80% hệ thống thông tin dùng chung của Tuyên Quang được bảo vệ 4 lớp
UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành Kế hoạch số 204 về việc phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Tuyên Quang năm 2022. TheệthốngthôngtindùngchungcủaTuyênQuangđượcbảovệlớlịch âm dươngo đó trong năm tới, Tuyên Quang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, gắn kết chặt chẽ với chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh, bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Tuyên Quang hướng đến hoàn thành các mục tiêu cụ thể, bao gồm cả an toàn thông tin mạng. Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang, tỉnh đặt mục tối thiểu 70% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; 80% các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được giám sát và bảo vệ theo mô hình 4 lớp.
![]() |
Tuyên Quang đang hướng đến các mục tiêu cụ thể về an toàn thông tin mạng. (Ảnh minh họa). |
Trong năm 2022, tỉnh Tuyên Quang sẽ tập trung triển khai 28 nhiệm vụ, dự án về phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng; trong đó có 19 nhiệm vụ, dự án mới và 9 nhiệm vụ, dự án chuyển tiếp.
Theo báo cáo từ cuối năm 2016 ở Tuyên Quang, có khoảng 90% máy tính trong các cơ quan, đơn vị có cài đặt phần mềm diệt virus; có 20 cơ quan, đơn vị có trang bị hệ thống tường lửa; 7 cơ quan, đơn vị có hệ thống phát hiện và phòng, chống truy cập trái phép; 11 cơ quan, đơn vị có trang bị hệ thống an toàn dữ liệu (tủ/băng đĩa/SAN/NAS).
H.A.H

Khuyến nghị 8 nhóm yêu cầu cơ bản với sản phẩm mạng riêng ảo
Bộ TT&TT khuyến nghị các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, phát triển, lựa chọn, sử dụng sản phẩm Mạng riêng ảo (VPN) đáp ứng 8 nhóm yêu cầu kỹ thuật cơ bản mới được Bộ ban hành.
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo U19 Séc vs U19 Hà Lan, 23h00 ngày 25/3: Hòa là đủ
Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Ảnh: AP Chính phủ Mỹ dưới thời ông Reagan đóng cửa lần đầu vào năm 1981, 2 lần năm 1982, 1 lần năm 1983, 2 lần năm 1984, 1 lần vào năm 1986 và 1 lần năm 1987. Tất cả các đợt đóng cửa này đều không kéo dài quá 5 ngày.
Nguyên nhân đóng cửa tới từ bất đồng giữa ông Reagan và các nghị sĩ Dân chủ về các vấn đề như dân quyền, tài trợ giáo dục, chi tiêu quốc phòng và viện trợ nước ngoài.
Tổng thống George HW Bush năm 1990
Chính phủ dưới thời cố Tổng thống Bush "cha" phải đóng cửa 4 ngày vào năm 1990, do ông chủ Nhà Trắng phủ quyết dự luật chi tiêu tạm thời.
Đóng cửa 2 lần dưới thời Tổng thống Bill Clinton
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ảnh: AP Lần đóng cửa chính phủ đầu tiên của ông Clinton xảy ra vào tháng 11/1995, kéo dài 5 ngày. Nguyên nhân là do ông Clinton phủ định nghị quyết liên quan tới việc tăng phí bảo hiểm Medicare, bãi bỏ các quy định về môi trường và yêu cầu cân đối ngân sách của đảng Cộng hòa.
Tới năm 1995, chính phủ của ông Clinton đóng cửa lần thứ hai trong vòng 21 ngày, cũng liên quan tới vấn đề cân bằng ngân sách.
Tổng thống Barack Obama năm 2013
Vào năm 2013, chính phủ Mỹ dưới thời của ông Obama đã đóng cửa trong vòng 17 ngày. Nguyên nhân là do các nghị sĩ đảng Cộng hòa cố gắng cản trở Đạo luật Chăm sóc Y tế giá cả phải chăng (Obamacare).
Đóng cửa 3 lần dưới thời Tổng thống Donald Trump
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP Chính phủ của ông Trump đóng cửa lần đầu tiên trong 3 ngày, từ 19-21/1/2018, do các nghị sĩ đảng Dân chủ từ chối bỏ phiếu về gói chi tiêu của cựu Tổng thống
Lần đóng cửa thứ 2 xảy ra vào ngày 8/2/2018, và chỉ kéo dài vài giờ. Nguyên nhân là do Thượng nghị sĩ Cộng hoà Rand Paul liên tục cản trở việc bỏ phiếu cho dự luật ngân sách chính phủ. Tuy vậy, dự luật này được thông qua vào ngày hôm sau, và chính phủ mở cửa trở lại.
Năm 2019, chính phủ Mỹ phải đóng cửa trong vòng 35 ngày (lâu nhất trong lịch sử). Nguyên nhân là do ông Trump yêu cầu Quốc hội phê duyệt khoản tiền 5,7 tỉ USD để xây dựng bức tường biên giới với Mexico, nhưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ đảng Dân chủ.
