当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Vissel Kobe vs Albirex Niigata, 12h00 ngày 6/4: Lịch sử gọi tên 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs Brighton, 21h00 ngày 5/4: Rút ngắn khoảng cách
Tuy nhiên, Apple vẫn còn hy vọng vì số tiền trợ cấp thất nghiệp bổ sung đang chờ giải quyết của chính phủ Mỹ có thể ảnh hưởng đến quy mô xuất xưởng thực tế của dòng sản phẩm iPhone 12. Lô hàng có thể lên tới 10 triệu chiếc trong nửa cuối năm 2020.
Ngoài ra, nếu WeChat, một ứng dụng nhắn tin, mạng xã hội và thanh toán di động đa năng của Trung Quốc, không còn có sẵn trên App Store ở Trung Quốc hoặc không được cài đặt sẵn trên iPhone mới thì các lô hàng iPhone năm nay sẽ thấp hơn gần 10% so với ước tính ban đầu là 190 triệu chiếc, Digitimes Research dự báo.
Ngoài việc lần đầu tiên bổ sung thêm một mẫu màu xanh đậm vào các dòng sản phẩm của iPhone, Apple cũng mang đến một số nâng cấp thông số kỹ thuật cho iPhone mới, bao gồm mô-đun camera, màn hình và kết nối 5G.
Tất cả các sản phẩm iPhone mới sẽ có chức năng nhận dạng khuôn mặt và hỗ trợ công nghệ 5G trong băng tần sóng milimet. Riêng mẫu cao cấp nhất của dòng iPhone 12 sẽ được trang bị camera sau với cảm biến ToF và ống kính góc rộng, đi kèm với cảm biến có chức năng ổn định hình ảnh quang học.
Theo Digitimes Research thì Foxconn và Samsung Display là những công ty hưởng lợi lớn từ chuỗi cung ứng iPhone. Foxconn là nhà cung cấp chính cho bộ khung sườn và cũng là nhà lắp ráp các sản phẩm iPhone mới, còn Samsung Display là nhà cung cấp độc quyền nhiều loại tấm nền AMOLED cho mẫu iPhone mới này.
Phan Văn Hòa (theo Digitimes)
Tần số quét 120Hz là một thông số kỹ thuật tuyệt vời với bất cứ dòng điện thoại cao cấp nào, nhưng ai mới thực sự nên mua một mẫu iPhone đời mới trang bị màn hình 120Hz này?
" alt="Lô hàng iPhone 12 dự kiến sẽ đạt 63"/>Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Kawasaki Frontale, 12h00 ngày 6/4: Đánh chiếm Top1
![]() |
Các sản phẩm Viettel được Ban tổ chức bình chọn và trao giải đều nằm trong các lĩnh vực chiến lược cần ưu tiên chuyển đổi số như: giáo dục, tài chính điện tử, chính phủ điện tử, an ninh mạng… Những sản phẩm này đều là ứng dụng chuyển đổi số đã phát huy được hiệu quả trong thực tế và tạo nên danh tiếng cho Viettel ở trong và ngoài nước.
Trong những lần tham dự giải thưởng này, Viettel đã giành tổng cộng 21 giải quan trọng và là doanh nghiệp Việt Nam tiên phong cũng như có bề dày thành tích cao nhất tại đây. Tại cuộc thi năm nay, Viettel còn được vinh danh trong top những doanh nghiệp có nhiều sản phẩm đoạt giải nhất.
Trong số các sản phẩm đoạt giải Vàng của Viettel tại IT World Awards 2020, Hệ Thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc (mOffice) được coi như một cuộc cách mạng không giấy tờ tại Văn phòng Chính phủ (Việt Nam). Sản phẩm số này giúp Văn phòng Chính phủ xử lý hơn 2 triệu văn bản đến và phát hành hơn 400.000 văn bản mới, thời gian xử lý văn bản nhanh hơn xử lý văn bản giấy gấp hơn 5 lần. Chữ ký số của các thành viên Chính phủ trên SIM của Viettel là cuộc cách mạng thực sự, giúp lãnh đạo có thể xem văn bản và ký phê duyệt mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi đi công tác ở nơi xa xôi hẻo lánh…
Một sản phẩm số giành giải Vàng khác thuộc lĩnh vực Chính phủ điện tử là "Hệ thống quản lý hộ tịch" của Viettel tại Lào. Với dân số 6,5 triệu người nhưng sống rải rác ở 18 tỉnh với 65% sống ở nông thôn, "Hệ thống quản lý hộ tịch" của Viettel giúp Chính phủ Lào số hóa toàn bộ dữ liệu công dân, giảm thiểu các thủ tục hành chính, giúp phục vụ người dân tốt hơn. Đây cũng là lần đầu tiên, Lào triển khai việc quản lý hộ tịch điện tử thay cho bằng sổ như trước đây.
