您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Bremen vs St. Pauli, 22h30 ngày 27/4: Tiếp đà thăng hoa
NEWS2025-04-30 22:50:07【Kinh doanh】2人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 27/04/2025 09:06 Đức lịch vạn sự 2024lịch vạn sự 2024、、
很赞哦!(81)
相关文章
- Mua máy tính Dell được trợ giá 2 triệu đồng
- Thi THPT quốc gia 2017: Học sinh, giáo viên vất vả thích ứng đổi mới thi cử
- Thảo Vân, Trà My, Xuân Nghĩa mang âm nhạc tới bệnh viện
- Nữ diễn viên gây khó chịu vì liên tục khoác tay cầu thủ Ronaldo
- Nhận định, soi kèo Lens vs Auxerre, 22h15 ngày 27/4: Nỗ lực bám đuổi Top 6
- Tuổi trẻ Điện Bàn hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến
- Vợ NSND Công Lý chia sẻ chuyện chăm chồng ở viện
- Angelababy bị chỉ trích vì xem concert Blackpink: Đừng hạ thấp giá trị dân tộc!
- Nhận định, soi kèo Spartak Moscow vs CSKA Moscow, 23h30 ngày 26/4: Làm khó chủ nhà
- Trả học sinh lớp 6 về lớp 1 vì không biết đọc, biết viết
热门文章
站长推荐
">
iPhone giá kỷ lục: 178.000 USD!
Meta dự định xây trung tâm dữ liệu mới tại thành phố Talavera de la Reina, Tây Ban Nha. (Ảnh: Bloomberg) Chúng ta thường nghĩ về Internet như một thứ phi vật chất, song các website tồn tại trong thế giới thực dưới hình thức loạt máy chủ không bao giờ tắt, lấp đầy các trung tâm dữ liệu. Trong khi đó, data centre cần được làm mát để không bị gặp lỗi kỹ thuật.
Các công ty vận hành như Amazon, Google, Meta, Microsoft dùng nhiều hệ thống để làm mát trung tâm dữ liệu. Loại tiết kiệm năng lượng nhất như tháp làm mát về cơ bản làm bay hơi nước để làm lạnh không khí lưu thông trong các tòa nhà.
Khi hạn hán lan rộng khắp thế giới, cuộc chiến nguồn nước giữa các đơn vị vận hành data centre và cộng đồng lân cận đã nổi lên tại những nơi như Chile, Uruguay, Mỹ. Tại phía Bắc Hà Lan, công chúng bùng nổ phẫn nộ vào năm 2022 khi một hãng tin địa phương đưa tin một khu phức hợp trung tâm dữ liệu Microsoft tiêu thụ nước gấp 4 lần so với con số công ty tiết lộ trước đó.
Một số nơi mát mẻ hơn như Ireland, Hà Lan đã cấm phát triển trung tâm dữ liệu mới vì lo ngại tiêu thụ năng lượng, buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm địa điểm xa hơn. Họ chuyển sang những nơi có lượng nước dồi dào như Na-uy nhưng cũng để mắt đến các nơi khô hạn như Italy và Tây Ban Nha vì năng lượng rẻ hơn.
Từ trước đến nay, trung tâm dữ liệu thường bị “soi” vì lượng tiêu thụ điện và ít người để ý đến lượng nước tiêu thụ. Khảo sát năm 2022 của hãng tư vấn Uptime Institute cho thấy, chỉ 39% data centre theo dõi lượng nước sử dụng, giảm 12% so với năm 2021.
Trước đây, các hãng công nghệ từ chối tiết lộ thông tin về mức tiêu thụ năng lượng và nước của từng data centre vì tuyên bố đây là bí mật thương mại. Vài năm qua, Google, Meta, Microsoft bắt đầu cung cấp thông tin về tổng lượng nước nhưng không tách bạch ra từng bộ phận hay sử dụng các phép đo tiêu chuẩn.
