您现在的位置是:Thể thao >>正文
Kèo vàng bóng đá Parma vs Juventus, 01h45 ngày 22/4: Trở lại Top 4
Thể thao5人已围观
简介 Hư Vân - 21/04/2025 11:52 Kèo vàng bóng đá ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo RB Bragantino vs Cruzeiro, 06h30 ngày 21/4: Ca khúc khải hoàn
Thể thaoLinh Lê - 20/04/2025 14:44 Brazil ...
【Thể thao】
阅读更多Kinh nghiệm ứng xử khi sếp ‘kiệm lời’
Thể thaoGửi email theo dõi tiến độ Sau mỗi cuộc họp hoặc trao đổi qua điện thoại với sếp về các ý tưởng, dự án hoặc thời hạn công việc của bạn, hãy gửi email để tóm tắt và đề ra hướng xử lý hoặc theo dõi tiếp theo.
Hành động này sẽ tạo cho bạn một nguồn để tham khảo thông tin và cũng là lời nhắc nhở sếp về chi tiết của cuộc trò chuyện. Điều này càng đặc biệt quan trọng nếu bạn và sếp có chỗ ngồi làm việc cách xa nhau hoặc không cùng thành phố.
(Nguồn ảnh: Internet) Đặt lịch họp định kì
Hãy đề nghị gặp nhau mỗi tháng hoặc mỗi tuần một lần, qua điện thoại hoặc Skype. Bạn có thể hỏi sếp thời gian nào là thời điểm thuận tiện và tốt nhất để sếp có thể tập trung chú ý giải quyết những vấn đề của bạn.
Bạn không thể yêu cầu sếp tắt điện thoại, nhưng bạn có thể đề nghị có được những cuộc họp hiệu quả, không bị các tác động gây nhiễu.
Đề nghị sếp “đặt hẹn” đưa ra câu trả lời
Bằng cách yêu cầu sếp đưa ra một ngày cụ thể, bạn đang giúp sếp phải có trách nhiệm nhanh chóng phản hồi lại cho mình.
Hãy chắc chắn rằng yêu cầu này đã bao gồm trong email theo dõi tiến độ. Một tuần trước khi nhiệm vụ nào đó đến hạn, có thể bạn sẽ muốn gửi một lời nhắc nhở. Ví dụ như: “Tôi đang đợi quyết định của anh về đề nghị tăng lương (hoặc xem lại những trao đổi của chúng ta về khả năng xem xét tăng lương), vui lòng cho tôi biết nếu anh còn có thêm bất kỳ câu hỏi nào nữa.” Để làm tốt phương án này, bạn có thể tham khảo thêm về khái niệm “quản lý ngược”.
“Quyết định của sếp dựa trên cơ sở nào?”
Nếu yêu cầu nào đó của bạn bị từ chối, bạn có quyền được biết vì sao mình không được thông qua. Đó cũng là trách nhiệm mà bạn phải làm để duy trì một kết thúc sẽ dẫn đến những cải tiến và điều chỉnh bản thân phù hợp, nhằm giữ cho mình luôn chuyên nghiệp tỏng công việc.
Tuy nhiên, câu trả lời “không” cho đề nghị của bạn nhiều khi có nguyên do không xuất phát từ cá nhân bạn. Chẳng hạn, lý do bạn không được tăng lương đôi khi đơn giản chỉ vì công ty vừa có một năm kinh doanh không thuận lợi, doanh thu quý đang sụt giảm hoặc tổ chức đang tái cấu trúc hoặc thu hẹp lĩnh vực tham gia.
(Nguồn ảnh: Internet) Thương lượng những lợi ích khác
Nếu yêu cầu tăng lương của bạn bị từ chối, có thể sẽ có những quyền lợi khác đủ tốt để bạn thấy vẫn hứng thú mà tiếp tục làm việc với công ty. Chuẩn bị sẵn kế hoạch dự phòng, và tạo ra những lời đề nghị giúp hai bên cùng có lợi, bao gồm cả việc hướng tới một phần thưởng khuyến khích nhận được cho nguyên năm. Hãy chủ động định sẵn trong đầu một con số hợp lý, nhằm tránh lúng túng hay chậm trễ hơn nữa khi đưa ra quyết định.
Thực hiện tương tự với những yêu cầu khác, luôn có những khía cạnh khác trong một vấn đề để bạn tìm hiểu và khai thác thêm. Sự uyển chuyển và linh động là thực sự cần thiết khi phải hợp tác với những người sếp có tính cách này.
Ưu điểm và nhược điểm
Hãy tự mình quyết định xem bản thân có còn đủ động lực duy trì công việc hiện tại hay không nếu mãi không nhận được mức lương như mong đợi. Thời gian và công sức làm việc chăm chỉ của bạn có giá trị của nó, hoàn toàn có thể hiểu được tâm lý muốn được chi trả lương tương xứng với khả năng chuyên môn. Tuy nhiên cũng cần cẩn thận, cảm giác tự tin thái quá có thể sẽ khiến bạn mất tinh thần cầu thị, không sẵn sàng lắng nghe những lời góp ý xây dựng.
