“Thần y” chữa gãy xương, trật khớp nức tiếng ở Hà Tĩnh

作者:Thời sự 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-18 04:29:09 评论数:

Ông Nga Lộc - cách gọi thân mật của người dân về ông Nguyễn Sỹ Nghị (ở xã Nga Lộc,ầnychữagãyxươngtrậtkhớpnứctiếngởHàTĩbóng đá v-league hôm nay Can Lộc). Ở Hà Tĩnh và các địa phương khác, bất cứ ai bị gãy xương, bong gân, trật khớp… đều biết tên ông.

Nhà ông Nghị nằm sâu trong xóm. Vậy nhưng, không cần người chỉ đường cũng có thể tìm được bằng cách đi theo những người đến nhà ông lấy thuốc. Mỗi ngày, hàng trăm người ra vào nhà ông, từ tờ mờ sáng cho đến khi làng xóm đã lên đèn.

Thấy tôi đang tìm nơi để xe, chị Nguyễn Thị Hồng (ở Phúc Đồng, Hương Khê) chuẩn bị ra về với một thùng thuốc lỉnh kỉnh sau xe nói vọi: “Khách đang đông lắm nhưng cứ vào đi vì thầy bốc thuốc rất nhanh, mỗi người mất độ 5 phút”. Chị Hồng cho biết, ở xóm chị, người đi rừng, leo núi hay bị trượt ngã nên dùng thuốc của ông Nga Lộc nhiều. Ban đầu, chị Hồng lấy cho người nhà dùng, rồi lấy giúp người quen, dần dà trở thành điểm bán thuốc của ông…

{ keywords}

"Thần y" chữa cho một bệnh nhân bị đau lưng.

Vườn ông Nghị rộng, có đến hai ngôi nhà liền kề nhau. Khu vực bốc thuốc thuộc khu nhà cũ. Ngôi nhà 3 gian bằng gỗ thời xưa, một gian ông đặt chiếc giường dành cho bệnh nhân, 2 gian dùng để bốc thuốc. Có đến 5 người phụ giúp ông gói thuốc, tay họ thoăn thoắt không nghỉ.

Ông Nghị dáng người nhỏ thó, mặc chiếc áo phông với cái quần đùi xoàng xĩnh, hết chạy ra gian ngoài để nấn bóp cho bệnh nhân bị bong gân, trật khớp, xem phim người nhà bệnh nhân mang đến; rồi vào gian trong để mang thuốc ra. Tôi hỏi đùa: Tính ra một ngày ông cũng “chạy” khá nhiều đấy nhỉ? Ông cười: Dừ như gắn mô-tơ vô rồi, phải chạy thôi. Có khi 5h sáng người ta đã đợi cửa. Khách toàn ở xa đến, có người từ Hà Nội, Hải Phòng, vả lại người ta đã đến đây là cần mình, không phục vụ sao đành”…

Câu chuyện giữa tôi với ông Nghị cũng chỉ là bâng quơ bởi toàn tâm trí ông đều dành cho bệnh nhân. Hết gọi tên bệnh nhân này đến bệnh nhân khác; rồi người này đến người khác nằm lên cái gường cũ kỹ. Vẫn chiếc quần đùi, áo phông xoàng xĩnh, ông hết leo lên lưng người này giẫm đạp, rồi lại bẻ tay, giật chân người kia… tất cả diễn ra một cách chớp nhoáng, có khi chưa kịp kêu đau ông đã bảo dậy khỏi giường. Thế nhưng, hiệu quả thật kỳ diệu.

{ keywords}

"Khách toàn ở xa đến, có người từ Hà Nội, Hải Phòng, vả lại người ta đã đến đây là cần mình, không phục vụ sao đành: - ông Nghị cho biết.

Anh Nguyễn Quang Hùng (thôn Liên Hải, Thạch Hải, Thạch Hà) cho biết: “Bọn tui làm nghề thợ hồ, leo trèo nhiều và bị ngã cũng nhiều, vì vậy thường xuyên đến đây. Những khi bị trật thì ông nấn là được, không phải dùng thuốc, hoặc dùng ít; còn bị rạn, gãy là phải uống thuốc. Thuốc ông giá rẻ, mỗi lần uống hết khoảng 50 ngàn đồng nhưng rất hiệu quả. Uống thuốc ông ăn được, ngủ được và khoảng vài tuần là lành. Người bị gãy xương, bong gân, trật khớp dưới làng tui chủ yếu là dùng thuốc ông nên giờ đã có người lấy về bán tại xóm”…

Nhà ông Nghị đã 5 đời làm thuốc. Mỗi đời có một người kế nghiệp duy nhất. Hơn 10 tuổi, ông đã theo ông nội lên núi hái thuốc và học nghề. Năm 1965, ông được cử đi học trung cấp y tế để đào tạo nguồn cho cán bộ y tế xã. Học xong, ông xung phong vào bộ đội 3 năm, sau đó về làm Phó trạm trưởng Trạm Y tế xã Nga Lộc, chuyên trách đông y của xã. Năm 1995, ông nghỉ việc và về chuyên tâm cho bài thuốc gia truyền. Ông Nghị thổ lộ: “Các bài thuốc của ông cha mình chưa phát huy được hết vì trước đây do chiến tranh nên sách vở ghi chép bị thất lạc. Những bài thuốc bây giờ là những gì mình kế thừa được kết hợp với những điều mình học được sau này. Trước đây, bệnh nhân ít, tôi có thời gian bốc thuốc đông y cho người dân, nhưng giờ thì không thể vì bệnh nhân xương, khớp đông quá…”.

{ keywords}

Lá thuốc chủ yếu là các loại cây xung quanh nhà và trên núi như lá bàng, chay, đẻn, chanh châu, mít…

Chị Nguyễn Thị Lan, nhân viên phụ giúp ông Nghị cho biết: “Người ta đặt thuốc qua bưu điện nhiều lắm. Mỗi ngày, ông cho chuyển ra bưu điện ít nhất một chuyến xe kéo, gửi tới mọi nơi, Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Tây Nguyên… Giá thuốc vẫn giữ nguyên, ông chỉ cộng thêm tiền gửi”…

Ngoài khách đến chữa bệnh, lấy thuốc, nhà ông Nghị còn rộn rã bước chân gánh gồng. Họ là những phụ nữ chân đất trong làng, tranh thủ lúc rảnh rỗi đi hái lá về phơi khô và mang đến bán cho ông. Chị Phan Thị Châu (xóm Tây Bắc - Nga Lộc) không hết lời ca ngợi gia đình ông: “Ông Nghị đã cứu được rất nhiều người dân ở đây. Ông ấy là người sống có tình. Với người nghèo khổ và người trong làng, ông không lấy tiền thuốc. Ngoài ra, ông còn tạo thu nhập cho người trong làng bằng việc thu mua lá thuốc. Lá thuốc chủ yếu là các loại cây xung quanh nhà và trên núi như lá bàng, chay, đẻn, chanh châu, mít”…

Mặt trời đã tắt nắng nhưng người vào ra nhà ông Nghị vẫn chưa dừng lại. Ông Nghị vẫn thế, còn có bệnh nhân là còn không ngừng chạy ra, chạy vào, hết nấn bóp, lại bốc thuốc…

(Theo Báo Hà Tĩnh)

最近更新