您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo MOIK Baku vs Difai Agsu, 18h30 ngày 27/3: Gia cố thứ hạng
NEWS2025-04-01 02:13:19【Bóng đá】4人已围观
简介 Pha lê - 27/03/2025 09:02 Nhận định bóng đá g shin tae-yongshin tae-yong、、
很赞哦!(464)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Espanyol vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 29/3: Khách hoan ca
- Có bằng đại học chỉ sau một giờ!
- Vì sao ngày càng nhiều clip đọa đày trẻ mầm non?
- Sao Việt ngày 23/2: Mai Phương Thúy “dở khóc dở cười” vì bị sai thông tin gia đình trên mạng
- Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Rio Ave, 22h30 ngày 29/3: Làm khó chủ nhà
- Cấp phép thí điểm cho Mobile Money
- Cô giáo mầm non ngồi đè lên 3 ‘tầng’ học sinh bị chỉ trích
- Đông này em vẫn lạnh
- Nhận định, soi kèo Suwon FMC Nữ vs Changnyeong Nữ, 17h00 ngày 27/3: Tìm lại niềm vui
- Cơ ngơi hoành tráng với nhà vườn rộng rãi của diễn viên Hồng Đăng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Samgurali Tskaltubo vs Iberia 1999 Tbilisi, 22h00 ngày 28/3: Chủ nhà sáng giá
Dừng bước với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Nhật Bản, các cầu thủ nước nhà vẫn khiến hàng triệu trái tim người hâm mộ bóng đá Việt Nam phải tự hào.
Cùng với sự chiến đấu quả cảm, nỗ lực hết mình của các đồng đội, Đặng Văn Lâm lại là cái tên được gọi tới nhiều nhất vì sự xuất sắc của mình trong trận đấu. Rất nhiều ảnh chế liên quan tới cầu thủ này được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội.
Bức ảnh gây nhiều tranh cãi của Mai Thỏ. "Hot girl ngực khủng" Mai Thỏ gây tranh cãi khi chế ảnh, ghép mặt Đặng Văn Lâm và Công Phượng khá nhạy cảm. Cô viết: “Với tài bắt bóng siêu dính từ thủ thành Văn Lâm thì Mai Thỏ tin rằng đêm nay Nhật Bản không thể phá lưới Việt Nam được. Việc còn lại hãy để Phượng - Hoàng lo”.
Bên cạnh nhiều ý kiến cho rằng, đây chỉ là bức ảnh chế vui vẻ, nhiều người lại tỏ ra không hài lòng khi bức ảnh chế quá phản cảm. Họ thậm chí khó chịu cho rằng, Mai Thỏ có xu hướng khoe thân quá đà.
"Chẳng hiểu chế ảnh như thế này có ý gì. Một người yêu bóng đá chân chính không dùng chiêu trò để tạo chú ý, tranh thủ kiếm lượt like như vậy. Nhìn vào, tôi chỉ thấy hết sức phản cảm", một người dùng mạng xã hội bình luận.
Không chỉ ghép ảnh chế với thủ thành Đặng Văn Lam, Mai Thỏ còn ghép mặt Công Phượng vào chính bức ảnh này. Mai Thỏ tên thật là Bùi Như Mai (sinh năm 1991). Cô từng gây nhiều chú ý và bị nhiều người chỉ trích vì chăm chỉ khoe vòng 1 quá đà. Cô từng có phát ngôn gây sốc: “Não thì không thể bơm được nhưng vòng 1 thì có thể bơm được”.
'Hot girl ngực khủng' bất ngờ lên xe hoa giữa năm 2014. Sau kết hôn, cô dần lui về sau làm một công việc khác không liên quan đến nghệ thuật. Sau khi sinh con đầu lòng, Mai Thỏ thỉnh thoảng xuất hiện trong các sự kiện.
