Khi người dùng bắt đầu từ chối việc nâng cấp lên những phiên bản iPhone mới, Apple đang tự trở thành đối thủ đáng gờm nhất của chính mình. Đơn giản vì họ đã làm quá tốt việc tạo nên một thiết bị có khả năng đáp ứng nhu cầu người dùng một cách dài lâu.
Bên cạnh đó, với mức giá iPhone tăng dần theo thời gian, câu hỏi về giá trị thực sự mà mẫu điện thoại này mang lại trở nên rõ nét hơn khi người dùng cân nhắc việc nâng cấp. Điều này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược bán hàng của Apple.
Nếu đang kinh doanh, có hai cách sẽ giúp bạn nhanh chóng trở nên giàu có. Một là, hãy bán thật nhiều sản phẩm với mức giá thấp, lời ít, bài toán số lượng sẽ giúp bạn có lời về sau. Hai là, hãy bán ít sản phẩm nhưng với mức giá rất cao. Đó là cách những nhãn hàng xa xỉ vẫn áp dụng cho chiến lược kinh doanh của họ: Chỉ cần một vài món hàng được bán mỗi tháng là đủ để bù đắp chi phí vận hành và có lời.
Đây là lúc Apple cho thấy công thức dẫn đến sự thành công của mình. Công ty rõ ràng đã biết cách vận dụng cả hai kiểu kinh doanh trên khi làm ra sản phẩm giá hàng nghìn USD và bán hàng nghìn sản phẩm mỗi giờ.
Hình ảnh dòng người xếp hàng chờ mua sản phẩm mới của Apple không còn là điều quá lạ lẫm. Ảnh:Peter Kash. |
Ngay cả khi chiếc iPhone XS Max được bán ra với mức giá khởi điểm ngất ngưởng 1.099 USD, vẫn có hàng nghìn người khắp thế giới sẵn sàng xếp hàng xuyên đêm để có được “đặc ân” sở hữu chiếc điện thoại mới nhất của Apple trong năm 2018. Ma lực hấp dẫn của công ty này là không thể chối cãi.
Và cứ thế, doanh số hàng năm của Apple đạt mức 265 tỷ USD, iPhone trở thành thiết bị di động thành công nhất trong lịch sử. Và mỗi tháng 9, lượng iPhone bán ra vẫn đều đặn như cách một chiếc đồng hồ vận hành. Tất cả chỉ dừng lại khi người dùng tự hỏi: “Tại sao tôi lại cần một chiếc iPhone mới?”
Thực tế, chỉ có số ít người dùng iPhone quan tâm đến chế độ chụp ảnh Chân dung hoặc mức cấu hình rất mạnh mà Apple trang bị. Với đa số, việc lướt Facebook và xem tin nhắn Messenger trên iPhone XS Mas, hay X, hay 7 và 8, thậm chí là iPhone 6, đều hoàn toàn giống nhau.
Báo Wall Street Journalhồi 2018 dẫn nguồn từ một nghiên cứu của Hyla Mobile, cho thấy thời gian trung bình để người dùng nâng cấp điện thoại là khoảng 3 năm. Năm nay, con số đó đã tăng lên 4.
Song ngoài mục đích sử dụng, iPhone còn là một món đồ trang sức để người dùng thể hiện mức độ khá giả của mình.
Theo những nhà nghiên cứu từ Đại học Chicago, trong những năm 1990, những món đồ thể hiện sự giàu có của một người Mỹ là máy rửa bát, lò sưởi và của garage có tính năng mở tự động. Còn ngày nay, những thứ đó là hộ chiếu và một chiếc iPhone hoặc iPad. Một báo cáo đã chứng minh rằng nếu một người sở hữu các thiết bị Apple, thì 70% anh ta có thu nhập cá nhân ở mức cao.
Nhưng nhu cầu thể hiện đó chỉ hiệu quả nếu Apple chịu đổi mới thiết kế của mình mỗi năm. Thực tế cho thấy công ty đang ngày càng lười biếng sáng tạo. Kiểu dáng của iPhone 6 tồn tại suốt 4 năm, trong khi những tin đồn cho thấy năm 2019 này, Apple vẫn sẽ giữ nguyên những gì hãng đã làm với iPhone X từ 2 năm trước.
