, tính đến cuối năm 2018, các nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam là Facebook, YouTube, Instagram, Zalo và Mocha. Trong đó, chỉ có 2 doanh nghiệp Việt là Zalo và Mocha có quy mô đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. </p><p>Ở thời điểm đó, mạng xã hội lớn nhất là Facebook có 60 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Cùng thời gian, Zalo có khoảng 40 triệu người dùng còn Mocha có khoảng 4,5 triệu người sử dụng. </p><p>Đến thời điểm hiện tại, ngoài những doanh nghiệp kể trên, các nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam giờ đây đã xuất hiện thêm 2 cái tên mới là Gapo, Lotus (cùng ra mắt năm 2019). </p><table class=)
Theo thống kê của VietNamNet, tính đến tháng 11/2020, Zalo hiện là mạng xã hội nội địa lớn nhất Việt Nam với khoảng 60 triệu người dùng. Xếp sau nền tảng này lần lượt là Mocha (12 triệu thành viên), Gapo (6 triệu thành viên) và Lotus (2,5 triệu thành viên).
Đây không phải tổng số tài khoản đăng ký (account) mà là tổng số người dùng hoạt động hàng tháng (Monthly Active Users - MAU). Chỉ số này là công cụ đo lường phổ biến cho thấy mức độ tương tác của người dùng đối với một một sản phẩm trên môi trường Internet.
Như vậy, chỉ sau hơn 2 năm, Việt Nam giờ đây đã có 4 nền tảng mạng xã hội có trên 1 triệu thành viên. Đây là quy mô tối thiểu để một mạng xã hội trong nước được xem là có đủ tiềm lực cạnh tranh với các nền tảng ngoại.
 |
Zalo của tập đoàn VNG đang là cái tên nổi bật nhất khi nhắc tới các mạng xã hội Việt Nam. |
Ngoài số lượng mạng xã hội có tiềm lực mạnh đã tăng lên gấp đôi, còn một vấn đề đáng lưu tâm khác khi nhìn vào số liệu tăng trưởng của các mạng xã hội Việt Nam.
Chỉ sau có 2 năm, mạng xã hội Zalo đã tăng thêm 20 triệu thành viên, gấp 1,5 lần năm 2018. Với Mocha, tuy lượng người sử dụng chưa hẳn đã nhiều, thế nhưng quy mô của nền tảng này đã tăng tới 2,67 lần so với chỉ 2 năm trước đó. Những nền tảng còn lại như Gapo, Lotus cũng đã ít nhiều cho thấy tiếng nói của mình chỉ sau hơn 1 năm hoạt động.
 |
Sự ra đời của những cái tên mới như Lotus, Gapo cũng góp phần giúp các mạng xã hội trong nước có thêm "đồng đội" để cạnh tranh cùng các nền tảng ngoại. Ảnh: Trọng Đạt |
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới hàng trăm diễn đàn như Tinhte (16 triệu lượt truy cập/tháng), Voz (11 triệu lượt truy cập/tháng), Webtretho (7 triệu lượt truy cập/tháng) hay Otofun (2 triệu lượt truy cập/tháng),... Đây là những đại diện tiêu biểu cho sức sống bền vững của các nền tảng mạng xã hội truyền thống.
Những số liệu kể trên đã cho thấy, trong năm 2020, các mạng xã hội Việt Nam không chỉ tăng trưởng về lượng mà đã có sự thay đổi mạnh cả về chất. Đây chính là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp nội và xa hơn là cả nền kinh tế số Việt Nam.
Vì sao phải phát triển các mạng xã hội Việt Nam?
Hầu hết các nền tảng mạng xã hội đều thu thập dữ liệu người dùng. Điều đó cũng có nghĩa, thay vì trả bằng tiền, người dùng đã trả cho các mạng xã hội thông tin cá nhân để có quyền sử dụng sản phẩm.
Facebook là ví dụ điển hình cho việc biến dữ liệu người dùng thành thứ "hái ra tiền". Ngay từ bước đăng ký, Facebook đã yêu cầu người dùng cung cấp email, số điện thoại, tên, tuổi, địa chỉ...
Trong quá trình hoạt động, nền tảng này còn thu thập vị trí, ghi nhớ các hành động, thói quen và nội dung tìm kiếm của người dùng. Những thông tin này sau đó được dùng để phân tích nhằm phục vụ cho quảng cáo hướng đối tượng.
 |
Trái với suy nghĩ của nhiều người, các mạng xã hội không hề miễn phí. Thay vào đó, các nền tảng này làm giàu bằng cách khai thác dữ liệu từ người sử dụng. |
Google cũng có cách làm tương tự Facebook nhưng ở quy mô còn khủng khiếp hơn. Với hàng loạt các công cụ như Google Search, YouTube, Google Maps, Gmail,... gã khổng lồ tìm kiếm nắm trong tay lượng dữ liệu khổng lồ từ hàng tỷ thiết bị.