Tiết lộ biệt danh của các Tổng thống Mỹ được Cơ quan Mật vụ sử dụngVào đầu nhiệm kỳ, mỗi Tổng thống Mỹ đều được Cơ quan Mật vụ đặt cho một biệt danh được sử dụng cho mục đích đảm bảo an ninh." alt="Nhìn lại 21 lần chính phủ Mỹ đóng cửa trong vòng 50 năm qua" />
Trong đoạn video dài gần 4 phút, người phụ nữ bình tĩnh kể lại cuộc sống hôn nhân của mình, đồng thời giải thích lý do tự lái xe ô tô đi du lịch một mình. Hiện, đoạn video đang được 2 triệu người thích.
Người phụ nữ tên là Su Min, quê ở Hà Nam (Trung Quốc), năm nay 56 tuổi.
Người phụ nữ quyết ra khỏi nhà, đi du lịch một mình sau nhiều năm chịu đựng cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Trong video, Su Min cho biết quá nửa phần đời đã trôi qua, bà sống không hề hạnh phúc với người chồng gia trưởng. Ngoài công việc kiếm tiền, bà phải chăm sóc chồng con và đảm đương mọi việc nhà.
Người chồng không bao giờ đưa cho bà một đồng nào.
"Sống với chồng, tôi không những không được cầm một xu của anh ấy mà còn phải nấu ăn cho anh ấy, dọn dẹp, giặt giũ quần áo miễn phí hàng ngày. Là một gia đình, lẽ ra phải là một cộng đồng kinh tế nhưng chồng tôi thì không như vậy", Su Min nói.
Bà cho biết, chồng bà tiêu tiền rất xa hoa nhưng ông ta lại luôn chặt chẽ với bà và không hề quan tâm đến vợ.
Su Min nhiều lần muốn ly hôn nhưng vì nghĩ đến con, muốn con có một gia đình trọn vẹn nên cố chịu đựng.
"Sau này con gái ra trường đi tìm bạn đời, tôi lại nghĩ, con sẽ bị "mất mặt" với nhà chồng nếu có bố mẹ ly hôn. Thế nên tôi tiếp tục nhẫn nhịn. Khi con gái sinh con, tôi đến nhà con ở, đỡ đần con chăm sóc cháu, đưa đón cho đến khi cháu đi học thì mới thôi”, người phụ nữ 56 tuổi nói.
Sau khi các cháu đi học, Su Min rời khỏi nhà con gái, trở lại nhà của mình để sống. Tuy nhiên, chồng bà vẫn giữ thói quen cũ khiến bà không thể chịu đựng nổi.
Bà quyết tâm một lần sống cho chính mình: Rời gia đình và tự lái xe đi du lịch.
Ngay khi quyết định như vậy, bà bắt đầu tìm kiếm mọi thông tin liên quan đến các chuyến du lịch tự lái trên Internet, mua những món đồ cần thiết phục vụ cho chuyến đi.
Trong hai tháng tự lái xe vừa qua, Su Min nói rằng cảnh đẹp đã từ từ chữa lành trái tim chán nản của bà, tâm trạng của bà được cải thiện và tầm nhìn rộng mở.
Nhiều người đồng tình với Su Min về việc, hãy một lần sống cho mình để tìm ra giá trị của bản thân. Từ đó biết yêu quý, trân trọng bản thân hơn.
Được biết, gần đây, Su Min đã đến Côn Minh, Lệ Giang và Đại Lý, cắm trại ở bãi biển Erhai và ngủ thiếp đi khi nghe tiếng chim hót. Su Min còn nói, bà muốn đến Hải Nam để đón năm mới.
Con rể muốn bà nhanh chóng về quê trước Tết nhưng Su Min "không muốn làm việc cho mọi người nữa".
“Sau này, khi không còn gì phàn nàn và có thể thông cảm cho chồng, tôi có thể sẽ quay lại”, Su Min bộc bạch.
Tiếng kèn trong phòng bệnh và chuyện tình xúc động của cặp đôi U90
Khi tiếng kèn harmonica cất lên, đôi vợ chồng U90 chìm đắm trong thế giới âm nhạc. Tình yêu, sự quan tâm của họ dành cho nhau khiến nhiều người ngưỡng mộ.
" alt="Chán chồng, người phụ nữ 56 tuổi hành động khiến 2 triệu người thích" />Hà Thanh là sinh viên năm thứ hai Đại học Sư phạm Hà Nội. Trúng tuyển vào trường năm ngoái, Thanh và gia đình đã ký cam kết làm trong ngành giáo dục 8 năm để được miễn học phí và nhận hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng sinh hoạt phí từ ngân sách, theo Nghị định 116 năm 2020 của Chính phủ.
"Đây cũng là điểm thu hút em đăng ký vào trường Sư phạm bởi gia đình không có điều kiện", Thanh nói. Tuy nhiên, sau đợt chi trả cho học kỳ I năm thứ nhất vào sát Tết Nguyên đán năm ngoái, Thanh chưa nhận được thêm khoản hỗ trợ nào.
Hồ Quân, sinh viên năm thứ hai ngành Sư phạm Ngữ văn, Đại học Sư phạm TP HCM và nhiều sinh viên khác của Đại học Sài Gòn phản ánh tương tự.
