Ông Đoàn Đại Phong, Phó Tổng Giám đốc Viettel Solutions - thành viên Tập đoàn Viettel chia sẻ về quá trình xây dựng hạ tầng với nền tảng 3D cho sự kiện Triển lãm Viễn thông thế giới. |
Ông Đoàn Đại Phong, Phó tổng giám đốc Viettel Solutions - thành viên Tập đoàn Viettel |
Khó khăn, thách thức khi lần đầu tổ chức triển lãm ITU online
- Là đơn vị xây dựng hạ tầng cho sự kiện Triển lãm Viễn thông thế giới được tổ chức online lần đầu tiên, với nền tảng 3D chỉ trong thời gian 1 tháng, đội ngũ kỹ sư của Viettel gặp những áp lực gì?
Chúng tôi thấy có ba thử thách trong việc xây dựng platform 3D cho ITU Digital World 2020.
Thứ nhất là liên quan đến phần nghiệp vụ triển lãm ảo, đặc biệt là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về tính năng cho phép các công ty tham gia triển lãm có thể tự thiết kế gian hàng 2D, 3D trên platform. Đây là thứ Viettel chưa làm bao giờ.
Thứ hai là việc đảm bảo hạ tầng cho quy mô triển khai trên toàn thế giới.
Thứ ba là với quy mô như vậy, việc đảm bảo an toàn thông tin, ứng cứu thông tin khi có sự cố xảy ra là điều cần có phương án phòng vệ và dự phòng.
- Kinh nghiệm về xây dựng hạ tầng công nghệ cho những sự kiện quốc tế được tổ chức tại Việt Nam trước đó như Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, ASEAN +3… giúp gì cho Viettel tại ITU 2020?
Sau khi nhận nhiệm vụ xây dựng nền tảng 3D, với kinh nghiệm triển khai tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, ASEAN+3… đội ngũ kỹ sư của Viettel đã có quy hoạch về mặt mạng lưới, tài nguyên để chuẩn bị, nên chúng tôi làm rất nhanh. Chủ yếu phần mới là các tính năng liên quan đến công nghệ thông tin - nền tảng 3D, còn hạ tầng thì chúng tôi đã có kinh nghiệm rồi.
- Theo ông, so với tổ chức một triển lãm viễn thông kiểu truyền thống thì hình thức này sẽ tiết kiệm chi phí hay tốn kém hơn?
Sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Ở các sự kiện offline, mỗi doanh nghiệp chỉ cần có vài người tham gia là sẽ kéo theo chi phí ăn ở, đi lại, xây dựng các gian hàng triển lãm… mà là ở nước ngoài nên chi phí rất tốn kém.
Nếu triển khai theo hình thức online, về bản chất, sự kiện vẫn đáp ứng được các hoạt động như offline nhưng tiết kiệm được nhiều chi phí.
 |
Việc tổ chức online với nền tảng 3D sẽ giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đáp ứng được yêu cầu như một sự kiện offline |
- Nhưng cơ hội giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng, networking… có được đảm bảo hay không nếu tổ chức online?
Các hội nghị quốc tế thường có ba mục tiêu: Tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm; gặp gỡ và trao đổi về các cơ hội kinh doanh; học hỏi về các xu thế công nghệ mới thông qua các chuyên đề của diễn giả.
Với platform này, chúng tôi hoàn toàn có thể đáp ứng ba mục tiêu đó.
Ví dụ như khi một người đăng ký tham gia triển lãm, họ thích sản phẩm nào, có thể tương tác ngay trên sản phẩm đó, có thể kết nối, trao đổi và xem được đầy đủ các thông tin như video, catalog sản phẩm. Tất cả đều tích hợp trên nền tảng 3D.
- Với một sự kiện có sự tham gia của nhiều “ông lớn” trong ngành viễn thông, CNTT thế giới, Viettel có bị áp lực vì sự kiện này sẽ thể hiện “bộ mặt” của Việt Nam hay không?
