đó lại, mỗi xe chở cho cậu một thứ. Thế là một đoàn xe kéo dài thườn thượt mà trên mỗi xe chỉ chở một món đồ như cặp kính, cây gậy, chiếc nón... Những người phu xe mừng rỡ nhận được khoản tiền hậu hĩnh từ những chuyến đi như thế.
Tuy vậy, cậu ba không ở lâu một nơi nào. Cậu thường xuyên di chuyển khi thì Vũng Tàu, lúc lên Đà Lạt hoặc trở về Cần Thơ.
Cậu luôn chìm đắm trong những cuộc truy hoan suốt sáng thâu đêm. Những chai rượu champagne đắt tiền nhập từ Pháp, những món ăn cầu kỳ lạ miệng đều được bày biện trong những tiệc rượu có cậu tham dự.
 |
Phòng khách bên trong nhà Công tử Bạc Liêu. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa |
Sau những cuộc nhậu nhẹt ngút trời như thế, cờ bạc là thú vui không thể thiếu với Công tử Bạc Liêu.
Cậu từng đánh bạc với quốc trưởng Bảo Đại, với Bảy Viễn - một tay giang hồ trùm sòng bạc Đại Thế Giới. Trong những lần đánh bạc, có lần cậu thua đến 30.000đ. Thời điểm này lúa chỉ có 1,7đ/giạ và lương của Thống đốc Nam kỳ cũng chỉ 3000đ/tháng.
 |
Hắc công tử (trái) và Bạch công tử (phải) |
Bạch công tử - tay chơi bậc nhất trời Nam
Ông là Lê Công Phước hay còn gọi là George Phước (1901- 1950).
Là con trai thứ 4 của Đốc phủ Lê Công Sủng, Bạch công tử sinh ra tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc phường 3 TP. Mỹ Tho).
Mức giàu có của đốc phủ Sủng đứng vào hàng nhất nhì của khu vực Mỹ Tho - Gò Công lúc bấy giờ.
Năm 1909, đốc phủ Sủng được đại diện cho tỉnh Mỹ Tho dự hội chợ ở Pháp. Tại kinh đô ánh sáng, đốc phủ Sủng đã tìm mọi cách để sau đó gởi gắm con trai Lê Công Phước sang Pháp du học.
Trên đất Pháp, thay vì chuyên tâm học tập, George Phước lao vào ăn chơi trụy lạc.
Ông Sáu Hiệp - con của ông Nguyễn Hoàng Phi (từng là tài xế cho cậu Phước) kể: Tại Paris hoa lệ, cậu tư nhanh chóng kết thân với giới quý tộc ở Pháp.
Tỏ ra là một ‘tay chơi’ thời thượng và đẳng cấp, George Phước thuê hẳn một phòng đặc biệt tại khách sạn ở trung tâm Paris để ở dài hạn.
Mỗi ngày, cậu tư mặc một bộ quần áo khác nhau được may từ loại vải đắt tiền nhất ở Pháp lúc bấy giờ để không phải ‘đụng hàng’. Phong cách ăn mặc của công tử cũng đậm chất quý tộc với chiếc nón Flécher, tay cầm ba-ton bằng gỗ mun bịt vàng, điếu xì – gà và khoác lên mình chiếc áo choàng bằng da thú vào mùa đông.
Tối đến, cậu lại cùng những người bạn Việt tại Pháp và giới quý tộc đến nhà hàng Table des Mandarins danh tiếng ăn nhậu, rồi cùng nhau lả lướt trên từng bước nhảy đầm…
Khi trở về Việt Nam, Lê Công Phước phải lòng cô đào Phùng Há. Để có thể chiếm trọn trái tim của người đẹp, Bạch công tử đã bỏ tiền thành lập gánh hát Huỳnh Kỳ mà Phùng Há làm đào chính, đi lưu diễn khắp miền lục tỉnh.
Thời ấy, phương tiện đi lại giữa miền đất khắp bốn bề sông nước chủ yếu là bằng xuồng ghe. Nhưng Bạch công tử đã cho người đóng chiếc ghe bầu loại lớn giống như chiếc du thuyền, di chuyển bằng động cơ nhập từ Pháp về, cao hai tầng, có phòng ngủ riêng của từng người, gian ăn uống, khu câu cá giải trí, nhà vệ sinh. Ở trên 'du thuyền' còn được lắp đèn điện sáng cả một vùng mỗi lần chiếc ghe đi qua.
