您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Soi kèo tài xỉu Sporting vs Cartagines hôm nay, 9h ngày 21/9
Công nghệ547人已围观
简介Soi kèo tài xỉu Sporting vs Cartagines hôm nay,èotàixỉuSportingvsCartagineshômnayhngàarsenal vs 9h n...
Soi kèo tài xỉu Sporting vs Cartagines hôm nay,èotàixỉuSportingvsCartagineshômnayhngàarsenal vs 9h ngày 21/9 - Giải VĐQG Costa Rica. Nhận định tỷ lệ tài xỉu Sporting vs Cartagines chuẩn xác nhất từ các chuyên gia soi kèo.
Nhận định, soi kèo Central Cordoba vs Gimnasia, 6h30 ngày 21/9Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Fulham, 1h45 ngày 2/4
Công nghệHoàng Ngọc - 01/04/2025 10:18 Máy tính dự đoá ...
阅读更多Ca sĩ Hồng Nhung U50 vẫn diện trang phục sexy đến nghẹt thở
Công nghệHồng Nhung xuất hiện trên sân khấu lễ trao giải WeChoice Awards 2016 tối 12/1 trong trang phục vô cùng gợi cảm. Trang phục mỏng tang kết hợp với quần trắng của ca sĩ Hồng Nhung trên sân khấu.
Bên cạnh đó, dàn Hoa hậu Việt: Phạm Hương, Kỳ Duyên, Đặng Thu Thảo,... mặc xấu, mắc lỗi trang điểm; Chi Pu lộ nội y tại lễ trao giải WeChoice Awards 2016.
Phạm Hương xuất hiện trong trang phục bó sát, xuyên thấu gợi cảm. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy Hoa hậu Phạm Hương mắc lỗi trang điểm các vùng sáng tối, phấn nền tông màu trầm được sử dụng hơi quá tay khiến thần thái của Phạm Hương sa sút. Đặng Thu Thảo được nhiều người mệnh danh là Nữ hoàng thảm đỏ nhưng lần này cô đã đánh rơi danh hiệu này trong lễ trao giải WeChoice Awards tối 12/1 vì chiếc váy trơn màu đơn điệu và các đường cắt cúp, bèo dún lộn xộn. Không chịu 'thua kém' hai đàn chị, Hoa hậu Kỳ Duyên cũng lọt top sao mặc thảm họa với bộ trang phục phi bóng tố cáo thân hình hơi thừa cân, các đường cắt xẻ thiếu tinh tế. Trong khi đó, make up tông màu tối, đặc biệt là lông mày quá sắc sảo khiến người đẹp sinh năm 1996 trong già dặn hơn tuổi thật. Hoa khôi Diệu Ngọc chọn chiếc váy công chúa lộng lẫy nhưng lại mất điểm vì lớp trang điểm hời hợt. Các vùng sáng tối không đều, nụ cười hở lợi và kiểu tóc không phù hợp để lộ gương mặt to tròn của cô. Mai Ngô lựa chọn chiếc đầm đuôi cá lấp lánh nhưng cũng mất điểm vì gương mặt trang điểm trắng bệch hoàn toàn tương phản với làn da nâu vốn có, hốc mắt kẻ sâu và màu son bầm trông cô già hơn tuổi thật. Minh Hằng tiếp nối danh sách sao make up lỗi trong sự kiện tối qua với gương mặt trắng bệch, đôi mắt kẻ thiếu điểm nhấn và màu son nhợt nhạt. Chi Pu xinh đẹp từ trang phục cho đến make up, tuy nhiên trang phục quá mỏng đã vô tình để lộ nội y của cô dưới ánh đèn flash. Bộ trang phục của Bảo Thy quá đơn điệu, màu đen không giúp cô nổi bật và cách make up, phụ kiện khiến cô già hơn tuổi. Hương Giang Idol chọn chiếc váy màu đen hòa lẫn vào không gian phía sau. Ngoài ra, trang phục rộng thùng thình đã che đi đường cong cơ thể vốn là 'vũ khí lợi hại' của cô. Trong khi đó Angela Phương Trinh nổi bật tại sự kiện với chiếc váy sang trọng, tràn ngập những đóa hoa trên thân váy. Huyền My trong trang phục xuyên thấu ôm sát gợi cảm. Jun 365 lịch lãm trong bộ vest caro xanh sẫm màu. Hứa Vĩ Văn lịch lãm với vest xanh dương Á hậu Thùy Dung trong trang phục đen và kiểu tóc cá tính. Siêu mẫu Thanh Hằng khoe chân dài miên man trong bộ váy cắt xẻ. Bảo Bảo
">...
