Như VietNamNet đã đưa tin, những ngày qua các diễn viên phim "Về nhà đi con" đã quay phiên bản mới. Tuy nhiên tất cả các diễn viên cũng như ê kíp sản xuất đều từ chối tiết lộ thông tin để tạo sự bất ngờ cho khán giả khi phim lên sóng VTV1.
Ngày 30/3, đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc VFC bất ngờ xác nhận trên trang cá nhân: "Những ngày không quên. Còn 7 ngày... Cùng cố gắng. Cảm ơn rất nhiều" nhận nhiều bình luận của các diễn viên nổi tiếng.
Theo thông tin của VietNamNet, phim mới thế sóng 'Đừng bắt em phải quên' có tên 'Những ngày không quên', là tác phẩm pha trộn giữa hai bộ phim 'Cô gái nhà người ta' và 'Về nhà đi con'. Sau khi kết thúc phát sóng phim 'Mùa xuân ở lại' vào 3/4, 'Những ngày không quên' sẽ nối sóng vào khung 21h trên VTV1 từ 6/4 tới đây, với độ dài dự kiến là 40 tập (thời lượng 25p/tập).
'Những ngày không quên' là câu chuyện về nhà ông Sơn (phim 'Về nhà đi con) trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra. Dương bị nghỉ học, Huệ phải đóng cửa quán trà, Quốc dính vào tin đồn không hay, Vũ kẹt ở nước ngoài không về được khiến Thư lo lắng.
Sinh hoạt nhà ông Sơn đảo lộn. Cùng lúc đó cả nhà ông Sơn về quê tại làng Yên. Hoá ra Khoa (phim 'Cô gái nhà người ta') lại là cháu ông Sơn. Đúng lúc này có thông tin mọi người hạn chế di chuyển, vậy là gia đình ông Sơn ở lại làng Yên để cách ly. Tại đây đã có nhiều chuyện xảy ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ngày càng khó kiểm soát.
![]() |
Nhân vật Vũ trong 'Về nhà đi con' do Quốc Trường đảm nhiệm được nhiều khán giả yêu thích. |
Như vậy khán giả sẽ được gặp lại hầu hết những diễn viên mình yêu thích như NSND Trung Anh, diễn viên Bảo Thanh, Thu Quỳnh, Bảo Hân, Tuấn Tú, Phương Oanh, Đình Tú, Việt Bắc... trong tác phẩm mới này. Đáng tiếc là 'Những ngày không quên' không có sự xuất hiện của nhân vật rất được yêu thích trong 'Về nhà đi con' là Quốc Trường. Chia sẻ với VietNamNet, diễn viên Quốc Trường nói: "Nếu có cơ hội tôi sẽ xin xuất hiện vài phút cho vui để đóng góp một phần tuyên truyền chống dịch Covid-19".
Mỹ Anh
Diễn viên Bảo Thanh xác nhận "Về nhà đi con" quay phiên bản giới hạn nhưng chưa rõ khi nào sẽ lên sóng.
" alt=""/>Thông tin chính thức về 'Về nhà đi con' phiên bản thời covid sắp lên sóngTrên thế giới, vấn đề thừa cân thường tập trung ở các nước phát triển. Người dân quốc gia giàu có tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn. Nền kinh tế Nhật Bản phát triển qua các thập kỷ, cân nặng của người dân tăng đôi chút, song tỷ lệ béo phì vẫn ngang bằng với những nước như Bangladesh, Afghanistan và Malawi.
Thức ăn nhanh, đồ ăn vặt và đồ ngọt tại Nhật Bản rất phong phú. Tuy nhiên, lượng calo trung bình hàng ngày người dân nước này nạp vào cơ thể khoảng 2.700, thấp hơn nhiều so với mức 3.400 ở Anh và 3.700 ở Mỹ. Người Nhật có xu hướng lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh.
Theo các chuyên gia, yếu tố khiến tỷ lệ béo phì ở Nhật Bản thấp là chính sách từ chính phủ và các thói quen văn hóa đã ăn sâu. Henry Dimbleby, cựu quan chức Bộ Thực phẩm của Anh, chỉ ra rằng Nhật Bản can thiệp mạnh mẽ vào phúc lợi về sức khỏe của các doanh nghiệp đối với nhân viên.
Theo luật, các công ty phải kiểm tra sức khỏe hàng năm cho tất cả nhân viên toàn thời gian trên 40 tuổi. Nam có vòng eo trên 85 cm và nữ có vòng eo trên 90 cm sẽ được tư vấn giảm cân. Luật này ban hành năm 2008 để giải quyết vấn đề béo phì gia tăng, dù mức tăng không cao so với tiêu chuẩn phương Tây.
Nhiều năm qua, khối sản xuất bắt đầu vào ca lúc 7h30. Sau khi trừ 70 phút nghỉ ăn trưa và hai lần giải lao, tổng thời gian đứng chuyền trong ngày của công nhân là 7,3 giờ. Không chỉ được về sớm, mỗi tháng người lao động ở Juki được nghỉ hai ngày thứ 7. Do đó, tổng số giờ làm việc chính thức trong tuần không quá 44 giờ, ít hơn 4 giờ so với quy định.
Bộ Luật lao động 2019 quy định giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần, tức mỗi tuần làm việc 6 ngày. Trong khi đó, giờ làm khu vực nhà nước 40 tiếng mỗi tuần, 8 tiếng mỗi ngày được điều chỉnh bởi Quyết định 188/1999 của Thủ tướng, tức mỗi tuần làm việc 5 ngày.