Sở TT&TT Hà Nam vừa ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 – 2025.
Kế hoạch được xây dựng dựa trên hướng dẫn của Bộ TT&TT. Trong đó đặt ra nhiều mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động, gắn với đảm bảo an toàn thông tin tại cơ quan, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Hiện đại hóa nền hành chính, tiếp tục duy trì hoạt động ổn định của hệ thống sẵn có, kết hợp tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT. Đồng thời, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng CNTT của tỉnh, của cơ quan đã đề ra, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử trên địa bàn.
Nhiều nhiệm vụ, giải pháp được Sở TT&TT Hà Nam đề ra trong giai đoạn 5 năm tới như: hoàn thiện các quy chế, quy định về an toàn thông tin; ứng dụng chữ ký số; có chính sách thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trực tuyến hay phát triển hạ tầng kỹ thuật, hệ thống nền tảng, dữ liệu của tỉnh.
Cụ thể, trong kế hoạch vừa ban hành, Sở TT&TT Hà Nam sẽ tiếp tục nâng cấp hạ tầng kỹ thuật (máy chủ, máy trạm và hệ thống mạng); đầu tư các thiết bị và phần mềm đảm bảo an toàn thông tin như phần mềm diệt virus, hệ thống tường lửa phòng, chống truy cập trái phép, các thiết bị sao lưu, backup dữ liệu.
Kiểm tra, rà soát các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan; trang bị phần mềm virus có bản quyền, ứng dụng ký số, đầu tư thiết bị và ứng dụng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng, phòng chống truy cập trái phép để kịp thời ngăn chặn, giám sát, phát hiện, cảnh báo các sự cố an toàn thông tin; Xác định cấp độ và tham mưu giải pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin của Sở.
Trong phát triển dữ liệu, Sở TT&TT sẽ tiếp tục cập nhật, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung đã được xây dựng của Bộ TT&TT và tỉnh để sử dụng, khai thác phục vụ công tác chuyên môn. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cung cấp thông tin phục vụ xây dựng cấu trúc chính quyền điện tử tỉnh và các hệ thống dùng chung của bộ, của tỉnh.
Phát triển những ứng dụng, dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp; Triển khai có hiệu quả các chỉ đạo, chính sách về bảo đảm an toàn thông tin trên địa bàn. Phát triển mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cung cấp các thông tin hữu ích trên Cổng thông tin điện tử phục vụ doanh nghiệp; tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số.
Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT; hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ, trao đổi, chia sẻ ứng dụng phù hợp với cơ quan; làm chủ công nghệ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ đã được trang bị, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của cơ quan, từng bước xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.
Đồng thời triển khai nhiều hoạt động nhằm thu hút, đa dạng hóa nguồn lực để đẩy mạnh chính quyền điện tử, chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tại cơ quan. Trong đó ưu tiên kinh phí phục vụ việc ứng dụng CNTT trong cơ quan.
D.V
" alt=""/>Hà Nam đầu tư nguồn lực cho an toàn thông tin và chính quyền điện tửMới đây, Microsoft đưa ra chương trình hợp tác với Chính phủ Việt Nam. Vậy chương trình này được vận hành như thế nào?
Tại Việt Nam, Microsoft có xây dựng một hành lang hoạt động kinh doanh và hỗ trợ Chính phủ, gọi tắt là BPE. Đây là 3 chữ viết tắt của Build – Protect – Educate (tạm dịch là Xây dựng – Bảo vệ - Đào tạo).
Đối với chữ “Build - Xây dựng”, Microsoft luôn sẵn sàng và mong muốn cung cấp tư vấn về mặt luật pháp cho Chính phủ. Khác với trước kia, một nền tảng kinh tế hay chính phủ số ngày nay đòi hỏi chúng ta phải thay đổi các cách thức người dân tương tác với chính phủ. Sự thay đổi này mang đến nhiều tính năng và sự tiện lợi trên nền tảng số, nhưng đồng thời cũng đem đến rất nhiều nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, có thể nói mọi hành vi, cử chỉ, và hoạt động của con người trên không gian số đều phải có sự thay đổi. Tất cả sẽ cần phải có hướng dẫn và được quy định bởi luật pháp.
Với chiến lược Make in Vietnam của Chính phủ, Microsoft sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam các công cụ cần thiết, thậm chí là mong muốn chuyển giao cho Việt Nam những kỹ năng cũng như các quy trình sản xuất, gia công phần mềm, xây dựng các thành phố thông minh: từ đo lường khí quyển, bão lũ, đến giao thông, camera thông minh... để làm sao dịch vụ có thể đến người dân một cách nhanh nhất, khoa học nhất và an toàn nhất.