Hãng nghiên cứu Bluefield ước tính data centre sử dụng hơn 1 tỷ lít nước mỗi ngày, bao gồm nước dùng trong sản xuất năng lượng.
Chính phủ toàn cầu đang yêu cầu nhiều thông tin hơn. Từ tháng 3/2024, Ủy ban Châu Âu yêu cầu các đơn vị vận hành công khai báo cáo việc sử dụng nước và năng lượng. Tại Anh, công ty nước Thames Water đang điều tra lượng nước mà các data centre đang dùng tại London và có thể điều chỉnh cách tính giá đối với các doanh nghiệp này.
Dù vậy, theo John Hernon, người đứng đầu cuộc điều tra, đây không phải việc dễ dàng vì các đơn vị vận hành thường dùng công ty vỏ bọc để xin phép lập kế hoạch. Nhìn từ bên ngoài, trung tâm dữ liệu nhìn giống với bất kỳ nhà kho hay nhà máy lớn nào.
Các công ty cho rằng, trung tâm dữ liệu ngày sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, song mức tăng trong nhu cầu năng lực điện toán nói chung vượt xa năng lượng tiết kiệm được. Cuộc đua phát triển mô hình ngôn ngữ lớn trong trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đã tạo ra nhu cầu đối với bộ xử lý mạnh mẽ. Những con chip này tỏa nhiệt nhiều hơn chip thông thường, do đó, công ty cần phải tư duy lại về hệ thống làm mát, theo Colm Shorten, chuyên gia về data centre của hãng đầu tư bất động sản JLL.
Tiến sỹ Shaolei Ren đến từ Đại học California đã tiến hành nghiên cứu và ước tính đào tạo mô hình GPT-3 tại các trung tâm dữ liệu Mỹ của Microsoft trực tiếp tiêu thụ 700.000 lít nước mỗi tháng, chưa bao gồm lượng nước gián tiếp dùng để sản xuất điện. Mỗi đoạn hội thoại ngắn từ 20 đến 50 câu hỏi – đáp với ChatGPT tiêu tốn khoảng 500 lít nước.
Microsoft cho biết, đang đầu tư để làm cho các hệ thống lớn bền vững hơn, hiệu quả hơn. Theo ông Shorten, theo thời gian, trung tâm dữ liệu cần thay đổi hoàn toàn cách tản nhiệt. Tiêu chuẩn vàng là quy trình có tên “làm mát nhúng ngập” (immersive cooling), trong đó các máy chủ được nhúng trong chất lỏng đặc biệt không dẫn điện. Hiện nay, các đơn vị vận hành data centre có xu hướng áp dụng mô hình kết hợp: khu vực hiệu suất cao được làm mát bằng chất lỏng, phần còn lại tiếp tục làm mát bằng không khí.
Amazon, Google và Microsoft đều đưa ra các cam kết dùng nhiều nước tái chế, không uống được hơn và bổ sung lượng nước lớn hơn lượng nước tiêu thụ vào năm 2030. Nó tương tự việc bù đắp khí thải carbon bằng cách trồng cây, hành động tốt trên lý thuyết nhưng không trực tiếp làm lợi cho cộng đồng bị ảnh hưởng.
Khi nhà chức trách đang thử nghiệm các biện pháp tạm thời như làm mái che cho một phần đường phố trung tâm để bảo vệ người dân trước nắng nóng, bà Gomez đến từ Tu Nube Seca Mi Río hoài nghi về lời hứa hẹn của các hãng công nghệ. Bà nhận xét, kế hoạch bổ sung lượng nước chỉ nhằm phục vụ hai mục tiêu: trở nên tốt đẹp hơn trong mắt công chúng và giành thắng lợi trước tổ chức môi trường địa phương.