Ở lĩnh vực an ninh mạng, Viettel cũng đoạt giải Vàng với sản phẩm "Hệ thống kiểm soát roaming biên giới". Đây là một sản phẩm độc nhất vô nhị của nhà mạng khi cho phép Viettel chỉ cần triển khai máy chủ tại một nước nhưng vẫn có thể chuyển vùng cho tất cả thuê bao ở các quốc gia khác. Bên cạnh đó, ứng dụng này còn cho phép Viettel đảm bảo chủ quyền về di động ở những vùng biên giới có cửa khẩu, giúp chặn việc chuyển vùng tự động khi thuê bao chưa sang nước khác….
Ngoài các sản phẩm của Viettel đoạt giải Vàng, các giải thưởng khác bao gồm: Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Giải bạc Công ty CNTT xuất sắc nhất năm); Hệ thống chặn cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo (Giải Bạc Sản phẩm và dịch vụ CNTT tốt nhất cho ngành viễn thông; Dịch vụ Ví điện tử U-Money (Giải Bạc Sản phẩm và dịch vụ CNTT tốt nhất dành cho ngành Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm); Viettel Study 2.0 (Giải đồng Sản phẩm/dịch vụ CNTT tốt nhất trong lĩnh vực giáo dục); Hệ thống tạo cuộc gọi test tiên tiến (Giải đồng Sản phẩm và dịch vụ CNTT tốt nhất cho ngành viễn thông).
Trong tháng 8/2020, Viettel cũng được công nhận là công ty có ảnh hưởng nhất tại Châu Á tại giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc và Bền vững Châu Á và giải thưởng Nơi làm việc tốt nhất toàn cầu trong lĩnh vực viễn thông. Viettel là công ty duy nhất ở Việt Nam nhận được các giải này.
IT World Awards là giải thưởng thường niên do Network Product Guide tổ chức, nhằm tôn vinh những thành tựu tiêu biểu của ngành CNTT trên toàn thế giới từ năm 2006. Giải thưởng luôn có sự tham dự của những Tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới như Samsung, Ultimate Software Dell, Cisco… Ở Việt Nam, Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp đầu tiên tham gia và đoạt giải thưởng lớn và đến nay vẫn là doanh nghiệp có bề dày thành tích lớn nhất tại IT World Awards. |
Minh Ngọc
" alt="Viettel thắng lớn tại Giải thưởng Công nghệ thông tin Thế giới 2020"/>Viettel thắng lớn tại Giải thưởng Công nghệ thông tin Thế giới 2020
Trời càng nóng, càng nhiều nơi phải lắp thêm điều hòa để có thể làm việc, sinh sống thoải mái trong thời tiết cực đoan. Nhưng điều hòa càng nhiều, lượng khí thải sẽ càng lớn, càng khiến cho thời tiết nóng hơn.
Theo thống kê toàn cầu được thực hiện bởi Tổ chức Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (Environment Protection Agency), khoảng 12% lượng khí thải không phải carbon dioxide tới từ thiết bị làm mát và điều hòa nhiệt độ. Con số này sẽ còn tăng nữa khi Trái Đất ngày một nóng lên, còn những khu tập trung dân cư đông đúc sẽ càng trở nên nóng bức và chật chội.
Tại khu vực Delhi, nơi nhiệt độ mùa hè có thể chạm ngưỡng 40,5 độ C, các thiết bị làm mát sử dụng tới 40-60% sản lượng điện vào những ngày nóng đỉnh điểm. Đó mới chỉ tính riêng tại địa phương với lượng người dùng điều hòa khá ít, chỉ khoảng 5% người dân sinh sống tại Delhi sở hữu thiết bị điều hòa nhiệt độ.
Tuy nhiên, khi điều kiện sống đủ đầy hơn, người ta sẽ tìm tới những thứ hàng xa xỉ vốn xa tầm tay họ. Điều hòa nhiệt độ là một trong những thứ họ nghĩ tới đầu tiên.
Nhưng lỗi lầm đâu phải ở họ? Nghiên cứu chỉ ra rằng tới khoảng năm 2100, trong viễn cảnh tốt nhất ta có thể có: trong khoảng thời gian một năm, phải tới nửa dân số toàn cầu sẽ đối mặt với 20 ngày nắng nóng cực độ (có khả năng gây tử vong). Ở Đông Bắc Ấn Độ, sẽ có những khu vực nóng tới nỗi một người sẽ bỏ mạng nếu ở ngoài đường nhiều hơn vài tiếng đồng hồ.
Suy tính kỹ càng, các nhà khoa học thấy cách thức tốt nhất để khắc phục tình trạng này là phát triển được một loại điều hòa thân thiện với môi trường hơn trước.
Tháng Mười một năm 2018, chính phủ Ấn Độ hợp tác với hai tổ chức năng lượng phi lợi nhuận khác để tổ chức Giải thưởng Làm mát Toàn cầu - The Global Cooling Prize. Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng lên tới 3 triệu USD, mang theo mong muốn tìm ra một thứ công nghệ làm mát mới, ứng dụng được cho cả công sở lẫn nhà dân, và quan trọng nhất là phải thân thiện với Trái Đất đang ngày một nóng lên.