Đối với chữ “Protect – Bảo vệ”, Microsoft có những hoạt động để bảo vệ con người, doanh nghiệp và Chính phủ. Tháng 12 năm 2019, Microsoft đã kí kết một chương trình An ninh Chính phủ với Bộ Công An. Đây là một chương trình với hệ thống có thể giúp cho Chính phủ Việt Nam, đại diện là Bộ Công An, bảo vệ an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với trẻ em, Microsoft đã hợp tác với Cục Bảo vệ trẻ em và tổ chức ChildFund xây dựng nền tảng “An toàn trẻ em” trên không gian mạng và ngoài đời. Chúng tôi cũng đang bàn với tổ chức ChildFund và UNICEF để ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và máy học Machine Learning vào ứng dụng này để bảo vệ trẻ em tốt hơn.
Chữ thứ 3 là “Educate – Đào tạo” Microsoft là công ty thường xuyên có một đội ngũ đầu tư hỗ trợ cho giáo dục. Tại Việt Nam, từ năm 2017 đến 2020, Microsoft đã đầu tư một chương trình có tên “Enabling Boat” với 1 triệu USD mỗi năm để xây dựng những con thuyền được trang bị đầy đủ máy móc, công cụ và tài liệu để có thể đi dạy học sinh khu vực sông Mê Kong. Ngoài ra, Microsoft cũng có các chương trình học bổng cho nữ sinh trong công nghệ; những chương trình hỗ trợ và đào tạo hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên.
Việc hợp tác giữa Microsoft và Bộ Công an đang được triển khai như thế nào thưa ông?
Chương trình An ninh Chính phủ ở Việt Nam là chương trình mà Việt Nam là một trong 50 nước trên thế giới được thụ hưởng. Đây là chương trình Microsoft cung cấp miễn phí cho Chính phủ Việt Nam. Khi đưa chương trình này về, chúng tôi thực sự muốn đưa nó vào cuộc sống và giúp đỡ Chính phủ. Giai đoạn ban đầu, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì dữ liệu sẽ được chuyển về liên tục hàng ngày như vậy thì sẽ đặt nền tảng triển khai hệ thống này ở đâu, kho lưu trữ nằm ở đâu, và ai là người đầu tư. Ngoài ra, kỹ năng nào để chúng ta có thể khai thác, nhặt ra những thông tin thực sự liên quan đến chúng ta, điều đó đòi hỏi không chỉ là nền tảng mà cả một đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm.
Trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ chủ động cung cấp cho các cơ quan bộ, ngành của Chính phủ, và thành phố những các báo cáo rủi ro an toàn an ninh mạng. Còn về phía doanh nghiệp, Microsoft cũng sẽ đăng ký cho một số doanh nghiệp lớn mà chúng tôi thấy cần phải bảo vệ trước nhất. Đối với các doanh nghiệp khác, chúng tôi sẽ phải xây dựng cơ chế để làm sao chúng tôi có đủ nguồn lực về tài nguyên và con người để triển khai thật tốt.
Tại sao Microsoft lại chọn Bộ Công an mà không phải các tổ chức khác?
Đối với một hệ thống thì tổ chức đó phải vừa có chức năng nhiệm vụ và phải vừa có thẩm quyền thì mới có thể mang lại rất nhiều giá trị cho cộng đồng. Đó là lý do chúng tôi hợp tác với Bộ Công an.
Microsoft đánh giá hiệu quả hợp tác với Bộ Công An như thế nào?
Microsoft hằng năm có những phân tích và báo cáo đánh giá thực trạng trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tháng 6/2020, trong báo cáo về tình hình an ninh mạng khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2019, Microsoft đã chỉ ra rõ các cuộc tấn công mạng (ransomeware) ở Việt Nam là cao nhất châu Á - Thái Bình Dương, các cuộc tấn công bằng mã độc khai thác tiền điện tử (cryptocurrency) đứng thứ 3 khu vực, số lượng xảy ra các cuộc tấn công bằng hình thức drive-by ở Việt Nam cao hơn 2 lần mức trung bình toàn cầu và khu vực.
Những báo cáo này Microsoft thực hiện hằng năm và chia sẻ rộng rãi tới các Bộ ban ngành như Bộ Công an, Bộ TT&TT, Cục An ninh thông tin của Bộ TT&TT... và cả cộng đồng.
- Cảm ơn ông!
Thái Khang (Thực hiện)
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI). Bộ TT&TT đã lên kế hoạch để đạt được mục tiêu này.