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi nguồn dữ liệu này được sử dụng cho những mục đích không lành mạnh? Đó là lúc mà cả thế giới phải đối mặt với những hiểm họa lớn về vấn đề an ninh. Vụ bê bối Cambridge Antalyca liên quan tới cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 là minh chứng rõ nét nhất cho nhận định đó.
Thực tế trên khiến chính phủ nhiều quốc gia cảm thấy lo lắng về sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới. Đó cũng là lý do mà Trung Quốc, Triều Tiên gần như ngăn cấm hoàn toàn sự hiện của các nền tảng nước ngoài
Thay vì cấm đoán, mối nguy này có thể được giải quyết bằng sự lớn mạnh và cạnh tranh sòng phẳng của các nền tảng nội. Chỉ có điều, rất ít quốc gia trên thế giới có thể làm được điều này.
 |
Nga là một trong những quốc gia hiếm hoi không phụ thuộc vào Facebook nhờ sự xuất hiện của mạng xã hội Vkontakte . Đây là mạng xã hội do người Nga tự phát triển để cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ngoại. |
Trong số các quốc gia mà Facebook được phép hoạt động, Nga là quốc gia duy nhất mà mạng xã hội này không chiếm được thị phần đa số. Thay vào đó, phần lớn thị phần mạng xã hội tại Nga nằm trong tay VK (Vkontakte) - mạng xã hội do chính người Nga phát triển.
Số liệu của Statista cho thấy, tính đến tháng 1/2020, Vkontakte hiện có 38 triệu người dùng Nga, chiếm khoảng 54% lượng người sử dụng mạng xã hội thường xuyên tại quốc gia này. Đây cũng là ví dụ hiếm hoi cho thấy một quốc gia có thể phát triển mạng xã hội của riêng mình để cạnh tranh sòng phẳng với các nền tảng xuyên biên giới.
Với Việt Nam, theo số liệu thống kê mới nhất của We are social, tính đến tháng 1/2020, Facebook hiện có 61 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, với 60 triệu người dùng thường xuyên, Zalo đã gần như đuổi kịp Facebook về số lượng người sử dụng.
 |
Các nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam tính theo % số người dùng Internet (trong độ tuổi từ 16-64). Số liệu: We are social |
Nhìn ở góc độ rộng hơn, số người dùng Facebook chiếm khoảng 90% lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi từ 16-64. Số liệu này cho thấy, Facebook gần như đã hết dư địa phát triển tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, với đặc thù là giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Zalo vẫn còn dư địa rất lớn đến từ nhóm người dùng cao tuổi.
Giống như Nga, Việt Nam cũng đã tìm ra con đường riêng để bảo vệ “bộ não của người Việt Nam”. Đó chính là việc thúc đẩy các nền tảng mạng xã hội do người Việt tự phát triển.
Người Việt tự làm chủ nền tảng, dữ liệu Việt
Chia sẻ về Gapo, Lotus, ông Hoàng Viết Tiến - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết, 2 nền tảng này được phát triển nhắm vào các thị trường riêng. Gapo nhắm vào thị phần dành cho giới trẻ. Với Lotus, mạng xã hội này nhắm vào tập khách hàng đã có sẵn của VCCorp.
Theo ông Tiến, bản chất của các mạng xã hội này là cung cấp nền tảng để triển khai thêm các dịch vụ mới dựa trên tập database khách hàng mà họ đã có sẵn.
Các mạng xã hội nước ngoài phổ biến tại Việt Nam chủ yếu liên quan tới lĩnh vực giải trí, thu hút người dùng để từ đó kiếm tiền quảng cáo. Tuy vậy, các nền tảng này chưa đi sâu vào thị trường ngách và các sản phẩm, dịch vụ.
So với Facebook, Twitter hay Instagram, các mạng xã hội Việt Nam ra đời sau, nhắm tới thị trường ngách và có đối tượng hướng đến là người dùng bản địa.