Và một khi bạn vội vàng rời khỏi vị trí công việc hiện có, bạn sẽ sớm nhận ra bản thân đang trong hoàn cảnh khó khăn, phải vật lộn mỗi ngày vì thiếu hụt kỹ năng.
(Nguồn CareerBuilder.vn)
">...
【Thể thao】
阅读更多Sinh viên Y khoa sẽ phải thi chứng chỉ hành nghề sau khi tốt nghiệp
Thể thao- Chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ đa khoa có thể là yêu cầu bắt buộc để tham gia các hoạt động chuyên môn ở các cơ sở y tế. Sáng 24/10, hội thảo “Định hướng triển khai và lộ trình phát triển ngân hàng câu hỏi cho kỳ thi chung tiến tới thi Chứng chỉ hành nghề cho Bác sĩ đa khoa (BSĐK)” đã diễn ra với sự tham gia của Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế thế giới, đại diện các cơ sở giáo dục đào tạo ngành y và các bệnh viện lớn trên toàn quốc.
Hội thảo đã đưa ra các vấn đề cần thảo luận để tiến tới thực hiện kỳ thi tốt nghiệp quốc gia cho BSĐK trong tương lai: mục đích của kỳ thi, đối tượng tham gia, cấu trúc đề thi, nội dung đề thi, kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi, ban soạn thảo đề thi… Các đại biểu tham dự hội thảo được chia thành 4 nhóm để thảo luận, đưa ra câu trả lời cho những vấn đề cụ thể. Có nhiều vấn đề nhận được sự nhất trí cao của các thành viên, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục được bàn thảo trong những hội thảo tiếp theo.
Mở đầu hội thảo, đại diện tới từ Viện Chiến lược và chính sách Y tế - Bộ Y tế đã trình bày tổng quan về thi chứng chỉ hành nghề ở các quốc gia trên thế giới. Khách mời là GS. Gordon Strewler (ĐH California, Mỹ) cũng trình bày lộ trình xây dựng một kỳ thi quốc gia dành cho BSĐK. Lộ trình tóm lược mà ông đưa ra như sau:
Sửa Luật, yêu cầu Chứng chỉ hành nghề
Phần thảo luận của nhóm 1 - gồm các cơ quan tham gia xây dựng chính sách – nhất trí đưa ra 3 mục đích của kỳ thi quốc gia: đảm bảo mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, xác định chuẩn năng lực nghề nghiệp tối thiểu của cán bộ y tế khi tham gia hệ thống y tế.
Tuy nhiên, nhóm này đề xuất thay đổi đối tượng tham gia kỳ thi: không phải chỉ dành cho BSĐK, mà dành cho đối tượng nhân viên y tế nói chung, gồm: bác sĩ điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh…
Nhóm 1 cũng thống nhất ý kiến, kỳ thi quốc gia sẽ là kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ hành nghề này sẽ được yêu cầu cho các hoạt động chuyên môn. Hiện nay, quy định về chứng chỉ hành nghề do Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định. Cho nên, đại diện của nhóm đề nghị sắp tới phải khẩn trương sửa Luật khám bệnh, chữa bệnh để việc thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề được quy định trong Luật.
Hội thảo diễn ra với sự tham gia của đại diện các Bộ, Cục, các trường đại học và bệnh viện lớn trên cả nước Chủ đề thảo luận của nhóm 2 được đặt ra cho đại diện các Trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y dược TP.HCM, khoa Dược ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Y dược Thái Nguyên, Bệnh viện Chợ Rẫy và một số trường cao đẳng y tế.
Đa số thành viên nhóm này đồng ý kỳ thi sẽ được tổ chức cho các sinh viên đã hoàn thành 6 năm y khoa, trước khi bước vào 18 tháng thực hành. Đại diện nhóm đưa ra lý do cho quyết định này: “Thi sau tốt nghiệp sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, phù hợp với xu hướng chung và định hướng 6 +3 (6 năm đa khoa + 3 năm chuyên khoa) sắp tới của chúng ta”.
Nhóm này cũng cho rằng, nếu kỳ thi được làm tốt sẽ là cơ sở để đánh giá chất lượng đào tạo của các trường. Dựa vào đó, các trường cũng điều chỉnh chương trình đào tạo, đánh giá sinh viên để phù hợp với kỳ thi. Ngoài ra, nhóm không đề nghị thi cấp chứng chỉ lại cho các bác sĩ đang hành nghề.
Một thành viên trong nhóm cũng khẳng định, cần làm rõ để tránh nhầm lẫn vấn đề sau: Đây là kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dành cho sinh viên đã tốt nghiệp, có thể trước hoặc sau 18 tháng thực hành nhưng chưa học 3 năm chuyên khoa, nên đây có thể coi là chứng chỉ hành nghề tạm thời, được phép thực hành trên người bệnh, chứ chưa thể là chứng chỉ hành nghề mãi mãi ở một lĩnh vực chuyên khoa. Theo ông, sinh viên tốt nghiệp 6 năm y khoa “mới chỉ học kiến thức cơ bản, kể cả sau 18 tháng thực hành cũng mới chỉ là cơ bản. Nếu chứng chỉ hành nghề này là mãi mãi sẽ đi ngược lại với xu hướng chung của thế giới”.