阅读更多Sự nghiệp hội họa của một chính khách lỗi lạc
Công nghệWinston Churchill là tác giả của khoảng 500 bức tranh. Ảnh: Getty Images/Nytimes.
Winston Churchill là tác giả từng được nhận được 21 đề cử cho giải thưởng Nobel Văn học và 2 đề cử cho giải Nobel Hòa bình. Năm 1953, ông trở thành Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Mỹ.
Ngoài sự nghiệp chính trị lẫy lừng, một sự nghiệp văn chương đồ sộ, Winston Churchill còn là một họa sĩ “nhà nghề”. Trong suốt đời mình, ông vẽ hàng trăm bức tranh và một số tác phẩm đã được bán giá cao.
Không thể sống nếu không có hội họa
Winston Churchill là người có quyết tâm rực cháy và điều đó khiến nhiều người coi ông như một nhà lãnh đạo đầy cảm hứng, đích thực, luôn hướng đến sự hoàn hảo.
Ông chưa bao giờ đặt mục tiêu trở thành một họa sĩ. Vào năm 1915, ở tuổi 40, Churchill từ chức người đứng đầu dân sự của Hải quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến thứ nhất, thời gian này ông bị trầm cảm, nên ông thử bắt đầu vẽ tranh như một cách thư giãn.
Trong sách Churchill: the Statesman as Artist,David Cannadine, giáo sư lịch sử của Đại học Princeton, đã kể rằng vẽ tranh là một “chiến lược” mà Churchill đã sử dụng để “ngăn chặn” trầm cảm thành công.
Tranh The Canal at St-Georges-Motel. Ảnh: Nytimes.
Lần đầu tiên Churchill bắt đầu vẽ tranh bằng màu nước là trong một kỳ nghỉ cuối tuần tại trang trại ở Surrey với vợ. Sau khi xem em dâu Gwendoline phác thảo bằng màu nước, ông mượn một số họa cụ và bắt đầu vẽ tranh. Sau đó chuyển sang sơn dầu, thứ mà ông thích hơn.
Churchill từng nói với bạn mình, John Rothenstein, lúc đó là giám đốc Phòng tranh Tate: “Nếu không có hội họa, tôi không thể sống được. Tôi không thể chịu đựng được sự căng thẳng”.
Với bản tính kiên trì, Churchill đã trở thành một họa sĩ thành công, người đã vẽ hơn 500 tác phẩm. Ngày nay chúng được đánh giá cao, có lẽ vì quyền tác giả nhiều hơn là giá trị thẩm mỹ, nhưng chúng vẫn là những bức tranh của một họa sĩ nhà nghề, đầy màu sắc, gợi lên thế giới mà ông đã chứng kiến. Gần đây, tranh của ông đang được quan tâm nhiều hơn, và giá cả cũng bắt đầu gia tăng.
Giáo sư Cannadine cũng viết rằng Churchill là người thờ ơ, thù địch với trường phái trừu tượng hiện đại của Chagall và Picasso. Thay vào đó, ông bị Manet, Monet, Cézanne và Matisse quyến rũ, những người mà tranh của họ “khác biệt với sự vui tươi và bay bổng trong không khí lấp lánh”.
Ba bức tranh của Churchill được bán đấu giá vào tháng trước với giá dao động từ 376.000 đến 630.000 USD. Hai bức tranh mà Churchill tặng cho Anthony Eden, người kế nhiệm ông làm thủ tướng Anh năm 1955 - Still Life, Silver at Chartwellvà The Canal at St-Georges-Motel(khoảng năm 1930) - đã được người thừa kế của Eden bán đấu giá tại Christie's London.
Năm ngoái, một kỷ lục đấu giá mới đã được lập cho một tác phẩm của Churchill khi bức Tower of the Koutoubia Mosque (1943),mô tả quang cảnh của Marrakesh, được nhà Christie's London bán với giá 11,5 triệu USD cho một nhà sưu tập người Bỉ. Nhà sưu tập cũng mua hai tác phẩm khác của Churchill trong cùng đợt bán hàng đó: Scene at Marrakesh (1935)với giá 2,6 triệu đô la, và St. Paul's Churchyard (1927),với giá 1,5 triệu đô la.
