Nhận định, soi kèo Sri Pahang vs Kedah, 20h00 ngày 8/4: Không còn tham vọng


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Nữ Đan Mạch vs Nữ Italia, 23h00 ngày 8/4: Cửa dưới sáng -
'Tuyệt chiêu' chống tráo đổi hàng của các doanh nghiệp bưu chính lớnThương mại điện tử phát triển rất mạnh đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu chuyển phát các đơn hàng.
Với hàng hóa có giá trị, về mặt quản lý, Viettel Post đã đưa ra quy trình rất rõ ràng. Giả sử với sản phẩm, hàng hóa là điện thoại thì yêu cầu bắt buộc phải mở kiểm và khách hàng phải tạo đơn trên app ViettelPost, có chụp ảnh sản phẩm trước khi gửi đi. Và nếu sản phẩm có series, IMEI thì phải chụp cả số series và IMEI. Sau đó nhân viên Viettel đến tiếp nhận sẽ kiểm tra thông tin rồi mới nhận hàng và đóng gói lại.
“Chính vì quy trình dài như thế nên nhiều khách hàng gửi đôi lúc rất khó chịu vì phải ngồi chờ lâu, ở nhà đã đóng gói đẹp, ra bưu cục lại phải mở tung ra để kiểm hàng dưới camera. Nhưng quy trình phải như vậy mới đảm bảo an toàn bưu gửi cho chính người gửi”, ông Sơn nói.
Sau khi đóng gói, nhân viên Viettel Post sẽ dán tem niêm phong (tem vỡ) rồi dán băng dính, túi seal dán dùng 1 lần (túi trong suốt, có thể nhìn được hàng bên trong) để dễ phát hiện nếu có tráo đổi.
Đó là quy trình ở đầu nhận hàng. Khi nhân viên Viettel Post đến đầu trung chuyển hoặc đầu phát hàng thì tất cả hàng giá trị cao đều bàn giao riêng cho lái xe, đóng tải riêng, chia chọn ở khu vực riêng được giám sát bằng camera.Đến đầu phát, nhân viên được cảnh báo trước trên hệ thống app, sau khi phân công sẽ nhìn thấy hàng giá trị cao. Khi phát sẽ yêu cầu người nhận phải mở ra để đồng kiểm. Nếu có vấn đề thì xử lý ngay lúc phát hàng, tránh tình trạng về rồi mới quay lại tranh cãi với khách hàng khi có sự cố.
Để tránh tình trạng shipper biết nội dung hàng, nảy sinh lòng tham rồi tráo đổi hàng, trên phiếu gửi hàng dán trên hàng hóa sẽ cơ bản không hiển thị nội dung, chỉ trên hệ thống mới biết hàng đó là gì, giá trị bao nhiêu.
Tại quầy giao dịch của Bưu điện Việt Nam, nhân viên kiểm tra kỹ hàng trước khi gói bọc và tính cước. Cũng giống như Viettel Post, để giảm thiểu rủi ro trong quá trình chuyển phát hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại vào các quy trình nghiệp vụ của mình.
“Bưu điện Việt Nam đã ứng dụng dây chuyền chia chọn tự động. Việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa cũng từng bước tự động hóa để vừa giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trực tiếp của người lao động với bưu gửi, vừa đảm bảo chất lượng bưu gửi, rút ngắn thời gian giao hàng. Công tác kiểm tra, giám sát trong tất cả các khâu chấp nhận, vận chuyển, chuyển phát cũng luôn được thực hiện chặt chẽ bằng các biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu và hệ thống camera giám sát, các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại”, bà Bùi Thị Thu Hằng, Phó Trưởng Ban Dịch vụ Bưu chính Vietnam Post khẳng định với phóng viên VietNamNet.