Góp ý về vấn đề này, một đại biểu đề nghị đại diện các trường và bệnh viện hết sức lưu ý việc tập trung vào chứng chỉ hành nghề chuyên khoa. Đại biểu này cho rằng, mặc dù đồng ý với mô hình 6+3 cung cấp bác sĩ chuyên khoa cho hệ thống cơ sở y tế trung ương, song ông rất e ngại về việc hệ thống y tế cơ sở (tuyến xã, huyện, tỉnh) sẽ không có đủ nhân lực nếu thống nhất rằng sau khi hoàn thành 6 năm y khoa hay sau 18 tháng thực hành mà vẫn chưa đủ để hành nghề.
Trắc nghiệm lý thuyết, thực hành ở trung tâm
Mỗi nhóm thảo luận về những vấn đề khác nhau để tiến tới thực hiện kỳ thi quốc gi cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ đa khoa Về nội dung kỳ thi, các thành viên nhóm 3 đề xuất 3 môn chính: kiến thức cơ sở, y tế công cộng, thực hành lâm sàng. Trong đó, thực hành lâm sàng sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất và các chuyên môn trước mắt là: nội, ngoại, sản, nhi… cộng thêm các chuyên khoa khác.
Về cấu trúc đề thi, đối với phần thi lý thuyết sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm trên máy tính. Nếu có điều kiện, sau này sẽ tổ chức thi online. Ở phần thực hành, các đại biểu đề xuất thi tại các trung tâm do Bộ Y tế giao. Cả nước phải có ít nhất 3-5 trung tâm, đảm bảo điều kiện thi tương đối giống nhau.
Các trường Y sẽ không trực tiếp tổ chức thi, mà Bộ Y tế sẽ giao cho các trung tâm tổ chức thi. Các trường chỉ được mời tham gia một phần nào đó.
Về các thành viên của Ủy ban đề thi (soạn thảo câu hỏi), các đại biểu nhóm 4 cho rằng nên lựa chọn thành viên bao gồm cả các bộ phận quản lý và bộ phận chuyên môn. Bộ phận quản lý gồm các Bộ, Cục liên quan. Thành viên chuyên môn là các chuyên gia tới từ các trường đào tạo, các bệnh viện lớn.
Nhóm này cũng đề xuất có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực khảo thí, kiểm định chất lượng để đánh giá về độ khó dễ của đề thi, tính giá trị…
100% đại diện các trường cũng thống nhất sẽ xây dựng bộ câu hỏi hoàn toàn mới, chứ không dựa trên đề thi của các trường đào tạo y khoa. Tuy nhiên, Ủy ban đề thi nên tham khảo bộ câu hỏi của các trường và các trường nên đề xuất bộ câu hỏi cho ban đề thi tham khảo. Ngoài ra, Ủy ban cũng nên tham khảo bộ đề thi của các nước trên thế giới để bắt kịp xu hướng.
- Nguyễn Thảo
...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Girona vs Betis, 2h00 ngày 22/4: Còn nước còn tát
- Hà Nội: Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong chuyển đổi số
- Trung Quốc hạn chế trẻ em dùng điện thoại di động
- Du học sinh Việt lo lắng với chính sách visa mới của Mỹ
- Nhận định, soi kèo WSG Swarovski Tirol vs Rheindorf Altach, 23h30 ngày 22/4: Xáo trộn bảng xếp hạng
- Kim Kardashian diện đầm hở táo bạo đến sự kiện thời trang
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Hull City vs Preston North End, 21h00 ngày 21/4: Bầy hổ dựa thế chân tường
-
LTS: Nhân chủ đề Cha mẹ trong tim tôitrên báo VietNamNet, ca sĩ Hoàng Yến Chibi viết về người mẹ hy sinh mọi thứ cho con cùng cuộc hôn nhân không trọn vẹn của bố mẹ năm cô 18 tuổi. Tôi sinh ra trong một gia đình bình thường, bố mẹ làm công nhân xí nghiệp cấp thoát nước. Mỗi chiều, bố mẹ lại bán xiên nướng ở chợ Nam Đồng. Chị em tôi cứ tan học lại đến chợ ngồi học bài chờ bố mẹ bán xong đưa về nhà.
Hồi ấy, nhà tôi nghèo lắm nhưng bố mẹ không để tôi thiếu thốn bao giờ. Tôi có xe đạp, có đồng phục, đi học có bố mẹ đưa đón. Nếu không mua nổi quần áo mới, mẹ sẽ mua đồ "si-đa" (quần áo đã qua sử dụng - PV)độc nhất cho tôi mặc. Dù vậy, các bạn vẫn phát hiện ra chuyện nhà tôi nghèo. Họ bảo nhau: "Con Yến trông chỉnh tề chứ bố mẹ nó nghèo rớt mồng tơi". Tôi không hiền đâu, tôi cãi tay đôi lại bằng hết.
