Nhận định, soi kèo Kyoto Sanga vs Yokohama FC, 17h00 ngày 25/4: Củng cố ngôi đầu
本文地址:http://user.tour-time.com/html/12b792235.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Stoke City vs Sheffield United, 02h00 ngày 26/4: Hoàn thành nhiệm vụ
Dưới đây là câu chuyện được anh Tuấn (26 tuổi, ngụ tại TP. Quảng Ngãi) chia sẻ đến VietNamNet:
Đọc câu chuyện được độc giả Lê Đức Quang nói về việc “Tổng thu nhập dưới 30 triệu đồng đừng nên mua ô tô”, tôi thấy quan điểm này chưa chính xác hoàn toàn, câu chuyện của tôi là một ví dụ điển hình.
Sau khi tốt nghiệp năm 2022, tôi về làm cho bệnh viện tư trong tỉnh. Sẵn niềm đam mê xe từ lâu, tôi quyết tâm sẽ sở hữu một chiếc ô tô cũ, vừa phục vụ cho công việc, vừa có thể chở ba mẹ về thăm quê thăm họ hàng mỗi cuối tuần.
Với mức lương khởi điểm chỉ 14 triệu đồng, tôi không “ôm mộng” mua xe đắt tiền nên quyết định lựa chọn chiếc Toyota Yaris đời 2014 được người thân bán lại với giá 350 triệu đồng.
Tôi chọn chiếc xe này một phần vì tin tưởng thương hiệu Toyota, một phần vì xe không có nhiều chi tiết điện tử, ít lo sợ hư hỏng vặt sau khi mua. Quan trọng hơn, tôi mua xe trong khả năng của mình để có thể quản trị tài chính trong mức an toàn, tránh rủi ro.
Sau khoảng thời gian 6 năm học, nhờ việc đi dạy thêm, tôi tích luỹ được khoảng 100 triệu đồng. Được bố mẹ hỗ trợ thêm 70 triệu, và vay của người thân không lãi suất 50 triệu trong vòng 2 năm, tôi đã có trong tay 220 triệu đồng. Tôi quyết định vay ngân hàng 120 triệu đồng trong vòng 5 năm, lãi suất trung bình khoảng 10%.
Theo tính toán ban đầu, mỗi tháng tôi sẽ trả tiền vay ngân hàng 3,25 triệu đồng (giảm dần theo tháng), khoảng 2,1 triệu đồng cho người thân nhờ được hỗ trợ vay không lãi suất 2 năm. Các chi phí cố định “nuôi” xe gồm: bảo hiểm bắt buộc (437.000 đồng/năm), phí bảo trì đường bộ (1.560.000 đồng/năm), bảo hiểm thân vỏ (khoảng 6.000.000 đồng/năm). Vị chi các khoản chi phí cố định này, trung bình mỗi tháng tôi tốn khoảng 6,1 triệu đồng.
Vì phần lớn chỉ di chuyển trong thành phố và cuối tuần về quê nên mỗi tháng tôi chỉ tiêu tốn khoảng 1,3 triệu tiền xăng, tương đương với quãng đường di chuyển khoảng gần 700km. Xe tôi đi hiện tại hao 8 lít xăng/100km. Ngoài ra, các phụ phí BOT cũng chỉ dao động trong khoảng từ 200-300 nghìn đồng mỗi tháng. Nhờ nhà có sân, tôi cũng không phải mất tiền bãi đỗ xe. Tính ra, với các khoản chi để duy trì lưu thông xe, mỗi tháng tôi chỉ tốn khoảng 1,6 triệu đồng.
Cộng cả chi phí cố định hàng tháng và chi phí lưu động, theo lý thuyết tôi sẽ chi khoảng 7,7 triệu mỗi tháng (sẽ có tháng ít hơn vì ít đi lại). Tuy nhiên, tôi vẫn luôn phân bổ quỹ tiền 8,5 triệu đồng cho chiếc xe ô tô, nếu còn dư, tôi sẽ để dành cho việc bảo dưỡng xe sau này.
Sau khi trừ chi phí cho chiếc xe, tôi vẫn còn dư 5,5 triệu đồng để chi tiêu trong tháng. Vì sinh sống và làm việc ở tỉnh nên các khoản chi tiêu của tôi cũng nhẹ nhàng hơn so với những người ở thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội.