"Chúng em nhiều lần hỏi trường nhưng trường cũng nói đợi kinh phí từ cấp trên, không biết khi nào mới được chi trả", Quân nói, cho rằng việc này khiến em và nhiều bạn bè chật vật vì không có tiền sinh hoạt.
Bảy tháng chưa nhận được hỗ trợ, gia đình Quân và Thanh phải xoay xở vay mượn. Thanh còn phải làm thêm để có thu nhập đóng học phí và trang trải sinh hoạt.
Theo các trường, nguyên nhân tình trạng này do việc "đặt hàng" đào tạo theo Nghị định 116 từ các địa phương và phân bổ kinh phí còn nhiều vướng mắc.
" alt="Hàng nghìn sinh viên Sư phạm bị nợ tiền hỗ trợ" />Những ngày qua, thông tin một số địa phương dùng chứng chỉ IELTS từ 4.0 hoặc tương đương để tuyển sinh lớp 10, thu hút sự quan tâm của dư luận.
VnExpressphỏng vấn PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc này.
- Ông nhìn nhận thế nào khi một số địa phương tuyển thẳng, cộng điểm vào lớp 10 cho thí sinh có IELTS, trong khi quy chế của Bộ không dành ưu tiên nào cho nhóm này?
- Năm 2014, Bộ ban hành quy chế tuyển sinh THPT, nêu rõ bốn nhóm thí sinh được tuyển thẳng, gồm học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; là người dân tộc rất ít người; học sinh khuyến tật; đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật.
Ba nhóm khác được cộng điểm ưu tiên là: con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người nhiễm chất độc hóa học, anh hùng lao động, lực lượng vũ trang, đang sống và học tập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn....
Ngoài các diện trên, quy chế cho phép Sở Giáo dục và Đào tạo cộng điểm khuyến khích cho một số nhóm học sinh khác. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các quy định về cộng điểm khuyến khích bộc lộ mặt trái, có thể tạo ra sự mất công bằng giữa học sinh.
Vì vậy, Bộ đã điều chỉnh quy chế này vào năm 2018, không còn cho phép địa phương cộng điểm khuyến khích. Các tỉnh, thành được chủ động kế hoạch tuyển sinh, môn thi, hình thức, nhưng tuyển thẳng hay ưu tiên thì phải thực hiện theo yêu cầu của Bộ.
Việc đâu đó có tỉnh đưa thêm đối tượng tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển là không đúng. Các năm trước, Bộ chưa phát hiện. Nhưng năm nay, ngay khi biết có tình trạng này, Bộ đã đề nghị các tỉnh thực hiện đúng.
" alt="Bộ Giáo dục: Dùng IELTS xét tuyển lớp 10 gây mất công bằng" />Ngày tôi biết chồng ngoại tình là sau khi tôi sinh bé thứ 2 được 4 tháng hơn. Tôi suy sụp hoàn toàn vì chưa bao giờ nghĩ người chồng chín chắn, chỉn chu của tôi có thể làm chuyện kinh khủng như thế.
Tôi và chồng đến với nhau khi cả hai không còn trẻ. Lúc đó, tôi đã 36 tuổi còn chồng tôi thì ngoài 40. Tôi tự nhận mình kém duyên nên yêu mối nào, mối ấy đều không thành. Năm 29 tuổi, tôi tìm được người yêu mình thật lòng thì anh ấy lại qua đời vì một tai nạn.
Tôi sống buồn bã, cô đơn như một chiếc bóng cho đến ngày tôi gặp được chồng tôi. Anh làm việc ở một công ty dược, tính tình đứng đắn và hiền lành. Chúng tôi yêu nhau chưa lâu thì đã vội nghĩ tới hôn nhân. Phần vì tôi và chồng đều có công việc ổn định. Phần vì chúng tôi đã lớn tuổi, sợ sẽ khó đường sinh nở.
Ngày anh đưa tôi về ra mắt, mẹ anh nhìn tôi từ đầu đến chân và nói với tôi những lời nhận xét khiến tôi đau lòng. "Cháu mới 36 tuổi mà trông già nhỉ (!). Già hơn cả thằng Tuân nhà bác". Đúng là trong mắt những bà mẹ thì con trai họ luôn là số 1.
Vì yêu chồng, tôi đành bỏ qua chuyện này, cố gắng chung sống hòa thuận với mẹ chồng. Sau khi cưới, cuộc sống của tôi khá dễ thở. Cũng vì tôi đi làm suốt cả ngày, tối về, tôi chỉ ăn cơm, dọn dẹp rồi lên phòng riêng, ít tiếp xúc với mẹ chồng. Chuyện chăn gối của vợ chồng tôi khá hòa hợp. Hai tháng sau khi cưới, tôi vui mừng biết tin mình mang thai.
Đến khi con trai tôi được 13 tháng tuổi, vì vỡ kế hoạch nên tôi tiếp tục mang bầu lần 2. Lúc biết tin mình lại mang bầu, tôi bất ngờ lắm nhưng thôi nghĩ rằng con cái là lộc trời cho. Tôi cũng không còn trẻ nữa. Biết tôi mang bầu, chồng tôi chỉ chép miệng, thở dài.