Hoàng Yến Chibi trên tay mẹ lúc nhỏ. Hồi tiểu học, bố mẹ tôi không cho tiền ăn quà đâu. Đổi lại, tôi luôn được bà nội, bà ngoại lén dúi vào tay 4.000 đồng mỗi sáng, đủ mua 2 cái nem chua.
Cấp 2 tôi đi diễn nhiều, mẹ mới mua máy may để tập may trang phục cho tôi. Không ngờ tôi mặc đồ mẹ may đẹp quá, nhiều cửa hàng chủ động liên hệ đặt mẹ may. Dần dà, mẹ trở thành thợ may. Có tháng, người ta đặt mẹ hàng nghìn bộ quần áo. Tôi phải tham gia vắt sổ, cuốn bèo, đính kim sa phụ mẹ.
Mẹ may đồ rất nhanh, có thể may mấy chục bộ chỉ trong một đêm. Tôi nhớ mãi căn nhà chất đầy vải vóc đến nỗi xe phải để ngoài cửa, đêm nào cũng ngủ cùng vải. Tầng trệt chuyên chất vải cotton; tầng 1 và 2 là lụa, satin, kim tuyến... Tôi đã sống trong "nhung lụa" đúng nghĩa đen.
*
Bố mẹ tôi cũng như bao bố mẹ thời ấy, thường nghĩ "Thương cho roi cho vọt". Tôi từ bé luôn vâng lời, đến khoảng năm 15 - 16 tuổi lại bướng. Chẳng hạn mẹ định chở đi học, tôi lại "đốp" ngay: Không, hôm nay con tự lái xe đến trường! Mẹ may đồ mấy năm, tích cóp mua cho tôi chiếc Liberty, oách lắm dù đã có bằng lái đâu. Chiếc xe ấy đến giờ lọc cọc lắm rồi nhưng tôi vẫn giữ lại. Lắm lúc nghĩ lại, sao hồi ấy mình hư thế không biết!
Trận đòn nhớ đời của tôi là khi ở ngách 29 ngõ Tân Lạc. Đối diện ngõ nhỏ là nhà thờ. Mỗi Chủ Nhật, người ta lại hát Thánh ca, đánh chuông vang lắm. Tôi không nhớ nổi mình quấy gì để mẹ phải đánh. Chỉ nhớ tiếng người ta hát, tiếng chuông át cả tiếng cô bé Hoàng Yến khóc ầm lên vì bị đánh đòn...
Một đêm, mẹ tôi buồn ngủ đến díp cả hai mắt vẫn cứ cặm cụi may. Tôi đang lên cầu thang thì nghe một tiếng động lớn từ chiếc máy may. Quay lại, tôi thấy ngón út của mẹ bị chiếc kim máy may đâm xuyên hoàn toàn, mũi kim dôi ra gần một đốt ngón tay. Mẹ tôi không gào, không khóc, tự mình rút chiếc kim ra và kêu "Ối" một tiếng rồi thôi. Tôi thấy ngón tay của mẹ run bần bật không dừng.
Tôi luôn rùng mình mỗi khi nhớ lại. Kể từ khoảnh khắc đó, tôi nguyện cả đời không để mẹ làm mấy việc chân tay vậy nữa. Ngay hôm sau từ bệnh viện trở về, tôi dẫn mẹ bàn giao lại công việc cho bác thợ may. Tôi ngồi đấy vắt sổ mà cứ hồi tưởng cảnh đêm là khóc rưng rức. Cũng từ đó, mẹ tôi muốn gì được nấy tôi không bao giờ nói "không" với mẹ nữa.
*
Tôi cũng rất thương bố và em trai. Tôi và em trai hồi bé rất hay đành hanh nhau. Có lần bị tôi giành chơi lego, nó nổi điên cầm chiếc kẹp tóc cào rách mặt tôi, đến giờ vẫn còn sẹo. Có lẽ vì chuyện đó mà thằng bé càng lớn càng ngoan, rất chiều chị. Nó sẵn sàng sang tắt đèn phòng ngủ giúp tôi chỉ vì tôi đã chui vào chăn. Nó lóc cóc nấu mì bò giữa đêm mang lên tầng 3 nếu tôi than đói. Nhiều hôm, tôi và mẹ về nhà đã thấy nó nấu sẵn cơm chiều. Đấy, chỉ vì vết sẹo thôi đấy!
Hoàng Yến Chibi và bố. Tôi từng nghĩ gia đình tôi sẽ mãi vui vẻ như vậy. Nhưng không… Sinh nhật tôi 18 tuổi, bố và mẹ ly hôn. Thời gian đầu, tôi từng rất giận bố nhưng không kéo dài lâu. Tôi ôm hy vọng khi trưởng thành, mình sẽ gắn kết bố và mẹ. Cuối năm ngoái, bố tôi có gia đình mới. Giấc mơ gia đình tái hợp đã không kịp nữa, tôi cũng học được cách chấp nhận sự thật. Đến giờ, tôi vẫn thường xuyên liên lạc với bố.
