Ăn rau sống chưa được rửa kỹ là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể nhiễm giun sán. Ảnh minh họa: Hoàng LinhNgoài nguyên nhân do ký sinh trùng (sán trong đó có lá gan lớn, giun), áp xe gan còn có thể do vi khuẩn, do amip, do nấm… Nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng, bệnh nhân thường sốt và đau kéo dài, có thể dẫn đến suy kiệt. Ngoài ra, ổ áp xe cũng có thể vỡ vào ổ bụng, gây biến chứng nặng.
Bệnh áp xe gan có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như: thai phụ, người lớn tuổi có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, ổ áp xe lớn dọa vỡ,… có thể gây khó khăn, phức tạp cho điều trị.
Theo các bác sĩ, việc phòng bệnh áp xe gan quan trọng nhất là chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường. Người dân cần chú ý thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn các loại thức ăn sống như nem, gỏi, tiết canh...
Ngoài ra, không ăn rau sống chưa được rửa sạch, nhất là không nên ăn rau thủy canh sống như: Rau cần, rau muống dưới nước, rau ngổ dưới nước…; Không uống nước không bảo đảm vệ sinh và chưa được đun sôi như nước lã, nước sông, hồ, suối. Cùng với đó, luôn tuân thủ quá trình chế biến thực phẩm bảo đảm vệ sinh sạch sẽ. Không được dùng phân tươi bón rau.
Cần rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn. Khi có dấu hiệu bất thường (sốt cao, rét run, đau tức vùng hạ sườn phải, ấn đau kẽ sườn…), nghi ngờ áp xe gan cần đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, tin cậy để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Hoàng Linh
Lý do khiến người đàn ông hơn 40 tuổi bị ung thư gan mất cơ hội điều trị khỏiSau khi giảm 6kg kèm theo đau bụng âm ỉ, nam bệnh nhân đến viện kiểm tra sức khỏe thì được chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn cuối." alt=""/>Nguy cơ tổn thương lá gan do ăn uống không bảo đảm vệ sinh