Tất nhiên, so với câu chuyện của anh Lê Đức Quang, tôi khác ở chỗ là chưa có gia đình, chưa có con cái, lại chưa gánh nhiều áp lực tài chính.
Ai chẳng muốn có một chiếc xe ô tô "xịn", đẹp, tiện nghi? Nhưng ngay từ đầu, tôi đã xác định quan điểm, không mua một chiếc xe vượt ngoài khả năng tài chính và có thể khiến bản thân “lao đao” trong tương lai. Tôi quyết định chỉ mua chiếc xe vừa túi tiền để giảm các áp lực tài chính nếu có sự cố xảy ra và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Tôi nói điều này, các bạn có thể không tin nhưng tôi vẫn cảm thấy rằng, nếu bạn chọn đúng chiếc xe đầu tiên của đời mình, nó sẽ mang lại rất nhiều may mắn cho bạn.
Chiếc Toyota Yaris 2014 dù 8 năm tuổi nhưng "ơn trời", từ khi về tay tôi chưa bị hỏng hóc hay sự cố bao giờ. Từ khi lên đời từ 2 bánh sang 4 bánh, mọi công việc của tôi cũng trở nên hanh thông, suôn sẻ. Được cầm vô-lăng hàng ngày đi làm, chở bố mẹ về quê, chở bạn gái đi chơi..., tôi có thêm năng lượng mới và tự tin hơn rất nhiều trong cuộc sống và công việc.
Và khi có niềm tin thì tôi nhận về được nhiều hơn cả mong đợi. Lương của tôi bây giờ không còn chỉ là 14 triệu đồng. Đặc biệt, sau 1 năm mua xe và thêm"gánh nuôi xe", tôi vẫn tích luỹ được số tiền lớn thừa để “trả đứt” khoản vay ngân hàng trước đó, cả gốc và lãi.
Độc giả Đào Huỳnh Anh Tuấn (TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vừa ra trường, bác sĩ trẻ mua ô tô, nuôi xe dễ dàng dù lương dưới 15 triệu
Nghi ngờ mối quan hệ của chồng và sếp nữ, Kỳ nhờ người thuê thám tử theo dõi chồng. Ở một diễn biến khác, cô vẫn giấu chồng đi ăn với người đàn ông giàu có mến mộ mình. Điều này cũng khiến Bình nảy sinh nghi ngờ. Khi anh tra hỏi vợ, cả hai nảy sinh tranh cãi, đổ lỗi cho đối phương.
Cũng trong tập này, bà Hạnh (Ngân Quỳnh) tiếp tục có thành kiến với con dâu Nguyệt (Đinh Y Nhung) khiến không khí gia đình vô cùng căng thẳng. "Sao cô không đi cho khuất mắt tôi đi. Cô đi từ sáng tới bây giờ, nhà này không phải nhà trọ", Bà Hạnh mắng con dâu. Nguyệt giải thích: "Sáng nay con bận thật. Hôm nay mẹ muốn ăn gì để con nấu".
Về phần Tam (Linh Sơn), anh luôn bị người bạn cùng lớp tên Kiệt làm phiền, rủ rê vào con đường cũ. Liệu vợ chồng Bình có giải quyết được mâu thuẫn tình cảm, Nguyệt có khiến mẹ chồng hiểu hơn về mình? Diễn biến chi tiết tập 25 phim Chúng ta phải hạnh phúcsẽ lên sóng tối nay trên VTV1.
Thu Nhi
Chúng ta phải hạnh phúc tập 25: Vợ chồng Bình lục đục
Tại thị trường Việt Nam, phân khúc xe đa dụng cỡ B (B-SUV) chỉ mới được "khai phá" khoảng 10 năm trở lại đây với sự xuất hiện của Ford EcoSport. Mẫu xe gầm cao của Ford được lắp ráp trong nước, có ngoại hình trẻ trung, nhỏ gọn đã tạo ra một thứ gia vị mới lạ trên thị trường và gần như "một mình một ngựa" trong giai đoạn 2015-2018. Sau đó, Hyundai Kona ra mắt vào năm 2018 đã gây áp lực lớn và dần lấy đi thị phần của EcoSport.