Chồng ngoại tình với gái trẻ hơn 2 giáp
Chồng tôi thuộc tuýp người có nhu cầu tình dục cao. Tôi biết điều đó vì nhiều lần phát hiện trong máy chồng có hình ảnh, clip nhạy cảm. Không những thế, khi về sống với nhau, anh đòi hỏi chuyện kia khá nhiều.
Ngày sinh con trai nhỏ 4 tháng, tôi phát hiện chồng ngoại tình với một cô sinh viên mới 19 tuổi, kém chồng tôi 2 giáp. Tôi đã sốc khi đọc những tin nhắn yêu đương mùi mẫn mà họ gửi cho nhau trong máy chồng. Chồng nói với cô bé đó rằng anh đang rất muốn bỏ vợ. Nhưng anh không thể làm điều đó vì con chúng tôi còn quá nhỏ. Quá đau khổ, tức giận, tôi đưa 2 con về nhà ngoại.
Tôi không trả lời điện thoại, không gửi hình ảnh của con cho chồng. Tôi cũng dặn cô giáo không được để anh đón bé. Con trai nhỏ của tôi mới được 4 tháng. Tôi không dám khóc nhiều vì sợ mất sữa của con. Tôi cố tỏ ra bình thản như không có chuyện gì trước mặt mẹ. Nhưng nhìn thấy mẹ khóc, nói tội con gái của mẹ, tôi không kìm được lòng.
Tôi mạnh miệng bảo mẹ rằng mẹ không được khóc, con không khóc thì làm sao mẹ phải khóc. Con còn có ba mẹ bên cạnh cơ mà. Nhưng đêm về, nằm ôm con nhỏ, nước mắt tôi cứ tự chảy ra. Stress thực sự!
Sốc với lời "đạo lý" của mẹ chồng khi con dâu mách chồng ngoại tình
Tôi về nhà chồng lấy chút đồ. Tôi nói rõ ràng chuyện chồng ngoại tình với gái trẻ đáng tuổi con của anh ấy. Mẹ chồng tôi không hề an ủi. Bà vẫn nói một câu "đầy đạo lý": "Do con không chịu kế hoạch, sinh nở gần nhau quá, thằng Tuân nó thấy thiếu thốn nên mới vậy".
Sau khi chồng ký vào đơn ly hôn, tôi bảo chồng chuyển tiền chu cấp cho con và trả lại tôi những gì tôi mua cho anh ta. Bên ngoài, anh hào nhoáng, bóng bẩy là vậy nhưng 1 xu nuôi con anh cũng không đưa cho vợ. Bà nội của mấy đứa nhỏ lại dạy rằng: "Con đừng có mà làm cương, bất cần với chồng. Đừng có coi trọng đồng tiền như vậy!".
Vâng, con trai của bà đi ngoại tình nhưng anh ta vẫn luôn đúng. Tôi đòi tiền để tôi nuôi con vậy là sai hay sao. May mắn rằng ông nội của mấy đứa nhỏ cũng thương con dâu. Trong mọi chuyện, ông luôn đứng về phía con dâu. Ông bảo: "Con mình chắc gì đã đúng mà bà nói con người ta sai".
Ngày tôi dọn hết đồ ra khỏi nhà chồng, bố chồng tôi chạy theo, đưa cho tôi một phong bì, bên trong có chừng 20 triệu. Ông nói: "Con cầm chút tiền về mua sữa, tã cho lũ nhỏ. Thỉnh thoảng, bố sẽ qua thăm".
Nghe bố chồng nói, tôi thấy nguôi ngoai phần nào.Tôi ôm con bước đi, đầu không ngoảnh lại...
Nàng dâu tung chiêu khiến mẹ chồng không đứng vững vì bênh con trai ngoại tình
Chồng ngoại tình, vợ liền đem chuyện kể với mẹ chồng nhờ bà phân xử, khuyên nhủ. Ai ngờ bà phán 1 câu lạnh lùng: "Vợ thế nào thì chồng mới có bồ".
" alt="Chồng ngoại tình, mẹ chồng còn nói lời khiến tôi choáng váng" />Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.CKI Võ Đình Bảo Văn, đơn vị Nội tiết - Đái tháo đường, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7 và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính. Đường huyết tăng cao trong thời gian dài không được kiểm soát tốt gây ra nhiều biến chứng tim mạch, mắt, thận, thần kinh, chân...
Người thừa cân, béo phì, ít vận động hoặc người có tiền sử gia đình bị tiểu đường... có thể mắc bệnh này cao hơn người không có các yếu tố nguy cơ. Phòng ngừa và tầm soát bệnh tiểu đường giúp điều trị sớm, ngăn biến chứng. Nguy cơ mắc bệnh khác nhau tùy vào phân loại bệnh.
Bệnh tiểu đường type 1
Xảy ra do phản ứng tự miễn dịch, tức cơ thể tự tấn công nhầm lẫn tế bào tuyến tụy của cơ thể, làm phá hủy tế bào beta tuyến tụy dẫn đến thiếu hụt insulin.
Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 gồm:
- Tiền sử gia đình: Có cha mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường type 1.
- Tuổi: Bệnh tiểu đường type 1 có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên.
- Chủng tộc: Người da trắng có nhiều khả năng bị tiểu đường type 1 hơn người Mỹ gốc Phi, người gốc Tây Ban Nha và Latinh.
- Do gene.
Tiểu đường type 2
Bệnh do cơ thể đề kháng với insulin. Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 gồm:
- Tiền tiểu đường: Tình trạng đường huyết tăng cao hơn ngưỡng bình thường, nhưng chưa đạt ngưỡng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Người bị tiền tiểu đường có nguy cơ cao tiến triển thành tiểu đường type 2.
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Trên 35 tuổi.
- Có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường type 2.
- Ít hoạt động thể chất.
- Mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
- Tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 4 kg.
" alt="Bệnh tiểu đường" />
- ·Nhận định, soi kèo Cerro Largo vs Torque, 06h00 ngày 26/3: Tin vào chủ nhà
- ·5 địa điểm cắm trại xanh mát ngay gần Hà Nội, khách chơi 'thả ga' dịp 2/9
- ·Bộ ảnh 'tình tứ' ở vườn cà phê của vợ chồng Kon Tum khiến người xem thích thú
- ·Chồng Tây của diễn viên Lan Phương khuyến khích vợ tích cực khoe vẻ gợi cảm
- ·Nhận định, soi kèo Algeria vs Mozambique, 4h00 ngày 26/3: Trái đắng
- ·"Giữa trung tâm Thủ đô, tại sao vẫn để xảy ra đua xe lạng lách?"
- ·Ăn uống, ôn thi lớp 10 giai đoạn nước rút như thế nào
- ·Cách xem EURO 2024 miễn phí trên TV Samsung
- ·Nhận định, soi kèo El Kanemi vs Shooting Stars, 21h00 ngày 27/3: Chia điểm là hợp lý
- ·Du học sinh ảnh hưởng gì khi Australia, Anh siết visa việc làm
Trong số hơn 240 trường đại học ở Việt Nam, gần 100 trường đào tạo bậc tiến sĩ. Tổng chỉ tiêu từ 5.000 đến hơn 7.000 mỗi năm trong giai đoạn 2019-2024.
Số nghiên cứu sinh các trường tuyển mới đang tăng dần nhưng vẫn chưa năm nào đạt được 50% tổng chỉ tiêu, theo số liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm học qua, các trường tuyển được gần 3.400, đạt 47% tổng chỉ tiêu. Năm học 2022-2023 chỉ hơn 2.400, tương đương 42%. Hai năm trước đó tuyển được 25% và 34%.
Số liệu năm 2021, quy mô đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam là khoảng 12.000 người. Tính tỷ lệ trên dân số, con số này chưa bằng một phần ba so với Malaysia và Thái Lan, bằng một phần hai so với Singapore và xấp xỉ một phần chín so với trung bình 38 nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Các chuyên gia từ nhiều trường đại học nhận định số lượng người học tiến sĩ của Việt Nam hiện quá ít so với yêu cầu thực tế. Điều này gây ra tác động xấu với sự phát triển của giáo dục đại học nói riêng và nền khoa học - công nghệ nói chung.
" alt="Nỗi lo ít người học tiến sĩ" />Tiểu đường là bệnh mạn tính ảnh hưởng đến khả năng cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, đặc trưng bởi tình trạng đường huyết cao mạn tính. Bệnh được chia thành tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, tiểu đường thai kỳ (tiểu đường khi đang mang thai).
BS.CKI Đoàn Minh Yên Hà, đơn vị Nội tiết, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết người tiểu đường có chỉ số đường huyết không ổn định, khi mắc cúm có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai... Ngược lại, bệnh cúm khiến người bệnh tiểu đường khó kiểm soát đường huyết hơn, do virus làm tăng phản ứng viêm. Một số người bệnh cúm bị chán ăn, bỏ ăn có thể dẫn đến hạ đường huyết.
Người bệnh tiểu đường khi có các triệu chứng cúm cần khám và điều trị sớm, tránh diễn tiến nặng. Tùy vào tình trạng và virus gây bệnh mà bác sĩ điều trị phù hợp như điều trị nâng đỡ tổng trạng, điều trị triệu chứng và sử dụng thuốc kháng virus cúm, ngăn chặn virus sản sinh thêm trong cơ thể.
Bác sĩ Hà lưu ý người bệnh cần sử dụng thuốc đúng chỉ định, không tự ý mua thuốc vì dễ làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Người bệnh kiểm tra đường huyết thường xuyên, ăn uống đầy đủ, uống thuốc đúng giờ, hạn chế đi ngoài trời nắng gắt hay trời mưa, giữ ấm cơ thể... Người có các dấu hiệu tiến triển nặng hơn cần tới bệnh viện để được chăm sóc.
