Phía sau cánh cửa phòng hồi sức điều trị trẻ mắc Covid

时间:2025-01-18 21:07:39来源:NEWS 作者:Kinh doanh

Đi điều trị Covid-19 mới phát hiện suy thận

Khu Hồi sức,íasaucánhcửaphònghồisứcđiềutrịtrẻmắcâu lạc bộ bóng đá manchester united Khoa điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 là nơi điều trị cho trẻ F0 nặng và nguy kịch. Trong phòng đang có 6 bệnh nhi vừa mắc Covid-19 vừa mắc bệnh nền: ung thư, thận, bại não, béo phì… nằm bất động trên giường.

Tiếng máy thở, máy đo nhịp tim, máy chạy thận, lọc máu… kêu liên hồi. Trong bộ đồ bảo hộ kín mít, điều dưỡng Nguyễn Hoàng Phúc, trưởng tua trực của khu lần lượt đi kiểm tra các chỉ số trên các máy, quan sát các em nhỏ xem có biểu hiện gì tiến triển không.

“Ngay hôm qua, trong phòng này có 7 bé điều trị. Sáng nay, một bé mất rồi. Bé vừa có bệnh nền vừa mắc Covid-19. Nhìn bé ra đi, ai cũng ứa nước mắt”, điều dưỡng Phúc nói buồn.

{ keywords}
Điều dưỡng Phúc đang kiểm tra cho một bệnh nhi mắc Covid-19 nặng do béo phì. Ảnh: Trương Thanh Tùng.

Bên ngoài căn phòng hồi sức, 6 người mẹ của các bé ngồi mỗi người một góc, nhưng mắt ai cũng hướng vào căn phòng theo dõi diễn tiến sức khỏe của con. Trong số họ, có người là F0, có người đã âm tính... 

Chị Mai Lan, cư trú quận 7 là mẹ bệnh nhi Đ.Q. Em 14 tuổi vừa mắc Covid-19 vừa bị suy thận. Trước đó, mẹ ruột chị Lan bị nhiễm bệnh lây cho hai cháu ngoại. Vợ chồng chị Lan có kết quả xét nghiệm âm tính.

Mẹ chị và con gái thứ hai cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà 3 tuần là khỏi. Vợ chồng chị chủ quan, nghĩ bé Q. cũng chỉ bị nhẹ rồi khỏi, vì bình thường bé khỏe mạnh.

Khi con sốt đến ngày thứ 8, khó thở, nồng độ oxy trong máu giảm thấp, vợ chồng chị mới gọi xe cứu thương đưa con đến Khoa điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2. Chị Lan được đi cùng để chăm sóc con.

{ keywords}
Chị Lan và 5 bà mẹ khác được đến bệnh viện chăm sóc con. Ảnh: Trương Thanh Tùng.

Từ đầu tháng 8, bé Q. bị sưng nhẹ hai chân, tiêu chảy, không ăn được, suy dinh dưỡng. “Ở bệnh viện, bác sĩ cho con làm xét nghiệm máu, phát hiện con bị suy thận. Bác sĩ nói, con đã bị bệnh trước khi mắc Covid-19. Vậy mà, vợ chồng tôi không biết, nghĩ con chỉ bị tiêu hóa”, giọng chị Lan hối hận.

Nhập viện viện ngày thứ hai, bé Q. phải thở máy, lọc thận, lọc máu. “Điều trị hơn 3 tuần, con phải cấp cứu 9 lần”, chị Lan khóc nói.

Buổi sáng, bác sĩ đi thăm khám cho từng bé. Chị Lan được thông báo: “Các chỉ số của con đã tốt hơn. Nếu tiến triển thuận lợi, con sẽ được cai thở máy”.

Nhìn con nằm im trên giường, xung quanh người chi chít dây ven, chị Lan vừa vui vừa không biết thời gian tới bé Q. sẽ ra sao. Hơn 3 tuần ở bệnh viện, chị được bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi các chỉ số trên máy đo huyết áp, nhịp tim, chỉ số SpO2… của con. Khi có dấu hiệu bất thường, chị gọi ngay cho bác sĩ.

{ keywords}
Bé Q. đang nằm thở máy. Ảnh: Trương Thanh Tùng.

“Trong phòng bệnh này có camera, các y bác sĩ theo dõi được hết, nhưng tôi vẫn quan sát con kỹ. Thấy chân tay con tím tái, thở khò khè, máy gặp trục trặc, tôi gọi báo ngay, bác sĩ xuống rất nhanh”, chị Lan chia sẻ.

Ở giường kế bên, chị Nguyễn Thị Lơn, sinh năm 2000, quê Lâm Đồng hết đi vào đứng cạnh giường bệnh quan sát con, rồi ra ngoài cầu nguyện cho con mới hơn 6 tháng tuổi có thể vượt qua được bệnh tật. Con gái chị vừa sinh ra đã bị lao phổi, có hạch ở phổi, phải điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng 2.

Giữa tháng 8, vợ chồng chị xin cho con được về nhà người quen ở để có thể tránh lây nhiễm chéo. Do con có bệnh nền, chị đề phòng rất kỹ. Vậy mà, không biết chồng chị đã nhiễm bệnh từ đâu rồi lây cho vợ con. 