Từ 56 nước, đã có tới 440 đề xuất được gửi về, trong đó bao gồm các công ty sản xuất điều hòa có tiếng và những startup đang gây dựng tên tuổi.
Đây là nỗ lực tái phát minh lại một ngành công nghiệp vẫn còn non trẻ. Hiện tại, ta đang sử dụng công nghệ nén, ứng dụng khí gas làm lạnh để loại bỏ nhiệt và hơi ẩm từ không khí trong phòng. Để tái phát minh lại thiết bị điều hòa, ta sẽ vứt toàn bộ những công nghệ đang có vào thùng rác, sử dụng một cách thức tiên tiến và thân thiện với môi trường hơn.
Trên đây là nhận định của Vitalij Pecharsky, nhà khoa học tới từ Phòng thí nghiệm Ames trực thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ.
“Theo tôi nghĩ, tương lai của ngành làm mát không nằm tại công nghệ ta hiện có”, Pecharsky nhận định.
Nghiên cứu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ chỉ ra: Trong vòng một thập kỷ tới, ước tính sẽ có hơn 700 triệu thiết bị điều hòa mới được tung ra thị trường, con số đó sẽ chạm ngưỡng 1,5 tỷ thiết bị vào năm 2050. Nhưng bản chất công nghệ làm mát vẫn vậy suốt bao năm nay. Giờ đây Trái Đất đang phải hứng chịu hậu quả vì không ai chịu sáng chế lại cái điều hòa.
Có hai trở ngại lớn tồn tại nơi các thiết bị làm mát, những máy điều hòa nhiệt độ hiện tại:
1. Lượng năng lượng chúng tiêu thụ rất lớn.
Ví dụ, tại Mỹ, khoảng 90% hộ gia đình sở hữu ít nhất một máy điều hòa nhiệt độ, chúng chiếm khoảng 6% tổng lượng điện các hộ gia đình sử dụng. Từng đó tương đương với thải 100 triệu tấn carbon dioxide ra môi trường.
Còn tại Ấn Độ, Tổ chức Năng lượng Quốc tế ước tính lượng điện thiết bị điều hòa có thể tiêu thụ trong năm 2050 sẽ tới mức 10%, nếu như công nghệ điều hòa vẫn dậm chân tại chỗ.
2. Những thiết bị làm mát sử dụng hydrofluorocarbon (HFC), một chất hóa học công nghiệp được dùng nhiều trong công nghệ làm mát. Chúng không ảnh hưởng tới môi trường trừ khi điều hòa bị rò rỉ, mà điều hòa thì rất hay rò rỉ. HFC có khả năng giữ nhiệt tốt, chúng sẽ khiến khí quyển nóng lên đáng kể.
Khoa học không thiếu cách cải thiện công nghệ điều hòa. Một số ý tưởng tăng hiệu quả thiết bị, một số khác lại là sự kết hợp của công nghệ cũ và mới, một số ý tưởng sẽ thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp làm mát mà ta đang biết.
Một số công nghệ chạm tới ngưỡng cửa … khoa học giả tưởng: sử dụng đất hiếm và từ trường để tạo nhiệt hay làm mát. Còn có thể kể tới việc sử dụng điện trường để phân cực vật chất (ví dụ như đất hiếm) để làm ấm hoặc làm mát.
Ý tưởng thì nhiều, nhưng phải đợi một thời gian nữa ta mới có thể ứng dụng được chúng. Công nghệ điều hòa hiện tại mất tới 100 năm dài mới hiện đại được như ngày hôm nay.
“Giá thành sản phẩm của ngành công nghiệp làm mát đương thời đã được tối ưu hóa gần tối đa, tới mức công nghệ mới khó lòng chen chân được vào với một giá thành hợp lý và một quy mô đủ lớn. Việc ứng dụng công nghệ mới vào guồng quay sẵn có là bất khả thi”, Iain Campbell, chuyên gia đầu ngành và cũng là người làm việc trong ban tổ chức Giải thưởng Làm mát Toàn cầu, phát biểu.
Khó khăn vẫn còn đó, nhưng ta vẫn phải cố gắng để đảm bảo sự sống còn của nhân loại. Tháng Mười một năm nay, ban tổ chức Giải thưởng Làm mát Toàn cầu sẽ công bố 10 thiết bị xuất sắc nhất, mỗi nhóm thành công sẽ nhận được giải thưởng 200.000 USD.
Những thiết bị của tương lai sẽ phải vượt qua bài thử cực kỳ gay gắt: hoạt động liên tục 2 tháng trời trong một căn hộ cho trước, để tính toán ra hiệu suất làm mát cũng như khả năng vận hành trong cái nóng kinh người của Trái Đất đang ngày một ấm lên.
Theo GenK
" alt="Thế giới đã nóng đến mức chúng ta buộc phải tìm cách phát minh lại cái điều hòa"/>Thế giới đã nóng đến mức chúng ta buộc phải tìm cách phát minh lại cái điều hòa