Mẹ đến nay vẫn làm quản lý cho tôi nhưng không đi theo con gái nhiều nữa. Hồi ấy, lần nào mẹ đưa tôi đi diễn cũng chăm con gái từng chút một trong hậu trường. Có người thấy bình thường, cũng có người nghĩ tôi "đỏng đảnh cỡ nào mà để mẹ mình phải theo sát nâng khăn sửa túi như vậy". Có lẽ trong mắt các bà mẹ, đứa con của mình vẫn cứ bé bỏng như ngày nào.
Như vừa nói, mẹ muốn quản lý tôi bao lâu cũng được. Và điều tôi vui nhất là mình có thể lo cho mẹ và em trai bằng công sức lao động của mình.
MV 'Con đã về' - Hoàng Yến Chibi
Ca sĩ Hoàng Yến Chibi
NSƯT Thành Lộc và những bí mật của Tết
"Và mỗi năm, khi giao thừa con hiểu rằng lúc thắp nhang rước ông bà về với gia đình, bao nhiêu năm nay còn có cả ba với má về chơi với con, lắng nghe tiếng con trai út thì thầm nhỏ to tâm sự", NSƯT Thành Lộc viết.
" alt="Khoảnh khắc đau lòng khiến Hoàng Yến Chibi để mẹ 'muốn gì được nấy'">Khoảnh khắc đau lòng khiến Hoàng Yến Chibi để mẹ 'muốn gì được nấy'
-
- Nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra tranh luận trong buổi tọa đàm về chủ đề “Có nên thi trắc nghiệm môn Toán từ năm 2017?”. Tuy nhiên, có những vấn đề vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, và có vấn đề vẫn đang bỏ ngỏ để chờ đợi phản hồi từ phía Bộ GD-ĐT. GS Toán học Phùng Hồ Hải - Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng
Chia sẻ quan điểm của mình trong buổi tọa đàm, GS Toán học Phùng Hồ Hải - Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam – cho rằng trắc nghiệm môn Toán chỉ chấm được kết quả, chứ không chấm được quá trình tư duy.
Ông đánh giá đề thi Toán những năm gần đây đã bao phủ được kiến thức căn bản môn Toán, tình trạng lò luyện thi giảm bớt. Tuy nhiên, ông khẳng định đề thi chưa chuẩn hóa.
Là một giáo viên đứng lớp, ông Phan Văn Thái – giáo viên Toán Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) nêu ý kiến trả lời cho băn khoăn của ông Hải.
Ông Thái cho rằng, khi bắt tay vào làm trắc nghiệm mới biết tự luận dù hay nhưng độ phủ không hết, bài thi trắc nghiệm có độ phủ kiến thức rộng hơn. “Thi trắc nghiệm đòi hỏi kiến thức rộng hơn, những phần kiến thức trước đây học sinh lờ đi bây giờ phải học bài bản, chi tiết, học kỹ hơn mới làm được bài. Giáo viên cũng phải dạy kỹ hơn”.
Trước đây, bản thân ông Thái cũng băn khoăn về nhiều nội dung khá hay trong SGK mà không hỏi đến được vì ưu tiên phần khác.
“Nếu năm nay thi trắc nghiệm mà chỉ trong chương trình lớp 12 như Bộ dự định thì sẽ hỏi được. Khắc phục được học tủ. Thi tự luận chắc chắn có học tủ. Bây giờ trắc nghiệm không lo học tủ nữa, hoàn toàn có thể hỏi được cả độ rộng và độ sâu.
Có bài thi tự luận trình bày cả trang 15’, trong khi nếu thi trắc nghiệm chỉ cần nháp ra kết quả mất 3 - 5 phút. Khối lượng công việc giải quyết được rất nhiều, dù trình bày không bài bản được. Không viết ra nhưng học trò cũng nháp trong tư duy và làm việc với tốc độ rất nhanh” – ông Thái khẳng định.
Thi trắc nghiệm vì không cần sáng tạo?
Trong buổi tọa đàm này, phản biện về việc bài thi trắc nghiệm sẽ làm hạn chế sức sáng tạo của học sinh trong việc đưa ra những cách giải đa dạng, PGS.TS Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) khẳng định, môn Toán thi tốt nghiệp THPT không đòi hỏi sự sáng tạo, mà cũng không thể sáng tạo được.
PGS.TS Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam). Ảnh: Lê Anh Dũng
“Sáng tạo là cách giải mới. Bài thi Toán bao nhiêu năm nay chỉ có câu 10 để học sinh sáng tạo, nhưng rất hiếm em làm được điều đó. Một đề thi có 10 bài, các em được học kỹ năng về các bước đi, đường giải. Gặp bài toán đó là giải theo cách đó”.
Bà Nga cho rằng học sinh lớp 12 phải kiểm tra kiến thức cơ bản đầu tiên, chứ không đi sâu. Vì vậy mục tiêu của Toán là kiểm tra được nhiều kiến thức cơ bản nhất, sau mới phân hóa. Với 50 câu là đủ từ dễ đến khó để phân hóa học sinh.