" alt="Người tiểu đường mắc cúm cần chăm sóc thế nào" />Chiếc túi không thấm nước nhưng không khí có thể xuyên qua, giúp thực phẩm bên trong có thể hô hấp.
“Cấu trúc tinh bột tạo thành các lỗ rỗng giúp đẩy khí ethylene thoát ra, làm chậm quá trình chín của rau củ, trái cây. Chiếc túi có khả năng thấm khí giúp không khí bên trong được tuần hoàn liên tục, giảm nhiệt độ phát sinh từ quá trình rau củ quả hô hấp, giữ được độ ẩm. Nhờ đó chúng ta tăng thêm được thời gian bảo quản nông sản lâu hơn 10-20 ngày”, Diễm My nói thêm.
Ý tưởng tạo ra sản phẩm này đến với My và những người bạn một cách rất tình cờ.
Từ câu chuyện hoa quả bị hỏng...
Tốt nghiệp Trường đại học Kinh tế TP.HCM, cô gái Trần Thị Diễm My bị thu hút bởi những công việc có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và thân thiện với môi trường.
Theo My, ở Việt Nam, chúng ta chưa biết cách tận dụng các nguyên liệu như mùn cưa, vỏ trấu… Trong khi đó, ở nước ngoài, họ có thể dùng mùn cưa để ép và qua một số công nghệ khác để làm đồ nội thất.
Tại các vùng trồng cây cao su, người dân thường trồng thêm sắn và các cây hoa màu khác ở phía dưới để tranh thủ diện tích trống. Đây là sắn được trồng theo công nghiệp, thu hoạch nhanh 3 tháng/lần. Loại này thường chỉ dùng làm thức ăn chăn nuôi, phân sinh học…
Chiếc túi này sẽ phân hủy sau 6 tháng khi bị chôn dưới đất và không gây hại cho cây trồng. “Sau đó, tôi được biết đến một công ty có nhóm các bạn trẻ biết cách tận dụng tinh bột sắn để tạo nhiên liệu sinh học. Công việc vừa tận dụng tài nguyên sẵn có lại thân thiện môi trường này đã thu hút tôi tham gia”, My cho biết.
Tuy nhiên do gặp dịch Covid-19, hoạt động của công ty - nơi My đang làm việc, phải dừng lại. Nhưng đây cũng là thời điểm đem lại cho cô những ý tưởng mới.
“Tôi được nghe những câu chuyện xuất khẩu bị đình trệ nên nông sản như thanh long, chuối… bị hư hại rất nhiều. Có một vị khách kể, họ xuất khẩu xoài sang Hàn Quốc nhưng bị chậm trễ nên toàn bộ một container chứa xoài bị hỏng. Việc này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Từ những nghiên cứu có sẵn, tôi muốn tạo ra sản phẩm giúp bảo quản thực phẩm tươi lâu hơn, hiệu quả hơn”, My chia sẻ.
… Đến sản phẩm chinh phục thị trường nước ngoài
Ý tưởng sản xuất túi bảo quản thực phẩm tốt hơn xuất hiện từ tháng 2/2020. Đến tháng 7/2020, My và nhóm nghiên cứu tung sản phẩm ra thị trường sau nhiều lần test (kiểm tra), sửa đổi. Nhưng giai đoạn này, Việt Nam rơi vào giai đoạn dịch Covid-19 lần 2.
Tháng 10/2020, họ tái khởi động kế hoạch đưa sản phẩm “túi biết thở” đến với người tiêu dùng.
Theo Diễm My, túi nilon bình thường chỉ bảo quản sản phẩm trong thời gian ngắn và làm phát sinh thêm một bài toán khác - đó là ô nhiễm rác thải nhựa.
Nhưng chiếc “túi biết thở” không chỉ giúp giữ sản phẩm tươi lâu hơn mà còn thân thiện với môi trường. Vốn được làm từ tinh bột sắn và nhựa polyethylene, khi chôn xuống đất, chiếc túi này sẽ phân hủy sau 6 tháng và không gây hại cho cây trồng. Nếu bị đốt, lượng CO2 từ túi này sinh ra cũng giảm 30-40% so với túi nilon thông thường.
“Người bán sẽ giữ được hoa quả tươi lâu hơn. Họ cũng không mất nhân công cho việc lọc, bỏ hàng hỏng.
Điểm riêng biệt của túi là làm từ tinh bột nên có mùi thơm nhẹ như thảo mộc. Điều này giúp túi không làm ảnh hưởng đến mùi của thực phẩm bên trong”, 9X nói thêm. Hiện, mỗi tháng nhóm của My bán ra thị trường khoảng 300kg “túi biết thở”. Túi có 3 kích cỡ dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng và có giá từ 600-1.500 đồng/chiếc.
Diễm My nhận giải cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn” với sản phẩm "túi biết thở". Phân khúc khách hàng My hướng đến là các công ty chuyên xuất khẩu rau, quả ra nước ngoài; các chuỗi cửa hàng phân phối rau, quả hữu cơ. Hiện, sản phẩm “túi biết thở” đã có mặt tại Hàn Quốc, Nhật Bản…
“Nhiều người dân thường chọn túi nilon thông thường vì giá rẻ. Nhưng họ chỉ trả tiền cho sản phẩm túi nilon đó. Họ không nghĩ rằng, sau khi thải túi nilon ra môi trường, chúng ta lại mất tiền để xử lý nó”, My nói.
