Hai chiếc cần cẩu lớn được dùng để sửa chữa một cây cầu ở thị trấn Alphen aanden Rijn,ảnhcầncẩusậpxuốngnhàdâbóng đá giải ngoại hạng anh miền trung Hà Lan, đã đổ sập xuống các căn nhà cạnh đó và lực lượng cứu hộđang tích cực tìm kiếm nạn nhân. TIN BÀI KHÁC:
Một hệ thống đài truyền thanh thế hệ mới sẽ bao gồm nhiều cụm loa được bố trí tại các vị trí khác nhau để "phủ sóng" rộng khắp. Ảnh: Trọng Đạt
Hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông xã Hồng Phong được đầu tư 13 bộ thu phát thanh sử dụng SIM 3G/4G với 42 loa công suất 25W, đảm bảo "phủ sóng" 100% các hộ gia đình trong xã. Với phường Trần Phú (thành phố Hải Dương), đơn vị này được đầu tư 12 bộ thu phát thanh sử dụng SIM 3G/4G với 36 loa công suất 25W.
Ngoài loa và các bộ thu phát thanh sử dụng SIM 3G/4G, các địa phương này còn nhận được một 1 micro để bàn và 1 bộ máy vi tính kèm theo phần mềm quản trị, biên tập nội dung với khả năng chuyển đổi bản tin giấy sang giọng nói.
Hộp kỹ thuật - nơi chứa mạch kết nối 3G/4G, bộ phận giải mã và khuyếch đại âm thanh. Ảnh: Trọng Đạt
Tổng chi phí đầu tư đài truyền thanh xã Hồng Phong khoảng 240 triệu. Mức chi phí đầu tư đài truyền thanh phường Trần Phú khoảng 220 triệu đồng. Toàn bộ thiết bị tại 2 mô hình điểm xã Hồng Phong và phường Trần Phú do Công ty TNHH Đầu tư Giang Phong sản xuất, lắp đặt.
So với phương thức truyền thanh trước đây, hệ thống truyền thanh thế hệ mới sử dụng công nghệ số, không giới hạn khoảng cách truyền tín hiệu âm thanh. Hệ thống này cũng khắc phục được các lỗi thường xảy ra với hệ thống tiếp âm sóng FM như bị nhiễu, sóng không ổn định do thời tiết.
Toàn bộ hệ thống đài truyền thanh cơ sở thế hệ mới được vận hành trên nền tảng Internet. Ảnh: Trọng Đạt
Người vận hành hệ thống truyền thanh có thể ứng dụng công nghệ số để sản xuất, lưu trữ và quản lý chương trình phát thanh, kiểm duyệt chương trình từ xa, chuyển tải chương trình trên hệ thống từ trung ương đến địa phương và quản lý lịch phát sóng tự động.
Hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông còn có khả năng chuyển đổi bản tin giấy sang giọng nói, dịch tự động tiếng Việt sang tiếng các dân tộc thiểu số nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Việc đưa vào vận hành hệ thống này sẽ giúp giải quyết được bải toán thiếu nhân lực quản lý, vận hành đài truyền thanh cơ sở.
Người vận hành hệ thống truyền thanh cơ sở không cần ngồi cố định một chỗ mà có thể thao tác, cài đặt chương trình từ xa ngay trên ứng dụng di động. Ảnh: Trọng Đạt
Theo ông Nguyễn Văn Tạo - Cục trưởng Cục Thông tin cơ sở (Bộ TT&TT), 80% các xã, phường, thị trấn trên cả nước hiện có hệ thống truyền thanh cơ sở. Các hệ thống này chủ yếu sử dụng công nghệ cũ, có dây hoặc anten. Điều này đã gây ra những hạn chế, khó khăn nhất định trong quá trình vận hành, hoạt động.
Việc đưa vào vận hành hệ thống đài truyền thanh công nghệ số giúp hiện đại hóa công tác thông tin cơ sở và giảm gánh nặng cho bộ máy vận hành các đài truyền thanh địa phương. Ảnh: Trọng Đạt
Ông Tạo đánh giá cao việc một số doanh nghiệp CNTT - viễn thông trong nước đã nghiên cứu, sản xuất ra các thiết bị truyền thanh thế hệ mới, sử dụng phương thức truyền dẫn dữ liệu âm thanh trên hạ tầng viễn thông, Internet. Sự xuất hiện của các thiết bị mới tiên tiến, hiện đại hơn đã giúp giảm thiểu rất nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác thông tin tuyên truyền tại cơ sở.
Theo cô Nguyễn Thị Thịnh (thôn Vạn Tải Đông, xã Hồng Phong, huyện Nam Sách, Hải Dương), từ khi đưa vào vận hành, hệ thống đài truyền thanh thế hệ mới đã khắc phục được tình trạng thông tin rè nhiễu, lúc được lúc mất. Ảnh: Trọng Đạt
Ba đài truyền thanh thế hệ mới tại xã Phú Nghĩa, xã Hồng Phong và phường Trần Phú là các mô hình thí điểm đại diện cho 3 khu vực có điều kiện địa hình khác nhau như miền núi, đồng bằng và đô thị.
Theo Cục Thông tin cơ sở, từ kết quả thí điểm tại các địa phương này, Bộ TT&TT sẽ căn cứ vào đây để triển khai rộng khắp việc chuyển đổi số các đài truyền thanh cơ sở trên toàn quốc.
Trọng Đạt
" alt="Bàn giao 2 đài truyền thanh công nghệ số Make in Vietnam"/>