Quan điểm của chủ ngôi nhà là xây vừa đủ thôi, đỡ công dọn dẹp nhưng không gian hưởng thụ là phải có, để mỗi khi bước chân về nhà, cảm giác thật thoải mái dễ chịu.
Khu vườn nhỏ xinh như công viên, làm chỗ chơi cho trẻ nhỏ và tụ tập ăn uống ngoài trời khi muốn đổi không khí.
![]() |
Mặt sau của nhà, nhìn xuống khu vườn. |
Phòng ngủ tông hồng cam ngọt ngào và thật nhiều ánh sáng trời.
Phòng ngủ tông xanh cốm, khung cửa sổ nhìn ra vườn đầy lãng mạn vào mỗi sớm mai.
Họa tiết gối đến ghế ngồi cùng tông màu, cho phòng ngủ thêm sống động.
![]() |
Mặt tiền ngôi nhà đầy tính nghệ thuật với các hình khối đan xen và mảng kính lớn thay cho tường gạch ở phía trong. |
Phòng khách tuy đơn giản nhưng tạo dấu ấn với sofa mềm mại, thoải mái và không gian nhẹ nhàng.
Phòng ăn giáp với khu cầu thang và cũng là nơi kết nối ra khu vườn. Gia chủ có thể thưởng thức bữa tối bình yên bên gia đình và tận hưởng cảm giác trong lành.
Buổi sáng hay buổi tối, khu vườn đều lung linh, mướt mắt.
![]() |
Bệ cây kết hợp ghế ngồi, phục vụ cho các bữa tiệc ngoài trời đầm ấm. |
Phòng ngủ thứ 3 trong nhà mang sắc xanh lam.
Phòng nào cũng được gia chủ bố trí cửa đón gió mát rượi. Chức năng phòng đảm bảo yếu tố: Nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn và thể hiện cá tính riêng.
Sảnh hành lang các tầng là không gian mở ra ban công.
![]() |
Gia chủ dùng gạch lỗ xây tường, tạo điểm nhấn cũng như thông gió cho nhà. |
Ngôi nhà có cấu trúc không gian mở và thiết kế uốn lượn như mê cung của một nhà thiết kế thời trang đã tạo nên một công trình đậm chất nghệ thuật.
" alt=""/>Diện tích đất bé nhưng gia chủ dành trọn 25m2 làm vườn “chill” như công viên
![]() |
Duesenberg Model J là một trong những chiếc xe cổ được đánh giá cao nhất ở thời điểm hiện tại. Mô hình Duesenberg Model J này rất độc đáo vì chỉ có 1 phiên bản duy nhất được tinh chỉnh body kiểu Torpedo Berline do Rollston chế tạo. Model J với động cơ 8 xy lanh công suất 265 mã lực thực sự là chiếc nhanh và mạnh nhất do Mỹ sản xuất trong thời đại đó. Với thiết kế cổ điển, sang trọng và gần như hoàn hảo, chiếc xe là niềm ao ước của rất nhiều người. Duesenberg Model J đã từng qua tay nhiều chủ sở hữu. Và vào tháng 3 tới, mẫu xe này sẽ được bán đấu giá tại sự kiện Pheonix 2019. |
![]() |
Ngoài Model J, SSJ cũng là mẫu xe có giá trị cao trong dòng Duesenberg. Vào tháng 8/2018, một chiếc Duesenberg SSJ đời 1935 đã được bán với giá 22 triệu USD, trở thành chiếc xe Mỹ đắt nhất từng được bán thông qua đấu giá. Trong khi Duesenberg Model J có 481 chiếc được sản xuất, SSJ chỉ có hai chiếc được xuất xưởng nên rất hiếm. |
![]() |
Trước đó, vào tháng 3/2013, mẫu xe cổ Duesenberg Model J Convertible J đời 1935 do J. Herbert Newport thiết kế, được coi là đỉnh cao của phong cách một thời đã được bán với mức giá đáng kinh ngạc trên 4,5 triệu USD tại nhà đấu giá Amelia Island Concours d'Elegance. |
Chiếc xe đua cổ đắt hơn cả… vàng
![]() |
Giá của những mẫu xe cổ Duesenberg khiến nhiều người "choáng váng", tuy nhiên, so với xe đua cổ Ferrari 250 GTO 1962, cái giá đó chưa là gì. |
![]() |
Được bán đấu giá thành công tại lễ hội xe Monterey (bang California, Mỹ) hồi tháng 8/2018 với giá 48.405.000 USD (khoảng 1.113 tỷ đồng), chiếc xe đua Ferrari 250 GTO 1962 đã trở thành xe đắt nhất thế giới, thậm chí quy đổi theo cân nặng còn đắt hơn cả... vàng. |
