Ấn định ngày HLV Nguyễn Thành Công chính thức dẫn dắt Hồng Lĩnh Hà Tĩnh


相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Osasuna vs Girona, 19h00 ngày 13/4 -
16 hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt NamĐể thực hiện các cuộc lừa đảo trực tuyến, đối tượng lừa đảo áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để tạo niềm tin, nhưng có thể phân ra 3 nhóm lừa đảo chính, đó là giả mạo thương hiệu chiếm 72,6%, chiếm đoạt tài khoản online chiếm 11,4% và 16% còn lại là các hình thức khác như việc làm online, lừa đảo tình cảm, app cho vay...
“Mục tiêu cuối cùng của các đối tượng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đều đánh chung vào tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người”, đại diện Cục An toàn thông tin nhận xét.
Đáng chú ý, từ thực tế triển khai các hoạt động giám sát và đảm bảo an toàn không gian mạng Việt Nam, với 3 nhóm lừa đảo chính nêu trên, các chuyên gia Cục An toàn thông tin cũng điểm ra 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam trong năm ngoái để người dùng có thể nhận biết và phòng tránh. Đó là:
Giả mạo thương hiệu của các tổ chức như ngân hàng, cơ quan nhà nước, công ty tài chính, chứng khoán… để gửi SMS lừa đảo cho nạn nhân; Giả mạo các trang web/blog chính thống để tạo uy tín nhằm lừa các nạn nhân, thu thập thông tin cá nhân của người dân;
Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội như Zalo, Facebook, Tiktok… để tiến hành gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè người thân nhằm chiếm quyền tài khoản, lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền…; Các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên các trang web, gửi tràn lan qua các kênh thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội và nạn nhân sẽ biến thành những con nợ trong khi chính họ cũng không biết.
Giả mạo doanh nghiệp, trang thương mại điện tử lớn để lừa nạn nhân làm cộng tác viên là 1 hình thức lừa đảo được các đối tượng sử dụng phổ biến. Các hình thức lừa đảo kết hợp thường được các đối tượng sử dụng như: Dùng số điện thoại giả danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông… để tiến hành gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản; Sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề hay biết;
Giả mạo doanh nghiệp, trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, nước ngoài để lừa nạn nhân làm cộng tác viên. Để dẫn dụ nạn nhân, đối tượng xấu thực hiện chạy quảng cáo lừa đảo trên Facebook hay gửi tin nhắn quảng cáo spam qua SMS;
Lan truyền tin giả đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự thương người và lòng tin. Để câu view, câu like và sau đấy là lừa gạt chiếm đoạt tài sản qua hình thức từ thiện, kêu gọi đóng góp lừa đảo…;
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua quảng bá bán hàng online trên Facebook, cụ thể như bán hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mãi giả, hàng ảo hoặc rao bán giả mạo không tồn tại sản phẩm;
Giả mạo trang cá nhân, tài khoản người dùng trên Facebook, Telegram, Zalo để tạo uy tín và lừa nạn nhân sử dụng dịch vụ hoặc đầu tư. Chẳng hạn như lừa chiếm đoạt tài sản bằng cách chờ trực trên các Fanpage có tích xanh, Fanpage của người nổi tiếng trên mạng xã hội để nhắn riêng với nạn nhân đóng giả là nhân viên, trợ lý.
Bẫy tình, lợi dụng tình cảm lòng tin và sự thương hại để lừa đảo qua các nền tảng Facebook, Zalo, Tinder, Telegram; Lừa đảo cài cắm mã độc qua đường dẫn độc hại, phần mềm độc hại; Thông báo trúng thưởng, quà tặng, khuyến mại để lừa nạn nhân đánh cắp thông tin tài khoản và tài sản thông qua các trang web giả mạo;
Cùng với đó, còn là thủ đoạn nâng cấp lên SIM 4G hay 5G để lừa lấy số điện thoại của nạn nhân nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản và tài sản; Giả mạo email của ngân hàng, ví điện tử, tổ chức uy tín để uy hiếp, đe dọa lừa tiền nạn nhân; Lập sàn đầu tư tiền ảo crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân, đầu tư Forex… lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đại diện Cục An toàn thông tin cũng cho biết, thời gian qua, để bảo người dân, cộng đồng trước vấn nạn lừa đảo trực tuyến, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người dân, một số biện pháp đã bước đầu mang lại hiệu quả nhất định.