Hà Lan
Sao Việt gọi tên Lâm Tây, bày tỏ tình yêu dù tuyển Việt Nam thua Nhật
Dù thất bại trước Nhật Bản với tỷ số 0-1 , nhưng các tuyển thủ của đội tuyển Việt Nam vẫn khiến cho trái tim hàng triệu người hâm mộ, trong đó có nhiều nghệ sĩ phải tự hào.
">Mai Thỏ bị chỉ trích vì chế ảnh phản cảm với Lâm 'Tây', Công Phượng
Tìm niềm vui trong công việc
Gặp NSƯT Minh Vượng vào chiều cuối năm bận rộn, chị tất tả với công việc giảng dạy, tham gia đóng phim hài Tết. Câu hỏi quen thuộc dành cho chị: Chị không lo lắng sức khoẻ của mình sao? Minh Vượng như dồn hết những “ấm ức” mà người khác nghĩ về sức khoẻ của mình, chị đáp: “Tôi không sao hết, tôi thực sự rất khoẻ”.
Minh Vượng bảo những năm trước, nhiều người ít thấy chị xuất hiện trên phim ảnh rồi đồn đoán sức khoẻ của chị không tốt, không tham gia nghệ thuật được nhiều. Thế nhưng kỳ thực, Minh Vượng lại là người làm việc kinh khủng với lịch vô cùng bận rộn mỗi ngày.
Nhận mình là người tham công tiếc việc nhưng Minh Vượng bảo không phải làm vì tiền mà bởi chị tìm thấy niềm vui trong công việc. Ở tuổi 61, chị vẫn giảng dạy ở khoa Sân khấu - trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội cũng như một số trung tâm dạy nghề cho diễn viên trẻ. Ngoài ra chị còn tham gia mảng biểu cảm ngôn ngữ và kỹ năng sống tại trường mầm non Việt - Bun lấy tên “Cười to chóng lớn” cho trẻ em từ 2,5 đến 5 tuổi.
“Bạn thử nghĩ xem, 1 buổi dạy học cho học sinh ở trường mất 3 tiếng liền, nói liên tục, chưa kể phải thị phạm nữa. Ngày nào cũng như ngày nào, có ngày lần lên lớp tổng cộng 9 tiếng đồng hồ, trong khi các bạn khác có thể diễn kịch, đóng phim nhưng có phân đoạn, chứ không liền mạch như giảng dạy. Vậy ai tốn sức hơn? Chả hiểu sao cứ đồn tôi ốm lắm, yếu lắm, không làm phim được.
Nhưng tháng 5/2017 tôi quay trở lại phim trường thì mọi người quá ngạc nhiên. Bản thân đạo diễn Đỗ Thanh Hải khi mời tôi đóng Táo quân 2018 cũng quá bất ngờ vì tôi khoẻ quá, Hải tưởng tôi yếu quá không dám mời từ lâu. Thôi, đồn thổi thì kệ đồn thổi, tôi chỉ biết rằng bất cứ ai giao việc gì cho tôi, sự sáng tạo của tôi trong công việc đều có kết quả tốt đẹp. Tôi nhận được rất nhiều lời mời đóng phim”, Minh Vượng chia sẻ.
Nhận mình là người tham công tiếc việc nhưng Minh Vượng bảo không phải làm vì tiền mà bởi, chị tìm thấy niềm vui trong công việc. “Tôi làm không phải vì tiền mà muốn lao đi làm để tìm niềm vui trong công việc. Ngày nào không phải đi dạy học, tôi ở nhà tự sáng tác kịch bản diễn từ thiện suốt 20 năm nay cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV/AIDS… Cứ nhìn thấy bọn trẻ là thương vì không biết tuần sau, tuần sau nữa còn được nhìn thấy mặt các em không, tội lắm, xót xa lắm”, Minh Vượng chia sẻ.