Trong khi đó, ông Hải nhận định, kỳ thi này không chỉ là tốt nghiệp. “Theo tôi quan sát, đa số các trường đại học hiện nay vẫn sử dụng kết quả thi này để xét tuyển đại học, và cuối cùng tiền vẫn đổ vào kì thi, nên kì thi này vẫn là kì thi quan trọng. Nếu như kỳ thi SAT của Mỹ một năm có 7 lần, thì chúng ta mỗi năm chỉ có một cơ hội cho thí sinh”.
Ông Hải cũng cho rằng giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp và Liên Xô cũ và hiện nay, cả hai nước này vẫn dùng đề thi tự luận, mỗi đề thi kéo dài khoảng 4 tiếng.
Theo ông Hải, hình thức thi trắc nghiệm là chịu ảnh hưởng của Mỹ. “Nếu chuyển sang trắc nghiệm có ai khẳng định sẽ không học tủ? Theo quan sát của tôi, hiện nay ở trên mạng đề luyện thi rất nhiều, nhưng cũng có nhiều đề sai. Đến đề thi tự luận đã làm năm bảy chục năm nay vẫn còn sai thì chuyển sang trắc nghiệm sẽ thế nào? Học sinh sẽ không biết đâu mà lần, đi học thầy nhưng thầy cũng chưa biết như thế nào. Các thầy cũng phải học từ đầu” – ông Hải nêu một thực tế.
Trái ngược với ý kiến của ông Hải, bà Nga cho rằng giáo dục của ta không còn ảnh hưởng gì của giáo dục Pháp hay Nga nữa. “Trắc nghiệm khách quan cũng không phải chỉ của Hoa Kỳ, mà của cả thế giới. Hoa Kỳ có SAT, GMAT nên được nhiều người biết tới. Các nước khác cũng thi trắc nghiệm rất nhiều, như Úc” – bà phản biện.
Về tâm lý hoang mang của giáo viên và học sinh như ông Hải nói đến, thì ông Thái thừa nhận “Tâm lý giáo viên chưa đặt bút làm thì hoang mang thật, nhưng khi đặt bút làm sẽ thấy bình thường, cũng chỉ gấp gáp vài tháng đầu. Tôi nghĩ là tâm lý sẽ giải tỏa được”.
Theo ông Thái chia sẻ, chỉ có giáo viên là hoang mang, còn học sinh của ông hầu hết đều thích thú với hình thức thi trắc nghiệm môn Toán.
Những câu hỏi chờ Bộ giải đáp
Ông Phan Văn Thái – giáo viên Toán Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An). Ảnh: Lê Anh Dũng
Tại buổi tọa đàm, vấn đề làm đề thi được cả ông Thái và ông Hải băn khoăn nhất.
Theo ông Hải, trên cơ sở giả định là có đề thi tốt và học sinh học nghiêm túc, nếu Bộ muốn mỗi học sinh có đề riêng và không thể quay cóp, thì trong một phòng thi sẽ có 30 đề thi và có 1500 câu.
“1500 câu hỏi này sẽ phải lấy từ ngân hàng. Để chọn ra được 1500 câu thì ngân hàng đề phải có gấp mươi lần số đó” - ông Hải đặt vấn đề “Sang năm 2017 chúng ta có đủ thời gian để chuẩn bị hay không?”.
Ông Thái cho biết bản thân ông cũng đang chờ đợi đề thi mẫu của Bộ sẽ công bố trong một vài ngày tới.
Trong khi đó, theo bà Nga, dù chưa biết hiện tại Bộ GD-ĐT đã làm đến đâu nhưng việc Bộ chọn lọc câu hỏi từ ngân hàng đề thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội là phù hợp.
Tuy nhiên, ông Hải lại cho rằng vì ĐHQG Hà Nội cũng chưa từng công bố đề thi đánh giá năng lực nên cũng chưa thể biết hay hay dở.
Về việc chuẩn bị cho ngân hàng đề thi, nhà báo Lê Hạnh đặt vấn đề, nếu Bộ có giải pháp huy động nguồn lực xã hội, Hội Toán học có thể tham gia như thế nào?
Với câu hỏi này, ông Hải cho biết “Nếu Bộ huy động với tư cách cá nhân thì có thể tham gia. Còn với tư cách của Ban chấp hành Hội thì chúng tôi sẵn sàng tham gia và thảo luận có thực sự cần thi trắc nghiệm không…”.
Các khách mời đều thống nhất rằng hiện đang chờ đợi phương án thi của Bộ, đặc biệt là công tác chuẩn bị ngân hàng đề thi.
- Ban Giáo dục
Thi trắc nghiệm môn Toán: Có làm được trong năm 2017?
-
Khán giả sẽ là người cảm nhận, đánh giá. Về phần mình, từ khi nhận vai, tôi đặt mình vào nhân vật, cố gắng hoàn thành tốt nhất có thể. Điều quan trọng là sau mỗi tập phim, tôi biết điều mình làm tốt và chưa tốt để trau dồi, cố gắng hơn. Trong Cuộc đời vẫn đẹp sao, tôi may mắn diễn chung và học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ dàn diễn viên gạo cội. Đó là điều hạnh phúc, tuyệt vời nhất!