Bốn thế hệ iPhone liên tiếp hầu như không có sự khác biệt về thiết kế. Ảnh: Forbes. |
Người dùng bắt đầu không còn mong muốn nâng cấp iPhone, nhưng Apple vẫn mong muốn kiếm thêm nhiều tiền. Và điều gì đến cũng đến: Giá iPhone tăng không tưởng!
Bản thấp nhất của iPhone đã tăng dần từ 649 USD, đến 699 USD và đạt mức 749 USD. Riêng mẫu iPhone XS Max đắt nhất có giá lên tới 1.499 USD, ngang ngửa một chiếc MacBook Pro cấu hình trung bình.
Giá iPhone cao đến mức người dùng kháo nhau "bán thận" để mua. Ảnh: Reddit. |
Mức giá cao đó chính là mấu chốt của mọi vấn đề. Nó đánh động và buộc khách hàng phải cân nhắc khi mua máy. Nếu bạn sở hữu một căn nhà và nó mất giá theo thời gian vì xuống cấp, thì mảnh đất bên dưới vẫn có thể giữ nguyên giá trị ban đầu hoặc thậm chí tăng thêm. iPhone không như vậy, nó sẽ mất giá liên tục và là khoản đầu tư kém bền vững.
Trang nghiên cứu thương mại công nghệ musicMagpie đã chỉ ra trung bình iPhone mất 45% giá trị ban đầu sau 12 tháng bán ra. Con số này với Samsung là 62% và 81% với Google. Chiếc iPhone X đã đạt kỷ lục là chiếc iPhone ít mất giá nhất vởi chỉ 32%.
iPhone X là chiếc điện thoại giữ giá tốt nhất mà Apple từng sản xuất. Ảnh: Apple. |
Điều này có ý nghĩa rằng người dùng vẫn có thể bán lại chiếc iPhone của mình với giá cao. Sự hấp dẫn này khiến nguồn cung iPhone cũ tăng mạnh trong những năm gần đây.
Như đã nói trên, đối với những người muốn trải nghiệm những tính năng mới nhưng eo hẹp về tài chính, iPhone second-hand là lựa chọn tối ưu. Và cứ thế, người ta đổ xô đi mua, lượng cầu cũng từ đó tăng theo.
Kết quả là một thị trường iPhone cũ đầy sôi động. Tại Việt Nam, cơn sốt iPhone second-hand bắt đầu từ đợt hàng iPhone 5C khoảng 2 năm trước, bản lock Nhật với mức giá chỉ 1,2 triệu (iPhone lock cũng là một phân khúc hấp dẫn khác). Cho đến hiện tại, người dùng Việt đã cởi mở hơn nhiều khi cân nhắc chọn các thiết bị Apple cũ.
Trên các trang thương mại điện tử quốc tế, có thể dễ dàng tìm thấy các mẫu iPhone mới nhất với mức giá rẻ. Phạm vi lựa chọn là rất rộng kèm nhiều mức giá khác nhau, tuy vậy, thị trường này không hề mang lại cho Apple một xu lợi nhuận nào. Thậm chí còn cản bước công ty trong việc phân phối những sản phẩm mới.
Nói cách khác, Apple đang tự tuyên chiến với chính mình. iPhone năm nay càng tốt bao nhiêu, thế hệ ra mắt vào năm sau sẽ càng khó bán bấy nhiêu.
Tổng hoà những yếu tố thời gian sử dụng thiết bị ngày càng được kéo dài cùng với thị trường iPhone cũ đang mở rộng, cho thấy Apple đang phải đối diện với một thử thách lớn hơn trong việc đảm bảo doanh số bán máy của mình. Nhất là khi iPhone chiếm tới 60% tổng doanh thu của Apple.
Apple không coi đây là một thử thách, thực tế, công ty còn đẩy mạnh để quá trình này xảy ra dễ dàng hơn.