Tuy vậy, sau những cuộc chơi hoang phí vô độ, gia tài của mẹ cha để lại sớm vơi dần rồi đi đến chỗ khánh tận.
Khi chưa được 50 tuổi cậu tư Phước phải sớm lìa đời vì ma túy. Thi hài Bạch công tử được một người quen đem về an táng trên miếng đất vốn là của ông nay đã đổi chủ.
 |
Mộ Bạch công tử thứ 2 từ ngoài vào. Trên bia chỉ vỏn vẹn mấy chữ: 'Bạch công tử, George Lê Công Phước', không ngày sinh ngày mất và tên người lập mộ |
'Đệ nhất công tử' Tây đô - Dương Văn Quản
Theo gia phả của dòng họ Dương còn lưu truyền lại tại huyện Bình Thủy (TP. Cần Thơ), Dương Văn Quản (cậu Ba Quản) là trưởng nam của ông bà Dương Lập Cang và Trần Thị Thảo.
 |
Người trong ảnh được đánh dấu mũi tên là công tử Quản. Ảnh chụp từ gia phả họ Dương. |
Sinh thời, công tử Dương Văn Quản (hay còn gọi là Ba Quản) rất đẹp trai, lại có tiếng là giàu có. Ông được cha để lại cho khối tài sản khổng lồ cùng với ngôi nhà to lớn nhất Cần Thơ lúc bấy giờ. Đất nhà ông Ba Quản cũng rất rộng, từ H.Trà Nóc (TP.Cần Thơ) cho đến cuối H.Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang).
Có nhiều tiền, nhà rộng lại sở hữu hàng trăm mẫu đất, công tử Quản thích là bán vài miếng để sắm sửa. Khi đó, ô tô là một món hàng vô cùng xa xỉ, ở miền Tây rất ít người có, nhưng công tử Quản cũng mua được một chiếc 'xịn'.
Trong những cuộc vui chơi, thách thức lẫn nhau của giới nhà giàu Tây Đô, không một ai vượt qua được vị thiếu gia họ Dương. Cho đến khi công tử Tây Đô gặp Hắc công tử Trần Trinh Huy.
 |
Cầu Cái Răng nơi ngày xưa 2 công tử đối đầu. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa |
Bà Nguyễn Thị Hồng Hoa, cháu đời thứ 3 của công tử Quản từng kể, công tử Tây Đô và Hắc công tử thỏa thuận sẽ đánh bài, mỗi ván cược hàng trăm đồng bạc, nếu ai hết tiền trước thì sẽ thua và phải cúi đầu nhường đường cho kẻ thắng.
Cuộc giao đấu kéo dài quá trưa mà 2 vị công tử vẫn còn hàng bao tải tiền bên mình. Sốt ruột, 2 bên thay đổi thể lệ là đếm tiền xem ai có nhiều hơn. Vậy là 2 vị công tử cho người về nhà, mang hết số tiền đang có ra... đếm.
Kết quả là công tử Ba Quản thua thảm bại bởi tuy giàu có nhưng 'chưa là gì' so với vị thiếu gia có tới hàng chục tấn vàng họ Trần.
Từ đó, hai công tử hiểu nhau hơn, kết tình bằng hữu thân thiết hơn. Hai gia tộc họ Trần và họ Dương cũng gần gũi hơn cho đến ngày công tử Quản qua đời (1960), thì mối giao hảo này cũng phai nhạt dần...

"Vua Bảo Đại có gì, Hắc công tử có nấy"
Trên đời này Hắc công tử Trần Trinh Huy không chịu lép hơn bất cứ ai kể cả vua chúa. Vì thế hễ vua Bảo Đại có gì là Ba Huy có nấy, kể cả máy bay.
" alt="Độ giàu có và thú chơi ngông của 3 công tử khét tiếng trời Nam"/>
Độ giàu có và thú chơi ngông của 3 công tử khét tiếng trời Nam
, giám đốc ngân hàng, nói.</p><p>Tương tự, Gary Linacre (31 tuổi) xin nghỉ làm vào thứ 6 để tới các quán bar ở khu Sai Ying Pun và Sheung Wan tiệc tùng thâu đêm với bạn bè. Anh cũng mong tổ chức sinh nhật ở đây vào cuối tuần.</p><p>“Tôi khá hào hứng vì có thể ra ngoài và làm những điều mình muốn lâu nay. Hãy tận hưởng cảm giác tự do vì không ai biết khi nào lại bị phong tỏa lần nữa”, anh nói.</p><table class=)

Khách hàng thưởng thức đồ uống tại quán bar ở Lan Kwai Fong. Ảnh: Yik Yeung-man/SCMP.