Tuy vậy, các giải pháp đã triển khai còn chưa được đồng bộ và thống nhất giữa các bộ, ngành, địa phương. Vì thế, Cục An toàn thông tin cho rằng, để giải quyết lừa đảo trực tuyến cũng tương tự như lừa đảo trên đời thực, cần có sự tham gia phối hợp, đồng bộ của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương, trong đó nòng cốt chính là lực lượng Công an làm nhiệm vụ phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Chuyên gia bảo mật chỉ cách hóa giải chiêu lừa đảo mạo danh ngân hàng kết bạn ZaloTin vào những lời mời kết bạn của những kẻ mạo danh ngân hàng trên Zalo, nhiều người đã trở thành nạn nhân và bị lừa mất tiền trong tài khoản.">
-
Mở rộng danh sách White List quảng cáo sang tài khoản Facebook, TikTok, YouTubeCác nhà sản xuất, sáng tạo nội dung số trên Facebook, TikTok, YouTube có thể đăng ký tham gia vào danh sách White List của Bộ TT&TT. Đây phải là các tổ chức, đơn vị, cá nhân có hoạt động cung cấp, sáng tạo, khai thác nội dung số trên mạng đã đăng ký với Bộ TT&TT, thông qua đầu mối là Cục PTTH&TTĐT.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký tham gia vào White List cần cung cấp thông tin về các trang thông tin điện tử, tài khoản, kênh nội dung, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng thuộc sở hữu của mình.
Các thông tin này bao gồm họ tên, số điện thoại nhân sự quản lý nội dung thông tin trên tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung, nhóm cộng đồng.
Các thông tin cụ thể về tên, đường dẫn tới tài khoản, trang, kênh, nhóm, tên mạng xã hội, số lượng người sử dụng theo dõi/đăng ký, định hướng lĩnh vực, nội dung cung cấp, trao đổi trên trang, kênh, nhóm (giải trí, thể thao, giáo dục…)
Tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia White List phải cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, thuế.
Bên cạnh đó, họ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin do mình cung cấp, quản lý. Đồng thời, những cá nhân, tổ chức này cần phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để quản lý, sàng lọc thông tin, bình luận được người sử dụng mạng xã hội đăng tải trên tài khoản, kênh nội dung, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng của mình.
Việc tham gia đăng ký với Bộ TT&TT để vào danh sách White List sẽ mở ra cho các tổ chức, nhà sáng tạo nội dung nhiều cơ hội kinh doanh mới. Cục PTTH&TTĐT cho biết, các tài khoản, kênh nội dung, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội đã được thông báo và xác thực sẽ được đưa vào danh sách White List. Danh sách này sẽ được Cục PTTH&TTĐT khuyến nghị, cập nhật tới các nhãn hàng, thương hiệu, đại lý quảng cáo để lựa chọn quảng cáo.
Một trong những quyền lợi của những đơn vị, cá nhân hoạt động cung cấp, sáng tạo, khai thác nội dung số khi tham gia vào White List là được kết nối, tham gia các chương trình hội thảo phổ biến chính sách, quy định pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước. Họ cũng sẽ được hỗ trợ đào tạo kiến thức, kỹ năng số và ghi nhận các kiến nghị, khó khăn cần tháo gỡ.
Theo Cục PTTH&TTĐT, đơn vị này sẽ thường xuyên rà soát, cập nhật White List. Trong trường hợp phát hiện các trang, tài khoản, kênh, nhóm có nội dung vi phạm, không đảm bảo an toàn cho quảng cáo, Cục sẽ loại bỏ khỏi White List.