Điểm khác biệt ở đây là Gapo, Lotus hay các mạng xã hội trong nước tập trung vào tập database có sẵn để tăng cường thêm trải nghiệm khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Thông qua các mạng xã hội này, G-Group và VCCorp (đơn vị phát triển Gapo, Lotus) có thể thu thập được insight khách hàng để từ đó mang tới những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
 |
Khác với Facebook, Twitter hay Instagram, các mạng xã hội Việt Nam ra đời sau, nhắm tới thị trường ngách và có đối tượng hướng đến là người dùng bản địa. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo ông Tiến, sự nổi lên của các mạng xã hội trong nước sẽ giúp chúng ta làm chủ về mặt công nghệ, từ đó khiến nền kinh tế số Việt Nam phát triển bền vững hơn. Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nắm trong tay dữ liệu, hành vi người dùng để nghiên cứu, phân tập và phát triển sản phẩm.
“Nhờ dữ liệu khách hàng, các doanh nghiệp F&B có thể phân tập đối tượng quảng cáo theo độ tuổi, nhóm đối tượng,... Chi phí nghiên cứu thị trường, quảng cáo vì thế sẽ giảm đi trông thấy.”, ông Tiến nói.
Trước đây, chúng ta không kiểm soát được cuộc chơi và hoàn toàn bị phụ thuộc vào các nền tảng ngoại, phải mua dữ liệu của các doanh nghiệp nước ngoài. Sự xuất hiện của các mạng xã hội trong nước sẽ giải được bài toán về sự phụ thuộc.
Đừng coi Gapo, Lotus, Zalo là đối thủ cạnh tranh của Facebook, Google
Tuy có tốc độ phát triển nhanh ấn tượng, vẫn còn đó không ít những chỉ trích nhằm vào các mạng xã hội Việt Nam. Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Viết Tiến cho rằng, những ý kiến tiêu cực đó chưa hẳn đã chính xác.
Về bản chất, đánh giá người dùng ở đây là về những nội dung được khởi tạo trên các mạng xã hội. Nội dung là một cấu phần quan trọng của tất cả các mạng xã hội, tuy nhiên, chúng lại do chính người dùng tạo ra.
“Mỗi người là một thực thể và do vậy chúng ta sẽ có những góc nhìn khác nhau. Chính vì sự khác biệt này mà các mạng xã hội mới phát triển như hiện tại. Do vậy, chúng ta nên nhìn vấn đề theo hướng tích cực hơn.”, ông Tiến nói.
 |
Ông Hoàng Viết Tiến - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam. |
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, không nên nhìn vào câu chuyện của các mạng xã hội trong nước và “đào sâu” chuyện họ sẽ phải trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Facebook, Google.
Thay vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang xây dựng những nền tảng mạng xã hội của riêng mình nhằm tạo ra một lượng người dùng trung thành và hòa nhịp cùng sự phát triển của thế giới.
Nói về hướng phát triển của các mạng xã hội trong nước, theo ông Tiến, chỉ cần có nội dung và hiệu suất nền tảng tốt, người dùng sẽ chủ động tìm đến. Cách làm này thiết thực và bền vững hơn việc kêu gọi hay bỏ chi phí truyền thông, quảng cáo lớn để câu kéo người dùng.
Trọng Đạt
" alt="Mạng xã hội Việt Nam: Chúng ta đang ở đâu so với Facebook, Google?"/>
Mạng xã hội Việt Nam: Chúng ta đang ở đâu so với Facebook, Google?
Sở hữu nhiều lợi thế “khó tìm”Những vấn đề đến từ đô thị hóa đã tạo nên nỗi trăn trở cho nhiều gia đình và cá nhân, những người yêu thích sự thuận tiện và hiện đại tại trung tâm đô thị, nhưng vẫn mong muốn một không gian sống thông thoáng, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, không dễ dàng để giải quyết vấn đề này bởi nhiều yếu tố như khả năng tài chính, khoảng cách di chuyển, thói quen và nếp sống hàng ngày…
 |
Tây Hồ River View - căn hộ “hiếm có” tại trung tâm quận Tây Hồ. |
Được phát triển bởi công ty CP Đầu tư và Quản lý BĐS G5, và công ty CP Đầu tư Lạc Hồng, Tây Hồ River View là một trong số những dự án tại trung tâm quận Tây Hồ sở hữu lợi thế “hiếm có khó tìm” bởi vị trí thuận tiện và “5 không” đáng mơ ước: không tắc đường, không ngập úng, không côn trùng, không ô nhiễm và không bị chắn tầm nhìn.
Toạ lạc nơi cửa ngõ phía bắc Thủ đô, sở hữu hai mặt phố An Dương Vương và Thượng Thụy, trên con đường kết nối hai trục đường quốc gia 10 làn xe Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công, dù là đi đến trung tâm thành phố hay tới sân bay quốc tế Nội Bài, cư dân đều có thể di chuyển nhanh chóng từ Tây Hồ River View.