Náo nhiệt trở lại
Các quan chức y tế Hong Kong báo cáo 291 ca mắc Covid-19 mới vào ngày 19/5, bao gồm 38 trường hợp nhập cảnh. Tổng số ca bệnh của thành phố hiện là 1,2 triệu với 9.366 người tử vong.
GS Gabriel Leung, trưởng khoa Y tại ĐH Hong Kong (HKU), đã cảnh báo vào tuần trước rằng Hong Kong đang “trên đỉnh của làn sóng dịch thứ 6 tiềm ẩn nếu mọi thứ đi theo hướng sai”.
Tuy nhiên, Linacre nói rằng không có gì phải lo lắng. Anh cho biết bản thân đã tiêm 3 mũi vaccine và khỏi bệnh sau 2 lần mắc Covid-19. Anh cũng gạt bỏ lo ngại về ổ dịch đang bùng lên ở Sheung Wan.
“Tôi không thể tiếp tục sống trong nỗi sợ về thứ virus ít gây tử vong với những người được tiêm chủng”, Linacre nói.
Từ 19/5, quán bar được phép hoạt động đến 2h sáng với tối đa 4 người/bàn. Các nhà hàng có thể kéo dài giờ phục vụ từ 22h đến nửa đêm. Giới hạn 20 người trong tiệc cưới đã được tăng lên 120. Giới hạn công suất hoạt động là 50% đối với rạp chiếu phim và 85% ở một số cơ sở khác.
Allan Zeman, Chủ tịch Lan Kwai Fong Group, nói rằng một số quán bar và nhà hàng đã kín chỗ cho những đêm gần đây. Ông mong muốn cảnh sát kiểm tra nghiêm ngặt hơn quanh khu vực.
Trong khi đó, nhân sự đang thiếu hụt vì ngành nightlife gặp khó khăn trong việc tuyển dụng.
Zeman cũng chỉ trích lệnh cấm biểu diễn trực tiếp và nhảy trong các quán bar, hộp đêm. Ông nói rằng các chuyên gia y tế đưa ra khuyến nghị không đầy đủ về cách thức hoạt động của ngành này.
 |
Nhiều người trẻ chờ đợi được vào hát tại quán karaoke ở Mong Kok. Ảnh: SCMP. |
Ben Leung Lap-yan, Chủ tịch Hiệp hội quán bar và hộp đêm được cấp phép của Hong Kong, cho biết 90% nhân viên đã chuyển ngành hoặc làm công việc bán thời gian khác kể từ khi làn sóng dịch thứ 5 xảy ra. Ông hy vọng việc kinh doanh có thể phục hồi 50-60%, nhưng không đặt kỳ vọng cao vì giới hạn 4 người.
Leonard Lam, Chủ tịch Hiệp hội phòng tiệc Hong Kong, ước tính hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này có thể đạt tới 60% mức trước đại dịch trong 3 tháng do yêu cầu của khách hàng tăng lên sau thông báo mở lại.
Brian Chui Wai-ho, đồng sáng lập nền tảng đặt phòng tiệc tùng ReUbird, cho biết nhiều nơi đã kín chỗ vào cuối tuần. Các chủ kinh doanh tiếp tục chiến dịch tiếp thị và giảm giá khi nhiều khách hàng quen đặt phòng hơn, bao gồm cả việc cho họ thêm 30 phút tới một giờ miễn phí.
 |
Nhân viên quán bar ở Lan Kwai Fong chuẩn bị mở cửa trở lại khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng. Thiếu hụt nhân sự cũng là vấn đề khiến nhiều chủ kinh doanh ngành nightlife đau đầu. Ảnh: Sam Tsang. |
Tiệc tùng đến sáng
Sau khi các quy định chống dịch Covid-19 được nới lỏng từ đầu tháng 5, những đêm say xỉn và vui chơi đến sáng ở Hàn Quốc cũng dần hồi sinh, theo VICE.
Các địa điểm giải trí ở thủ đô Seoul mở cửa suốt đêm, với nhiều quán bar, club và nhà hàng đón khách 24h. Mọi người say sưa uống rượu soju hoặc bia để giải tỏa căng thẳng sau ngày dài làm việc.
Điều này được cảm nhận rõ nhất ở những điểm nóng về cuộc sống về đêm như Itaewon, Eulji-ro hay Sangsu-dong.