Nhận thấy tiềm năng của dòng xe gầm cao cỡ nhỏ tại Việt Nam, từ 2020 đến nay, hàng loạt hãng xe khác như Toyota, KIA, Mazda, Nissan, Honda, Volkswagen, Peugeot, MG,... cũng không đứng ngoài cuộc và liên tục đưa các mẫu mới của mình "nhập mâm", khiến B-SUV trở thành phân khúc chật chội nhất, vượt qua cả sedan cỡ B và C-SUV.
Mật độ xe B-SUV mới ra mắt ngày càng dày và cấp tập hơn. Nếu chỉ tính trong vòng 1 năm trở lại đây, đã có 3 cái tên "mới toanh" xuất hiện ở phân khúc này. Tháng 9/2023, Toyota Yaris Cross lần đầu được giới thiệu với 2 phiên bản, trong đó có 1 bản thuần xăng và 1 bản hybrid với giá bán lần lượt là 650 và 765 triệu.
Cùng ra mắt trong tháng 9/2023 là mẫu xe điện thương hiệu Việt Nam VinFast VF 6, được giới thiệu với 2 phiên bản S và Plus với giá bán lần lượt là 675 và 765 triệu (thuê pin) và 765 và 855 triệu (mua đứt pin). Những chiếc VF 6 đầu tiên đã được bàn giao đến tay khách hàng vào cuối tháng 12/2023.
Mẫu xe chiến lược của Mitsubishi là Xforce ra mắt vào tháng 1/2024 và mới bổ sung thêm phiên bản Ultimate cao cấp nhất vào tháng 6 vừa qua. Giá bán 4 phiên bản của Xforce hiện dao động từ 599-705 triệu đồng sau khi được giảm giá vào tháng 3.
Cũng trong khoảng 1 năm vừa qua, nhiều mẫu xe khác đã được các hãng nâng cấp giữa vòng đời như KIA Seltos, Toyota Corolla Cross,... để tăng tính cạnh tranh với các đối thủ. Không dừng lại ở đó, dự kiến trong nửa cuối năm 2024, thị trường Việt Nam còn có thể tiếp tục đón nhận nhiều mẫu xe gầm cao cỡ B khác của Trung Quốc như Omoda C5, Haval Jolion và GAC GS3... càng khiến phân khúc "chật chội" này thêm sôi động hơn.
Việc nhiều hãng xe góp mặt, đi cùng với đó là những đợt giảm giá sâu chưa từng thấy nhằm kích cầu và cạnh tranh với các đối thủ sẽ giúp khách hàng Việt hưởng lợi khi có nhiều sự lựa chọn chất lượng, giá rẻ.
![]() | ![]() |
Phản ánh xu hướng của thị trường
Các chuyên gia cho rằng, sự phát triển nở rộ của dòng xe đa dụng nói chung và phân khúc cỡ B nói riêng phản ánh đúng nhu cầu khách hàng và xu hướng của thị trường Việt Nam. Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng cho thấy rõ nét điều này này.
Cụ thể, trong năm 2021, số lượng xe đa dụng (gồm cả SUV và Crossover) của các thành viên VAMA bán ra là 92.185 chiếc, chiếm 45,2% tổng lượng xe du lịch. Đến năm 2022, con số này là 120.477 chiếc, tăng 30,7% và chiếm 42,4% tổng lượng xe du lịch bán ra.
Năm 2023, doanh số của xe đa dụng là 100.071 chiếc, giảm 16,9% về lượng do ảnh hưởng chung của toàn thị trường sau dịch Covid-19, nhưng các mẫu SUV/Crossover vẫn chiếm tới 46,6% số xe du lịch.
Còn trong 5 tháng đầu năm 2024 vừa qua, đã có tổng cộng 33.277 xe đa dụng trong số 66.905 chiếc xe du lịch bán ra thị trường, chiếm tỷ lệ tới 49,7%.
Như vậy có nghĩa là, cứ 2 chiếc xe du lịch bàn giao đến tay khách hàng Việt thì có 1 chiếc là SUV/Crossover, một tỷ lệ quá ấn tượng.