Chúng tôi chỉ bị áp lực về mặt thời gian, còn về mặt công nghệ, chúng tôi rất tự tin. Khi xây dựng platform này, đội ngũ kỹ sư Viettel cũng nghiên cứu các triển lãm mới đây như GSMA (Thượng Hải), Connect Tech (Singapore)…
Đội ngũ kỹ sư của chúng tôi tự tin có thể xây dựng một platform vừa tích hợp được các yêu cầu của triển lãm offline, vừa đáp ứng các tính năng, thậm chí còn ưu việt hơn các hội nghị online được tổ chức mới đây.
 |
Gian hàng của Viettel trên ITU Virtual Digital World 2020 |
- Năm nay, các sản phẩm Viettel đem đến triển lãm có gì đặc biệt?
Các sản phẩm năm nay nhấn mạnh hơn thông điệp xuyên suốt của Tập đoàn: Viettel với sứ mệnh kiến tạo xã hội số.
Để kiến tạo xã hội số, có ba đối tượng tham dự là Chính phủ, doanh nghiệp, người dân. Khi thiết kế gian hàng 3D của mình tại ITU Digital World 2020, Viettel cũng đem đến đúng hệ sinh thái dịch vụ số phục vụ cho 3 nhóm đó: B2G, B2B và B2C. Tất cả các sản phẩm số này đều đã được xây dựng hoàn chỉnh, triển khai trong thực tế và đã có nhiều thành quả tốt, đóng góp vào sứ mệnh kiến tạo xã hội số của Viettel như: e-Cabinet, nền tảng khám chữa bệnh từ xa (Telehealth), ViettelPay, hệ thống tính cước theo thời gian thực (vOCS)…
Biến thách thức thành cơ hội
- Khi tham gia hỗ trợ Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức sự kiện này, Viettel thấy mình nhận được gì?
Với sự kiện lần này, Viettel cảm ơn Bộ Thông tin và Truyền thông vì đã tạo cơ hội cho Viettel thử sức làm một việc khó trong thời gian ngắn.
Khi chúng tôi xây dựng được nền tảng này, với tính tùy biến cao, Viettel có thể áp dụng sản phẩm này sang rất nhiều ngành nghề khác, ví dụ như triển lãm công nghệ quốc phòng ảo, du lịch ảo… Viettel cũng có thể sử dụng ngay platform này để tiếp cận các sự kiện thế giới, ngỏ lời tổ chức theo hình thức giống như Việt Nam đang làm trên nền 3D. Đó là kết quả lớn nhất mà Viettel thu được.
- Về mặt cá nhân, ông thấy điều gì thú vị khi trực tiếp chỉ đạo dự án này?
ITU 2020 đã diễn ra tốt đẹp, giai đoạn áp lực cũng đã qua, nhưng tôi cùng các anh em ở Viettel chỉ tập trung làm nên chưa kịp cảm nhận điều gì thú vị (cười). Có lẽ, điều tôi cảm thấy hay nhất là khi tổ chức sự kiện lần này thấy được sự đồng lòng, góp sức với sự dẫn dắt của Bộ Thông tin và Truyền thông cho đến tất cả các doanh nghiệp công nghệ - viễn thông lớn ở Việt Nam như Viettel, VNPT, CMC, FPT… Tất cả đều tham gia, cùng giải quyết các khó khăn gặp phải, để hội nghị được tổ chức tốt nhất.
Thu Hà
" alt=""/>Viettel làm điều chưa từng có với nền tảng 3D tại ITU 2020

Nhiều nhóm, diễn đàn dân chơi môtô tiền tỷ đã được thành lập. |
Dân Việt chơi môtô tiền tỷ đã từng một thời phải "lén lút" sử dụng vì bằng A2 không phổ cập |
Thời kỳ đó, những chiếc xe môtô "to đùng" vẫn chỉ xoay quanh những thành viên thuộc liên đoàn xe đạp – môtô thể thao tại các tỉnh thành sở hữu và cầm lái như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng… Mỗi khi đoàn môtô xuất hiện là hàng loạt ánh mắt ngưỡng mộ, trầm trồ, thán phục và cả sự “thèm khát” của những đại gia có tiền mua xe mà không có bằng A2 (bằng lái xe mô tô phân khối lớn trên 175cm3) để lái. Đó là thời điểm bằng lái xe môtô A2 chưa phổ cập.