(Theo Bloomberg)
Tokyo thách thức vị trí trung tâm dữ liệu châu Á của Bắc KinhTổng công suất các trung tâm dữ liệu ở Tokyo dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 3 đến 5 năm tới, đứng thứ hai châu Á chỉ sau Bắc Kinh.">
Khi trung tâm dữ liệu ‘khát nước’
NTK Thanh Thanh vừa ra mắt BST thời trang Thunderousvới 40 mẫu có đường cắt táo bạo, gam màu chủ đạo là đen, trắng, bạc. "Với Thunderoustôi muốn truyền thông điệp tới người trẻ không được chùn bước, hãy đứng lên để thế giới nghe được 'tiếng hét vang' của mình", NTK chia sẻ. BST xây dựng dựa trên sự pha trộn độc đáo giữa các yếu tố cổ điển và hiện đại. Á hậu Miss Celebrity International 2023 Lâm Châu là một trong những người mẫu sẽ trình diễn BST tại show diễn “Be your best Chapter I: Nova” sắp tới. Những đường cắt cúp mới lạ kết hợp với yếu tố cổ điển, họa tiết đậm chất truyền thống tạo ra phong cách độc đáo và phá cách cho Người đẹp biển Hoa hậu Việt Nam 2022 Phan Oanh. Top 5 Miss World Việt Nam Thu Phương cá tính trong thiết kế khác của BST. NTK Thanh Thanh cho biết, trong show diễn “Be your best Chapter I: Nova” sắp tới còn có sự tham gia của nhiều mẫu nhí. Show diễn cùng là dịp ra mắt thế hệ người mẫu mới trong làng thời trang miền Bắc. Siêu mẫu Hà Anh, mẫu nhí diễn thời trang cùng dàn mô tôSiêu Mẫu Hà Anh cùng dàn mẫu nhí góp mặt trong show diễn thời trang của NTK Châu Loan.">
Top 5 Miss World Việt Nam Thu Phương cá tính với trang phục cắt xẻ táo bạo
Ông Lê Hoàng Thạch, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ We&We, là ủy viên Ban chấp hành trẻ nhất nhiệm kỳ này. Ảnh: Việt Linh.
Ngày 12/7, Đại hội Đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam khóa V chính thức diễn ra tại Hà Nội. Trẻ hóa, chuyên môn sâu, đa dạng hóa là tiêu chí bầu Ban chấp hành Hội trong kỳ Đại hội V. Trong 37 ủy viên Ban chấp hành Hội Xuất bản Việt Nam khóa V (nhiệm kỳ 2023-2028), có một ủy viên ở độ tuổi dưới 40, 17 ủy viên ở độ tuổi 40-49, 15 ủy viên 50-59 và 4 ủy viên từ 60 tuổi. Hội viên trẻ nhất sinh năm 1991.
Đề án nhân sự của Đại hội Xuất bản lần V gồm 37 ủy viên Ban chấp hành nhận được sự nhất trí của các đại biểu tham dự. Ông Hoàng Vĩnh Bảo - Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khóa IV - hy vọng rằng Ban chấp hành mới, với sức trẻ của mình, sẽ có những đổi mới táo bạo, quyết liệt hơn, tiếp tục hoạt động, nâng cao vị thế của Hội Xuất bản Việt Nam.
Kỳ vọng vào một nhiệm kỳ trẻ hóa, đa dạng hóa
Là một trong số ít ủy viên tái cử từ nhiệm kỳ trước, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sách Thái Hà, tỏ ra lạc quan với nhiệm kỳ mới khi có sự góp sức từ những ủy viên trẻ. Ông tin rằng Ban chấp hành mới sẽ tham gia tích cực vào công tác Hội.
Ông Lê Hoàng Thạch, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ WeWe, là ủy viên Ban chấp hành trẻ nhất nhiệm kỳ này. Ông cho rằng ở danh sách Ban chấp hành mới, ta quan sát thấy không chỉ có sự trẻ hóa ở độ tuổi, mà còn có sự đa dạng ở ngành nghề.
