Mặc dù Chung kết Thế giới 2020vừa mới khởi tranh nhưng nó cũng không thể thay đổi thực tế rằng mùa lễ hội đang cận kề. Đây cũng là dịp thường niên chứng kiến Riot Games tung ra một loạt các vật phẩm trang trí cho game thủ LMHT.
Tài khoản Twitter “Shine_Blue_Sky” đã phát hiện ra hai trang phục mang phong cách Halloween của Amumu và Elise được cho là sắp ra mắt trong thời gian tới.
Đầu của Amumu đã biến thành quả bí ngô. Phù hợp với cốt truyện cùng nhân vật, Amumu đang ngồi chơi bập bênh một mình và vẫn lộ rõ vẻ cô đơn, buồn bã.
Nếu không tính đến trang phục Công Nghệ hồi tháng 9 năm ngoái thì phiên bản skin thương mại gần đây nhất của Xác Ướp U Sầu, Amumu Hỏa Ngục đã được phát hành vào cuối tháng 10/2018.
Nếu thông tin bị rò rỉ là chính xác thì Amumu sẽ có trang phục mới đầu tiên sau hai năm - tín hiệu vui dành cho những ai yêu thích vị tướng này.
Mặt khác, Elise còn ở trong hoàn cảnh tệ hơn Amumu rất nhiều. Trang phục mới nhất của Nữ Hoàng Nhền Nhện, Elise Siêu Nhân Thiên Hà đã xuất hiện từ năm 2017.
Skin Halloween tin đồn của Elise trông khá phù hợp với tạo hình gốc khiến đây trở thành một ứng viên tiềm năng.
Một điểm thú vị cần chú ý là có vẻ như đàn nhện con của Elise đã “biến hình” thành những quả bí ngô quái dị. Skin mới có thể Elise được tin dùng trở lại - ít nhất là đến khi mùa Halloween kết thúc.
Hai ảnh nền trên đã được đính kèm một cuộc khảo sát được Riot gửi email tới một số lượng người chơi LMHT được chọn ở máy chủ Hàn Quốc. Chúng ta vẫn chưa thể biết chi tiết về cuộc khảo sát đó nhưng không có gì bất ngờ khi nghe thấy tin đồn về những trang phục Halloween - thứ đã quá quen thuộc trong game từ năm 2010.
Từ đó đến nay, mỗi năm nhà phát triển thường giới thiệu ít nhất hai trang phục mới mang chủ đề ma mị, dị hợm và phá cách - theo đúng bản chất của một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của người phương Tây.
Mặc dù Riot chưa đề cập tới ngày tháng bắt đầu chuỗi sự kiện Ma Ám của mùa Halloween 2020 nhưng thông thường, nó sẽ khai mạc vào tuần thứ ba của tháng 10.
Gnar_G(Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Rò rỉ trang phục Ma Ám của Amumu và Elise nhân dịp Halloween 2020Đến 6h sáng nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 2.785 ca Covid-19, trong đó có 1.570 ca mắc do lây nhiễm trong nước. Về tình hình điều trị, các cơ sở y tế hiện đã chữa khỏi cho 2.475 bệnh nhân Covid-19. Những người chưa khỏi bệnh có 18 ca ba lần âm tính SARS-CoV-2 liên tiếp, 16 ca đã âm tính lần hai và 11 ca âm tính lần đầu.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe trên cả nước là 40.150 người. Trong đó, 531 người cách ly tại bệnh viện, 24.361 người cách ly tập trung tại cơ sở khác, 15.258 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Theo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, từ ngày 12 - 18/4, cả nước có thêm 10.415 người tại 13 tỉnh/TP được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Cụ thể: Hà Nội: 199 người, Hải Phòng: 603 người, Hải Dương: 851 người, Bắc Giang: 251 người, Quảng Ninh: 2.512 người, Điện Biên: 324 người, TP Hồ Chí Minh: 1.438 người, Đồng Tháp: 105 người, Bình Dương: 35 người, Bắc Ninh: 2291 người (đợt 2), Hà Tĩnh: 1.356 người (đợt 2), Cao Bằng: 345 người (đợt 2) và Phú Yên: 105 người (đợt 2).
Như vậy, đến nay, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã thực hiện tiêm vắc xin đợt 1 và 2 tại 22 tỉnh/TP cho 79.182 người.
Nhóm này đều là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19; các nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết; thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương, các lực lượng công an và quân đội.
Ngày hôm qua, TP. Hải Phòng đã kết thúc tiêm chủng đợt 1. Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương đang nỗ lực để hoàn thành đợt 1. 5 tỉnh đã triển khai tiêm chủng đợt 2 là Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Phú Yên và Bắc Giang.
Nguyễn Liên
Đến nay, Bộ Y tế mới chỉ nhận được các văn bản của công ty Vimedimex thông báo về chủ trương tìm kiếm đối tác cung ứng vắc xin, chưa nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt vắc xin Covid-19 do Moderna sản xuất.
" alt=""/>Sáng 19/4, Việt Nam ghi nhận 1 ca CovidTheo các chuyên gia bất động sản, sự chuyển hướng sang các tỉnh vùng ven đã bắt đầu từ năm 2017 và khá nở rộ trong năm 2018. Nhiều nhà đầu tư đã và đang có hướng đầu tư mạnh theo xu hướng này.
Vốn là chủ đầu tư “nằm vùng” ở thị trường TP HCM, mới đây, Công ty Cổ phần Him Lam đã “Bắc tiến” trong đó Bắc Ninh là điểm đến mở đầu của doanh nghiệp này. Theo giới thiệu, dự án khu đô thị tại TP Bắc Ninh của Him Lam có quy mô 26,8 ha, với tổng vốn đầu tư dự kiến là 2.600 tỷ đồng.