![]() |
Ferrari 250 GTO 1962 được sản xuất giới hạn chỉ 33 chiếc, trong đó có nhiều chiếc được sử dụng để đua nên không còn nguyên bản. Vì vậy, những chiếc 250 GTO đã luôn là những chiếc Ferrari hiếm nhất trong lịch sử. |
![]() |
Đây là chiếc xe đua mang nhãn Ferrari cuối cùng có thể lưu hành hợp pháp trên đường phố khiến nó trở thành chiếc xe đắt nhất thế giới. |
![]() |
Trước đó, vào năm 2016, một chiếc Ferrari 250 GTO Berlinetta cũng được đạt kỷ lục đấu giá lên tới 38.115.000 USD. Chiếc Ferrari này được sản xuất ở thế kỷ 19, từng được tay đua nổi tiếng Jo Schlesser sử dụng. |
Những mẫu xe cổ có mức giá gây "choáng"
Ngoài những mẫu xe cổ Duesenberg và Ferrari 250 GTO, có nhiều mẫu xe cổ khác cũng từng được bán đấu giá cao ngất ngưởng
![]() |
Ferrari 335 Sport Scaglietti: Siêu xe này được sản xuất năm 1957, thuộc sở hữu của một nhà sưu tập trong 40 năm, từng gắn bó với hai tay đua Peter Collins và Maurice Trintignant. Giá bán của siêu xe cổ này là 35,7 triệu USD, gấp 9 lần giá của Bugatti Chiron. |
![]() |
Mercedes-Benz W196: Chiếc xe này từng cùng với tay đua Juan Manuel Fangio giành ngôi vô địch giải Grand Prix Đức và Thụy Sĩ năm 1954. Xe được bán đấu giá vào năm 2013 với giá 29,6 triệu USD. |
![]() |
Ferrari 290 MM: Chiếc xe này được sản xuất để tham gia giải đua Mille Miglia năm 1956. Chỉ có bốn 290 chiếc Ferrari 290 MM được sản xuất trên toàn thế giới. Xe có giá bán lên tới 28.050.000 USD. |
![]() |
Ferrari 275 GTB / 4 S NART Spider: Đội đua xe Bắc Mỹ NART là đội đầu tiên sử dụng xe mang thương hiệu "ngựa chồm" với tên gọi Ferrari 4 S NART Spider. Chiếc xe được bán đấu giá là 1 trong 10 chiếc được sản xuất, chiếc xe đặc biệt này chỉ qua một đời chủ sở hữu duy nhất. Chiếc Ferrari 275 GTB này được bán với giá 27,5 triệu USD. |
![]() |
Ferrari 275 GTB / C Speciale: Đây là phiên bản đặc biệt được chế tạo để kỷ niệm thành công vang dội của dòng xe đua lừng danh 275 GTB. Chiếc Ferrari 275 GTB/C Speciale sở hữu bộ khung gầm bằng nhôm, trọng lượng nhẹ hơn và động cơ V12 3.0 lít được điều chỉnh để tăng thêm 70 mã lực. Chiếc xe này được bán đấu giá vào năm 2014 với mức giá 26,4 triệu USD. |
![]() |
Jaguar D-Type: Chiếc xe từng 3 lần giành chiến thắng tại giải đua Le Mans từ năm 1955 đến năm 1957. Với động cơ và bề ngoài vẫn còn nguyên vẹn, chiếc xe có giá cao ngất ngưởng 21,78 triệu USD. |
![]() |
Alfa Romeo 8C 2900B Lungo Spider: Đây là một trong những chiếc xe thể thao mạnh mẽ và danh tiếng nhất ở những năm cuối thập niên 1930. Chỉ có 12 chiếc Alfa Romeo 8C 2900B Lungo Spider được sản xuất, giá trị hiện tại của siêu xe cổ này là 19,8 triệu USD. |
![]() |
Ferrari 250 GT SWB California Spider: Chiếc xe này được Robert Baillon mua lại với ý định trưng bày trong một viện bảo tàng. Khi chủ sở hữu qua đời, chiếc xe này được bán đấu giá vào năm 2015, với mức giá 18,5 triệu USD. |
Anh Tuấn (Tổng hợp)
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về chuyên trang qua email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Chiến lược phân làn riêng ô tô, xe máy đã được Thủ tướng chỉ đạo để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, nhưng khâu thực hiện vẫn lộn xộn. Trong khi đó, người đi xe vẫn thiếu kỹ năng lái xe an toàn.