Khi con bị sốt cao, vợ chồng chị đưa ngay đến bệnh viện. Nhập viện được 2 ngày, bé rơi vào nguy kịch, phải thở máy. Nhìn các y bác sĩ vây quanh con, người lấy ven, người đặt ống thở vào nội khí quản con… chị Lơn lặng lẽ khóc. "Con đang có bệnh nền, lại mắc Covid-19, tôi không biết con có chịu nổi không. Tôi rất sợ và chỉ biết cầu nguyện cho con vượt qua giai đoạn chông gai này”, người mẹ nói.

{ keywords}
Chị Nguyễn Thị Lơn đang lo lắng cho sức khỏe của con. Ảnh: Trương Thanh Tùng.

Cùng con xuất viện về nhà

Ở khu vực dành cho các bé F0 có bệnh ung thư, chị Nguyễn Thị Mỹ Dung, 45 tuổi, cư trú ở phường 7, quận 5 vui mừng khi con trai đã có kết quả xét nghiệm PCR âm tính, ngày mai được xuất viện. Chị gọi ngay về nhà thông báo tin vui cho chồng và người thân. Lúc này, chị cũng biết những người trong nhà chị là F0 đã có kết quả xét nghiệm âm tính.

Dứt cuộc điện thoại, chị thu dọn đồ dùng, đi chào tạm biệt những người cùng phòng để ngày mai đưa con trai về nhà tiếp tục cách ly. Bên ngoài phòng bệnh, con trai chị đang vui vẻ đùa giỡn với những bé F0 bị ung thư khác.

Nhìn theo dáng con, chị Dung cho biết, con trai chị bị bệnh ung thư đang phải điều trị. Ngày 31/8, gia đình chị có 7/9 người bị mắc Covid-19. “Con trai tôi phát hiện dương tính được một ngày thì bị co giật, phải đến bệnh viện gấp. Mấy ngày đầu, con sốt cao, nhức răng, phải thở oxy, truyền thuốc, vào kháng sinh. Các y bác sĩ đã chăm con tôi rất kỹ. Bây giờ, con đã khỏi bệnh Covid-19 rồi. Chặng đường tiếp theo của con là làm sao khỏi được căn bệnh ung thư”, chị Dung nói buồn.

{ keywords}
 

Sau khi tra một vòng các giường bệnh, thấy chỉ số trên máy và tình trạng các bé bình thường, điều dưỡng Phúc quay lại lại bàn giấy ghi chép cẩn thận. Nhin những bé vừa mắc ung thư vừa mắc Covid-19 đang vui đùa ngoài hành lang, anh Phúc chia sẻ: “Nhìn các bé chạy nhảy vậy thôi, nhưng khi dừng lại, có thể các bé sẽ bị sốc, co giật, khó thở. Căn bệnh Covid-19 này tiến triển rất nhanh. Các em trông có vẻ khỏe nhưng bất chợt cần thở máy. Có em phải chấm dứt cuộc đời rất nhanh. Nhìn các em ra đi mà mình bất lực, xót xa và buồn lắm”.

Điều dưỡng Phúc cho biết, làm việc ở khu hồi sức này, anh và các đồng nghiệp phải đứng 24/24, mắt luôn theo dõi các chỉ số trên máy và tình trạng các bé, nếu có bất thường phải báo ngay cho bác sĩ xử lý. “Để có thể trụ được, anh em chúng tôi chia theo tua trực. Mỗi tua 3-5 giờ. Sau mỗi tua, chúng tôi phải uống thêm nước đường để bổ sung cho lượng nước đã mất vì mặc đồ bảo hộ quá lâu”, diều dưỡng Phúc chia sẻ.

{ keywords}
Một bệnh nhi đang thở máy, lọc máu. Ảnh: Trương Thanh Tùng.

BS.CKII Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa Nhiễm, kiêm trưởng Khoa điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bệnh viện bắt đầu tách đôi điều trị Covid-19 từ ngày 18/6, chuyên tiếp nhận F0 trẻ em nặng, nguy kịch. Từ khi thành lập đến nay, trung bình mỗi ngày bệnh viện điều trị từ 200-250 F0. Số F0 đủ điều kiện xuất viện mỗi ngày từ 30-50 ca. Tổng cộng số F0 bệnh viện tiếp nhận điều trị là hơn 1.100, trong đó, có khoảng 50% là F0 người lớn, còn lại là trẻ em, chiếm nhiều nhất là trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Bác sĩ Việt cho biết, hiện bệnh viện điều trị cho hơn 200 F0, trong đó có 30 ca nặng, phải thở oxy dòng cao, thở oxy qua mask. Có 6 ca đang thở máy và đã có 11 trẻ tử vong. Các ca nặng là trẻ béo phì, có bệnh nền ung thư, phổi mạn tính, chấn thương sọ não, suy thận, tim…

Do trẻ F0 sẽ được cách ly cùng với một người thân, vì vậy, bệnh viện đang gặp khó khăn về sắp xếp nơi ở cho họ và công tác điều trị. 

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Tú Anh - Thanh Tùng - Đình Tuyến

TP.HCM đã qua đỉnh điểm của dịch Covid-19

TP.HCM đã qua đỉnh điểm của dịch Covid-19

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết, hiện TP đã qua đỉnh của dịch Covid-19, việc phòng, chống dịch đang đạt hiệu quả rất tốt.

相关内容
推荐内容