Việt Hoàng vào vai Thạch - con trai nhân vật Lưu (NSƯT Hoàng Hải) trong "Cuộc đời vẫn đẹp sao". - Nhân vật Thạch ngoan, học giỏi nhưng lại tự ti về xuất thân, anh gặp khó khăn gì với vai diễn này?
Vai diễn nào cũng sẽ có khó khăn riêng. Thạch là nhân vật nặng về tâm lý, cũng là vai diễn dài hơi nhất với tôi trên truyền hình. Tôi đã nghiên cứu kịch bản để xây dựng tâm lý nhân vật xuyên suốt. Sau những câu chuyện, Thạch dần sẽ hiểu ra mọi thứ.
Thạch học giỏi nhưng kỹ năng sống kém. Theo quan sát của tôi, không ít bạn trẻ ngoài đời giống Thạch. Việc của tôi là khai thác màu sắc chân thật nhất của một cậu sinh viên học giỏi nhưng kỹ năng sống kém, tự ti về xuất thân. Để làm tốt, tôi phải sống cuộc sống của nhân vật, chịu khó quan sát mọi thứ xung quanh.
- Tính cách của Thạch đôi khi khiến khán giả khó chịu, anh thì sao?
Sau khi nhận kịch bản và đọc, tôi có nghĩ đến việc này nhưng không nghĩ nhiều phản ứng trái chiều và dữ dội đến vậy. Nhưng những ý kiến chỉ dừng lại ở vai diễn. Tôi thấy vui vì khán giả thấy được màu sắc của Thạch mà mình thể hiện. Ngoài đời, tôi ít thể hiện tình cảm nên đồng cảm, thấu hiểu được Thạch.
Thạch là nhân vật có chiều sâu tâm lý. - Ngoài đời, Việt Hoàng có điểm nào giống và khác nhau với Thạch?
Ngoại hình của tôi khá giống với Thạch còn tính cách không hoàn toàn, nhiều thứ tôi thêm thắt cho nhân vật. Ví dụ, việc tự ti với xuất thân của hoàn cảnh gia đình, tôi cố gắng đặt mình vào tâm lý đó và diễn, còn bên ngoài, tôi không để ý nhiều đâu.
- Anh học hỏi được gì từ NSƯT Hoàng Hải?
Trong phim,tôi diễn với bố Lưu (NSƯT Hoàng Hải) nhiều nhất. Thời gian đầu, tôi run lắm vì diễn chung với rất nhiều nghệ sĩ gạo cội. Tuy nhiên, càng ngày tôi càng thấy may mắn. NSƯT Hoàng Hải chia sẻ về nghề, cuộc sống… để giúp tôi hoàn thành vai diễn.
- Anh và Hà Đan có khó khăn khi diễn cảnh tình cảm?
Diễn với Nga (Hà Đan) là khó nhất. Tính cách của Thạch lạnh lùng, ít nói nên "lệch một nhịp" là khán giả sẽ nghĩ mình đơ hoặc ít cảm xúc. Đó là điều tôi đắn đo cho vai diễn nhưng là vấn đề của Thạch và Nga thôi. Hoàng và Đan luôn chia sẻ và bàn bạc kỹ về cảnh quay để 2 người thoải mái trước khi bấm máy.
Việt Hoàng học hỏi được nhiều điều từ "bố" Hoàng Hải. - Kỷ niệm hoặc cảnh quay anh nhớ nhất trong phim?
Phim có rất nhiều cảnh quay đáng nhớ, như một phần kỷ niệm của Việt Hoàng. Tôi được sống với nhân vật Thạch rất lâu trong khu trọ, khu gầm cầu Long Biên và chợ Long Biên. Đó là cảm giác tôi chưa từng được trải nghiệm, thậm chí khi quay sang bối cảnh khác, tôi luôn nhớ về khu gầm cầu đó.
Thích có bạn gái thông minh, mắt sáng
- Ngoài khả năng diễn xuất, anh sở hữu ngoại hình đẹp. Với anh, đẹp thôi đã đủ để theo nghề?
Để tự nhận xét, tôi thấy mình bình thường, một từ để miêu tả chắc là “tạm được”. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là hợp vai và diễn xuất, ngoại hình chỉ là điểm cộng. Nếu chỉ đẹp không mà không hợp vai, diễn xuất không tốt, sớm muộn cũng bị đào thải. Hiện tại, nhiều phim bấm máy liên tục và các bạn trẻ rất giỏi và đẹp. Chắc chắn, ngoại hình không phải là yếu tố quyết định mọi thứ.
Ngoài đời, Việt Hoàng là chàng trai 9X điển trai, nhiều ngành nghề. - Không chỉ theo nghề diễn, Việt Hoàng làm rất nhiều việc. Anh cân bằng cuộc sống thế nào?
Tôi làm nhiều việc một lúc, một bên nghệ thuật, một bên là điều hành, kinh doanh. Để cân bằng nhiều việc cùng thời điểm thật khó nhưng tôi sắp xếp công việc khá ổn, biết cái gì ưu tiên trước để tính đến những việc tiếp theo.
- Việt Hoàng muốn xây dựng hình ảnh theo hướng nào?