Trong lần đầu công bố, danh sách White List bao gồm 301 báo điện tử, tạp chí điện tử, 1.373 trang thông tin điện tử tổng hợp và 953 mạng xã hội đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam.
Cùng với Black List - danh sách các website, trang nội dung có dấu hiệu vi phạm pháp luật, việc cho ra đời White List là một trong những giải pháp mới của Bộ TT&TT nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động quảng cáo trên Internet tại Việt Nam.
Livestream trên Facebook, TikTok cũng phải tuân thủ đúng pháp luậtNgười livestream phải tuân thủ quy định của pháp luật đối với việc cung cấp thông tin trên mạng, bên cạnh các quy định pháp luật chuyên ngành về quảng cáo, thương mại điện tử,...">
-
Chàng trai 15 tuổi được Facebook tranh giành
Ben Pasternak, 15 tuổi, sáng tạo ra ứng dụng Impossible Rush trong khi cảm thấy chán nản trong giờ Khoa họcBen Pasternak, 15 tuổi, tới từ Sydney, Úc – chủ sở hữu của ứng dụng Impossible Rush hiện đang có 800.000 lượt tải về - đang được những “ông lớn” như Facebook , Apple và Google tranh giành để được cậu về thực tập.
Giá bản quyền của ứng dụng Impossible Rush chỉ có 200 đô la và được tạo ra chỉ trong vòng vài giờ khi Ben cảm thấy buồn chán trong giờ học Khoa học lớp 9. Ứng dụng được ra đời với sự giúp đỡ của một cậu bạn người Mỹ mà Ben quen trên Facebook.
Hồi tháng 8/2014, khi đang trong giờ học, Ben cảm thấy buồn chán và liên lạc với một người bạn cũng 15 tuổi ở Chicago, Mỹ là Austin Valleskey – người mà cậu quen qua nhóm “High School Hackers”. “Tôi hơi buồn chán nên đã mở máy tính và nhắn tin cho Austin rằng ‘Cậu có muốn thiết kế nhanh một trò chơi nho nhỏ hoặc một cái gì đó không?” Cậu ấy nói “tất nhiên tớ muốn” và tôi đã thiết kế nó ở Photoshop”.
Ben gửi một bản cho Austin và một giờ sau, Austin gửi lại một bản chạy thử được thiết kế bằng cách sử dụng xcode – một chương trình để thiết kế các ứng dụng cho iPhone. “Thật vui, nên chúng tôi quyết định khởi động nó”.
Impossible Rush nhanh chóng leo lên các bảng xếp hạng ở Mỹ, Thụy Điển và Úc. Trả lời phỏng vấn tờ Daily Mail Australia, Ben tỏ ra rất hào hứng: “Ôi Chúa ơi, chúng tôi đứng thứ 3. Chúng tôi ở trên Instagram, Pinterest, Spotify, Shazam – những ứng dụng khổng lồ. Hai ứng dụng duy nhất ở trên chúng tôi là Facebook và tin nhắn Facebook”.
Ben hiện đang là một học sinh xuất sắc ở trường Reddam House School ( Woollahra), nhưng cậu thú nhận: “Hiện tôi học không xuất sắc lắm ở trường, nhưng tôi tin sự nghiệp phát triển ứng dụng của tôi bây giờ quan trọng hơn”.
Nói về lời mời từ những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, Ben chia sẻ: “Chắc chắn là tôi rất hứng thú với việc được thực tập ở Facebook nhưng hiện tôi không có kế hoạch làm việc cho họ. Tôi muốn tự làm. Không có gì nhiều để nói về điều này nhưng tôi đang nóng lòng để được bắt đầu dự án của riêng mình”.
Mặc dù thành công vang dội và có tài năng thiên bẩm nhưng Ben nói rằng còn rất nhiều thứ cần phải học và cậu cũng rất ngưỡng mộ người đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg.
- Nguyễn Thảo (Theo DailyMail, Metro)