“Chúng tôi cần đảm bảo những sản phẩm làm ra sẽ có độ bền cao và dùng được lâu nhất có thể”, bà Lisa Jackson, phó giám đốc mảng môi trường của Apple, nói trong sự kiện ra mắt iPhone XS: “Chúng tôi ra mắt iOS 12 để cải thiện hiệu năng trên các thiết bị cũ. Nhờ vậy người dùng có thể tiếp tục sử dụng chúng lâu hơn nữa”.
Bà Lisa Jackson trên sân khấu của sự kiện ra mắt iPhone XS hồi năm ngoái. Ảnh: Apple. |
Rõ ràng Apple đang khuyến khích người dùng giữ thiết bị lâu hơn. Năm 2018, công ty giảm giá thay pin cho khách hàng xuống chỉ còn 29 USD. Theo nhà phân tích Mark Moskowizt ở thời điểm đó, Apple có thể thiệt hại 10,3 tỷ USD và “khoảng 30% khách hàng sẽ không mua iPhone mới trong năm nay”.
Những tiên đoán của Mark phần nhiều đã thành sự thật. Thay vì mua một chiếc điện thoại mới và tốn bộn tiền, người dùng chỉ cần thay pin, hiệu năng chắc chắn sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, trong khi điện thoại Android thường chỉ nhận cập nhật trong 2 năm sau khi bán ra, thì Apple lại hào phóng hỗ trợ người dùng rất lâu dài, mà kỷ lục là chiếc iPhone 5S ra mắt từ năm 2013 vẫn nhận được bản iOS 12 mới nhất.
Những điều Apple đang thực hiện đã cung cấp cho khách hàng những ưu đãi hậu mãi tuyệt vời. Nhưng tại sao Apple lại chấp nhận lỗ, có phải vì công ty không biết cách kinh doanh? Không hẳn.
"Vậy giá bán iPhone nên là bao nhiêu? Chúng tôi đã nghĩ rất nhiều về điều đó vì chiếc điện thoại này có thể làm được quá nhiều thứ..."
Steve Jobs nói trong buổi ra mắt iPhone 2G
Steve Jobs trong buổi ra mắt chiếc iPhone đầu tiên đã đặt câu hỏi: “iPhone được định giá nhờ yếu tố gì?”. Câu trả lời của cố CEO Apple lúc bấy giờ là vì iPhone có khả năng làm được nhiều tác vụ, từ gửi mail, nghe nhạc, xem phim...
Đó là một thiết bị vô cùng đa năng, sự sáng tạo đột phá đã giúp Apple mạnh dạn gắn tag giá 499 USD cho sản phẩm điện thoại đầu tiên của mình.
Hơn một thập kỷ sau, Táo Khuyết dường như gặp khó khăn nhiều hơn trong việc sáng tạo. Một phần do thị trường smartphone hiện tại đã bão hoà, các thiết bị đạt đến mức hoàn hảo nhất trong mức độ giới hạn công nghệ của mình. Vốn là một công ty cầu toàn và quan trọng sự chỉn chu, Apple cũng không vội chạy theo những xu hướng chưa phát triển hoàn chỉnh hiện nay như màn hình gập.
Vậy trong giai đoạn này, giá trị từ những chiếc iPhone trong chiến lược kinh doanh của Apple là gì? Làm sao họ có thể sinh lời khi không bán được thiết bị mới?
Dù là mới hay cũ, bất cứ người dùng iPhone nào cũng phải tải hoặc mua app từ kho ứng dụng App Store. Sau đó là cách dịch vụ Apple Music, Apple Video, iCloud, News... danh sách vẫn còn được kéo dài khi đầu năm nay, Apple đã giới thiệu thêm dịch vụ stream game Arcade và thẻ tín dụng Apple Card.
Apple Card là vũ khí tối thượng để trói người dùng vào hệ sinh thái Apple. Ảnh: Apple. |
Với ngày càng nhiều dịch vụ, đặc biệt liên quan đến nhà ở và tài chính, Apple đang muốn trói người dùng vào hệ sinh thái của mình. Một khi đã “vào bẫy”, người dùng hầu như không thể thoát ra được, việc chuyển đổi và rất bất tiện và mất thời gian.
iPhone cũng là bước đệm để người dùng mua thêm iPad, Apple Watch và AirPods. Một khảo sát từ CNBC cho thấy có đến hai phần ba dân số Mỹ hiện nay sở hữu ít nhất một sản phẩm đến từ Apple.