Trong tất cả các phân khúc của nhóm xe đa dụng, dễ dàng nhận thấy phân khúc B-SUV là hút khách nhất. Năm 2023, trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường đã có 3 mẫu B-SUV là Hyundai Creta, Toyota Corolla Cross và KIA Seltos. Còn trong 5 tháng đầu năm 2024 vừa qua, Mitsubishi Xforce, Toyota Yaris Cross là những cái tên ấn tượng, liên tục góp mặt trong top 10 dù ra mắt chưa lâu.
Nhận định về thị trường ô tô Việt Nam, chuyên gia marketing Nguyễn Văn Phương cho rằng, B-SUV chính là phân khúc sôi động nhất thị trường khoảng 3 năm trở lại đây và còn tiếp tục "nóng" trong nhiều năm tới bởi nhiều ưu điểm mà các dòng xe khác không có được.
Thứ nhất, các dòng B-SUV đa số đều mới ra mắt, được thiết kế trẻ trung và trang bị những tính năng an toàn và công nghệ tiên tiến nhất của các hãng.
Cùng với đó, giá bán khoảng 550-750 triệu khá phù hợp với những khách hàng không quá dồi dào về tài chính. Điều này đặc biệt thu hút những cá nhân và gia đình trẻ - đối tượng khách hàng cực kỳ tiềm năng và chiếm số lượng đông đảo trong cơ cấu thị trường của Việt Nam.
Thứ hai, trong khi những mẫu xe cỡ A hay sedan thường chật hẹp, khó khăn khi đi địa hình hoặc ngập nước; còn xe gầm cao cỡ C-D lại quá to lớn và cồng kềnh khi đi trong thành phố thì những chiếc xe B-SUV tỏ ra vừa vặn cả về kích thước cũng như độ linh hoạt khi di chuyển, kể cả những địa hình khó. Đó chính là một trong những lý do giúp những mẫu xe này được nhiều khách hàng ở thành phố chọn mua.
Tiếp đến, nếu xét về công suất động cơ, nhưng mẫu B-SUV dù chủ yếu được trang bị động cơ 1.5-2.0L nhưng vẫn tỏ ra không kém cạnh so với những "đàn anh". Đơn cử như "tân binh" Lynk&Co 06 (liên doanh giữa Volvo và Tập đoàn Geely của Trung Quốc) được trang bị động cơ 1.5L tăng áp, cho công suất tới 178 mã lực, mô-men xoắn 290 Nm, hộp số ly hợp kép ướt 7 cấp, cùng với 4 chế độ lái. Thông số này thậm chí là "ăn đứt" nhiều mẫu xe gầm cao cỡ C trên thị trường hiện nay, thường chỉ có công suất khoảng 140-160 mã lực.
"Xe B-SUV được các hãng thiết kế ngày càng đẹp, trẻ trung và trang bị nhiều tiện ích, phản ánh đúng xu hướng và nhu cầu của thị trường. Với đà hồi phục của thị trường ô tô trong nước những tháng cuối năm, cùng với đó là số lượng mẫu xe ngày càng phong phú, xe gầm cao cỡ B sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới", ông Phương đưa ra nhận định.
Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Người Việt ngày càng thích xe SUV cỡ B: Giá vừa phải, đẹp và đa dụng
Nhận định, soi kèo Energetik vs Baku Sporting, 20h00 ngày 24/4: Tin vào cửa dưới
Về vấn đề này, ông Lê Thanh Liêm, Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL cho biết, Thanh tra Bộ thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc các rạp chiếu phim chấp hành đúng quy định pháp luật về điện ảnh, trong đó phải đảm bảo tuổi vào xem phim đúng như dán nhãn.
Trước thông tin về một số rạp chiếu phim kiểm soát chưa chặt chẽ, để khán giả dưới 18 tuổi vào rạp xem Maimà không phải xuất trình giấy tờ tùy thân, Chánh Thanh tra Lê Thanh Liêm cho biết sẽ chỉ đạo ngay thanh tra văn hóa vào cuộc để kiểm tra, giám sát.
Theo ông Liêm, nếu các rạp không làm nghiêm ngặt, khi kiểm tra phát hiện sai phạm, Thanh tra Bộ sẽ xử lý. Việc này được quy định cụ thể ở nội dung về phổ biến phim trong rạp chiếu phim, phổ biến phim trên không gian mạng.
