Lý do dẫn đến nợ nần được đưa ra là ngoài phải mua thức ăn, họ còn phải chi cho dịch vụ thú y, bảo hiểm, quần áo, đồ chơi và nhiều khoản khác để đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất cho vật nuôi.
Chị Thanh Phương - anh Minh Đạo gặp lại và kết hôn sau hơn 10 năm chia tay.
Dù mối tình đầu kết thúc chóng vánh sau vài tháng, thậm chí “bị” đối phương nói chia tay, chị Phương vẫn nhớ về anh như một người bạn, người đàn ông chững chạc, tài giỏi.
Tưởng chừng không bao giờ gặp lại người cũ nữa, năm 2017, chị Phương tình cờ được bạn chở đi uống cà phê ở quán anh Đạo làm chủ.
Sau 10 năm, cả ngoại hình lẫn cuộc sống của họ đều khác xa trước đây, hai người vẫn nhận ra nhau. Họ kết nối lại và viết tiếp mối tình dang dở của một thời tuổi trẻ.
5 năm làm mẹ đơn thân
Chị Phương kết hôn lần đầu vào năm 2011. Vì nhiều lý do đến từ hai phía, chị và chồng cũ quyết định dừng lại khi con gái đầu lòng 2 tuổi.
Đó là năm 2015, chị Phương trở thành mẹ đơn thân khi tròn 28 tuổi.
Chị dọn ra ở riêng vài tháng để bình tâm trở lại vì không muốn đưa cảm xúc tiêu cực về nhà cha mẹ đẻ. Sau đó, thương con gái vất vả, mẹ gọi về sống chung để chị không phải cố gồng gánh một mình.
Trong khoảng thời gian vừa phải đóng vai cha, vừa làm tròn trách nhiệm người mẹ, một ngày của chị Phương xoay quanh việc sáng dậy sớm chở con gái đi học rồi đi làm; tới chiều, chị xin nghỉ 30 phút đi đón con về nhà rồi trở lại công ty.
![]() |
Chị Phương luôn cảm thấy may mắn vì có mẹ ở bên trong những lúc khó khăn. |
“Áp lực từ công việc, cuộc sống không ít lần khiến tôi mệt mỏi. Nhiều khi, tôi chỉ mong có ai đó giúp đưa đón con tới trường hay đi bệnh viện, chích ngừa.
Nhưng tôi nghĩ đây là cuộc sống của mình, do mình lựa chọn, bản thân phải cố gắng tự vượt qua khó khăn. Những điều tốt đẹp vẫn đợi tôi ở đâu đó trên con đường này”, chị Phương nhớ lại.
Vài năm sau đó, mọi thứ dần ổn định trở lại. Trong những năm tháng ly hôn và làm mẹ đơn thân, người chị Phương biết ơn nhất là mẹ.
“Mẹ là điểm tựa cho tôi trong giai đoạn khó khăn. Tôi vẫn nhớ từng lời động viên của mẹ rằng ‘Ba mẹ rất thương con! Không ai muốn con cái phải chia lìa, nhưng đến thời điểm phải đưa ra quyết định cho cuộc sống, ba mẹ luôn ủng hộ con. Cuộc đời là của con nên con sẽ biết làm thế nào để được hạnh phúc. Khi vững bước trên con đường của riêng mình, lúc nào mỏi mệt quá thì cứ về nhà với ba mẹ’”.
Thời điểm đó, người mẹ đang điều trị ung thư nhưng vẫn giúp chị Phương chăm sóc con khi chị bận đi công tác. Ý chí kiên cường và sự hy sinh của mẹ khiến chị Phương tự nhủ mình phải không ngừng cố gắng.
“Để được như ngày hôm nay, tôi đã trải qua nhiều biến cố và luôn có mẹ ở bên động viên. Mẹ là người rất tuyệt vời”, chị xúc động nói.
![]() ![]() |
Chị Phương - anh Đạo thường xuyên ghé thăm cha mẹ. |
Hạnh phúc vỡ òa
Nhớ lại lần đầu gặp lại mối tình đầu sau 10 năm chia tay, chị Phương kể: “Cảm xúc của tôi lúc đó rất lẫn lộn, có vui và vỡ òa vì suy nghĩ: ‘Cuối cùng cũng gặp lại người này’. Ngồi nói chuyện mới biết cùng ở chung thành phố, từng đến nhiều nơi như nhau nhưng chúng tôi chưa một lần gặp lại. Sau khi chia tay, anh cắt đứt liên lạc, tôi cũng không tìm vì không cố để níu kéo”.