Ông nói: "Các mảng hoạt động cũng có xu hướng chào đón các doanh nghiệp liên kết phát hành và doanh nghiệp công nghệ nhiều hơn. Tôi tin là nhiệm kỳ mới, định hướng của Hội Xuất bản sẽ phát huy những kết quả nhiệm kỳ trước, hiện đại hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của ngành xuất bản trong thời đại 4.0".
Theo ông Lê Hoàng Thạch, ngày nay, sách không chỉ gói gọn trong định dạng sách in mà còn mở rộng, có cả sách nói, ebook, videobook... Vì suy nghĩ văn hóa đọc gắn liền với sách in mà lâu nay người ta vẫn cho rằng người trẻ Việt Nam lơ là với xuất bản. Nhưng sự thực không phải như vậy. "Tôi làm trong ngành một thời gian rồi và nhận thấy sức đọc, sự tò mò trước các đề tài mới của giới trẻ rất mạnh mẽ", ông Thạch nói.
Ông cho rằng thực tế, các bạn trẻ tiếp nhận sách qua rất nhiều hình thức khác nhau. Họ có thể nghe sách, xem sách tóm tắt, xem diễn thuyết về sách... Theo ông, trong tương lai khi các hình thức tiếp thu tri thức từ sách này được ghi nhận hơn, "bức tranh về văn hóa đọc ở người trẻ Việt Nam sẽ tích cực hơn, xác thực hơn".
Nhìn danh sách Ban chấp hành nhiệm kỳ V của Hội Xuất bản Việt Nam, bà Nguyễn Kim Thoa, Giám đốc Tân Việt Books, bày tỏ hy vọng rằng Ban chấp hành mới, với sức trẻ, năng lượng và nhiệt huyết của mình, sẽ có những đóng góp tích cực cho ngành xuất bản.
Bà nhận định: "Hội là một tổ chức có vị thế, có thể tham mưu, đề xuất chính phủ. Khi những người trẻ hoạt động với tư cách hội viên Hội Xuất bản, tôi cho là họ sẽ có những ý kiến giúp tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc trong ngành, có thể giúp ngành phát triển mạnh mẽ hơn".
Khi những người trẻ hoạt động với tư cách hội viên Hội Xuất bản, họ sẽ có ý kiến tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc trong ngành, giúp ngành phát triển mạnh mẽ hơn.
Bà Nguyễn Kim Thoa, Giám đốc Tân Việt Books
Mối quan tâm chính của bà Kim Thoa với tư cách là một người làm xuất bản, một ủy viên Ban chấp hành nhiệm kỳ V của Hội là phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi. Theo bà, gieo mầm văn hóa đọc ở độ tuổi nhỏ sẽ giúp hình thành thói quen đọc cho các em. Thói quen đọc cần được xây dựng càng sớm càng tốt. Nhiều người có thói quen đọc, ta mới có văn hóa đọc.
Ông Nguyễn Xuân Minh, Giám đốc Bản quyền Công ty Nhã Nam, cho rằng nhiều ủy viên Ban chấp hành Hội Xuất bản Việt Nam khóa V ở độ tuổi trẻ nhưng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất bản. Những cá nhân trong Ban chấp hành nhiều năng lượng, luôn đổi mới, sáng tạo, tìm tòi để thay đổi ngành. Vì lẽ này, ông tin nhiệm kỳ V Hội Xuất bản Việt Nam sẽ giúp ngành phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Các ủy viên Ban chấp hành Hội Xuất bản Việt Nam khóa V. Ảnh: Việt Linh.
Dịp hội ngộ nhiều cảm xúc của người làm sách
Đại hội Đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam diễn ra trang nghiêm. Công tác bầu cử suôn sẻ, nhận được sự thống nhất cao. Ông Phạm Minh Tuấn, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng Sản, nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, nhận định công tác chuẩn bị Đại hội rất khẩn trương và chặt chẽ, từ khâu nhân sự, hậu cần đến công tác truyền thông đều có sự đầu tư kỹ.