Nói như vậy nhưng Minh Vượng bảo không vì muốn tìm niềm vui trong công việc mà chị quên đi chăm sóc bản thân. Bệnh tiểu đường 10 năm nay Minh Vượng sống chung với nó nhưng biết cách điều tiết để mạnh khoẻ, không làm vướng bận người thân.
“Tôi làm thật ăn giả, tôi biết bệnh của mình nên luôn chú ý nấu thế nào cho khoa học và hợp khẩu vị. Nấu ăn cũng vừa đủ thôi vì tôi ghét nhất là sự lãng phí. Ngày xưa ba tôi còn sống, ông cũng không thích người nào lãng phí hạt gạo một nắng hai sương”, nghệ sĩ tâm sự.
Minh Vượng chia sẻ chị đang vô cùng hào hứng với vai bà nội trong phim mới – một người bà Hà Nội gốc sang trọng mà dạng vai này, chị chưa bao giờ được đóng.
Điều tiếc nuối nhất của Minh Vượng đối với cha mẹ mình là họ mất quá sớm. Ai chơi xấu cũng không để bụng
Hỏi Minh Vượng, chị có khao khát làm bà nội ngoài đời? Chị bình thản đáp: “Không hẳn”. Chỉ bởi chị nhìn thấy hình ảnh vai diễn này đâu đó bóng dáng người mẹ mà chị một mực kính yêu đã rời cõi tạm. Nói về mẹ, giọng Minh Vượng trầm xuống, cứ Tết đến, chị nhớ cha mẹ tới nao lòng. Điều tiếc nuối nhất của chị với cha mẹ mình là họ đã ra đi quá sớm, những thứ ngon trên đời Minh Vượng chưa có cơ hội được mời bố mẹ nhiều hơn.
Sống một mình như vậy, Tết chị cảm thấy cô quạnh nhớ mẹ thương cha âu cũng dễ hiểu? Nhưng Minh Vượng đáp: “Chưa bao giờ tôi thấy cô quạnh cả, nhà tôi rất đông anh chị em, anh cả của tôi có lần đọc được đâu đó nói rằng tôi khổ quá, cô quạnh bệnh tật quá, về nhà anh còn mắng tôi. Anh bảo gia đình có để tôi thiếu gì đâu, tạo điều kiện cho tôi đi dạy đi diễn, nói thế hoá ra gia đình không quan tâm. Lần nữa tôi xin chia sẻ mình là người hạnh phúc”.
Vai diễn bà nội trong bộ phim sắp tới là vai đầu tiên khác chất của Minh Vương sau nhiều năm theo đuổi nghiệp diễn.
Minh Vượng nói hạnh phúc của chị thể hiện ngay cả trên trang cá nhân, qua những bài thơ và những bài tản văn. Chị chỉ muốn chia sẻ những gì có ích, những gì có thể gieo được niềm vui cho người khác chứ không muốn hằn học ai cả. Chỉ có người hạnh phúc mới cảm nhận và làm được điều đó. “Cuộc đời này, ai cũng nhìn thấy nhau vui như ngày Tết thì có phải hân hoan biết bao nhiều không. Tôi có thể khẳng định rằng trong giới, tôi chưa từng chơi xấu ai, kể cả những người đã chơi xấu tôi, tôi cũng không để bụng. Cho đi nghĩa là nhận lại”, Minh Vượng giãi bày.Nhiều người lo lắng cho Minh Vượng, sợ chị buồn, nhưng chị bảo, thời gian làm việc còn không đủ, lấy đâu ra thời gian để buồn. Bao tâm tư chị dồn vào trang viết. Có người khuyên chị viết văn nhưng Minh Vượng lắc đầu, có duyên thì ắt sẽ tới, chị không sắp xếp việc gì cả, nhất là cảm xúc.
Tình Lê
Lý do nghệ sĩ Minh Vượng từ chối hẹn hò Đại tá kém 3 tuổi
Lần gặp đầu tiên với người bạn Đại tá, NSƯT Minh Vượng đã rất bất ngờ vì sự "lẫn lộn" của anh.