Tại Singapore, các quán bar, hộp đêm và karaoke phải đóng cửa từ tháng 3/2020 do ảnh hưởng của đại dịch. Hơn 2 năm sau, giới chức thông báo tất cả cơ sở giải trí về đêm được mở cửa trở lại vào ngày 19/4.
Đối với nhà thiết kế Rachelle Hristenko (28 tuổi), sự trở lại của ngành nightlife “thật lạ kỳ”.
“Tiếng nhạc ồn ào, náo nhiệt đã vắng bóng suốt 2 năm. Tôi nhớ khoảng thời gian vui vẻ và được gặp mọi người. Quãng thời gian qua thật ngột ngạt”, cô nói với Today.
 |
Nhiều người vui chơi tại hộp đêm ở Iteawon (Seoul, Hàn Quốc) hôm 1/5. Họ hào hứng khi cuộc sống về đêm trở lại sau 2 năm. Ảnh: Yunbeom Baek/VICE. |
Thái Lan, với các thành phố tiệc tùng nổi tiếng châu Á như Bangkok hay Pattaya, cho phép quán bar, pub và karaoke mở cửa trở lại ở một số khu vực từ tháng tới, chấm dứt thời gian đóng cửa kéo dài hơn một năm.
Đất nước phụ thuộc vào du lịch này nhắm đến du khách quốc tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế phục hồi trong bối cảnh dịch Covid-19 đang dịu đi, theo Bloomberg. Cụ thể, Thái Lan chứng kiến số ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày giảm xuống còn khoảng 5.000 từ mức cao nhất gần 30.000 vào đầu tháng 4.
Các địa điểm du lịch nổi tiếng bao gồm Bangkok, Phuket, Chiang Mai và Chonburi nằm trong số 31 tỉnh, thành được phân loại là vùng xanh - nơi các quán rượu, bar và phòng hát karaoke có thể phục vụ rượu cho khách đến nửa đêm từ ngày 1/6.
Khi mở cửa, các địa điểm giải trí về đêm phải tuân thủ quy tắc phòng chống Covid-19 của chính phủ. Tất cả nhân viên phải thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh hàng tuần. Các cơ sở cũng được khuyến cáo hạn chế tổ chức hoạt động quảng cáo đồ uống có cồn.
 |
Khách du lịch vui chơi tại các quán bar ở Bangkok tháng 11/2021. Chính phủ Thái Lan cho phép các quán bar, pub và phòng hát karaoke mở cửa trở lại đến nửa đêm từ ngày 1/6. Ảnh:Bangkok Post. |
Trong khi đó, các nhà cung cấp đồ uống có cồn và điều hành khách sạn đang kêu gọi nới lỏng hơn nữa những quy định cho ngành nightlife. Họ mong muốn kéo dài giờ mở cửa đến 2-4h sáng sau thời gian dài phải vật lộn để tồn tại, theoBangkok Post.
Thanakorn Kuptajit, cố vấn điều hành tại Hiệp hội kinh doanh đồ uống có cồn Thái Lan, cho biết việc kéo dài giờ phục vụ đến nửa đêm chưa đủ để đưa hoạt động kinh doanh cuộc sống về đêm trở lại bình thường.
Đồng quan điểm, Phisut Sae-Khu, Chủ tịch Hiệp hội khách sạn Thái Lan, cho biết chính phủ phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn, không chỉ hồi sinh các địa điểm giải trí về đêm, mà còn kéo dài giờ hoạt động đến 2-4h sáng nhằm kích thích nền kinh tế. Bởi lẽ, hầu hết khách du lịch đến thăm Pattaya để tận hưởng các hoạt động giải trí về đêm.
Phisut cho biết nền kinh tế về đêm là điểm hấp dẫn đặc trưng của thành phố và không nên đổ lỗi cho các ca mắc Covid-19.
Khi tổng số trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 hàng ngày được cải thiện và đất nước hướng tới mục tiêu bình thường mới bằng cách tuyên bố loại virus này là đặc hữu, ông cho biết cuộc sống phải trở lại bình thường.
“Đất nước cần thu hút khách du lịch trở lại trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các điểm đến khác. Các rào cản còn lại phải được dỡ bỏ càng sớm càng tốt để du khách cảm thấy thực sự được chào đón”, ông nói.
Theo Zing
" alt="Cuộc sống về đêm hồi sinh ở các thành phố tiệc tùng châu Á"/>
Cuộc sống về đêm hồi sinh ở các thành phố tiệc tùng châu Á