Không chỉ thế, công trình mở rộng đường đê Âu Cơ đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân đã được khởi công cuối năm 2019, kết nối trực tiếp quận Hoàn Kiếm và Trung tâm Hành chính quốc gia Ba Đình; cùng với dự án nâng cấp và mở rộng đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thông xe vào tháng 10/2020, kết nối trực tiếp quận Nam Từ Liêm, Thanh Xuân và các khu vực phía đông, nam của thành phố, càng mang lại sự tiện lợi và rút ngắn thời gian di chuyển.
Không còn nỗi lo ngập úng mùa mưa
Cũng bởi nằm bên đường đê An Dương Vương, với địa thế đất cao, khu vực dự án Tây Hồ River View chưa từng gặp tình trạng ngập úng, đây chính là mong muốn của nhiều người dân - những người thường xuyên phải “lặn lội” hàng giờ đồng hồ để về được đến nhà trong mỗi ngày Hà Nội mưa lớn.
Cùng với đó, vị trí bên bờ phía nam sông Hồng, cách Hồ Tây chỉ hơn 2km, Tây Hồ River View được hưởng lợi từ hai diện tích mặt nước điều hoà không khí tự nhiên lớn bậc nhất Hà Nội, mang tới cho cư dân nơi đây bầu không khí trong lành, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Cũng nhờ sự khoáng đạt và lưu thông không khí thuận lợi, các loài côn trùng phiền hà sẽ khó có cơ hội xuất hiện.
Với nhiều lợi thế từ vị trí đắc địa, Tây Hồ River View là một trong số ít những dự án sở hữu tầm nhìn khoáng đạt bốn hướng: Phía bắc ôm trọn toàn cảnh sông Hồng yên bình, phía nam là Khu đô thị Ciputra hiện đại và hào nhoáng, phía đông là khung cảnh đồ sộ của cây cầu Nhật Tân, phía tây lại mang sự hoài niệm của những chuyến tàu nối 2 miền đất nước trên cầu Thăng Long.
 |
Tây Hồ River View là một trong số ít dự án sở hữu tầm nhìn tuyệt đẹp và khoáng đạt. |
Theo thông tin từ chủ đầu tư, căn hộ Tây Hồ River View tại thời điểm hiện tại có mức giá từ 2 tỷ đồng cho căn hộ 2 phòng ngủ. Không những vậy, khách hàng sẽ được tặng đầy đủ điều hoà cho phòng ngủ và phòng khách. Đồng thời, khách hàng của Tây Hồ River View cũng sẽ được lựa chọn gói vay ngân hàng phù hợp với tình hình tài chính.
Thông tin dự án: Chủ đầu tư dự án: Công ty CP Đầu tư Phú Thượng Đơn vị phát triển dự án: Công ty CP Đầu tư và quản lý BĐS G5, Công ty CP Đầu tư Lạc Hồng Đơn vị phân phối chính thức: Công ty cổ phần dịch vụ và địa ốc Kiến Hưng Website: http://tayhoriverview.vn/ Hotline: 0941 33 9898 |
Lê Hương
" alt="Tận hưởng cuộc sống ‘dễ thở’ giữa lòng đô thị tấp nập"/>
Tận hưởng cuộc sống ‘dễ thở’ giữa lòng đô thị tấp nập

Căn hộ đa chìa khóa Dual Key tại dự án Akari City là phiên bản giới hạn đầu tiên của dòng Flora được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường BĐS mua nhà ở.Mua 1 được 2, phù hợp đa dạng nhu cầu
Ngày nay, khi mức sống tăng lên, người dân đô thị không chỉ cần một nơi để ở tiện nghi mà còn cần một không gian rộng rãi để sống thoải mái cho cả gia đình đa thế hệ chung. Nắm bắt nhu cầu thực tế đó, chủ đầu tư gồm Nam Long, Hankyu Hanshin và Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) đã tung ra mẫu sản phẩm mới dual key tại dự án Akari City, nằm ở khu Tây TP.HCM.
Căn hộ dual key với diện tích 121m2 có thiết kế đột phá đã chia căn hộ thành 2 không gian sống vừa kết nối nhưng cũng rất riêng tư hoàn toàn riêng biệt, linh hoạt công năng sử dụng linh hoạt phù hợp với các nhu cầu đặc biệt. Khi mua căn hộ dual key, chủ nhân sẽ sở hữu ngay 2 căn hộ condo chất Nhật gồm 1 căn hộ Flora 80m2 tiêu chuẩn 2 phòng ngủ - 2WC và 1 căn hộ Flora studio 40m2 được bàn giao hoàn thiện, đầy đủ trang thiết bị tiện nghi.