“Trong trường hợp hàng hóa bị thất lạc hoặc suy suyển, Bưu điện Việt Nam sẽ nhanh chóng kiểm tra, làm rõ nguyên nhân để đưa ra các giải pháp xử lý tối ưu nhất, ưu tiên quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Khách hàng sẽ được đền bù theo đúng quy định, đúng giá trị khách hàng đã khai báo trên vận đơn”, bà Hằng nhấn mạnh.
Quy trình chặt chẽ để đảm bảo an toàn bưu gửi
Điểm chung của các doanh nghiệp bưu chính - chuyển phát lớn, có uy tín, thương hiệu lâu năm, đó là đều triển khai quy trình chặt chẽ để đảm bảo an toàn bưu gửi.
Khi ban hành các quy định nghiệp vụ chuyển phát, Bưu điện Việt Nam đã hướng dẫn rất kỹ đối với các đơn vị, đặc biệt là các giao dịch viên, về việc khi chấp nhận bưu gửi phải kiểm tra kỹ nội dung hàng hóa, hướng dẫn khách hàng khai báo đầy đủ các thông tin về loại hàng hóa, giá trị hàng, cùng các thông tin liên quan khác. Sau đó mới thực hiện gói bọc và tính cước.
Riêng đối với hàng hóa có giá trị cao như điện thoại, máy ảnh, máy tính…, bên cạnh các yêu cầu về gói bọc đảm bảo an toàn, các giao dịch viên sẽ hướng dẫn khách hàng khai đầy đủ giá trị của hàng hóa.
Cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát các khâu, các quy trình nghiệp vụ chuyển phát để tránh rủi ro về an toàn bưu gửi. Để giảm thiểu tối đa mọi rủi ro, bên cạnh việc thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, cập nhật các thông tin mới nhất về các quy định, hướng dẫn cách nhận biết các loại hàng hóa, nhất là hàng giá trị cao, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…, Bưu điện Việt Nam cũng tăng cường công tác kiểm tra giám sát đột xuất và định kỳ, kiểm soát chặt chẽ tại tất cả các công đoạn, đồng thời thường xuyên cải tiến quy trình tổ chức sản xuất, tối ưu hóa các công đoạn sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng bưu gửi cao nhất.
“Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình, Bưu điện Việt Nam rất mong khách hàng khi gửi hàng hóa, khai đúng, khai đủ, chính xác các thông tin trong vận đơn, đặc biệt là giá trị thực của hàng hóa khi gửi. Đây sẽ là sở cứ quan trọng để đảm bảo việc đền bù đúng quy định khi có sự cố đáng tiếc xảy ra”, bà Hằng bày tỏ.
Quy trình chặt chẽ như thế, nhưng trên thực tế, nhiều khi nhân viên bưu chính - chuyển phát lại bị khách hàng lừa.
Đề cập tới về vấn đề này, ông Đinh Thanh Sơn kể: “Hàng giá trị cao nhưng khách hàng lại không khai báo là hàng giá trị cao hoặc khai báo sai (ví dụ gửi iPhone nhưng lại khai báo là ốp điện thoại). Vì mình không biết hàng giá trị cao nên có thể dẫn tới tình huống bị mất hàng. Trước kia Viettel Post cũng đã xảy ra một vài trường hợp như vậy. Chúng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân xem sai sót ở khâu nào. Tất cả các khâu đều có camera giám sát nên có thể lần vết từ đầu một cách dễ dàng”.
Phó Tổng Giám đốc Viettel Post khẳng định: Tất cả các trường hợp rủi ro đã xảy ra thì Viettel Post đều đã kiểm tra lại theo quy trình nội bộ, khâu nào sai thì khâu đó chịu trách nhiệm. Viettel Post có Trung tâm dịch vụ khách hàng, sẽ chịu trách nhiệm xử lý. Nếu xác định đúng là do lỗi của Viettel Post thì sẽ đền cho khách hàng trước, xử lý nội bộ sau. Còn nếu xác định nguyên nhân có thể do khách hàng lừa mình thì sẽ trao đổi rõ hơn với khách hàng.
