Cách đây không lâu, một "lưu học sinh" (sinh viên du học nói theo kiểu Trung Quốc) có vấn đề về sức khỏe và phải nhập viện, song anh chàng lại được chăm sóc bởi một y tá không sõi tiếng Anh.
Dù vậy, cô y tá hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin y tế cần thiết cho bệnh nhân. Nghĩ tới nghĩ lui, nữ y tá đã dùng cách sáng tạo nhất có thể để truyền đạt thông tin quá mẩu tin nhắn tượng hình vừa buồn cười vừa đáng sợ dưới đây:
Bức ảnh này được khổ chủ, cũng là người dùng Reddit WaspDog đăng tải, nó nhanh chóng khiến "đầu tầu" của Internet phát cuồng với 112.000 upvotes (con số kinh khủng đấy).
Nếu biết bối cảnh trong bệnh viện thì thông điệp này rất rõ ràng: Anh chàng phải làm phẫu thuật vào 8h sáng hôm sau (con dao nhuốm máu), tối hôm trước tuyệt đối không được ăn uống sau 10h tối (bát cơm và vòi nước).
Đấy, chỉ có thế thôi nhưng dân mạng luôn có cách diễn giải của riêng họ. Có người còn biến mẩu tin nhắn tượng hình thành tình tiết trong phim kinh dị.
Ông đầu tiên hiểu là: "Sau 10h tối nay không được ăn uống, 8h sáng mai anh sẽ bị làm thịt."
Ông này lại theo chủ nghĩa sợ vợ, tức là: "Nếu chén xong mà không rửa bát đĩa, sáng mai anh sẽ thành người cõi Âm."
Tại sao cứ phải sợ hãi như vậy? Đúng ra là "Sau 10h tối nay, không được ăn hay uống, vì 8h sáng mai anh sẽ được ăn bánh mứt dâu..."
"Nếu anh không nấu cơm và hãm trà, tôi sẽ xiên anh..." Đây, đúng phim kinh dị rồi
Tóm lại, thứ quan trọng nhất chính là WaspDog đã có cuộc phẫu thuật thành công hay chưa, mẩu tin nhắn đáng sợ hay không, không quan trọng.
Theo GenK
" alt=""/>Bất đồng ngôn ngữ, bệnh nhân tá hỏa khi nhận được tin nhắn tượng hình của nữ y tá Trung QuốcCác thế hệ thuốc tiên tiến giúp bệnh nhân ĐTĐ, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi, tuân thủ việc điều trị dễ dàng hơn
Ảnh minh họa
PGS.TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện ĐTĐ và Rốiloạn chuyển hóa, cho biết, chế độ ăn uống không hợp lý và thói quen ít vận độnglà một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng và đáng báođộng tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ (cũng như nhiều bệnh mạn tính khác). Nhiều ngườibị ĐTĐ thường không hay biết họ mắc bệnh cho đến lúc bệnh đã trở nặng và gây rabiến chứng. Biến chứng do bệnh ĐTĐ gây ra rất nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao.Các biến chứng thường gặp ở căn bệnh ĐTĐ là mù lòa, tổn thương thần kinh dẫn đếnnhiễm trùng và phải cắt cụt chi cùng các các bệnh lý tim mạch như đột quỵ haynhồi máu cơ tim đe dọa thường trực tính mạng bệnh nhân.
Gánh nặng về điều trị
ĐTĐ đang là mối quan ngại lớn về y tế, sức khoẻcộng đồng và y tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nếu không được pháthiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh ĐTĐ sẽ gây ra gánh nặng điều trị không chỉcho bệnh nhân mà còn cho cả xã hội, tạo áp lực quá tải đối với các bệnh viện.
Mỗi năm, nước ta chi khoảng 3- 6% ngân sách củangành Y tế để dành cho việc chữa trị các biến chứng của bệnh ĐTĐ như tim mạch,tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hoại tử chi v.v... Theo PGS.TS Tạ VănBình: Chi phí cho “quản lý” sức khỏe của người mắc ĐTĐ gấp 2-4 lần người khôngmắc bệnh này, bao gồm các xét nghiệm cận lâm sàng, chi phí thường xuyên đi khámbệnh, và chi phí cho thuốc men điều trị.
Không chỉ lên quan đến chi phí, vấn đề thuốc mencòn mang đến những “gánh nặng” khác cho bệnh nhân ĐTĐ. Bởi lẽ, hiện nay, một sốloại thuốc điều trị bệnh ĐTĐ trên thị trường đã thuộc thế hệ cũ, khi bác sĩ chỉđịnh cho bệnh nhân thường xuyên điều chỉnh tăng liều và phác độ điều trị đòi hỏibệnh nhân uống nhiều loại thuốc khiến chi phí đội lên rất nhiều. Không nhữngthế, các loại thuốc điều trị bệnh ĐTĐ thông thường có thể gây ra nhiều tác dụngphụ như hạ đường huyết không ổn định, tăng cân, ảnh hưởng xấu tới chất lượngsống của bệnh nhân.
Trước tình hình đó, công nghiệp dược phẩm đã cóbước tiến đột phá, mang đến một giải pháp mới trong việc sản xuất thuốc điều trịbệnh ĐTĐ khi cho ra đời loại thuốc phối hợp trong 1 viên (1 lần uống 1 viên duynhất). Việc phối hợp sẵn nhiều hoạt chất trong 1 loại thuốc giúp bệnh nhân, đặcbiệt là bệnh nhân cao tuổi, sử dụng tiện lợi và dễ dàng hơn trong việc tuân thủđiều trị, đồng thời giúp người bệnh kiểm soát tốt được đường huyết, đưa về mứcchuẩn, hạn chế tăng cân và chủ động hơn trong suốt quá trình điều trị. Theo đánhgiá của các bác sĩ, các thế hệ thuốc mới này cũng giúp họ kê toa nhanh chóng vàchính xác hơn; nhân viên khoa Dược và các nhà thuốc quản lý, phân phát thuốc đơngiản hơn và tránh được tối đa các sai sót hay nhầm lẫn thuốc.
Cô Phạm Thu H, 53 tuổi (ngụ tại Quận 1, TP.HCM)bị ĐTĐ cho biết, hơn 3 tháng qua cô đã được bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc mới.Loại thuốc này không những giúp hạ đường huyết nhanh mà còn giúp ổn định đườnghuyết lâu dài, cô H. còn cho biết mình đã không còn gặp tình trạng quên hay lấythiếu 1 loại thuốc như phác đồ trước đây phải dùng nhiều loại nữa.
Với sự phát triển của khoa học, việc ra đời loạithuốc phối hợp nhiều hoạt chất trong 1 viên trong việc điều trị ĐTĐ sẽ góp phầnrất lớn vào việc kiểm soát tình trạng ĐTĐ cũng như hạn chế những biến chứng nguyhiểm, giảm thiểu gánh nặng của căn bệnh này đối với toàn xã hội.
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Đái tháo đường: Mối quan ngại về sức khỏe và kinh tế