" alt=""/>Bộ Công an sẽ cảnh báo rủi ro an toàn an ninh mạng cho các bộ, ngànhChỉ đến khi bệnh tiến triển nặng và di căn bà A. mới nhập viện, lúc này tuổi đã cao (84 tuổi) cùng nhiều bệnh lý nền, gây khó khăn trong điều trị. Bên cạnh đó, khả năng tiến triển, hồi phục sau phẫu thuật cũng rất khó khăn.
Chị T.M (Đống Đa, Hà Nội) cũng là trường hợp tương tự của việc từ chối điều trị ung thư theo khoa học. Vốn có sức khỏe ổn định nên năm 2013 nhận kết quả mắc ung thư, chị vô cùng bàng hoàng.
Lúc này, bác sĩ chẩn đoán chị mắc ung thư giai đoạn sớm, khối u nhỏ và lành tính. Tuy nhiên chị không điều trị tại bệnh viện mà về nhà uống thuốc nam. Chị cũng thực hiện việc bỏ đói tế bào ung thư (một năm ăn chay 4 tháng chỉ uống nước lọc, ăn cháo và muối trắng) với hy vọng tiêu diệt được các tế bào ung thư.
Tuy nhiên sau một thời gian, tháng 5/2021, khối u biểu hiện bất thường vỡ, chảy máu, mủ và hoại tử. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ đánh giá bệnh đã ở giai đoạn muộn, khó kiểm soát. “Lúc này sức khỏe suy sụp, người không còn khả năng chống đỡ, tôi bắt buộc phải nhập viện điều trị”, chị nói.
Lúc nữ bệnh nhân nhập viện, viện bác sĩ thông báo ung thư đã tiến triển tới giai đoạn cuối, khối u đã xâm lấn sang cơ, có dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử… “Tôi hối hận bỏ lỡ cơ hội khỏi bệnh, đừng ai dại dột như tôi”, chị T.M cho biết.
Gần 20 năm theo đuổi ngành Y, BS Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K chia sẻ, điều khiến các bác sĩ lo ngại nhất là người bệnh không tin tưởng vào phác đồ điều trị. Thay vào đó, họ tự chữa trị bằng các bài thuốc dân gian, lời mách trên mạng.
BS Hà Hải Nam gặp nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư kiêng cữ không khoa học. Họ áp dụng cách “bỏ đói tế bào ung thư”, không ăn thịt đỏ, đậu nành, đường… chỉ dùng nước pha chế từ các loại lá. Họ tin nước đó có thể giúp thanh lọc cơ thể và loại trừ ung thư.
“Theo tây y, để tiêu diệt tế bào ung thư, các bác sĩ sẽ dùng các phương pháp trong đó có mổ, xạ trị hóa chất, sau này có thêm điều trị miễn dịch… Đây là các vũ khí chính diệt ung thư. Nhưng không phải bệnh nhân nào cũng tin hoàn toàn vào bác sĩ, vào khoa học”, BS Nam chia sẻ.
Bác sĩ phân tích, các loại nước người bệnh dùng có thể có khả năng nâng đỡ miễn dịch, tăng cường thể trạng khiến bệnh nhân thấy khỏe hơn. Người bệnh nghĩ như vậy là khỏi ung thư, tế bào ung thư đã hết.
Thực tế tế bào ung thư vẫn còn. Sau 3, 4 tháng hoặc dài hơn tế bào ung thư đã lan tràn khắp nơi. Lúc này, bệnh rơi vào giai đoạn muộn, người bệnh quay lại bệnh viện điều trị, việc điều trị khó hơn rất nhiều.
Đồng quan điểm, TS.BS Nguyễn Quang Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) thông tin, rất nhiều bệnh nhân mắc ung thư thường tới bệnh viện ở giai đoạn muộn. Có người đã tự điều trị thuốc nam tại nhà. Khi bệnh tiến nặng tới viện đã ở giai đoạn 4, bệnh nhân rất hoang mang, nhập viện để điều trị.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân để phát hiện sớm ung thư, cần tiến hành khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm điều trị ung thư trong đó có những thông tin không đúng khoa học. Tuy nhiên người bệnh cần tin tưởng và thực hiện theo phác đồ điều trị ung thư của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc nam, hay sử dụng sản phẩm chức năng… là phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng về tác dụng điều trị ung thư.
Việc tự ý điều trị nhiều khi sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc như chẩn đoán muộn khiến người bệnh bỏ lỡ “giai đoạn vàng” của việc điều trị, việc điều trị muộn có thể tốn kém kinh tế hơn, tiên lượng kém hơn.
Do vậy khi bệnh nhân cảm thấy có những bất thường nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám sớm, điều trị kịp thời.