Lúc đó, sự có mặt của những chiếc môtô "khủng" tại Việt Nam được nhiều người cho là “xa xỉ”, nó không phải sự “xa xỉ” về mặt tiền bạc mà bởi việc sở hữu nó lúc bấy giờ là cả một vấn đề lớn.
Ngoài ra, việc không có đại lý chính hãng cộng với việc khó đặt mua, đi kèm các vấn đề như; bảo hành, bảo dưỡng, phụ kiện… khiến cho những chiếc xe môtô vẫn là một giấc mơ của nhiều dân chơi.
Thời điểm đó, không phải ai cũng đủ tiêu chuẩn được dự thi lấy bằng lái A2, khi mà theo quy định những đối tượng được phép dự thi khá hạn hẹp, chỉ có: Công an, Quân đội, Thanh tra Giao thông, Quản lý thị trường, Kiểm lâm, Sát hạch viên, vận động viên môtô mới được phép thi.
Chính điều này khiến cho nhiều người có tiền cũng chẳng dám mua xe. Và nếu đủ tiền để sở hữu một chiếc môtô phân khối lớn đi chăng nữa thì cũng chỉ dám lôi ra chạy quanh gần nhà rồi mang về lau chùi xong… đắp chiếu.
Cũng từ đây, đã có rất nhiều vấn đề tiêu cực xảy ra khi những người sở hữu môtô chưa có bằng A2 phải bắt buộc “lo lót” để được tham gia vào các kỳ học và thi lấy bằng lái xe A2, chính quy cũng có, chui cũng có… Đôi khi, nhiều người cũng đành “bấm bụng” mua bừa lấy một tấm bằng giả chỉ với một mong muốn được “chạy” môtô cho thoả đam mê bấy lâu nay.
Theo anh Lê Dũng hay còn được gọi với biệt danh "Dũng Hitech", một người chơi môtô phân khối lớn lâu năm cho biết: “Thời điểm việc cấp bằng lái xe A2 còn khắt khe, đội chơi xe của mình có gần 20 người tham gia nhưng chỉ có khoảng 5 người có bằng lái A2 thôi. Khi đó hầu hết anh em đều chạy xe theo phương án “liều” nếu có lỡ bị CSGT bắt thì xin hoặc chịu phạt, vì tiêu chí thi bằng A2 quá khó”.
Tuy nhiên, những vấn đề đó cuối cùng cũng đã được giải toả khi Thông tư 38/2013/TT-GTVT được ban hành có hiệu lực từ 1/3/2014 đã bãi bỏ quy định giới hạn người học lái xe bằng A2 phải thuộc đối tượng được cho phép như trên.
Kể từ đó, bằng A2 được cấp đại trà cho tất cả những người sử dụng mô tô giống như bằng A1. Đây là một tháo gỡ mà người đam mê môtô phân khối lớn mong chờ từ lâu.
Sự phổ cập huy hoàng của thị trường bạc tỷ
Với cú hích bằng A2 được cấp đại trà, thị trường siêu môtô tại Việt Nam đến nay đã hoàn toàn “lột xác”.
Nếu trước đây việc, tìm mua một chiếc môtô phân khối lớn là cả một vấn đề khi phải chờ đợi, tìm hiểu, nghiên cứu, chọn mẫu xe… vì chưa có đại lý chính hãng thì giờ đây, Việt Nam gần như không thiếu những thương hiệu môtô hàng đầu thế giới.
 |
Việt Nam không thiếu thương hiệu siêu môtô đình đám, ví dụ như Ducati |
Trong 4 năm trở lại đây, các hãng xe môtô đình đám toàn cầu dồn dập cho ra mắt những đại lý chính hãng và liên tục tung ra các mẫu môtô mới nhất khiến thị trường Việt Nam nhanh chóng bắt kịp thị trường thế giới.