“Vừa rồi Viettel Post đã phát hiện nhiều khách hàng cố tình lừa đảo, vào gửi hàng hóa, lợi dụng lúc đông khách, giục nhân viên gửi nhanh không cần kiểm. Nhân viên cả nể nên nhận hàng, sau lại bị khiếu nại. Chúng tôi bắt buộc phải dựa trên camera để kiểm soát và báo cơ quan công an để xử lý”, ông Sơn kể lại tình huống đã từng xảy ra với Viettel Post.
Bình Minh
"Hô biến" iPhone thành cục đá: Có thể bị phạt tù
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt hành chính hoặc cải tạo không giam giữ, thậm chí phạt tù.
"> -
Khi phát hiện bị ung thư tuyến tiền liệt, thay vì bay về quê hương chữa bệnh, bác sĩ người Nhật Hitomi Shimada lựa chọn ở lại Việt Nam điều trị. Ca phẫu thuật robot thành công tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) đã “thổi bay” khối u tuyến tiền liệt, giúp bác sĩ Shimada bình phục hoàn toàn. BS Nhật thoát ung thư tiền liệt tuyến nhờ robot phẫu thuậtChữa ung thư nhờ phẫu thuật robot
Đã 3 năm nay, bác sĩ Đông y Hitomi Shimada (72 tuổi, người Nhật) thường xuyên đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, với vai trò….người bệnh.
Năm 2015 ông được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt chưa di căn. Là bác sĩ, ông hiểu rất rõ căn bệnh của mình. Với tư vấn từ BS Hoàng Thọ - bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City), ông Shimada bắt đầu quá trình điều trị bằng uống thuốc nội tiết tố, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng - sinh hoạt, với kỳ vọng ức chế sự phát triển của khối u. Mỗi tháng thăm khám, ông đều cẩn thận ghi lại mọi chỉ số, lập thành bảng theo dõi rất chặt chẽ.
Từ đầu năm 2018 đến nay, sau khi được bóc tách khối u bằng phẫu thuật robot tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, sức khỏe của ông Shimada tiến triển vượt bậc, da dẻ hồng hào, các chỉ số trở về dần mức bình thường. Do đó, lịch ghi chép của ông thưa hơn, ông cũng có nhiều thời gian dành cho đam mê viết sách, nghiên cứu của mình.
Bác sĩ Đông y Hitomi Shimada (72 tuổi, người Nhật) đã chọn Vinmec để phẫu thuật robot điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Ca mổ tháng 1/2018 cho ông Shimada là phẫu thuật robot điều trị ung thư tuyến tiền liệt đầu tiên tại Vinmec. Bệnh nhân tuổi cao, sức khỏe yếu luôn là trở ngại chính với hầu hết các các trường hợp ung thư tuyến tuyền liệt.
Với ông Hitomi Shimada, khối u của bệnh nhân ở đầu giai đoạn 3, chưa di căn, nhưng đã xâm lấn vào túi tinh, chỉ số ung thư tuyến tiền liệt (PSA) tăng cao. Do đó, ca mổ này còn khó hơn. Bởi tuyến tiền liệt nằm rất sâu trong khung chậu, thao tác của bác sĩ bị bó hẹp, ca mổ mất nhiều thời gian, bệnh nhân mất nhiều máu, nguy cơ rò tiểu, hẹp niệu đạo, tiểu không kiểm soát… rất cao.
“Đây là lúc cần phải can thiệp ngay, nếu để muộn hơn, khối u sẽ phát triển nhanh, di căn sang các bộ phận khác, không còn có khả năng phẫu thuật được nữa. Do đó, phẫu thuật robot là lựa chọn tối ưu để có thể điều trị triệt để bệnh cho ông Shimada. Cánh tay robot nhỏ gọn, có thể xoay 540 độ linh hoạt, dễ dàng lách vào những vùng rất sâu bên chậu hông. Điều đó giúp thao tác chính xác tới từng milimet, tránh tổn thương tới mạch máu, thần kinh, tránh làm tổn thương đại tràng hoặc niệu quản… mọi thao tác vì thế mà chính xác, an toàn hơn”, BS Hoàng Thọ chia sẻ.