Cô hi vọng trong tương lai, khi ý thức trách nhiệm về môi trường của người dân được nâng cao hơn nữa, sản phẩm túi biết thở sẽ “phủ sóng” nhiều hơn.
Sản phẩm của Trần Thị Diễm My và đồng đội đã tham gia các cuộc thi khởi nghiệp trong năm 2020. Gần đây nhất, “túi biết thở” đạt giải Ba, cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn” của Trung ương Đoàn." alt="9X khởi nghiệp thành công với chiếc 'túi biết thở'" />Cậu bé William Khôi Nguyễn (TP.HCM) từng gây sốt mạng xã hội vào năm 2018 bởi vẻ gương mặt giống thủ thành Đặng Văn Lâm.
Nguyễn Thảo Nguyên - mẹ William nhiều lần còn bị fan hâm mộ của Đặng Văn Lâm công kích và hỏi thẳng, cậu bé có phải là con của thủ thành này hay không.
Tuy nhiên, Thảo Nguyên cho biết cha đẻ của William là người đàn ông mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ. Năm nay, William đã hơn 2 tuổi rưỡi nhưng vẫn chưa thể đi lại và chạy nhảy như các bạn cùng lứa.
William được nhận xét là có gương mặt giống thủ môn Đặng Văn Lâm. Mẹ rơi nước mắt ôm con đi xét nghiệm ADN
Thảo Nguyên là chủ của một khách sạn nhỏ, cha của William đến đó thuê phòng và hai người nảy sinh tình cảm.
Họ nhanh chóng về chung một nhà bằng thủ tục đăng ký kết hôn, đợi dịp thuận lợi sẽ về Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức đám cưới. Sau đó công việc làm ăn của anh gặp khó khăn, dẫn đến phá sản. Vợ chồng Thảo Nguyên cũng phát sinh nhiều mâu thuẫn, không tìm được tiếng nói chung.
Bé William sinh ra ở tuần thai thứ 29 với cơ hội sống chỉ 50%. Cuối cùng chồng cô quyết định về nước. Lúc này, Thảo Nguyên mới biết mình mang thai. Lần nào cô nói chuyện với chồng qua video call, anh đều tỏ ý ngờ vực, còn nói Thảo Nguyên đi phá thai.
Bằng tình thương vô bờ bến với sinh linh mới thành hình, cô quyết tâm giữ lại đứa bé. Tình cảm cô dành cho chồng cũng nguội dần.
Thế nhưng cú sốc tình cảm khiến Thảo Nguyên rơi vào căng thẳng, ảnh hưởng đến quá trình mang thai, khiến em bé chào đời ở tuần 29, nặng 1,5kg với tỉ lệ sống sót chỉ 50%.
Vừa lọt lòng, cậu bé đã phải rời xa vòng tay mẹ, chuyển đến phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt. Bác sĩ cảnh báo, em bé có thể gặp ảnh hưởng về thần kinh, vận động…
Suốt 1 tháng con trai nằm lồng ấp, Thảo Nguyên không ít lần rơi nước mắt vì đứa con bé bỏng đang giành giật sự sống.
Tình trạng con khá dần lên, bác sĩ quyết định cho bé ra ghép mẹ. Ba tháng hai mẹ con ở trong viện, chỉ có ông bà ngoại làm chỗ dựa. Sau đó, William được xuất viện. Từ cân nặng nhỏ xíu, bé bắt đầu có da thịt và vẻ ngoài dễ thương.
Hạnh phúc vì con khoẻ mạnh chưa được bao lâu, Thảo Nguyên một lần nữa rơi vào khủng hoảng khi cha của William trở lại Việt Nam. Anh giữ thái độ lạnh nhạt và nghi ngờ đứa trẻ không phải giọt máu của mình.
Người đàn ông này đòi đưa con đi xét nghiệm ADN, Thảo Nguyên nuốt nước mắt đồng ý. Cô hi vọng, sẽ cho con một mái ấm đúng nghĩa.
Kết quả cho thấy hai người có huyết thống cha con nhưng cuối cùng, anh nói chỉ chấp nhận đứa con và không quay lại với vợ. Để giải thoát cho mình, Thảo Nguyên quyết định gạt hết quá khứ, tìm lại sự thanh thản, bình yên cho 2 mẹ con.
Nghị lực của cậu bé lai và tình yêu từ mẹ
Vượt qua giai đoạn đầu đời đầy nhọc nhằn, bé William ngày càng bụ bẫm. Thế nhưng qua 1 tuổi, con vẫn chưa thể tự ngồi, đôi chân hay gồng cứng, không thể dang ra hai bên.
Thảo Nguyên cho rằng bé chậm hơn các bạn vì sinh non nên chủ quan. William 15 tháng, hai mẹ con bồng bế nhau đi khám.