Đây là lần đầu tiên ông Lê Hoàng Thạch tham gia một hội nghị của Hội Xuất bản Việt Nam. Ông cảm nhận không khí trang nghiêm của Đại hội và cho rằng công tác tổ chức diễn ra chuyên nghiệp.
Bà Định Thị Thanh Thủy, Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, bày tỏ niềm vinh dự khi được vào Ban chấp hành Hội Xuất bản Việt Nam khóa V. Đồng thời, bà cảm thấy trọng trách lớn, phải làm tốt hơn nữa công việc của mình. Bà mong muốn Hội sẽ hỗ trợ các thành viên đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.
Nhiều đại biểu ấn tượng trước quy mô và công tác tổ chức chuyên nghiệp của Đại hội Đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam khóa V (nhiệm kỳ 2023-2028). Đối với những hội viên cũ, đây là một dịp hội ngộ nhiều cảm xúc. Còn với những người lần đầu tham dự Đại hội, họ vừa hồi hộp, vừa phấn khởi với những kỳ vọng về tương lai của Hội Xuất bản Việt Nam nói riêng và của ngành xuất bản nói chung.
Khai mạc phiên họp thứ nhất Đại hội Hội Xuất bản Việt Nam khóa V
Sáng 12/7, tại Hà Nội diễn ra phiên họp thứ nhất Đại hội Hội Xuất bản Việt Nam khóa V với sự tham gia của gần 250 đại biểu thay mặt hơn 11.000 hội viên.
">Năng lượng và sức trẻ của Hội Xuất bản Việt Nam nhiệm kỳ V
Nhận định, soi kèo Chernomorets Odessa vs Rukh Lviv, 17h00 ngày 26/4: Niềm tin đội khách
Chiều 10/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc đã ký kết Hiệp định thực thi về giảng dạy Tiếng Anh của Chương trình Hòa Bình.
Buổi lễ còn có sự tham gia của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam H.E. Daniel Kritenbrink, ông Lê Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ châu Mỹ (Bộ Ngoại giao) và ông Bùi Thế Giang, Phó Chủ tịch Hội Việt – Mỹ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao bản Hiệp định cho Ngài Đại sứ Hoa Kỳ
Kể từ khi Hiệp định khung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết vào năm 2016, hai nước đã đàm phán Hiệp định Thực thi về giảng dạy Tiếng Anh của Chương trình Hòa Bình nhằm hỗ trợ các trường học Việt Nam nâng cao chất lượng giáo dục môn học này.
“Sau 5 năm, Hiệp định đã đi đến hoàn tất đàm phán và chính thức ký kết đúng dịp 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ. Đây là sự kiện đặc biệt, góp một phần vào mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.
Sau khi Hiệp định có hiệu lực, hàng năm, Hoa Kỳ sẽ cử 20 tình nguyện viên giảng dạy Tiếng Anh sang Việt Nam. Sau 3 tháng đào tạo văn hóa, ngôn ngữ và kỹ năng toàn diện, tình nguyện viên sẽ giảng dạy tại các trường trung học ở Hà Nội và TP.HCM.
Đại sứ Daniel Kritenbrink nhận định: “Nhìn vào tất cả những gì chúng ta đã đạt được cùng nhau, tiến trình của mối quan hệ song phương Hoa Kỳ - Việt Nam trong 25 năm qua là rất phi thường. Hai chính phủ một lần nữa đánh dấu mốc quan trọng khi ký Hiệp định này. Điều này tiếp tục thể hiện cam kết của Hoa Kỳ trong việc củng cố năng lực học Tiếng Anh của học sinh Việt Nam”.
Việt Nam là quốc gia thứ 143 tham gia Chương trình Hòa Bình kể từ khi chương trình này hoạt động từ năm 1961.
Tại Washington, D.C., vào 13h cùng ngày (giờ Hoa Kỳ) cũng diễn ra Lễ ký Ý định thư cam kết việc ký Hiệp định thực thi ngay sau khi nhận được bản Hiệp định do phía Chính phủ Việt Nam chuyển qua Đại sứ quán Hoa Kỳ.