Theo đó, người đứng đầu rạp chiếu phim sẽ chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát độ tuổi của người xem phim. “Chúng tôi đã có văn bản gửi Thanh tra Sở VHTT địa phương và hệ thống thanh tra ngành dọc sẽ vào cuộc ngay”, ông Liêm nói.
Thanh tra Bộ Văn hoá sẽ kiểm tra thông tin khán giả dưới 18 tuổi xem phim 'Mai'
Hãy vào bếp cùng chúng tôi để thực hiện món măng khô hầm chân giò và sườn nhé:
Ngâm măng và luộc thật kỹ. |
Nguyên liệu làm món măng khô hầm chân giò:
- Măng nứa hương: 250gr
- Móng giò: 2 cái chặt vừa miếng (nếu bạn thích ăn thịt thì mua 1 móng giò và 300gr thịt chân giò )
- Sườn: 400gr chặt vừa ăn
- Mộc nhĩ: 15gr ngâm mềm rửa sạch bỏ gốc, cắt miếng vừa ăn
- Nấm hương: 10gr ngâm mềm cắt bỏ chân rửa sạch
- Hành khô: 2 củ
- Nước mắm ngon: 3 thìa
- Hành tươi, rau mùi
- Muối hạt
Cách nấu măng khô hầm chân giò:
- Món ăn này quan trọng nhất là khâu làm sạch măng. Ngâm trước khi luộc 2 ngày, thay nước và rửa măng 3 lần/ngày sau đó cho vào nồi to luộc nhiều nước.
- Luộc sôi để 10 phút thì đổ ra rổ xả kĩ hết nước vàng (làm 5,6 lần cho đến khi xả thấy nước trong là được). Xóc qua măng với chút nước mắm và muối cho ngấm.
![]() |
- Đun nồi nước cho vào 1 thìa canh muối, nước sôi cho sườn chần trước, sau đó là chần móng giò bỏ ra rửa thật sạch sườn và móng (chú ý: cạo thật sạch lông và màng ở kẽ móng ...)
- Cho sườn và móng vào nồi áp suất cùng hành bóc sạch vỏ, nước mắm, 1 thìa canh muối, 1,5 lít nước. Đặt lên bếp sôi 10 phút, để 15 phút cho nồi xả hết hơi. Mở nắp cho măng vào đun sôi tiếp 15 phút, canh nồi xả hết hơi thì mở ra cho mộc nhĩ nấm hương vào đun sôi lại là được.
- Nấu kiểu truyền thống phải đun 4-5 tiếng mới được 1 nồi măng thì hầm nồi áp suất là một lựa chọn thông minh. Nước hầm trong, măng ngấm gia vị và nước thịt nên rất đậm đà.
![]() |
Măng khô hầm chân giò thơm nức không thể thiếu trong mân cỗ Tết. |
Với lượng măng và móng, sườn trên có thể múc được 4 bát như hình.
Lưu ý khi làm măng khô hầm chân giò:
Với món măng hầm chân giò và sườn này, nước ninh xương đã rất béo rồi nên không cần phải xào qua măng, sẽ dư thừa lượng dầu mỡ và nước canh bị đục.
Chúc các bạn thành công với món măng khô hầm chân giò!
Theo Dân Việt
Bí quyết làm món măng khô hầm chân giò trong veo, thơm nức trong mâm cỗ Tết
Lịch sử của thương hiệu Volga bắt đầu từ tháng 10/1956, khi Nhà máy Ô tô Gorky bắt đầu sản xuất sản phẩm mang tính cách mạng trong ngành công nghiệp ô tô Liên Xô. Dòng xe Volga đánh dấu sự ra đời bằng mẫu M-21. Đây là mẫu xe hạng sang, có vẻ đẹp mang tính cổ điển, khung gầm chắc chắn, bền bỉ, sánh ngang tầm với những chiếc xe hàng đầu tại châu Âu và Mỹ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, M-21 có số lượng sản xuất không nhiều.