Ông Shimada đã trải qua ca đại phẫu bằng robot nhẹ nhàng. Các vết mổ chỉ 1cm, được chăm sóc chu đáo nên sau 1 ngày, ông đã ăn uống trở lại, 2 ngày đã có thể vận động nhẹ nhàng và xuất viện sau 4 ngày. Mỗi khi được hỏi thăm tình hình sức khỏe, ông Shimida đều phấn chấn đáp lời: “Tôi rất khỏe, không đau”.
Hiện tại, bác sĩ Shimada đã hoàn toàn bình phục sức khỏe, trở lại công việc giảng dạy và nghiên cứu của mình tại Nhật. Tỷ lệ thành công lên đến 95%
Từ Nhật Bản, ông Shimada vẫn thường xuyên trao đổi với bác sĩ Vinmec, chia sẻ những niềm vui khi ông có đủ sức khỏe để theo đuổi những dự định của mình sau khi được mổ robot chữa ung thư: “Thật hạnh phúc là tôi lại có thể vẽ, viết sách, và lại có thể đi khắp nơi để sưu tầm, học hỏi các bài thuốc chữa bệnh đông y như trước”.
Ông Shimada là một trong gần 30 trường hợp bệnh nhân phẫu thuật robot tại Vinmec trong thời gian qua. Phẫu thuật robot đã được triển khai tại nhiều bệnh viện lớn trên thế giới và đang dần trở thành xu hướng phẫu thuật trên thế giới.
Với cấu trúc tinh vi, phẫu thuật robot có thể xâm nhập những vị trí khó tiếp cận, giải quyết được các hạn chế của phẫu thuật truyền thống, đạt hiệu quả rất cao khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt, tiêu hóa, tiết niệu – sinh dục và nhiều bệnh phụ khoa…. Để đạt hiệu quả phẫu thuật tối ưu, Bệnh viện Vinmec Times City đã trang bị Robot Da Vinci sản xuất tại Hoa Kỳ có cấu trúc tinh vi, hiện đại. Robot có 4 cánh tay mô phỏng gần như hoàn hảo các động tác bàn tay con người nhưng góc độ quay có thể gấp đôi lên tới gần 540 độ quay. Robot triệt tiêu được những cử động run tay, giật lắc, đáp ứng nhu cầu phẫu thuật và vi phẫu cần độ chính xác cao. Ống kính 3D phóng đại được những vị trí mổ lên 10 lần. Nhờ đặc tính này, robot phẫu thuật có thể xâm nhập những vị trí khó tiếp cận, “hóa giải” các hạn chế của phẫu thuật truyền thống, đặc biệt đạt hiệu quả rất cao khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt, tiêu hóa, tiết niệu - sinh dục và nhiều bệnh phụ khoa….
Đến nay Vinmec đã phẫu thuật thành công các bệnh lý tiêu hóa, tiết niệu - sinh dục, phụ khoa với tỉ lệ thành công lên tới 95%. Trung tâm phẫu thuật robot là một trong nhiều bước đi của Hệ thống y tế Vinmec, nhằm đưa Vinmec Times City trở thành một Trung tâm ngoại khoa hiện đại và toàn diện hàng đầu tại Việt Nam. Vinmec đang kết hợp thành công điều trị ngoại khoa truyền thống (mổ hở) và công nghệ cao (mổ nội soi, mổ robot…), giúp điều trị hiệu quả những bệnh lý phức tạp.
Minh Tuấn
"> -
Hậu trường định giá bán ô tô tại Việt NamToyota Vios thế hệ mới dù có giá bán cao hơn bản cũ nhưng vẫn đang thành công về doanh số
Định giá quyết định sự thành bại của một mẫu xe
Tâm sự với PV, lãnh đạo một hãng ô tô lớn tại Việt Nam cho biết, việc định giá một mẫu ô tô mới trước khi ra mắt thị trường là yếu tố quyết định sự thành công của sản phẩm. Chính vì thế, các hãng xe đều có một ban định giá riêng và được đánh giá cao.