Thậm chí nếu người dùng không bỏ tiền cho bất cứ phần cứng hoạt phần mềm nào khác ngoài iPhone, họ vẫn đang đóng góp một khoản doanh thu nhất định cho Apple. Google, cho ví dụ, phải trả hơn 9 tỷ đô mỗi năm chỉ để trở thành trình tìm kiếm mặc định của chúng ta. Chín tỷ, số tiền nhiều đến mức bằng GDP của cả quốc gia Haiti cộng lại.
Khi có được người dùng nghĩa là các hãng công nghệ có quyền kiểm soát thông tin khách hàng, và ở thời đại này, thông tin đồng nghĩa với tiền. Hãy nghĩ đến những hợp đồng quảng cáo, những mối lợi từ việc cung cấp thông tin khách hàng cho những công ty nghiên cứu thị trường & hành vi khách hàng,…
Apple đang thực hiện cuộc “đại cải cách” cho mình. Chiếc iPhone từ thiết bị sinh lời chính, đem lại nguồn doanh thu trực tiếp cho công ty, nay lại trở thành vật trung gian mà qua đó, Apple có thể kiếm tiền bằng những dịch vụ - tiện ích đi kèm.
Thực tế, Apple cần cả hai để tồn tại. iPhone vẫn cần những thay đổi tích cực để tiếp tục tồn tại. Nhưng trong thời gian chờ thành tựu công nghệ đáp ứng được những ý tưởng, kinh doanh dịch vụ là phương án bền vững và hiệu quả.
Quá trình này không hề dễ dàng, nhưng thực tế thị trường cho thấy những toan tính của Apple là hợp lý. Công nghệ phát triển rất nhanh chóng, smartphone đang trên đà tăng trưởng nhưng không có gì đảm bảo người dùng sẽ nâng cấp điện thoại sau mỗi 2 năm sử dụng. Apple không thể chỉ dựa vào doanh số phần cứng để tồn tại.
Chờ đón "One more thing" từ Apple trong tương lai. Ảnh: Mashable. |
Việc sử dụng một thiết bị điện thoại lâu dài cũng mang đến nhiều lợi ích cho môi trường sống xung quanh. Apple đang làm tốt công việc kéo dài thời gian sử dụng máy nhiều nhất có thể, và sau đó là tái chế, một cái kết trong mơ cho bất kỳ thiết bị điện tử nào.
Năm nay và thậm chí là năm sau, có thể những sản phẩm của Apple vẫn tương đối ở mức “dậm chân tại chỗ”. Nhưng người dùng có quyền đòi hỏi Apple phải sáng tạo hơn và đó là mong muốn chính đáng.
Từng có thời kỳ tôi bị hội chứng "sợ" quán net. Cái chốn ồn ã, mệt mỏi và đầy mùi hôi hám đó đã khiến tình yêu game của tôi bị bó buộc với cỗ máy tính chơi game ở nhà. Như một lẽ tất yếu, khoản tiền dôi dư sau khi đi làm, trang trải những khoản sinh hoạt phí thiết yếu mà lẽ ra tôi đổ vào những bữa nhậu, những bữa cafe cùng anh em bằng hữu hay ra quán net chiến game lại được tái cơ cấu trở thành một cỗ PC mà tôi dám mạnh dạn khẳng định cấu hình có thể khiến rất nhiều bạn ở đây phải cảm thấy ghen tị.
À không, tôi cũng chẳng dại gì bỏ trăm triệu mua máy khủng tản nước hoành tráng các thứ như nhiều đại gia đâu. Cũng chỉ là i5 6500, RAM 16GB, GTX 970 và một cái màn cong to tướng, mà hồi đầu mới nhìn hoa mắt đừng hỏi, nhưng dần dà... đọc báo với xem YouTube cũng thích đấy. Và thế là tôi tiếp tục đam mê game của mình với những trận DOTA 2 liên tu bất tận qua ngày đoạn tháng lắm hôm còn đi làm muộn bị sếp cạo gáy trong tình trạng mắt mũi lờ đờ. Nhưng công nhận có máy tính xịn quẩy game thích thật.
