Trong những mùa giải gần đây, MU thường xuyên "án binh bất động" trên thị trường chuyển nhượng tháng Giêng, hoặc chỉ thực hiện các hợp đồng nhỏ.
Cụ thể, thương vụ lớn gần nhất mà MU chấp nhận chi tiền là Juan Mata tháng Giêng 2014, có giá chuyển nhượng 40,26 triệu bảng.
Tháng Giêng 2018, MU lấy Alexis Sanchez từ Arsenal. Tuy nhiên, thương vụ được định giá 30,6 triệu bảng này được thực hiện qua việc trao đổi Henrikh Mkhitaryan.
MEN đưa tin, các quan chức MU đang đánh giá trình hình nhân sự, dựa trên kết quả giai đoạn sắp tới, trước khi chính thức chốt ngân sách cho chuyển nhượng tháng Giêng 2020.
Cách đây không lâu, nhà Glazer dự kiến dành ngân sách 75 triệu bảng cho chuyển nhượng mùa Đông tới. Nhưng con số này hoàn toàn có thể tăng lên cao hơn, dựa theo phong độ từ nay đến năm mới.
Juventus hỏi mua Neymar
Tuttosport đưa tin, Juventus vừa chính thức đánh tiếng với PSG về việc chuyển nhượng Neymar.
Juventus ấp ủ giấc mơ có Neymar
Trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè vừa kết thúc hồi đầu tuần, Neymar muốn trở lại Barca nhưng thương vụ đổ bể vì các bên không tìm thấy thỏa thuận chung về tài chính.
Neymar buộc phải ở lại PSG, và mối quan hệ giữa anh với các quan chức đội bóng thành Paris không có dấu hiệu tích cực trở lại.
Barca xác nhận trở lại đàm phán vào mùa Hè 2020, nhưng Juventus đã quyết định can thiệp.
Nguồn tin của Tuttosport tiết lộ, Juventus đang đàm phán với PSG, nhằm hy vọng dứt điểm sớm tương lai Neymar, và đưa anh về Allianz Stadium vào tháng Giêng tới.
Juventus đưa ra đề nghị có giá 100 triệu euro, cộng thêm Paulo Dybala - cầu thủ mà PSG theo đuổi từ lâu.
Lương hưu lao động nữ được điều chỉnh như thế nào? Ảnh VietNamNet
Mức điều chỉnh được tính bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 Điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu, cụ thể như sau:
Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội
Tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu:
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
20 năm
7,27%
5,45%
3,64%
1,82%
20 năm 01 tháng - 20 năm 06 tháng
7,86%
5,89%
3,93%
1,96%
20 năm 07 tháng - 21 năm
8,42%
6,32%
4,21%
2,11%
21 năm 01 tháng - 21 năm 06 tháng
8,97%
6,72%
4,48%
2,24%
21 năm 07 tháng - 22 năm
9,49%
7,12%
4,75%
2,37%
22 năm 01 tháng - 22 năm 06 tháng
10,00%
7,50%
5,00%
2,50%
22 năm 7 tháng - 23 năm
10,49%
7,87%
5,25%
2,62%
23 năm 01 tháng - 23 năm 06 tháng
10,97%
8,23%
5,48%
2,74%
23 năm 07 tháng - 24 năm
11,43%
8,57%
5,71%
2,86%
24 năm 01 tháng - 24 năm 06 tháng
11,88%
8,91%
5,94%
2,97%
24 năm 07 tháng - 25 năm
12,31%
9,23%
6,15%
3,08%
25 năm 01 tháng - 25 năm 06 tháng
10,91%
8,18%
5,45%
2,73%
25 năm 07 tháng - 26 năm
9,55%
7,16%
4,78%
2,39%
26 năm 01 tháng - 26 năm 06 tháng
8,24%
6,18%
4,12%
2,06%
26 năm 07 tháng - 27 năm
6,96%
5,22%
3,48%
1,74%
27 năm 01 tháng - 27 năm 06 tháng
5,71%
4,29%
2,86%
1,43%
27 năm 07 tháng - 28 năm
4,51%
3,38%
2,25%
1,13%
28 năm 01 tháng - 28 năm 06 tháng
3,33%
2,50%
1,67%
0,83%
28 năm 07 tháng - 29 năm
2,19%
1,64%
1,10%
0,55%
29 năm 01 tháng - 29 năm 06 tháng
1,08%
0,81%
0,54%
0,27%
PV
" alt="Lương hưu lao động nữ được điều chỉnh như thế nào?" />
Qua thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn đang muốn giải quyết dứt điểm tình trạng ngoại tình của chồng và muốn chọn giải pháp phù hợp nhất. Với những thắc mắc mà bạn đưa ra, chúng tôi phân tích cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với lựa chọn đánh ghen. Hoàn toàn có thể được, tuy nhiên phải chú ý bảo đảm "đánh ghen văn minh”, trong chừng mực pháp luật cho phép, tránh trường hợp vì kích động tinh thần mà bạn sử dụng ngôn từ mạt sát, lăng mạ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm.