![]() |
Không ít cảnh báo được đưa ra với các nhà đầu tư nên thận trọng khi rót tiền vào bất động sản tỉnh lẻ (Ảnh minh hoạ). |
Đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) cho biết, năm Kỷ Hợi 2019, doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư dự án tại Việt Trì, tỉnh Phú Thọ có quy mô 58,5ha với những hạng mục biệt thự liền kề, nhà ở cao tầng...
Lý giải về sự chuyển hướng sang tỉnh vùng ven sau nhiều năm tập trung đầu tư tại Hà Nội, đại diện cho biết hiện quỹ đất nội thành rất hạn chế, việc triển khai thủ tục đầu tư cũng kéo dài. Trong khi đó, đánh giá về thị trường các tỉnh trong năm 2019, vị này tỏ ra khá lạc quan.
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hiện các dự án phát triển bất động sản mới được triển khai rất mạnh tại nhiều tỉnh như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đồng Nai, Biên Hoà, Bình Dương, Long An, Kiên Giang và một số tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ.... Đơn vị này cho rằng, diễn biến trên đã phá thế độc tôn về đầu tư và phát triển dự án bất động sản của Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang....
Hiện sản phẩm chủ đạo tại các tỉnh là nhà đất và đất nền, trong khi đó, mô hình căn hộ phát triển chưa mạnh (ngoại trừ những dự án nhà ở xã hội). Tính riêng năm 2018, lượng cung mới tại các tỉnh ước đạt 100.000 sản phẩm.
“Tỷ lệ hấp thụ bình quân tại các dự án ở các tỉnh trong năm 2018 đạt trên 60% lượng hàng mỗi đợt chào bán ra thị trường, được đánh giá là tốt hơn so với năm 2017. Giá nhà đất tại các tỉnh trong năm 2018 có biến động tăng bình quân khoảng 10%”, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết.
Cảnh báo “ôm bom”
Ghi nhận trên thị trường, ngay từ đầu năm 2019, không ít dự án vùng ven như Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc...đã tạo sóng với những khoản chênh lệch lớn. Thậm chí có những nơi, mỗi lô đất nền, nhà đầu tư còn phải trả khoản chênh 500 đến 600 triệu đồng.
Theo giám đốc một sàn BĐS tại Hà Nội, hiện đất nền các tỉnh lân cận Hà Nội tăng giá đáng kể so với một, hai năm trước. Tuy nhiên, mức độ giao dịch không đến độ tạo thành cơn sốt nên tình trạng sốt giá do lượng giao dịch nhiều là không có.
Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ Việt Nam cho rằng, đất nền ở một số tỉnh bị thổi giá trong thời gian qua và đạt đến một mức cao có thể sẽ xảy ra tình trạng bán tháo, cắt lỗ. Ông cũng dẫn chứng một trong số những dự án tại Vĩnh Phúc, Thái Nguyên... sau khi phân lô bán đất xong, thu tiền của khách hàng rồi nhưng lại bỏ hoang hoặc thay đổi quy hoạch khiến việc triển khai dự án bị ngưng trệ. Khi đó nhà đầu tư sẽ đối mặt với không ít rủi ro.
Phía luật sư cũng đưa ra lời cảnh báo người mua nhà nên thận trọng với những giao dịch bất động sản có giá chênh cao bất thường, bởi điều này có thể tạo nên các rủi ro như khó đòi lại tiền nếu dự án gặp khó khăn trong quá trình triển khai.
Đánh giá thị trường bất động sản các tỉnh khu vực xung quanh Hà Nội và TP.HCM, các tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, theo Hội Môi giới, các khu vực này đều đang trong thời kỳ đầu tư phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp và đô thị rất mạnh mẽ nên sẽ tiếp tục ổn định và phát triển trong năm 2019.
Tuy nhiên, đơn vị này cũng cho rằng các tỉnh cần xem xét phân bổ hợp lý theo giai đoạn việc phê duyệt phát triển mới các dự án BĐS, tránh phê duyệt ồ ạt, tạo dư thừa lớn nguồn cung bất động sản tại một số địa phương.
Bên cạnh đó, Hội Môi giới còn đưa ra cảnh báo tại một số khu vực có thể tiếp tục xuất hiện tình trạng tự san lấp đất nông nghiệp, đất rừng, nhằm lập các dự án phân lô bán nền trái quy định.
“Chính quyền các địa phương cần phải giám sát và xử lý ngăn chặn. Các nhà đầu tư cần hết sức cảnh giác và không nên tham gia góp vốn vào những dự án này” - Phó Chủ tịch Hội Môi giới nhận định.
Thực tế đã cho thấy, nhiều thị trường tỉnh lẻ bị cò đất thao túng làm giá đất lên cao nhưng cũng hạ nhiệt nhanh chóng khi có những tác động từ nhiều yếu tố. Đơn cử như tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong ngay khi có quyết định dừng lên đặc khu giao dịch gần như bị đóng băng hoàn toàn khiến nhiều nhà đầu tư “chết chìm” sau cơn sốt.
Hồng Khanh
Năm 2018, thị trường bất động sản điên đảo bởi guồng quay của những cơn sốt giá đất, “oanh tạc” tại nhiều khu vực đặc biệt diễn ra kịch tính tại TP HCM và những nơi dự kiến là đặc khu kinh tế.
" alt=""/>Sốt đất vùng ven, tiền chênh ngập mặt, cảnh báo ‘ôm bom’