Vài tháng trôi qua, ngắn gọn mà nói thì việc ru rú ở nhà chơi game một mình mãi cũng đâm chán. Tôi có cảm giác cả ngày cứ ngồi dán mắt vào màn hình máy tính, rồi những vui buồn đều đổ vào nó hết. Thậm chí khi cáu gắt với đồng đội, tôi chỉ biết rủa xả… cái màn hình, đơn giản vì đâu có biết họ là ai và đang ở đâu. Và rồi tình yêu đối với game lại một lần nữa đưa tôi ra những phòng máy chơi game.
Nói đi nói lại, dù có được tiếp cận cái mới nhiều cỡ nào đi chăng nữa, thì những lứa game thủ già nua chúng tôi vẫn luôn luôn có một chút gì đó hoài cổ, nhớ về thời xưa cũ có thể bỏ cả học thêm để trốn ra quán net rồi hối hận khi... lỡ để xe đạp ở ngoài, cha mẹ đi qua bắt được quả tang.
Trước đây khi internet chưa trở thành tiêu chuẩn tối quan trọng cho mỗi quán game tại Việt Nam, thì mạng LAN dường như là thứ duy nhất khiến cho game thủ gắn kết tại những quán game tại nước ta trong thời gian trước đây. Những tựa game như AoE, StarCraft hay CS 1.1 đã khiến cho bao cậu bé học sinh hay sinh viên bắt đầu bước vào "sự nghiệp" chơi game cực kỳ "rực rỡ".
Rồi cả game online nữa chứ! Hóa ra, thứ níu giữ chúng tôi là trải nghiệm game. Giờ đây làm gì còn những phút giây thổn thức, hỉ nộ ái ố đủ mọi cung bậc cảm xúc cùng nhân vật trong game. Và rồi những thứ khiến chúng tôi nhớ lại quá khứ chơi game “rực rỡ” hóa ra chỉ là những game indie nhẹ nhàng hay game mobile mỗi khi đụng được vào chiếc điện thoại trong thời gian rảnh nghỉ trưa.
Quay trở lại với những game thủ hardcore, số lượng những game thủ như vậy, nói không ngoa, đã ngày một rơi rụng đi nhiều. Trên nhiều trang diễn đàn game tại Việt Nam, những topic về một tựa game hay, số lượng những game thủ bàn luận về nội dung game, cách qua một màn chơi hay khoe thành tích giờ hóa ra lại chưa là gì so với những thành viên còn lại, lên diễn đàn để… xin crack (đối với một game offline), hỏi cách sửa lỗi để chạy game, v.v…
Thôi đành, một ngày nọ không chịu nổi nữa, tôi bèn đứng dậy tắt máy, gọi mấy đứa bạn hay rủ đi uống cafe và hẹn ra quán game gần nhà. Phải khẳng định rằng, từ khi mua máy tính đến giờ tôi chưa có nổi một trận DOTA nào mỹ mãn, vui vẻ và sảng khoái như thế dù phải cầm Lion cắm mắt, 30 phút mới lên nổi cái Blink Dagger (thứ lỗi cho tôi nhé, rank trash đánh for fun thì các bạn mong chờ gì nào? Phải cầm Lion như Miracle ư? Tôi mà cầm được như gosu thì đã không phải ngày ngày đến công ty đủ 8 giờ vàng ngọc!)
Và bây giờ, khi tôi gõ ra những dòng tâm sự này, cỗ máy tính ở nhà rất có thể đang được mẹ tôi bật lên mở báo điện tử đọc, hoặc đang xem YouTube hướng dẫn dạy nấu ăn. Một cỗ máy mấy chục triệu chỉ để phục vụ những nhu cầu mà một cái iPad hạng xoàng cũng đáp ứng được. Nhưng tôi không hối tiếc. Nó vẫn sẽ ở đấy, nhưng không để chơi game, vì tôi vẫn sẽ ra quán net ngồi cùng bạn bè mà thôi.