Yếu tố “giá” rất quan trọng nên sau khi được chốt, thông tin về mức giá được bảo mật nghiêm ngặt, ngay cả những nhân sự cấp cao của hãng cũng không biết cho đến khi chính thức được công bố. Chỉ khi đó các đại lý mới có căn cứ để chốt các hợp đồng với khách hàng.
Theo tìm hiểu, giá bán của một chiếc xe không đơn thuần dựa trên các loại chi phí sản xuất, bán hàng, thuế phí, lợi nhuận… mà còn phải phù hợp với chiến lược cũng như thị trường. Thực tế, không cứ là mẫu xe có giá bán thấp sẽ có doanh số tốt hay mẫu xe có giá bán cao sẽ bán chậm. Có nhiều trường hợp nhờ định giá đúng và trúng tâm lý của khách hàng nên dù giá tăng vài chục triệu đồng nhưng doanh số vẫn rất tốt.
Như trường hợp của mẫu xe Toyota Vios thế hệ mới được Toyota Việt Nam (TMV) giới thiệu hồi tháng 8 năm ngoái. Ở thế hệ mới, Toyota Vios cao hơn bản cũ từ 18 - 20 triệu đồng (từ 531 - 606 triệu đồng). Khi công bố giá, nhiều người đã vội vàng cho rằng, mẫu xe này sẽ khó giữ ngôi vương doanh số khi giá cao hơn các đối thủ như: Hyundai Accent (có giá bán từ 425 - 540 triệu đồng), Honda City (559 - 599 triệu đồng) hay Mitsubishi Attrage (375,5 - 475,5 triệu đồng)… Nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại khi mẫu xe này luôn đứng ở vị trí bán chạy nhất thị trường.
Ngược lại, cũng có những mẫu xe do định giá thấp nhằm thu hút người mua đến nỗi cung không đủ cầu, khan hàng tại đại lý và khách hàng phải chờ đợi, thậm chí chấp nhận mua thêm phụ kiện để được nhận xe sớm khiến giá xe thực tế đến tay người tiêu dùng không hề rẻ. Thậm chí, khi đó khách hàng có tâm lý chờ xe giảm giá tiếp mới mua.
Trường hợp Honda CR-V nhập khẩu là một ví dụ, kể từ khi công bố giá bán sau khi thuế nhập khẩu đối với ô tô ASEAN về 0%, đến nay Honda Việt Nam đã có tới 3 lần điều chỉnh giá bán đối với mẫu xe này. Gần đây nhất, giá bán Honda CR-V đã tăng so với hồi đầu năm từ 10 - 25 triệu đồng tùy từng phiên bản. Tuy tăng giá liên tục nhưng Honda CR-V ngày càng bán chạy.
Toyota Vios thế hệ mới dù có giá bán cao hơn bản cũ nhưng vẫn đang thành công về doanh số Định giá ô tô theo nguyên tắc nào?
Một chuyên gia về ô tô tại Việt Nam cho hay, việc cơ cấu giá xe hay đưa ra giá bán một mẫu ô tô mới cực kỳ phức tạp, phải tính đến các yếu tố như: Chi phí sản xuất, nhân công, khấu hao rồi vòng đời xe, đối tượng khách hàng, nhu cầu thị trường… Mỗi hãng xe sẽ lại có một phương pháp để tính giá xe khác nhau.
Lãnh đạo một hãng xe chia sẻ, trước đây có một hãng xe hạ giá rất đều đặn, cứ 2 tuần 1 tháng lại có kích cầu nhưng càng kích cầu càng khó bán bởi khách hàng nghĩ, cứ giảm liên tục như thế chắc về sau còn giảm tiếp nên cứ chờ. Nhưng khi giá quay trở lại mức cũ, không giảm giá nữa thì khách hàng đổ xô đi mua. Nên việc làm giá xe phải là người rất có kinh nghiệm thị trường, đọc được vị của khách hàng.