Bản Ý định thư này được Chính phủ Hoa Kỳ ủy quyền cho bà Jody Olsen, Giám đốc Chương trình Hòa Bình ký dưới sự chứng kiến của Quốc vụ Khanh Hoa Kỳ và ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Bản Ý định thư này sẽ được Giám đốc Chương trình Hòa Bình trao cho ông Hà Kim Ngọc chuyển về Việt Nam.
Hiện nay, có hơn 550 chương trình liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam và nước ngoài. Trong đó, có khoảng 50 chương trình liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và Hoa Kỳ, chủ yếu là đào tạo trình độ đại học và thạc sĩ.
Thúy Nga
“Ngoại ngữ là công cụ sắc bén để mở rộng tầm nhìn ra thế giới”
- Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (đơn vị trực thuộc) diễn ra tối 9/11.
">Mỹ sắp đưa tình nguyện viên đến Việt Nam dạy tiếng Anh
Ngày 15/7, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc tạm dừng việc chi chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo từ ngày 1/7/2020 trong khi chờ văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, Sở không ban hành quyết định nâng mức phụ cấp thâm niên nhà giáo được hưởng kể từ ngày 1/7/2020.
Không chỉ có Quảng Ngãi, trước đó, một số tỉnh cũng đã dừng chi trả phụ cấp thâm niên từ tháng 7/2020 như Hải Dương, Sóc Trăng, huyện Phú Lộc (Huế)...
Quyết định này đã khiến nhiều giáo viên băn khoăn.
Văn bản tạm dừng chi phụ cấp thâm niên nhà giáo từ ngày 1/7/2020 của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi Một giáo viên Vật lý có thâm niên giảng dạy hơn 30 năm tại Trường THPT Võ Nguyên Giáp (TP. Quảng Ngãi) cho biết rất buồn khi nghe lãnh đạo nhà trường thông báo về việc tạm dừng chi phụ cấp. Giáo viên này đã từng hy vọng lương tăng, có thêm phụ cấp thì cuộc sống sẽ đảm bảo và yên tâm giảng dạy hơn. Tuy nhiên, khi lương chưa tăng thì phụ cấp đã bị cắt nên rất thất vọng.
Ông Phạm Thạch Sinh, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Sơn (huyện Bình Sơn) thì cho biết sau khi nhận được văn bản trên của Sở, ông đã triển khai quán triệt đến giáo viên, thực hiện nghiêm túc trong trường. Một số giáo viên có tâm tư về việc tạm dừng chi phụ cấp, tuy nhiên chưa phản ánh với lãnh đạo nhà trường.
Nơi tiếp tục chi, nơi "chờ chỉ đạo"
Tuy nhiên, không ít địa phương vẫn tiếp tục chi phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Ngày 17/7, Sở GD-ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản về thực hiện phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7 của Chính phủ.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết có tiếp nhận một số ý kiến thắc mắc của Phòng GD-ĐT các quận, huyện, các cơ sở giáo dục có liên quan đến nội dung thực hiện chế độ tiền lương, trong đó có chế độ thâm niên khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ 1/7.
Do đó, Sở đã gửi công văn tới Bộ GD-ĐT xin ý kiến chỉ đạo về phụ cấp thâm niên.
Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở cho biết tới ngày 10/7, Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý thuộc Bộ GD-ĐT đã có công văn trả lời. Công văn của Bộ nêu rõ hiện tại, chính sách tiền lương và phụ cấp của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện theo quy định của Chính phủ. Theo đó, các chính sách về chế độ tiền lương (trong đó có chế độ thâm niên) đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành cho đến khi có các quy định, hướng dẫn mới của Chính phủ.