Có thể điểm danh các hãng môtô hàng đầu thế giới đã có showroom chính hãng tại Việt Nam như: Harley-Davidson, Ducati, KTM, BMW Motorrad... và gần đây nhất là Honda và Yamaha.
 |
Thị trường phát triển đầy tiềm năng ở phân khúc xe 2 bánh siêu sang, giá từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng |
Giá cả cũng dao động trong 1 khung rất rộng. Nếu bạn chỉ có hơn 100 triệu đồng có thể sở hữu một chiếc KTM Duke 390. Nhưng nếu khách hàng có túi tiền dư dả hơn từ 500-600 triệu lầ có thể sắm về Honda CB400 hoặc Ducati Scrambler Sixty2. Nhiều tiền hơn lên tới cả tỷ đồng, có thể là những chiếc Harley-Davidson hay những chiếc Triumph…
Và đặc biệt ngay tại Việt Nam, khách cũng có thể sở hữu chiếc mô tô dạng hàng hiếm trên thế giới như Harley-Davidson Ultra Classic giá hơn 2 tỷ.
Bà Vũ Bích Trang, giám đốc Ducati Việt Nam chia sẻ: “Các hàng xe đều hứng khởi với tiềm năng thị trường môtô tại Việt Nam. Để chiều khách, hãng xe đều đưa ra nhiều mẫu xe mới, phong cách mạnh mẽ, đa dạng phù hợp với nhiều loại địa hình khác nhau với mức giá hợp lý nhất. Đồng thời, nâng cấp thêm dịch vụ bảo hành, hậu mãi, tổ chức những khóa học lái xe an toàn, cung cấp đồ bảo hộ, phụ kiện cần thiết...".
Trên thực tế, những người sở hữu môtô “khủng” đa phần đều đã có vài ba chiếc xe hơi, thậm chí là xe hạng sang. Thế nhưng, dân chơi đã có câu "đã yêu môtô phân khối lớn thì đừng nói chuyện ngồi xe 4 bánh", hay ví von "xe bốn bánh đưa thân xác bạn đi, nhưng xe hai bánh đưa cả tâm hồn".
Anh Trần Minh Triển (một doanh nhân tại TP HCM) tiết lộ, vì đam mê mô tô, anh đã sưu tầm hơn 10 chiếc “xế khủng” đều thuộc hạng đắt tiền nhất nhì Việt Nam hiện nay, trong đó, có mẫu giá hơn 2 tỷ đồng.
“Niềm đam mê môtô đã ăn vào máu của mỗi chúng tôi. Mỗi khi nghe tiếng còi xe đồng đội gầm rú chạy ngang qua mà đang bận công việc thì tay chân ngứa ngáy khó chịu không nổi", anh Hoài Anh, đội trưởng CLB môtô Thanh Xuân cho biết.
Cũng chính bởi sự đam mê, dù giá cao chót vót sau thuế, gấp 2-3 lần giá thế giới song thị trường siêu môtô ở Việt Nam vẫn phát triển rầm rồ và huy hoàng như hiện nay.
Tuấn Nguyễn
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, ảnh, bài, video cộng tác về chuyên trang theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn!

Sự thật mức giá 500 triệu- 1 tỷ một chiếc xe máy
Một mẫu môtô phân khối lớn như Honda CB1100 ở Mỹ chỉ có giá 250-280 triệu đồng thì về Việt Nam, đã 550-650 triệu đồng hay thậm chí 1 tỷ như Kawasaki Ninja.
" alt=""/>Dân Việt chơi môtô tiền tỷ: Từ khốn khó tới huy hoàng