Tuy nhiên, hơn một năm sau đó, hai người mới bắt đầu kết nối lại. Vài tháng đầu, họ vẫn dành thời gian tìm hiểu nhau, chưa vội xác định mối quan hệ chính thức.
Chị Phương mở lòng về quãng thời gian khó khăn sau khi ly hôn và làm mẹ đơn thân. Anh Đạo cũng trải qua những mối tình dang dở và đổ vỡ hôn nhân.
“Đối với tôi, mọi chuyện tựa như phép màu. Thượng đế đã sắp đặt cho chúng tôi gặp lại nhau khi mỗi người đều trải qua nhiều biến cố. So với những năm tháng đôi mươi, chúng tôi chín chắn, biết nhường nhịn và trân trọng nhau hơn”.
![]() |
Anh Đạo và chị Phương kết hôn năm 2019. |
Lần này, chị Phương - anh Đạo quyết định trở thành bạn đồng hành của nhau trong suốt quãng đời còn lại. Khi đó, hai người mới công khai mối quan hệ.
“Trong thời gian làm mẹ đơn thân, nhiều lúc tôi cảm thấy chênh vênh. Nhưng khi đã đi qua những chênh vênh đó, tôi lại muốn ở một mình vì sợ quay lại cuộc sống hôn nhân. Nhưng mọi chuyện thay đổi khi gặp lại anh ấy. Có thể ngày trước là đúng người, sai thời điểm thì lần này, tất cả đều đúng”, chị Phương nói.
Khi quay lại, chị Phương - anh Đạo mới phát hiện cả hai đều thích làm công tác xã hội, bảo vệ rừng. Hai vợ chồng đang làm công việc liên quan tới các hoạt động thể thao, du lịch mạo hiểm và tham gia chương trình cộng đồng.
Với chị Phương, cuộc sống hiện tại gói gọn trong hai từ “hạnh phúc”.
“Sáng chồng chở tôi đi làm, trưa ăn cơm chung, chiều về đón con. Trong tuần, gia đình tôi thường về nhà ăn với bố mẹ. Cuối tuần, hai vợ chồng rủ nhau đi siêu thị, rồi về anh nấu ăn, tôi rửa bát, dọn dẹp, tắm cho con. Anh vẫn dành không gian riêng cho vợ đi chơi, uống cà phê với bạn bè”.
![]() ![]() |
Gia đình nhỏ của chị Phương luôn tràn ngập tiếng cười và niềm hạnh phúc. |
Chị Phương cũng cảm thấy may mắn khi anh Đạo hết lòng thương yêu con gái riêng của vợ. Anh đưa đón cô bé đi học, họp phụ huynh, dạy học ở nhà. Cha mẹ chồng của chị Phương cũng chăm lo cho cháu gái.
Năm 2019, sau một vài biến cố, chị Phương mang thai con thứ hai. Đặc biệt, anh Đạo sinh nhật vào ngày 25/9, thì hôm 27/9, chị Phương đi sinh.
Cuối tháng 4 vừa qua, hai vợ chồng dẫn con trai 19 tháng tuổi đi xuyên rừng 2 ngày, 1 đêm. Ban đầu, chị Phương đưa ra thử thách, anh Đạo hoàn toàn ủng hộ, đồng hành và giúp vợ cõng đồ.
Nhìn lại những sự giúp đỡ, hỗ trợ mình có được trong những khoảng thời gian đen tối trong đời, chị Phương chia sẻ: “Nhân Ngày của Mẹ, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến mẹ ruột, mẹ chồng và tất cả người mẹ luôn hết lòng hy sinh cho con cái. Tôi cũng hy vọng mọi người không đánh mất niềm tin vào cuộc sống dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào”.
![]() ![]() |
Chị Phương - anh Đạo dẫn con trai 19 tháng tuổi đi xuyên rừng 2 ngày, 1 đêm vào tháng 4 vừa qua. Hai vợ chồng hiện làm công việc liên quan tới thể thao mạo hiểm. |
Theo Zing
Được chồng mua tặng mảnh vườn để trồng hoa, chị Tưởng đã "hô biến" thành không gian thư giãn xanh mát cho gia đình nghỉ ngơi dịp cuối tuần, đồng thời thỏa mãn thú vui điền viên.