 |
Tính độc đáo, đa năng của căn hộ phiên bản giới hạn dual key nhanh chóng "lọt vào mắt xanh" của khách hàng có nhu cầu mua ở chung hoặc vừa ở vừa cho thuê nhưng hoàn toàn riêng biệt. |
Đây là giải pháp lý tưởng cho các gia đình cần sống chung đa thế hệ với nhau để có người chăm sóc trẻ, hay vợ chồng trẻ muốn ở gần chăm sóc cho bố mẹ nhưng vẫn đảm bảo riêng tư ngày càng nở rộ “chung mà riêng, riêng mà lại chung”. Một căn hộ lớn cho gia đình lớn, một căn hộ nhỏ riêng biệt cho người sống cùng có được cuộc sống riêng như ý mà vẫn đảm bảo kết nối tình cảm gia đình.
Nếu không dùng để ở, chủ nhân có thể linh hoạt dùng 1 căn hộ, căn trống còn lại để đầu tư kinh doanh homestay, co-living space, vừa sống an toàn vừa có thêm nguồn thu nhập nhàn rỗi hàng tháng. Hoặc nếu chỉ thuần mua để đầu tư cho thuê, chủ nhân dễ dàng có cơ hội nhân đôi lợi nhuận bằng việc cho thuê cả 2 căn hộ. Việc chia nhỏ căn hộ ra, nhà đầu tư dễ dàng cho thuê bởi tính đa năng, dễ tiếp cận đa dạng phân khúc cũng như đáp ứng nhu cầu và túi tiền riêng của đa dạng đối tượng thuê đang tìm kiếm nơi ở gần trung tâm quận 1, 3 hay các quận 4, 5, 6, 8, 10, Tân Phú,...
Dù là phương án phối hợp nào: ở, kinh doanh hay đầu tư cho thuê, chủ nhân Flora Dual Key cũng sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho bài toán của riêng mình.
30 triệu đồng/m2 đã hoàn thiện
Theo thông tin chủ đầu tư, sau 11 tháng khởi công bởi tổng thầu Coteccons, dự án Akari City cất nóc giai đoạn 1 kết thúc phần xây thô, vượt tiến độ 2 tuần dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bước vào giai đoạn thi công và hoàn thiện nội ngoại thất.
Theo kế hoạch, dự án dự kiến bắt đầu bàn giao từ quý III/2021. Hiện Nam Long chào bán những căn hộ cuối cùng của giai đoạn 1 trên hệ thống giỏ hàng online với đơn giá trung bình 30 triệu đồng/m2, ưu đãi chiết khấu 2% trừ trực tiếp vào hợp đồng mua bán cho căn hộ trên 97m2. Đây được xem là mức giá mềm và dễ thở so với mặt bằng giá chung của các dự án mới trên mặt tiền trục đại lộ Đông Tây: Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ.
 |
Akari City bàn giao căn hộ hoàn thiện nội thất cơ bản gồm khóa từ, sàn gỗ, video call, hệ thống đèn điện, tủ bếp trên, tủ bếp dưới, bồn rửa, bếp từ, quạt hút, trang thiết bị vệ sinh, nhà tắm đứng. |
Bên cạnh căn hộ chất lượng, dự án thành phố ánh sáng Akari là một tổ hợp có quy mô 8,5 ha được quy hoạch bài bản để là nơi an cư lý tưởng, đáp ứng tại chỗ toàn bộ nhu cầu vui chơi, học tập, giải trí, sinh hoạt thiết yếu hằng ngày chỉ trong vòng 1 bước chân theo ý tưởng “thành phố an cư đa tiện ích”.
Dự án Akari cung cấp 5.000 căn hộ cao cấp và khoảng 23.000 m2 diện tích thương mại, văn phòng cùng chuỗi tiện ích phong phú như vườn Nhật, khu thể thao đa năng, sân chơi trẻ em, khu BBQ, hồ bơi, khu picnic, phòng tập gym, khu dưỡng sinh… Hệ thống trường tiểu học, THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm đang thi công kế bên cũng mang đến những giá trị đáng tiền cho cư dân Akari City tương lai.
Chủ đầu tư cho hay, dự kiến quý IV/2020, chủ đầu tư sẽ đưa ra thị trường 14 căn thương mại tầng trệt, mức giá khoảng 20 tỷ đồng/căn. Với diện tích trung bình mỗi căn 400m2, chủ shophouse tầng trệt có thể khai thác đầu tư nhiều loại hình tiện ích thương mại dịch vụ quy mô lớn để phục vụ cho hơn 15.000 cư dân trong dự án và khu vực.
Tấn Tài
" alt="Căn hộ dual key"/>
Căn hộ dual key