Theo GameK
" alt=""/>Ai cũng đua nhau mua PC khủng, nhưng còn lâu quán net ở Việt Nam mới hết thời!Konami có vẻ như đang áp dụng lại lối chơi của MGS3 cho Metal Gear Survive , tựa game online sinh tồn mới toanh đang cho game thủ thử nghiệm miễn phí trên PS4 và Xbox One. Cách chơi này đã biến mất trong những phiên bản Metal Gear Solid sau này như Guns of the Patriots, Peace Walker hay The Phantom Pain. Chính hệ thống Survival Viewer với thức ăn, vũ khí, nhu yếu phẩm được làm lại hoàn toàn để hợp thời hơn là thứ níu chân game thủ ở lại với Metal Gear Survive chứ không gì khác.
Ngay gần base camp của tôi trong game là một bức tường bụi độc khổng lồ của thế giới Dite song song với trái đất, nơi người chơi bị đày xuống đó sau khi phát hiện ra bị nhiễm một loại ký sinh bí ẩn, thứ khiến cho những hình nhân dị dạng với mảnh tinh thạch trên đầu tồn tại và lảng vảng khắp nơi xung quanh. Nếu đặt chân vào đó mà không có bình oxy, tôi sẽ game over ngay lập tức.
Đến đây thì cái sự hèn trong tôi mách bảo, ngoài này nắng đẹp hơn, ở nhà săn thú nấu ăn cho đỡ drama. Nhưng bên trong bức tường bụi độc đó, là những điều bí ẩn ai cũng muốn khám phá, những vật phẩm và công thức chế đồ đạc, vũ khí mới. Cứ 10 game sinh tồn, thì hầu hết đều cố gắng tạo ra một thứ gì đó kích thích game thủ phải xách ba lô lên mà đi, khám phá những nơi hiểm nguy nhưng đầy hứa hẹn. Metal Gear Survive, những phút đầu tiên cũng cố gắng làm điều tương tự để thôi thúc người chơi khám phá thế giới kỳ quái này.
Thông thường trong những tựa game sinh tồn, bạn sẽ chỉ cần để ý tới máu và stamina để hoạt động hiệu quả trong game. Điều này có nghĩa là bạn chỉ cần đi kiếm đủ thức ăn là sống khỏe. Nhưng trong Metal Gear Survive mọi thứ không đơn giản như vậy. Săn được một con thú làm thịt, bạn sẽ phải nấu chín nó. Làm hỏng vũ khí, bạn sẽ phải sửa hoặc đúc ra một cái mới. Lấy được nước uống, bạn sẽ phải lọc trước khi uống nếu không muốn đang chiến đấu thì lăn ra… đau bụng.
Cảm giác bị cô lập, nguy hiểm rình rập khắp mọi nơi cũng quay trở lại trong Metal Gear Survive. Bạn bị thương? Tự bật menu lên để cầm máu hoặc uống thuốc. Hết đạn? Tự vào bàn tạo ra vật phẩm mới. Không có khái niệm loot vũ khí trong game này, và bạn sẽ chỉ tìm được những nguyên vật liệu thô, còn lại đều phải “chế biến” mới có thể sử dụng.
Quan trọng hơn cả, bên trong thế giới Dite là những người bị biến đổi, trở thành những "Wanderers" cực đông và hung hãn. Để chống lại đám zombie hung hãn, bạn sẽ có thể chế tạo rất nhiều loại vũ khí, đạn dược, hàng rào, bom lửa… Mọi thứ cho phép bạn chiến đấu hoặc cầm chân những con quái vật đủ loại. Có loại chỉ biết chạy đến phía bạn để cào cấu, nhưng lại có loại hạ gục xong sẽ phát nổ, và bạn sẽ phải dùng chính trí khôn của mình để vượt qua tất cả những thử thách mà game đưa ra.