">Điều tiếc nuối nhất của nghệ sĩ Minh Vượng
Doanh nghiệp Việt tự phát triển phần mềm Việt cấp phép làm việc. Ảnh minh họa
Hiện nay, các doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một hệ thống cấp phép làm việc giúp kiểm soát an toàn tại các khu vực làm việc của mình. Nhưng trong bối cảnh hiện nay nhu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng trong đó có cả quy trình đảm bảo an toàn lao động.
Tại Việt Nam đã có những phần mềm cấp phép làm việc ngoại với chi phí khá đắt đỏ khiến việc tiếp cận và tùy biến quy trình của phần mềm để đáp ứng các yêu cầu của riêng doanh nghiệp Việt Nam trở nên vô cùng khó khăn.
Thị trường hiện nay cũng đang “khát” một sản phẩm phần mềm cấp phép làm việc từ các nhà cung cấp, phát triển phần mềm trong nước.
Nắm bắt được những nhu cầu của thị trường nói chung và nhu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, IDTEK đã phát triển phần mềm cấp phép làm việc IDPermit.
Theo dó, IDPermit đáp ứng được những yêu cầu về quy trình nghiệp vụ tại khu vực làm việc; đảm bảo an toàn cho công nhân khi ra vào khu vực làm việc với đầy đủ thông tin cấp phép, các yêu cầu về trang bị bảo hộ lao động, thông tin an toàn. Đồng thời, quản lý và theo dõi trang thiết bị chuyên dụng được sử dụng khi làm việc đảm bảo được thực hiện đúng cách với thiết bị phù hợp, đúng người đúng thời điểm.
Được phát triển bởi đội ngũ ở Việt Nam, IDPermit cũng dễ dàng tùy biến quy trình làm việc riêng của từng doanh nghiệp ngay trên phần mềm và cấu hình các phần của phần mềm IDPermit theo từng nhu cầu, yêu cầu riêng biệt.
D.V
Nền tảng Make in Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp và địa phương chuyển đổi số
Tròn 1 năm sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu và bảo trợ truyền thông, Base.vn đã thực hiện nhiều hoạt động trong việc giúp các doanh nghiệp và địa phương chuyển đổi số.
">Giải bài toán chi phí, doanh nghiệp Việt tự phát triển phần mềm cấp phép làm việc
Nhận định, soi kèo Shimizu S
Lukkade Metinee - HLV The Face Thái Lan trước đây có thân hình không được thon gọn. Tuy nhiên, sau thời gian giảm cân, cô đã lấy lại được vóc dáng vốn có của một người mẫu. Dù đã ở tuổi 47 và có con trai lớn, nhưng trông cô vẫn trẻ, sexy và có rất nhiều fan không chỉ ở Thái mà còn ở Việt Nam. Được mệnh danh là “Phạm Băng Băng của Thái Lan”, Ploy Chermarn có số lượng fan hùng hậu tại Thái Lan cũng như các nước trong khu vực. Không chỉ ghi điểm nhờ hình thể cân đối, gương mặt sắc nét và sự nghiệp thời trang lẫy lừng với danh xưng biểu tượng thời trang Thái Lan, chân dài sinh năm 1982 còn có sự nghiệp diễn xuất ngời sáng. Vjwoonsen - Nữ diễn viên sở hữu 7,2 triệu lượt theo dõi trên Instagram chia sẽ rằng trước đây cô hơi mập. Sau khoảng thời gian chăm chỉ tập gym, cô đã có được vóc dáng mà nhiều cô gái trẻ mong ước. Kimberly Ann Voltemas được cho là người có sự thay