|
Tài khoản Facebook của ông Phạm Sanh Châu - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ với hơn 30.000 lượt theo dõi. |
Chính nhờ vậy, công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thành tựu tích cực, tạo hiệu ứng lan tỏa cao và bước đầu dần hình thành nên một nền ngoại giao công chúng.
Ngành ngoại giao Việt Nam cũng đã rất tích cực ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động của mình. Có thể thấy điều này khi trong năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN, lần đầu tiên một Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.
Đã có 30 cuộc họp báo thường kỳ của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức trực tuyến. Bên cạnh đó, tại Đại hội XIII của Đảng, sáng kiến lập Trung tâm báo chí trực tuyến cũng đã giúp kịp thời truyền tải thông tin, tạo dư luận tích cực trong cộng đồng quốc tế về hình ảnh Việt Nam.
Không chỉ vậy, chương trình Ngày Việt Nam đã lần đầu tiên được ngành ngoại giao tổ chức trực tuyến tại 2 điểm cầu ở Việt Nam và Thụy Sĩ. Các hội nghị trực tuyến giúp kết nối doanh nghiệp trong nước và quốc tế cũng ngày càng được tổ chức bởi các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
|
Ông Đặng Hoàng Giang - Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao. Ảnh: Trọng Đạt |
Đặc biệt hơn khi trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở một số nước đã chủ động, tích cực trong việc ứng dụng mạng xã hội vào công tác chia sẻ thông tin. Một trong những ví dụ thành công nhất là trang fanpage Vietnam Embassy Delhi của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.
Theo ông Nguyễn Hồng Sâm - Tổng giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ, đến năm 2020, lãnh đạo 189 nước có sự hiện diện chính thức trên Twitter. Người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ của 163 quốc gia, bộ trưởng ngoại giao của 120 nước có tài khoản Twitter cá nhân.
Tính đến ngày 1/6/2020, đã có 1.089 fanpage Facebook của các cơ quan nhà nước và các nhà lãnh đạo thế giới với hơn 620 triệu lượt người theo dõi. Điều này cho thấy truyền thông số - trong đó có ngoại giao số - được chính khách các nước rất quan tâm và sử dụng có hiệu quả.
Chia sẻ tại hội nghị, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang cho rằng, việc chuỷen đổi số trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự được tổ chức bài bản, chưa có chiến lược và định hướng, phương châm, quan điểm cụ thể để triển khai công tác này.
Do vậy, hoạt động chuyển đổi số trong ngành ngoại giao cần phải thực hiện bài bản hơn. Điều này đặt ra một nhu cầu cấp bách về việc ngành ngoại giao Việt Nam cần phải chuyển đổi số nhanh hơn để bắt kịp với hơi thở của thời đại.
Làm sao để chuyển đổi số hoạt động ngoại giao?
Ông Nguyễn Văn Thuật - Phó Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin & Truyền thông - TT&TT) cho hay, cơ quan này đang xúc tiến triển khai nhiều hoạt động nhằm chuyển đổi số công tác thông tin đối ngoại.
Bộ TT&TT đang nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý thông tin đối ngoại để phục vụ công tác đo kiểm, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí, các kênh truyền hình và trên Internet. Điều này nhằm phục vụ việc rà quét, tổng hợp, phân tích dư luận quốc tế trên không gian mạng về Việt Nam bằng tiếng nước ngoài.
|
Một buổi họp báo thường kỳ của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. |
Bộ TT&TT cũng sẽ xây dựng các ứng dụng tích hợp cơ sở dữ liệu thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam trên không gian mạng. Bộ cũng đang tính đến phương án đẩy mạnh việc sản xuất nội dung số sử dụng phần mềm tự động dịch sang nhiều ngôn ngữ.
Đại diện Bộ TT&TT cũng đặt vấn đề về việc phải có công cụ, giải pháp đo lường, đánh giá hoạt động thông tin đối ngoại dựa trên các nền tảng công nghệ số để có thể quản lý, điều hành hiệu quả.
“Ngoại giao số” (Digital Diplomacy) là một hình thức ngoại giao công chúng mới, sử dụng Internet, công nghệ thông tin, truyền thông (ICT) và phương tiện truyền thông xã hội như những công cụ để tăng cường quan hệ ngoại giao.
Chia sẻ ở góc độ một chuyên gia về chuyển đổi số, ông Nguyễn Nam Long - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho rằng, xu hướng “ngoại giao số” đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động ngoại giao, đối ngoại.
Điểm khác biệt chính của “ngoại giao số” với ngoại giao công chúng cổ điển nằm ở khả năng tiếp cận thông tin, tương tác nhiều hơn và minh bạch hơn. Trong đó, các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube đã cung cấp một nền tảng để giao tiếp vô điều kiện và trở thành một công cụ mạnh mẽ nhất trong công tác thông tin, đối ngoại.
|
Chuyên gia chuyển đổi số Nguyễn Nam Long - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT. Ảnh: Trọng Đạt |
Một số nước như Mỹ, Anh, Ấn Độ đã sử dụng các công nghệ mạng xã hội, app di động để tăng cường truyền thông trên môi trường số, kết nối với công dân ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, các công cụ số còn được nhiều quốc gia sử dụng để kịp thời nắm bắt tình hình thế giới, tình hình các khu vực, triển khai các hoạt động hỗ trợ công dân ở nước ngoài khi cần thiết, phổ biến các sự kiện ngoại giao, các chủ trương chính sách tới người dân.
Để thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngoại giao, ông Nguyễn Nam Long đề xuất Bộ Ngoại giao nên thúc đẩy việc xây dựng hạ tầng số, xây dựng hệ sinh thái các nền tảng phục vụ chính quyền số như Quản lý văn bản, Quản lý công chức, Báo cáo, Cổng dịch vụ công, Quản lý hội họp, Số hóa giấy tờ, Giao tiếp công dân, Hộ chiếu điện tử,...
Bên cạnh đó, ngành ngoại giao cũng cần nghiên cứu việc xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số để số hóa hồ sơ lưu trữ và quan tâm đầu tư cho công tác đảm bảo an toàn thông tin. Ngành ngoại giao cũng cần lưu ý việc ứng dụng một số giải pháp công nghệ như lắng nghe mạng xã hội (social listening), trợ lý ảo,... để thu thập và xử lý dữ liệu. Đây chính là cách ứng dụng tốt nhất các lợi ích của chuyển đổi số vào hoạt động của ngành.
Trọng Đạt
Việt Nam nên tái cân đối chính sách phát triển khoa học, công nghệ
Đây là khuyến nghị được các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra trong Báo cáo “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam” vừa công bố mới đây.
" alt=""/>Ngoại giao Việt Nam chuyển đổi số