Đặc biệt tránh sử dụng hành động khác xâm phạm đến thân thể, sức khoẻ thậm chí tính mạng của người phụ nữ kia. Nếu hành động, cử chỉ và lời nói của bạn trở nên thái quá thì tùy mức độ có thể bị xử lý hành chính hoặc nặng hơn là xử lý hình sự.
Cụ thể, đối với hành vi có lời nói, cử chỉ thô bạo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi đánh nhau sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trường hợp hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác ở Điều 155 BLHS 2015 SĐ-BS 2017, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 134 BLHS 2015 SĐ-BS 2017...
Thứ hai, đối với lựa chọn ly hôn. Khi bạn cảm thấy mối quan hệ vợ chồng vì chồng ngoại tình mà rạn nứt, tình trạng xung đột kéo dài dẫn đến việc không thể chung sống với nhau, mục đích hôn nhân không đạt được thì bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn ly hôn ra toà yêu cầu giải quyết ly hôn theo Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Về việc giành quyền nuôi con, trong trường hợp này nếu có người con nào hoặc cả 2 người con đều dưới 36 tháng tuổi (dưới 3 tuổi) thì bạn hoàn toàn giành được quyền nuôi người con dưới 3 tuổi Theo Khoản 3 Điều 81 Luật HN và GĐ năm 2014:
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Tuy nhiên, bạn vẫn phải chứng minh mình có đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc nuôi người con đó. Trường hợp, người con trên 3 tuổi nhưng dưới 5 tuổi, để giành được quyền nuôi con bạn phải chứng minh với Toà rằng mình có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho đứa trẻ, cụ thể: Chứng minh gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế, tài sản,…Và các yếu tố về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ. Bên nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con.
Hiện nay, để bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, pháp luật đã quy định chế tài đối với các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thông qua xử lý vi phạm hành chính, hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP đối với hành vi:
Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
Nếu các hành vi này gây hậu quả nặng nề hơn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 BLHS 2015 SĐ-BS 2017 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng với khung hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng, trước khi thực hiện việc đánh ghen hoặc ly hôn, thì bạn phải nắm được chứng cứ về việc ngoại tình, chồng bạn và bồ vẫn lén lút gặp nhau. Ngoài ra, để chắc chắn các thông tin đã thu thập đều được sử dụng làm chứng cứ trước các cơ quan có thẩm quyền, bạn có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện hành vi cặp bồ này.
Sau khi nắm được chứng cứ, bạn có thể lựa chọn phương án nói chuyện với chồng và tình nhân để các bên hiểu rõ ý chí, tinh thần. Bạn có thể nhờ đến các tổ chức xã hội can thiệp và làm công tác tư tưởng.
Trường hợp không thể giải quyết được, chồng bạn và tình nhân vẫn qua lại thì bạn có thể tố cáo hành vi của họ đến các cơ quan chức năng, cơ quan công an hoặc UBND cấp xã. Nhưng xin lưu ý rằng, hậu quả của hành vi tố cáo có thể sẽ dẫn đến mối quan hệ vợ chồng càng trở nên trầm trọng và có thể dẫn đến ly hôn. Do vậy, tùy vào mức độ hành vi ngoại tình của chồng mà bạn lựa chọn phương cách thực hiện cho phù hợp, hãy suy xét đến mối quan hệ vợ chồng và cả tương lai của con để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thành Công – Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Chồng ngoại tình, đòi ly hôn vợ để đến với bồ trẻ
Nay chồng tôi dẫn cô gái khác trẻ trung, xinh đẹp về, nói muốn ly hôn với tôi và cưới cô gái này, tôi có quyền nuôi con và anh ta sẽ trợ cấp cho con mỗi tháng 10 triệu đồng.