đổi ngoại hình rõ rệt nhất nhờ vào giảm cân. Lúc với vào ngành giải trí, cô thường hay bị trêu chọc về vẻ ngoài với số cân nặng lúc bấy giờ là 70kg. Sau những nỗ lực giảm cân nhờ vào việc ăn 3 quả dứa mỗi ngày cùng các thực phẩm ít calories, thì giờ đây cân nặng của cô còn 50 kg. Kimberly là diễn viên trẻ tài năng của đài CH3, cô sở hữu nhiều fan tại Việt Nam. Trước đây khuôn mặt cùng gò má của Pat Napapa chưa gọn lắm. Còn bây giờ cô sở hữu gương mặt V-line cùng thân hình mảnh mai. Nếu tách bức ảnh này ra làm hai thì chắc hẳn không ai nhận ra Gam Wichayanee Pearklin, nữ ca sĩ triển vọng của The Star 4. Ở tấm hình bên trái, thân hình cô vẫn còn mũm mĩm, tròn trĩnh. Nhưng cô đã giảm cân dần dần và sở hữu một thân hình thanh mảnh. Yardthip Rachapal quyến rũ hơn hẳn khi giảm cân thành công. Focus Jeerakul là nữ diễn viên tuổi teen được yêu thích tại Thái vào thời điểm 10 năm trước. Ảnh bên trái là lúc cô mới ra nhập showbiz, trông khá đầy đặn với khuôn mặt bầu bĩnh. Tuy nhiên, nhờ giảm cân cô đã có được vóc dáng mảnh mai cũng khuôn mặt V-line dễ thương. Nếu là một fan trung thành của nhạc Thái, thì cái tên Wai Panarisa đã quen thuộc với bạn. Ban đầu, từ một cô bé đầy đặn, giờ đây Wai xuất hiện với diện mạo cá tính. Chu Hà
'Ma nữ' đẹp nhất Thái Lan hạnh phúc bên bạn trai hơn 9 tuổi
- Nhắc đến "Ma nữ" xinh đẹp nhất xứ sở chùa vàng, chắc hẳn không ai không biết đến Mai Davika, nữ chính trong bộ phim đình đám "Tình người duyên ma". Hiện tại cô hẹn hò cùng nam diễn viên Ter Chantavit, người hơn cô 9 tuổi.
">Những ngôi sao 'lột xác' ngoạn mục nhờ giảm cân
Mark Zuckerberg trong video giới thiệu về metaverse của công ty. Ảnh: Facebook.
Một ông lớn khác cũng tham gia vào lĩnh vực metaverse là công ty sản xuất phần mềm chơi game Unity Software. Doanh nghiệp mới đây vừa báo cáo thu nhập và giá trị cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng nhờ kế hoạch mua lại Weta Digital, studio hiệu ứng hình ảnh do đạo diễn Peter Jackson thành lập. Với giá trị hơn 1,6 tỷ USD, thương vụ nhắm tới việc nâng cao hơn nữa trải nghiệm trên metaverse.
Metaverse cũng là miếng bánh béo bở mà nhiều ông lớn muốn chia phần, từ PLBY Group (chủ sở hữu Playboy), nhà sản xuất máy ảnh gắn ngực Axon đến hãng thu âm Warner Music Group, hãng truyền thông Disney. Tất cả đều đã thảo luận về xu hướng không thể bỏ lỡ này trong vài tuần qua.
“Metaverse đang thay đổi mạnh mẽ ngành công nghiệp game và cả những lĩnh vực khác”, các nhà phân tích tại Manhattan Venture Research cho biết trong một báo cáo gần đây.
Những gã khổng lồ sản xuất chip như Nvidia và Qualcomm cũng đang sẵn sàng kiếm lời từ metaverse. Chip 5G và bộ xử lý đồ họa của họ sẽ là một phần không thể thiếu để đưa con người vào thế giới ảo.
CEO của Qualcomm, Cristiano Amon cho biết công ty muốn trở thành “tấm vé vào metaverse” trong buổi thuyết trình với nhà đầu tư hôm 16/11.