" alt=""/>Những mẫu xe cổ được đấu giá đắt nhất thế giớiThông qua các hoạt động xúc tiến hợp tác quốc tế, ngày 29/8, PTIT đã tổ chức buổi hội thảo khoa học về chủ đề “Tối ưu hóa cho học máy và ra quyết định” giữa Giáo sư Yinyu Ye, Viện Kỹ thuật Tính toán và Toán học, Đại học Stanford, California, Hoa Kỳ với các cán bộ, giảng viên, sinh viên của Học viện.
Các nội dung học thuật mà Giáo sư Yinyu Ye giới thiệu trong buổi hội thảo là một vài nghiên cứu điển hình gần đây về tối ưu hóa học máy.
Theo Giáo sư Yinyu Ye, các nghiên cứu chỉ ra cách các mô hình tối ưu hóa mới và các thuật toán học máy được sử dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: Xác định vị trí đối tượng dựa vào mạng cảm biến Ad-Hoc không dây; hệ thống quản lý năng lượng và sạc/xả PEV tối ưu; cân bằng nhu cầu và nguồn cung trong các lưới điện lớn; định tuyến và tái xây dựng bản đồ tuyến đường hiệu quả cho các phương tiện giao thông.
Các nghiên cứu về tối ưu hóa này đã được ứng dụng trong các hoạt động thực tiễn như xác định vị trí hàng hóa trong kho bãi; sạc điện cho ô tô điện; sự kết hợp giữa thủy điện và nhiệt điện; chia vùng bản đồ để cho xe thu thập thông tin. Các ứng dụng này còn có ứng dụng thiết thực tại các công ty bưu chính, logistic cũng như lĩnh vực thương mại điện tử.
Bài chia sẻ của Giáo sư Yinyu Ye đã cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về tối ưu hóa về học máy. Sinh viên Đỗ Hoàng Khôi Nguyên, khóa 2016 ngành CNTT chia sẻ: “Tham dự hội thảo và được gặp gỡ Giáo sư Yinyu Ye đã giúp em có động lực hơn trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Giáo sư đã có những diễn giải thú vị đi từ lý thuyết sang thực tiễn rất dễ hiểu với sinh viên. Em mong rằng có nhiều hơn những buổi gặp gỡ với những chuyên gia hàng đầu thế này để sinh viên chúng em được mở mang thế giới quan về học thuật”.
Ông Đặng Hoài Bắc, Giám đốc PTIT nhận định, đây là cơ hội tốt để Học viện tiếp cận với những kiến thức học thuật mang tầm cỡ quốc tế.
“Hội thảo này là hoạt động phù hợp với định hướng phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của Học viện trong thời gian tới, đó là thiết lập các mối quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng và hiệu quả”, ông Đặng Hoài Bắc cho biết.
![]() |
Giáo sư Yinyu Ye tặng sách "Lập trình tuyến tính và phi tuyến tính" cho Giám đốc PTIT Đặng Hoài Bắc. |
Đại học Stanford Mỹ là một trong những nền giáo dục được đánh giá cao trên thế giới. Giáo sư Yinyu Ye hiện đang là Giáo sư kỹ thuật thuộc Viện Kỹ thuật Tính toán, Đại học Stanford. Sở thích nghiên cứu gần đây của ông bao gồm tối ưu hóa liên tục và phân biệt, khoa học dữ liệu và ứng dụng, thiết kế thuật toán và phân tích, trò chơi tính toán/thị trường, hình học khoảng cách số liệu, phân bổ nguồn lực động…
Giáo sư Yinyu Ye đã nhận được một số giải thưởng học thuật bao gồm Giải thưởng Farkas về Tối ưu hóa năm 2006, giải thưởng Khoa IBM 2009, giải thưởng lý thuyết John Von Neumann cho những đóng góp duy trì cơ bản về lý thuyết trong Nghiên cứu hoạt động và khoa học quản lý năm 2009, giải thưởng ISMP Tseng năm 2012 về đóng góp xuất sắc vào việc tối ưu hóa liên tục.
Đồng thời, ông cũng là người chiến thắng giải thưởng Tối ưu hóa SIAM 2014 được trao 3 năm một lần; giải thưởng bài báo hay nhất của tạp chí Xử lý tín hiệu SPS 2015... Theo Google Scholar, các ấn phẩm của ông đã được trích dẫn 49.000 lần.
Vân Anh
Theo nội dung biên bản ghi nhớ hợp tác có thời hạn 5 năm giữa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) và Viettel, 2 đơn vị sẽ tập trung hợp tác trong các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, logistics, vô tuyến di động.
" alt=""/>'Các nghiên cứu tối ưu hóa học máy có tính ứng dụng lớn trong thực tiễn'