Từ khi bước chân vào giảng đường Đại học Sân khấu & Điện ảnh, tôi ước mơ và hoài bão trở thành diễn viên thành công, năng lực được công nhận. Thời điểm này, tôi là diễn viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng tôi tin trong tương lai sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm sau mỗi vai diễn, để ước mơ và hoài bão trở thành hiện thực.
Anh tiết lộ thích bạn gái thông minh, có đôi mắt sáng. - Khá nhiều người tò mò về gu bạn gái của Việt Hoàng?
Tôi thích bạn gái thông minh, biết thông cảm. Về ngoại hình, tôi ưu tiên cô gái có đôi mắt sáng. Gu là gu vậy thôi, bất kể ai mang lại cảm xúc, khiến mình rung động, tôi sẽ chủ động thôi. Có lẽ, đó là điểm khác của Hoàng và Thạch.
Diễn viên 9X đa tài, điển trai nhất 'Cuộc đời vẫn đẹp sao'Trái với vẻ nhút nhát, tự ti trong 'Cuộc đời vẫn đẹp sao', Việt Hoàng (vai Thạch) ngoài đời là một chàng trai đa tài, năng động." alt="Việt Hoàng 'Cuộc đời vẫn đẹp sao': Tôi run khi diễn với NSƯT Hoàng Hải">
Việt Hoàng 'Cuộc đời vẫn đẹp sao': Tôi run khi diễn với NSƯT Hoàng Hải
-
Nhận định, soi kèo Al Rustaq vs Bahla, 22h05 ngày 22/4: Cơ hội bứt phá
-
Hiền Hồ quê ở Đắk Lắk, từng giành giải Á quân chương trình Giọng hát Việt khi mới 20 tuổi. Cô được ví như búp bê với mái tóc ngắn, mắt to tròn cùng khuôn mặt dễ thương, vừa có nhan sắc, vóc dáng đẹp, lại sở hữu giọng hát mạnh mẽ và giàu cảm xúc. Hiền Hồ sinh ra trong một gia đình đông con, trải qua nhiều cay đắng và cơ cực. Ba mất sớm, gia đình càng khó khăn. Từ nhỏ, Hiền Hồ vừa thiếu thốn tình thương, các anh chị của cô cũng làm đủ nghề để kiếm sống. Nữ ca sĩ sinh năm 1997 từng đi làm ở các phòng trà, đêm học tại trường văn hóa nghệ thuật Buôn Mê Thuột. Nhờ Giọng hát Việt, Hiền Hồ phát triển sự nghiệp dù không có người thân bên cạnh.
Đến nay, cô có nhiều sản phẩm phổ biến như: Em ngày xưa khác rồi, Rồi Người thương hóa thành người dưng (ca khúc do chính tay cô sáng tác dựa trên trải nghiệm của bản thân), Đừng nói tôi điên... MV "Cưới nhau đi" kết hợp với Bùi Anh Tuấn nhận được rất nhiều hiệu ứng tích cực.
Mới đây, Hiền Hồ sắm cho mình chiếc xe Mercedes-AMG G63 màu trắng siêu sang được nhập từ Mỹ về Việt Nam. Dòng xe Mercedes-AMG G63 được các đại gia Việt ưa chuộng. Trước Hiền Hồ, Sơn Tùng M-TP và Tuấn Hưng là ngôi sao sở hữu xế hộp đắt đỏ này.
Tháng 7/2020, cô từng chi 5 tỷ đồng để sở hữu Mercedes-Benz S450L Luxury với thiết kế màu trắng tao nhã. Nhờ các bài "hit" để đời, Hiền Hồ đã tích luỹ gia tài khủng ở tuổi 25. Cô sở hữu bộ sưu tập đồ hiệu đắt đỏ, tập chơi golf vốn mà môn thể thao quý tộc. Hình ảnh trên sân tập còn nhiều hơn hình trên sân khấu. Không dừng lại ở xe, Hiền Hồ còn không tiếc tiền sắm những món đồ hiệu đắt đỏ. Cô thường khoe bộ sưu tập túi hiệu của YSL, GG Supreme, váy áo của Chanel, Gucci....
Mới đây nữ ca sĩ vướng vào tin đồn là "tiểu tam" trong quan hệ hôn nhân với một doanh nhân đã có vợ. Vụ lùm xùm ồn ào khiến cả Hòa Minzy và Cường Đô La đều phải lên tiếng xác nhận không liên quan khi bị cư dân mạng đồn đoán thiếu căn cứ, riêng nữ ca sĩ phải đóng trang cá nhân.
Đ.N
Vào showbiz 4 năm, nữ ca sĩ quê Đắk Lắk sở hữu xe hơn chục tỷ, giàu ngầm
Hiền Hồ chính là nữ ca sĩ quê Đắk Lắk đã "đổi đời" không ai nhận ra sau 4 năm chính thức bước chân vào làng âm nhạc. Cô giàu cỡ nào?
" alt="Hiền Hồ sở hữu xe chục tỷ, dát đầy hàng hiệu sau 5 năm đi hát">Hiền Hồ sở hữu xe chục tỷ, dát đầy hàng hiệu sau 5 năm đi hát