Mặc dù Meta không phải ông lớn duy nhất trong lĩnh vực metaverse, việc công ty này công bố tập trung vào metaverse là một lý do khiến thị trường trở nên nhộn nhịp hơn.
“Việc đổi tên thương hiệu Facebook đã đưa khái niệm metaverse đến với nhiều người hơn. Với các công ty khác đang đầu tư, rõ ràng ý tưởng về một thế giới mới, có nhiều dịch vụ và trải nghiệm hứa hẹn sẽ là một phương cách để mở rộng doanh thu", Chis Beauchamp, trưởng nhóm phân tích thị trường tại IG phát biểu.
(Theo Zing)
Găng tay xúc giác giúp sờ nắn vật thể ảo của Facebook bị tố đạo nhái
HaptX khẳng định rằng chiếc găng tay của Meta về cơ bản là giống hệt với bằng sáng chế của mình.
">Đối thủ lớn của Facebook trong thế giới ảo
Tất nhiên cái giá của “giấc mơ sương mù” không phải rẻ. Hàng tháng bố mẹ sẽ phải chu cấp cho Hào một khoản tiền vào khoảng 800-1000 bảng Anh (28-35 triệu đồng), chưa kể tiền học phí.
Sinh viên quốc tế đang thảo luận trong giờ lên thư viện. Ảnh: Hội đồng Anh
Như vậy tính đơn giản trong 6 năm học ở đây, số tiền bỏ ra từ tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại cũng phải ngót nghét 5 tỉ đồng (240 nghìn đô la), nếu tiền học phí tính ở mức 10 nghìn bảng/năm (mức trung bình đối với các trường ở London).
'Đắt đỏ'
Theo nghiên cứu của ngân hàng HSBC công bố vào năm 2013, Anh Quốc là một trong những quốc gia có chi phí du học đắt đỏ nhất thế giới, với tổng chi phí trung bình là trên 30 nghìn đô la một năm, tức vào khoảng 670 triệu VND/năm.
Con số này sẽ cao hơn rất nhiều nếu tính ở London, nơi tập trung đông sinh viên Việt Nam nhất. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm số lượng sinh viên sang Anh Quốc du học, dù cho kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.
Theo số liệu của Cơ quan Quản lý Biên giới Anh Quốc (UK Border Agency), trong năm 2012, số sinh viên Việt Nam đi học ở Anh đã tăng tới 18%, mức tăng cao thứ nhì châu Á.
Bộ Giáo dục-Đào tạo cho biết hơn 90% sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài là tự túc. Với chi phí đắt đỏ như vậy, câu hỏi đau đầu được đặt ra là liệu các sinh viên có thu hồi được “vốn du học”?
Giống như Hào, phần lớn các du học sinh đều muốn được ở lại Anh Quốc làm việc, ít nhất là một vài năm để có kinh nghiệm. Mức lương ở nước Anh sẽ giúp cho việc “hoàn vốn” được nhanh chóng hơn. Điều này không phải là quá khó vào vài năm trước, khi nền kinh tế Anh Quốc vẫn đang thịnh vượng và chính sách nhập cư còn nới lỏng.
Tình hình thay đổi trong vài năm qua cùng với sự suy giảm của nền kinh tế. Hiện tại, một sinh viên tốt nghiệp bằng Thạc sĩ chỉ được phép ở lại nước Anh tối đa 4 tháng để tìm việc, trong khi chính sách trước kia là hai năm.
Cơ hội kiếm việc làm ở Anh Quốc cũng không hề đơn giản. Ngân hàng HSBC ước tính tỉ lệ thất nghiệp từ độ tuổi 16-24 ở Anh là 20%, trong khi để cạnh tranh với người bản địa, sinh viên Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thòi lớn.
“Một rào cản là các công ty ở Anh sẽ phải tài trợ một khoản tiền lớn để xin giấy phép làm việc nếu muốn thuê người nước ngoài. Không có nhiều công ty sẵn sàng làm việc này,” Võ Hiển, người đã học ở Anh và hiện đang làm việc cho hãng kiểm toán Ernst & Young tại London, cho biết.