" alt=""/>Yêu và cưới mối tình đầu sau 5 năm làm mẹ đơn thânTình huống dở khóc dở cười của chàng trai được rất nhiều người quan tâm, song đa số lại không hướng sự cười chê vào phía cô bạn gái.
Hầu hết mọi người cho rằng mẹ chàng trai khó tính quá, bạn gái của con tới nhà dù sao cũng là khách, làm chưa được thì chỉ dạy thêm, đâu đến nỗi phải phản ứng "gắt" chuyện cô bé "chặt" rau rồi nằng nặc đuổi khéo bảo con trai "chở bạn về cho sớm" như vậy.
"May cho em gái đấy, mới là bạn gái mà phũ vào mặt con người ta như thế thì lấy về còn thế nào. Không nghĩ đến dù nó vụng cũng là có thành ý muốn đỡ đần mình à, còn hơn con dâu không làm gì về chỉ tay năm ngón", một thành viên bình luận.
Các cô gái trẻ cho rằng thời này rồi còn giữ cái lệ cổ hủ "thử dâu tương lai" là không phù hợp: "Mấy giờ rồi còn thử, vui vẻ thì mẹ con hạnh phúc, không thì thôi". Nhiều cô còn cho rằng cắt ngang phần đầu cọng rau muống rồi giũ lá cho nhanh, thời gian đâu mà ngồi nhặt từng cọng như thời các bà, các mẹ. Có thành viên hài hước nhận định cô bạn gái của chàng trai thật sự là "nhân tài", biết tiết kiệm thời gian nhặt rau để đi làm việc khác như dọn dẹp, giặt giũ, con dâu tương lai như vậy để lọt sang nhà khác là quá phí.
Các chuyên gia hôn nhân - gia đình cho rằng tình huống này xử lý lẽ ra không khó. Ngày nay các cô gái trẻ đã tham gia nhiều vào công việc xã hội hơn, thời gian dành cho học hành, sự nghiệp nhiều hơn xưa rất nhiều nên có thể họ không còn tập trung trọn vẹn quỹ thời gian của mình cho việc ở nhà luyện bếp núc, lấp đầy 4 chữ công - dung - ngôn - hạnh như xưa nữa. Nhưng bù lại, họ nhanh nhẹn tháo vát ở những công việc khác ngoài xã hội mà nhiều mẹ, nhiều bà còn không bằng.
Phản ứng của mẹ chàng trai là hơi thái quá. Dù sao bạn con đến nhà cũng là khách. Vai trò của chủ nhà là thiết đãi, đón tiếp. Vị khách ngồi không còn được, huống chi bạn gái của con nhiệt tình phụ giúp, vừa làm vừa trò chuyện để không khí bớt căng thẳng, đôi bên hiểu nhau hơn, gần gũi hơn.
Nói vậy không có nghĩa là "đẩy thuyền" cho các cô gái ngày nay tha hồ vụng về trong nữ công gia chánh. Bạn gái có thể không cần khéo léo tỉa tót cắm hoa, không cần tinh thông đủ món tây tàu, nhưng chuyện bếp núc cơ bản, thì nên biết, không phải để "ghi điểm" với bất cứ ai, mà là hoàn thiện kỹ năng mềm phục vụ cho cuộc sống sau này của chính bản thân mình.
Trong gia đình, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu nếu dựa trên cơ sở mềm mỏng, tôn trọng, nàng dâu biết điều, mẹ chồng nhường nhịn bảo ban thì bao giờ cũng tốt. Buổi ra mắt đã tạo ấn tượng xấu về sự khó tính, đe nẹt thì ảnh hưởng đến tình cảm của đôi bạn trẻ chứ không mang lại kết quả tốt đẹp gì cho ai, nàng dâu tương lai cũng không vì bị "chỉnh" mà sẽ trở nên khéo léo hơn khi đã về nhà chồng.
Theo Dân Trí
Dù có tổ chức đám cưới tôi cũng chưa muốn có con ngay vì công việc quá bận rộn. Mẹ chồng lại có suy nghĩ như thế liệu tôi sau này có hạnh phúc?
" alt=""/>Cô gái 'chặt' rau muống khi ra mắt nhà bạn trai, bị đuổi khéo 'về kẻo muộn'