TheáthiệntrườnghợpđầutiênmắccúmAHởViệgiá dollaro đó, bệnh nhân nam (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) xuất hiện triệu chứng sốt từ ngày 10/3, tự mua thuốc điều trị nhưng không thường xuyên.
Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM ngày 16/3, được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do virus. Kết quả xét nghiệm bước đầu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới phát hiện dương tính cúm A và có các đoạn gen tương đồng virus cúm A phân tuýp H9.
Mẫu bệnh phẩm được gửi tới Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm, kết quả cho thấy dương tính với cúm A phân tuýp H9. Hiện tại Viện Pasteur TP.HCM đang tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định phân nhóm. Bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Theo kết quả điều tra dịch tễ, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ buôn bán gia cầm, đồng thời trước cửa nhà bệnh có buôn bán gia cầm; xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống chưa ghi nhận gia cầm ốm, chết. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe; đến nay chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp; chưa ghi nhận ổ dịch viêm đường hô hấp trong cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, đây là trường hợp mắc cúm A (H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trước đó, vào tháng 3/2024, tại Khánh Hòa đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắc cúm A (H5N1) trên người. Từ năm 2015 đến nay, ở khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận 98 trường hợp mắc cúm A (H9N2), bao gồm 2 trường hợp tử vong, cả hai trường hợp tử vong này đều là các bệnh nhân có bênh nền, trong đó 96 trường hợp bệnh được ghi nhận ở Trung Quốc và 2 trường hợp bệnh được nghi nhận tại Campuchia. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A (H9N2) lây từ người sang người.
Theo thông tin từ Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước đây có phát hiện virus cúm A (H9N2) lưu hành trên đàn gia cầm. Đây là virus cúm gia cầm độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh cúm gia cầm A (H9N2) nếu tiếp xúc và sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh.
Trước tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp, ngày 6/4, Cục Y tế dự phòng đã có công văn gửi Sở Y tế Tiền Giang và Viện Pasteur TP.HCM về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.