Cùng lúc, bạn phải đối mặt với cả hai vấn đề, tránh né hay chiến đấu một cách hiệu quả nhất đám Wanderer để khai thác nguồn tài nguyên Kuban quý giá chỉ có ở đây, nhưng cùng với đó là phải để ý tới những chỉ số sức khỏe của cá nhân, từ đói, khát đến stamina khi di chuyển và chiến đấu. Nghe có vẻ vô cùng ấn tượng nếu là một tựa game sinh tồn, thế nhưng tiếc một điều là, Metal Gear Survive làm chưa đến nơi đến chốn.
Có lẽ điểm cộng lớn nhất của game chính là hai thứ: Cơ chế craft đồ có chiều sâu, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chiến đấu của nhân vật trong game, và bầu không khí bên trong thế giới Dite ảm đạm và đầy nguy hiểm. Cảm giác bị cô lập, nguy hiểm rình rập khắp mọi nơi cũng quay trở lại trong Metal Gear Survive. Bạn bị thương? Tự bật menu lên để cầm máu hoặc uống thuốc. Hết đạn? Tự vào bàn tạo ra vật phẩm mới. Không có khái niệm loot vũ khí trong game này, và bạn sẽ chỉ tìm được những nguyên vật liệu thô, còn lại đều phải “chế biến” mới có thể sử dụng.
Còn lại, từ cốt truyện cho đến gameplay, Metal Gear Survive trông giống như một miếng vải chắp vá từ nhiều miếng khác, sử dụng tài nguyên và mô hình nhân vật của chính Metal Gear Solid V: The Phantom Pain (dù sao thì cũng là tài sản của Konami, dùng ra sao là quyền của họ). Chính vì thế trông Metal Gear Survive chẳng có chút cá tính nào hết.
Chưa kể, dù bầu không khí của thế giới game ấn tượng, nhưng cái cách mà Konami tạo ra thế giới đó lại quá lười nhác. Nếu có cơ hội vào game, bạn sẽ thấy nó chẳng giống PUBG, chẳng giống Hunt Showdown, lại càng không thể so bì được với ARK với vẻ đẹp muôn màu. Xung quanh là cát, cát, cát và cát, thi thoảng điểm xuyết ít núi non và những công trình đổ nát khắp mọi nơi. Bạn chỉ có vài việc đơn giản là chiến đấu chống lại đám zombie, và nhặt nhạnh những món đồ bị hút vào thế giới này thông qua wormhole, chẳng khác gì ve chai cả.
Trong khi đó, vẫn giữ công thức cũ của một tựa game sinh tồn, bạn sẽ bắt đầu với những trang bị tầm thường, và sẽ phải tự bươn chải để tạo ra những món vũ khí đáng sợ hơn, căn cứ vững chắc hơn, an toàn hơn... Thế nhưng chính bản thân nhân vật mà bạn điều khiển lại sớm tạo ra cảm giác mệt mỏi nhàm chán, đơn giản vì bạn không điều khiển Big Boss, gã chiến binh siêu hạng, mà chỉ là lính tráng dưới trướng của gã mà thôi. Cảm giác cứ đi loanh quanh đập vài lần mới vỡ một chiếc bàn gỗ hay thùng phuy để lấy nguyên vật liệu craft đồ thực sự không vui tẹo nào.
Dù có được một chút ít cá tính riêng ở gameplay, thế nhưng tựa game đúng phong cách "chắp vá" của Konami lại không thể phát huy được sự hứa hẹn từng có trước đây ở phiên bản beta. Thế giới thì thiếu sức sống và cuốn hút, chiến đấu nhai đi nhai lại, AI thì cũng chẳng thông minh, giao diện thì cái này chồng lấn lên cái kia, ấy là chưa kể câu chuyện hút máu game thủ, bắt chúng ta bỏ 10 USD để mở khóa nhân vật mới nữa chứ.
Có người nói rằng, Metal Gear Survive cùng lúc đánh dấu sự tái sinh cũng như cái chết của cả dòng game hành động bí mật huyền thoại. Là một fan của Metal Gear, tôi không muốn tin điều đó chút nào, thế nhưng điều đó, qua nhiều ngày trời cố gắng nán lại với game, tôi đã phần nào nhận ra là có lý.
Theo GameK
" alt=""/>Đánh giá Metal Gear Survive: Bình mới, nhưng tiếc nỗi rượu thì... chẳng ngon tẹo nào