Thế hệ tiếp theo, Volga M-24 mới là phiên bản phổ biến nhất, được sản xuất với số lượng lớn từ năm 1970- 1992. Dù không có tính biểu tượng như M-21 và bị coi là lạc hậu so với xu hướng chung của ngành công nghiệp ô tô thế giới giai đoạn này, song M-24 vẫn có ý nghĩa nhất định đối với ngành công nghiệp ô tô Liên Xô.
Volga M-24 có trục cơ sở dài, ghế xô với chân đế thấp và mái bằng nên khá rộng rãi bên trong, ngồi 5 người thoải mái. Động cơ Volga M-24 là loại 4 xilanh, chế hòa khí đôi, dung tích 2.445cc sản sinh công suất cực đại 98 mã lực, với mức tiêu thụ nhiên liệu 14 lít xăng/100km.
Công nghệ trên Volga M-24 khá đơn giản, nhiều phụ tùng của xe có thể thay thế bởi các xe khác như UAZ. Hệ thống treo của xe được đánh giá khá êm ái, khi đi vào những cung đường xấu, gập ghềnh. Khung gầm rất chắc chắn. Nội thất không có nhiều tiện nghi như các dòng xe khác, nhưng M-24 vẫn đem lại sự thoải mái cho người sử dụng bởi khoảng không gian khá rộng bên trong.
Sau hơn 50 năm phát triển, ánh hào quang của Volga đã lụi tàn. Do vấn đề kiểm soát chất lượng và bản thân dòng xe Volga không thể cạnh tranh được với những mẫu xe ô tô được nhập khẩu từ nước ngoài, nên thương hiệu nổi tiếng này đã phải dừng sản xuất vào năm 2008.
Tại Việt Nam, dòng xe Volga M-24 được nhập về từ năm 1970. Hình ảnh của chiếc xe này đã in đậm trong tâm trí nhiều người dân suốt thời bao cấp, đó là chiếc xe sang trọng và đẳng cấp.
Tuy nhiên, từ năm 1990, Nhà nước có chính sách hạn chế nhập khẩu những chiếc xe Volga do hao xăng. Kèm theo đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các mẫu xe Đức, Mỹ, Nhật… bắt đầu tràn vào thị trường Việt Nam, khiến Volga trở thành dĩ vãng. Cho tới ngày nay, những chiếc Volga đã vắng bóng và nhiều người cũng quên mất sự tồn tại của nó.
“Hàng Tàu đội lốt”?
Tại Nga, nhiều người vẫn trông chờ vào sự hồi sinh của dòng xe Volga vang bóng một thời. Và mới đây Volga đã hồi sinh.
Theo truyền thông Nga, cuối tháng 5/2024 thương hiệu xe Volga đã có màn ra mắt ấn tượng, với 3 mẫu xe hoàn toàn mới tại triển lãm công nghiệp tổ chức ở Nizhny Novgorod, CHLB Nga. Trong đó, bao gồm 1 mẫu sedan và 2 mẫu SUV.
Tuy nhiên, 3 mẫu xe này lại được “tinh chỉnh” từ những chiếc xe thuộc thương hiệu Changan Automobile, một hãng ô tô Trung Quốc. Mẫu sedan Volga C40 dựa trên Changan Raeton Plus; mẫu SUV K30 dựa trên Changan Oushang X5 plus và mẫu SUV cỡ trung K40 dựa trên Changan UNI-Z.
So với xe nguyên bản của Changan thì Volga chỉ khác về thiết kế lưới tản nhiệt và cản trước, cùng huy hiệu "GAZ" của Nhà máy ô tô Gorky. Cả 3 mẫu xe mới đều được trang bị động cơ xăng Changan JL473ZQ7, dung tích 1,5 lít, công suất 188 mã lực và mô-men xoắn 300 Nm.
Nhiều người đã tới chiêm ngưỡng 3 mẫu xe trên tại triển lãm và đặt câu hỏi về nguồn gốc của nó. Sau đó đã có lời kêu gọi các nhà sản xuất tăng hàm lượng nội địa hóa cho thương hiệu này, ban đầu tập trung vào các chi tiết dễ sản xuất trước.
Theo Hải Linh/ Diễn đàn doanh nghiệp
Bạn có bình luận thế nào về bài viết trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Volga “Bộ trưởng” hồi sinh, ô tô Trung Quốc “đội lốt” huyền thoại một thời?
友情链接