Bộ GD-ĐT đề nghị trong thời gian chờ có hướng dẫn chính thức của Bộ về thực hiện chế độ tiền lương đối với nhà giáo theo Luật Giáo dục 2019, các đơn vị thuộc ngành giáo dục tiếp tục thực hiện chế độ tiền lương (trong đó có chế độ thâm niên) đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo các quy định hiện hành.
Vì vậy, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và cán bộ quản lý.
Được biết, một số địa phương khác cũng đã gửi công văn xin ý kiến của Bộ GD-ĐT và tiếp tục chi trả phụ cấp thâm niên cho giáo viên như Quảng Ninh, Đồng Tháp, An Giang...
Tuy nhiên, ngày 23/7, khi trao đổi với VietNamNet, ông Đỗ Văn Phu - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi lý giải: Khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 hết hiệu lực pháp luật thì các nghị định hướng dẫn thi hành luật này cũng hết hiệu lực theo. Điều này, đồng nghĩa với việc giáo viên không còn hưởng phụ cấp thâm niên.
Ông Phu lý giải thêm là căn cứ Điều 76, Luật Giáo dục ngày 14/6/2019 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020 thì giáo viên được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp, được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ chứ không còn được nhận phụ cấp. Đồng thời, cấp thẩm quyền ban hành khung lương cho giáo viên. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quy định về khung lương nên Sở tạm dừng chi phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Trước tình hình nhiều giáo viên có tâm tư, lo lắng, ông Đỗ Văn Phu chia sẻ bản thân ông rất quan tâm và đồng cảm với giáo viên. Hiện Sở mới cho "tạm dừng", nếu thời gian tới cấp trên tiếp tục cho chi trả phụ cấp thâm niên nhà giáo thì Sở sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định.
Thanh Vạn - Ngân Anh
Thực hư chuyện bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo từ tháng 7
Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 đã bỏ phụ cấp thâm niên nghề ra khỏi các chế độ dành cho giáo viên. Trong khi chính sách tiền lương mới chưa được áp dụng, nhiều giáo viên lo lắng thu nhập bị giảm sút.
">Quảng Ngãi lý giải việc tạm dừng chi phụ cấp thâm niên nghề giáo
Mai Ngô sinh năm 1995, có năng khiếu múa và theo học Trung cấp múa TP.HCM. Cô tham gia hoạt động giải trí với vai trò người mẫu. Ngoài ra, Mai Ngô cũng từng thử sức với ca hát khi ra MV rap "Call me later". Mai Ngô tạo dấu ấn khi trở thành Á hậu 4 của cuộc thi Miss Grand Vietnam 2022. Nếu như trước đây, người đẹp vướng nhiều ồn ào do phát ngôn cảm tính, hiện tại, cô ý thức hơn nơi đông người. Cùng với việc phát triển, thay đổi bản thân, Mai Ngô cũng ngày càng chú trọng về hình ảnh mỗi khi xuất hiện. Với số đo ba vòng 86-67-100 cm, Mai Ngô ưa chuộng các kiểu trang phục làm nổi bật eo thon cùng vòng ba nở nang. Mai Ngô cũng ưa thích những mẫu đầm ôm sát, khoe body. Người đẹp thường diện những mẫu đầm dạ hội cut-out, khoét ngực và xẻ tà cao hết cỡ. Gu thời trang của Mai Ngô luôn được đánh giá cá tính, sexy. Từng lọt top 30 Thử thách cùng bước nhảy 2013, top 18 Vietnam's Next Top Model 2013, Á quân Gương mặt thương hiệu 2016, Mai Ngô luôn biết cách nổi bật mỗi khi xuất hiện trước đám đông. Mai Ngô: Trở thành á hậu, mỗi ngày tôi vẫn phải kiếm tiền trả nợ!Á hậu 4 Miss Grand Việt Nam 2022 Mai Ngô cho biết vẫn đang tích cực kiếm tiền mỗi ngày để trả món nợ đã vay trước đây.">
Sở hữu vòng ba 100cm, á hậu Mai Ngô ngày càng gợi cảm