" alt="Vợ trẻ ấm ức vì chồng cặp bồ vừa già vừa xấu" />
Theo quy định tại Điều 600 Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra thì:
"Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật".
Như vậy, trong trường hợp này trung tâm sát hạch lái xe nơi bạn đăng ký theo học sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
Sau đó, trung tâm sát hạch lái xe có quyền yêu cầu bạn hoàn trả một phần hoặc toàn bộ khoản tiền này nếu bạn có lỗi dẫn đến tai nạn. Ví dụ: Không tuân thủ hướng dẫn của giáo viên dạy lại. Học lái ngoài giờ, không theo quy định của trung tâm sát hạch lái xe....
Tư vấn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, công ty Luật Themis, SĐT: 0986663459
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Bị di chứng phẫu thuật, thi bằng lái xe A1 được không?
Tay em phải phẫu thuật do chấn thương, để lại di chứng cần hạn chế gập, hoặc chỉ gập tay 90 độ. Xin hỏi em có thể đi thi lấy bằng lái xe máy A1 được không? Điều kiện thi lấy bằng A1 là gì?
" alt="Xe tập lái gây tai nạn: tài xế có trách nhiệm bồi thường?" />
Em Tô Vũ Như Thanh, học sinh lớp 12 trường THPT Marie Cuire (Hà Nội) mất tích nhiều tuần nay, gia đình đang tìm kiếm
Bố của em Như Thanh cho biết, khoảng ngày đầu tháng 10 con đi khỏi nhà, gia đình tưởng đi học nên không thắc mắc. Đến chiều tối hôm đó vẫn không thấy con đâu, khi liên lạc thì không được, hỏi khắp nơi cũng không ai biết.
"Cháu cao khoảng 1m53, tóc ngắn, người hơi gầy, đeo kính cận. Chúng tôi tìm đến nhiều nhà bạn bè, người thân hỏi nhưng không một ai rõ. Gia đình đã trình báo công an nhưng vẫn chưa có thông tin gì. Hiện cả nhà sốt ruột vô cùng, chỉ sợ cháu gặp chuyện không hay. Cháu còn cả một tương lai phía trước..", anh nói.
Vậy kính mong Quý bạn đọc nếu bất cứ ai có thông tin gì về em Tô Vũ Như Thanh, xin vui lòng liên hệ với chị Loan, mẹ của Thanh. SĐT 0948295063.
Địa chỉ: E12A 03 The Manor , Quận Nam Từ Liêm , Hà Nội.
Gia đình xin cảm ơn và hậu tạ.
Ban Bạn đọc
" alt="Một nữ sinh lớp 12 ở Hà Nội bị mất tích" />
Theo quy định của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 quy định về cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng hoặc đã giải quyết chế độ BHXH có điều chỉnh quá trình đóng BHXH".
Theo thông tin bạn cung cấp, khi bạn bị mất bìa và tờ rời sổ bảo hiểm xã hội thì sẽ làm thủ tục xin cấp lại bìa và tờ rời sổ bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội
Sổ Bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH. Trong trường hợp cần cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội, người lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo khoản 2 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH bao gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
Người lao động nộp hồ sơ cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội cho Cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị đang làm việc. Cụ thể, khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định:
- Cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; Sổ Bảo hiểm xã hội do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ thì không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Thứ hai: Điều chỉnh thông tin chứng minh nhân dân.
Khoản 1 Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc điều chỉnh thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo quy định, người tham gia BHXH, BHTN được cấp lại sổ BHXH trong trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ hoặc thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc và quốc tịch đã ghi trên sổ BHXH. Ngoài các trường hợp nêu trên nếu người tham gia BHXH, BHTN có thay đổi các nội dung khác như: số CMND, ngày cấp, nơi cấp giấy CMND, hộ khẩu thường trú thì điều chỉnh trên dữ liệu nhưng không phải cấp lại sổ BHXH. Như vậy, trường hợp của người lao động tại công ty bạn cần lập hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân theo phiếu GNHS 302 nộp cho cơ quan BHXH nơi Công ty bạn đang đóng BHXH để điều chỉnh lại dữ liệu.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt="Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm cho người lao động" />