Nhiều ngân hàng hoặc các hãng tài chính lớn chấp nhận chi phí đó, tuy nhiên để cạnh tranh được thì hồ sơ phải rất tốt, và thường là phải tốt nghiệp ở các trường hàng đầu, ông Hiển nhận định thêm.
Con số này tất nhiên là không thấm vào đâu so với hàng nghìn sinh viên Việt Nam sang Anh mỗi năm.
'Cạnh tranh cao'
Tình trạng tương tự cũng diễn ra với sinh viên Việt Nam ở các quốc gia khác như Mỹ.
Ông Phạm Anh Khoa, sáng lập viên của VietAbroader, một tổ chức tại Việt Nam hỗ trợ du học sinh Việt Nam ở Hoa Kỳ, ước tính rằng không quá 10% trong số các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở Mỹ có thể ở lại làm việc.
“Mỗi năm nước Mỹ chỉ cấp 65 nghìn thị thực làm việc cho người nước ngoài, nên mức độ cạnh tranh rất cao. Trong khi đó, người Việt thua kém nhiều quốc gia khác về khả năng sử dụng tiếng Anh, và lựa chọn ngành học cũng chưa phù hợp.”
Ông Khoa dẫn số liệu của Viện Giáo Dục Quốc Tế (IIE) cho biết 40% sinh viên Việt Nam sang Mỹ chọn học ngành kinh doanh (business), trong khi những ngành nặng tính kĩ thuật hoặc tài chính có nhu cầu lớn hơn. Hiện Mỹ là nước có số du học sinh Việt Nam đông nhất, trên 16 nghìn người.
Còn theo số liệu từ Đại Sứ quán Anh ở Việt Nam, số lượng du học sinh người Việt ở Anh hiện đang vào khoảng 8000 người.
Báo Lao Động ước tính chi phí du học cho sinh viên Việt Nam ở nước ngoài phải lên đến hàng tỷ đô mỗi năm. Với số lượng du học sinh ở Anh vào khoảng 8000 người, tính trung bình mỗi năm Việt Nam tiêu khoảng 248 triệu đô la chi phí du học. Con số đó ở Mỹ là gần 600 triệu đô la.
Số ngoại tệ đó liệu có đạt “hiệu quả kinh tế” cho đất nước hay không thì vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, bởi những du học sinh có khả năng thường có xu hướng ở lại, còn những ai trở về sẽ lựa chọn làm việc cho các công ty nước ngoài với mức đãi ngộ tốt hơn.
'Khó hoàn vốn'
Với những người có ý định hoặc buộc phải về Việt Nam để lập nghiệp, cơ hội có một công việc thật tốt để “hoàn vốn” đầu tư du học cũng không hề dễ dàng.
Trương Quỳnh Hương, cựu sinh viên của Đại Học Gloucestershire ở phía tây nam nước Anh, cho biết mình phải chật vật đi tìm việc nhưng vẫn chưa được như ý muốn.
“Chỗ cao thì không tới, chỗ thấp thì không ưa. Thậm chí có một số vị trí khá phù hợp người ta cũng không thèm nhận mình vì họ nghĩ hoặc mình sẽ đòi lương cao, hoặc sẽ sớm nhảy việc,” Hương chia sẻ.
Thị trường lao động Việt Nam hàng năm có đến hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn, du học sinh về nước, khiến cho việc có bằng cấp ở nước ngoài cũng không phải là lợi thế quá lớn. Thêm vào đó, nhu cầu thương mại hóa khiến cho chất lượng giáo dục ở một số trường đại học Anh Quốc không tốt như ngày xưa. Do đó Việt Nam mới có câu chuyện con thi trượt đại học thì cho đi du học.