Theo Bill Rau, một nhà buôn đồ cổ và nghệ thuật ở New Orleans, Mỹ, Tower of the Koutoubia Mosque thuộc quyền sở hữu của nữ diễn viên ngôi sao Angelina Jolie. Anh cho biết mình đã bán nhiều tác phẩm của Churchill, bao gồm cả tác phẩm đó cho diễn viên Brad Pitt.
Tranh Tower of the Koutoubia Mosquetừng giao dịch với giá 11,5 triệu USD. Ảnh:Christie's.
Vẽ tranh như một trò tiêu khiển
Hầu hết bức tranh của Churchill là phong cảnh hoặc tĩnh vật - hoa hồng, hoa tulip, hoa mộc lan, hoa loa kèn, hoa lan và hoa thủy tiên vàng, trái cây và chai rượu. Một bức tranh tĩnh vật bao gồm các chai rượu whisky và rượu mạnh được bán với giá 1,3 triệu đôla vào năm 2020. Ông cũng vẽ chân dung, chủ yếu chân dung gia đình, nhưng ông thích vẽ phong cảnh hơn. Ông từng hóm hỉnh nói cây cối sẽ không phàn nàn rằng tôi vẽ thế nào.
Vào những năm 1920, Churchill đã gửi năm bức tranh đến một buổi triển lãm nghiệp dư ở Paris dưới bút danh - Charles Morin - vì ông không muốn để lộ tên của mình. Bốn bức đã được bán với giá khiêm tốn.
Ông cũng sử dụng bút danh - David Winter - để tham gia cuộc thi dành cho các họa sĩ nghiệp dư ở London năm 1926 và ông đã giành được giải nhất. Ban giám khảo lúc ấy bao gồm: Kenneth Clark, người sau này trở thành giám đốc Phòng trưng bày Anh quốc ở London; Oswald Birley, một họa sĩ chân dung danh tiếng; và Joseph Duveen, nhà buôn tranh nổi tiếng nhất lúc bấy giờ.
Tranh Still Life, Silver at Chartwell. Ảnh: Christie's.
Năm 1949, Churchill bán cho Joyce Hall, người sáng lập công ty thiệp Hallmark, quyền sao chép năm bức tranh để minh họa thiệp Giáng sinh. Hall sau đó đã sắp xếp một buổi trưng bày lưu động 35 bức tranh của Churchill được khai mạc tại Bảo tàng Nelson-Atkins ở Thành phố Kansas, Missouri vào năm 1958. Các điểm dừng khác trong chuyến triển lãm bao gồm Viện Nghệ thuật Detroit, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Phòng trưng bày Nghệ thuật của Ontario và Smithsonian.
Merry L. Alberigi, cựu giám đốc của International Churchill Society,cho biết các bức tranh của Churchill đã được trưng bày trong các phòng trưng bày và triển lãm ở châu Âu, Canada, Australia, Nhật Bản và Mỹ. Tate Gallery và Học viện Hoàng gia ở London, và Bảo tàng Mỹ thuật Dallas - đều có các tác phẩm của Churchill trong bộ sưu tập.
Alberigi chia sẻ: “Theo ý kiến của hầu hết nhà phê bình, Churchill không được xếp hạng vào hàng các họa sĩ bậc thầy vĩ đại, nhưng tác phẩm của ông ấy có giá trị khác biệt”.
Không thể phủ nhận, hào quang của một chính khách lỗi lạc đã góp phần không nhỏ vào thành công trong sự nghiệp hội họa của Churchill, nhưng bỏ qua yếu tố nhân thân, thì tính thẩm mỹ trong tranh của ông vẫn được người ta đánh giá cao bởi cách truyền tải sống động, cảm giác về khoảng cách và không gian rất tốt, cùng màu sắc tươi sáng, Churchill đã thành công trong việc thu hút những người hâm mộ đến với nghệ thuật của mình.
Churchill từng viết trong cuốn sách Vẽ tranh như một trò tiêu khiểnrằng: “Tôi không thể giả vờ vô tư trước màu sắc. Tôi vui mừng với những màu rực rỡ và thực sự tiếc thương cho màu nâu đáng thương. Khi tôi đến thiên đường, tôi sẽ dành một phần đáng kể thời gian trong một triệu năm của mình cho hội họa, và sẽ đi đến tận cùng của hội họa”.