Vị này nói thêm: “Định giá xe có rất nhiều nguyên tắc nhưng nguyên tắc số một là phải bán được với sản lượng bao nhiêu. Chẳng hạn nếu định bán 500 xe/tháng thì giá là 10 nhưng nếu bán 1.000 xe/tháng thì giá chỉ là 7 thôi chẳng hạn. Nhưng, tất nhiên ở mức không để bị lỗ.
Thực ra trong việc làm giá xe có nguyên tắc là co giãn cầu cung giá. Giả sử điều chỉnh 1% thì cầu sẽ thay đổi bao nhiêu %. Ban làm giá của hãng xe sẽ phải nghiên cứu rất kỹ, phân khúc khách hàng như thế nào. Ví dụ, với đối tượng khách hàng có tiền, nếu đắt thêm 10% thì họ vẫn mua, mức co giãn không đáng kể, giá tăng lên bao nhiêu vẫn mua từng ấy mà giá hạ đi vẫn mua từng ấy. Có khi giá tăng vọt hẳn lên, lãi dày nhưng khách hàng vẫn mua. Tuy nhiên, cũng có mẫu xe, phân khúc khách hàng chỉ cần chỉnh giá tăng lên chút là khách hàng đổ xô đi tìm mẫu xe khác…”.
“Có những đợt hãng làm giá không chuẩn, tưởng bán ít nhưng hoá ra lại bán nhiều. Tưởng giá cao nhưng người ta lại mua nhiều. Nguyên nhân được xác định là do “đọc sai” đối tượng khách hàng và độ nhạy về giá. Mua nhiều thì lại không có hàng cung cấp, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, khách lại tưởng găm hàng”, nhân viên kinh doanh của một hãng xe chia sẻ.
Để định giá một mẫu xe mới, Giám đốc một công ty chuyên về nhập khẩu các loại ô tô tại Việt Nam cho biết, nguyên tắc cơ bản của việc tính giá một chiếc ô tô là giá gốc (giá xuất xưởng và thuế nhập khẩu nếu có) cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt và lợi nhuận, thuế giá trị gia tăng thì ra giá xe bán ra. Tuy nhiên, mỗi hãng xe sẽ đều có kế hoạch riêng.
“Ví dụ, một chiếc xe có giá trị xuất xưởng là 1 tỷ đồng, cộng tất cả các loại thuế phí khoảng 500 triệu đồng là 1,5 tỷ đồng. Đây vẫn là giá trị của xe nhưng để họ bán theo kế hoạch trong vòng 5 năm với tổng doanh số 100 nghìn chiếc xe thì còn phải tính chi phí quản lý của số xe này trong 5 năm. Sau đó cộng thêm chi phí quản lý này vào 1,5 tỷ đồng và lợi nhuận mới định giá xe bán ra thị trường. Nhưng nếu xác định 5 năm chỉ bán được khoảng 1 nghìn xe thì chi phí quản lý sẽ tương đối lớn. Hiểu nôm na là số xe xác định bán ra trong vòng đời mẫu xe này được hãng xác định sẽ bán tại Việt Nam càng nhiều, thì chi phí quản lý càng thấp và ngược lại. Một đời xe thông thường sẽ phải tính có thời gian bán ra từ ít nhất 3 - 5 năm”, vị giám đốc này chia sẻ.
Theo Báo Giao Thông
Dân Hưng Yên chơi Renault Dauphine đời 1956 định giá 400 triệu
Chiếc Renault Dauphine giá rẻ từng một thời lăn bánh ngang dọc Sài Gòn xưa nay tưởng như chỉ còn dĩ vãng, vẫn được người giới chơi xe săn tìm với giá đắt hơn cả chiếc Kia Morning đời mới.
">