William tập vật lý trị liệu với sự trợ giúp của đôi dép đặc biệt. Cô đau đớn khi bác sĩ chẩn đoán, Wiliam bị di chứng nặng nề từ việc sinh non, ảnh hưởng đến não và cột sống. Cách giúp con đi lại được chỉ có tập phục hồi chức năng và sử dụng loại dép chuyên biệt.
“Giờ con đứng được, đi được nhưng chân cứng ngắc, phải lê từng bước một. Hôm nào tập, chân còn mềm ra chút xíu nhưng hôm sau nghỉ tập là lại như cũ. Tôi cứ nghĩ đến con là không kìm được nước mắt”, Thảo Nguyên nghèn nghẹn nói.
Mẹ của William chia sẻ thêm, cách 3 tháng bé phải đi bệnh viện tiêm bắp chân cho giãn cơ và bó bột…
“Bác sĩ nói, phải kiên trì tập cho con và đừng nóng vội. Nếu bé đáp ứng bài tập tốt thì 1 năm nữa sẽ đi tốt nhưng nếu không, phải ít nhất đến 5 tuổi”, Thảo Nguyên nói.
Mẹ con bé William Mặc dù đã chia tay chồng nhưng Thảo Nguyên khẳng định chưa bao giờ có ý định ngăn cản cha con gặp nhau. Cô vẫn hay thông báo tình hình của bé William cho anh, kể cả việc con bị chậm vận động và cứng cơ.
Vậy nhưng, cha của William lại thờ ơ. Một lần anh về Việt Nam chỉ thăm con chốc lát rồi rời đi. Bé William không chỉ thiệt thòi về sức khỏe mà còn thiếu cả hơi ấm cha.
Ngoài vấn đề chậm phát triển vận động, bé William cũng có khả năng bị chậm về vấn đề nhận thức. Để giúp con cải thiện, Thảo Nguyên tự làm đồ chơi tương tác, đồ chơi thông minh cho con và một số dạng học tư duy.
Giờ đây, tình trạng của William cũng thay đổi rõ rệt, gần 3 tuổi con có thể phân biệt tốt màu sắc, thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.
“Tôi cho con học tiếng Việt trước vì không muốn con loạn ngôn ngữ, kết hợp học một số mô hình lắp ráp. Kết quả khả quan nên tôi coi như đó là nguồn động viên để bản thân cố gắng hơn”, Thảo Nguyên tâm sự.
Cô cho biết thêm, thời gian tới cô vẫn chưa có ý định lập gia đình. Một số người đến tìm hiểu đều hỏi cưới nhưng họ lại đưa ra đề nghị khá sốc. Họ muốn Thảo Nguyên bỏ lại con cho ông bà ngoại, để xây dựng cuộc sống mới.
Trước những yêu cầu đó, Thảo Nguyên thẳng thừng từ chối. “Con là khúc ruột của mình, tôi thà ở vậy còn hơn đi lấy chồng rồi để con bơ vơ”, Thảo Nguyên nói.
Mẹ của bé William cho biết thêm, làm mẹ đơn thân chưa bao giờ dễ dàng. Dẫu cô có khách sạn để kinh doanh, có bố mẹ đẻ hỗ trợ nhưng việc chăm con cũng gặp không ít khó khăn. Nhất là những lúc con ốm đau, đi cấp cứu, mọi việc cô phải tự xoay sở.
“Đứa trẻ nào cũng cần một gia đình đủ cha mẹ để phát triển toàn diện. Việc phải sinh ra và lớn lên trong gia đình đơn thân cũng là điều chẳng đặng đừng.
Tuy nhiên, nếu rơi vào hoàn cảnh như vậy, người mẹ càng phải nỗ lực, làm chỗ dựa cho con”, Thảo Nguyên bộc bạch.
Cách vượt qua rạn nứt hôn nhân sau sinh con, vợ chồng trẻ cần biết
Bài viết dưới đây sẽ lý giải sự thay đổi của người phụ nữ sau sinh nở và vai trò quan trọng của người chồng trong thời kỳ này.
" alt="Hành trình sống nhọc nhằn của cậu bé giống thủ thành Lâm 'Tây'" />
- ·Nhận định, soi kèo Ehime vs Blaublitz Akita, 17h00 ngày 26/3: Cửa dưới ‘tạch’
- ·Điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2024
- ·Gần 50.000 nhân viên ĐH California đình công: Việc học tập đình chệ
- ·Con dâu sững sờ phát hiện bí mật của bố chồng
- ·Nhận định, soi kèo Matsumoto Yamaga vs Sagan Tosu, 17h00 ngày 26/3: Tạm biệt chủ nhà
- ·Tọa đàm ứng dụng công nghệ thông minh trên máy nước nóng
- ·Đại biểu Quốc hội: Phân loại cán bộ sợ sai không dám làm, xử lý hợp tình hợp lý
- ·Đề minh họa thi lớp 10 'đề cao vận dụng thực tiễn'
- ·Nhận định, soi kèo Việt Nam vs Lào, 19h30 ngày 25/3: Cửa trên đáng tin
- ·Có nên trữ tinh trùng trước khi phẫu thuật chuyển giới?