Bùi Trung Hiếu, từng học thạc sĩ tại một trường ở London, chia sẻ rằng cả một lớp học 40 người không có lấy một người bản ngữ nào. Một số bạn khác thì “ngỡ ngàng” khi vào lớp chỉ thấy toàn sinh viên Trung Quốc.
“Nên mục tiêu đi học để nói tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ coi như vứt đi,” Hiếu than thở.
Với những ai may mắn có được việc làm, thì sẽ phải mất rất nhiều thời gian để hoàn vốn với mức lương bình quân ở Việt Nam. Ngoại trừ được làm ở những vị trí thật tốt hoặc cho công ty nước ngoài, mức thu nhập được coi là cao rơi vào khoảng 8-10 triệu đồng (400-500 đô la). Với con số này, giả dụ như bạn Hào nhắc đến ở đầu bài có về nước làm việc, thì sẽ phải mất vài chục năm mới hoàn lại được vốn.
“Khoảng cách về lợi thế những bạn đi du học và thị trường trong nước được rút ngắn lại, vì số du học sinh trở về nhiều hơn, trong khi các bạn trong nước cũng nỗ lực nhiều để cạnh tranh.
Điều này cũng làm ảnh hưởng đến mức lương, khiến cho thu nhập của du học sinh về nước làm việc không cao như trước,” ông Phạm Anh Khoa cho biết.
Một rào cản lớn cho những ai có khát vọng trở về là môi trường làm việc không phù hợp. Chưa đề cập đến vấn đề thể chế, nền kinh tế chưa thực sự phát triển không cho phép nhiều trí thức Việt Nam có trình độ cao tìm được vị trí phù hợp trong nước.
“Nhiều người trong số chúng tôi muốn về Việt Nam làm việc và tôi biết nhiều bạn đã trở về, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại một số mảng chuyên biệt như chứng khoán phái sinh (derivatives) có thể khó khăn hơn để tìm được công việc đáp ứng nhu cầu", ông Võ Hiển, hiện đang làm việc cho Ernst & Young, cho biết.
“Ở đây họ có thể có một mức thu nhập tương đối cao, nếu về nước thì sẽ khó tìm được việc bởi thị trường tài chính Việt Nam chưa hoạt động nhiều trong mảng chứng khoán phái sinh so với ngành tài chính tại London này,” ông Hiển nhận định.
‘Bước tiến lớn’
Tuy vậy, nhìn chung các du học sinh Anh Quốc đều thấy hài lòng khi được hỏi về trải nghiệm ở một trong những nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Những người được hỏi chuyện đều cho rằng đây là “bước tiến lớn của cuộc đời” và được mở mang tầm mắt từ “cái ao” ra “đại dương” và làm cho mình “trưởng thành lên nhiều".
“Theo ý kiến của mình thì đây sẽ là một vụ đầu tư không lỗ chút nào, bởi sang Anh mình được trau dồi thêm kiến thức cũng như mở rộng tầm nhìn, những điều ấy thật khó để đo bằng tiền.” Trung Đỗ, cựu sinh viên của Đại học Greenwich, hiện đang làm giáo viên tiếng Anh ở Hà Nội, cho biết.
Sinh viên Việt Nam cũng không cô độc trên con đường học tập và lập nghiệp xứ người.
Một số tổ chức của người Việt Nam tại Anh Quốc, điển hình là Hội Trí Thức Trẻ Việt Nam (VietPro) có tổ chức một số sự kiện hướng nghiệp nhằm giúp cho du học sinh nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động của nước Anh.
“Chúng tôi cũng đang tạo cầu nối liên kết các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam với các thành viên của mình để tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về nước làm việc,” Nguyễn Hữu Phương Thảo, chủ tịch của VietPro và hiện đang làm việc cho ngân hàng Đức CommerzBank tại London, cho biết.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, sinh viên đang học ở Anh.
(Theo Khắc Giang/BBC Vietnamese)
">Du học Anh Mỹ và bài toán 'hoàn vốn'