Nhận định, soi kèo Dnipro

Ngoại Hạng Anh 2025-04-29 23:35:26 6
ậnđịnhsoikèđội hình newcastle gặp liverpool   Pha lê - 27/11/2023 10:01  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://user.tour-time.com/html/24a594435.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Istra vs Slaven Belupo, 22h00 ngày 28/4: Chủ nhà ‘ghi điểm’

Sau khi đọc bài viết Nỗi ám ảnh tột cùng của một thầy giáo sau cái tát học sinh trên VietNamNet, tôi suy nghĩ rất lâu và quyết định kể về câu chuyện của mình. Bởi tôi cũng có một "vết xước" trong tâm lý như vậy nhưng ở vị trí là một người học trò...

Tôi thuộc thế hệ 8X đời đầu. Thời của chúng tôi, chuyện học trò bị giáo viên đánh đòn xảy ra như cơm bữa.

Hồi tiểu học, mỗi giáo viên khi đến lớp đều đem theo một cây thước loại 1,2m bằng gỗ bóng loáng. Nhiều đứa học chậm hoặc nói chuyện riêng, nhẹ thì bị véo tai, kéo tóc mái, ném phấn vào mặt… nặng thì úp tay xuống bàn để thầy cô vụt liên tiếp vào mu bàn tay, đau đến phát khóc vẫn không dám rụt lại.

Thậm chí, nhiều đứa còn bị đánh đến gãy cả thước, tát lằn cả mặt. Có những giáo viên tuy không đánh, nhưng hễ học sinh làm sai lại liên tục miệt thị bằng những từ ngữ khó nghe.

Tôi còn nhớ hồi lớp 4, lớp tôi có một thầy giáo, chỉ cần nhắc đến tên thôi ai cũng thấy sợ. Có lần, vì mải nói chuyện riêng, khi thầy yêu cầu tôi đứng lên nhắc lại những điều thầy vừa nói nhưng tôi không nói được, thầy đã đánh tôi đến tím cả tay, thước gãy làm đôi. Vậy mà, thầy vẫn tiếp tục đánh.

Đến khi cả lớp ra về, thầy bắt tôi ở lại lớp cho đến khi học thuộc bài mới thôi. Tôi không dám về, chỉ biết vừa ngồi một mình trong lớp vừa khóc. Mãi đến tối, vì không thấy con nên bố tới trường tìm, tôi mới dám ra về.

Vừa đau tay, vừa cảm thấy tủi thân nên tôi òa khóc nức nở. Từ đó, tôi càng thấy sợ thầy hơn. Mỗi khi đến tiết dạy của thầy, dù hiểu và biết cách làm nhưng khi bị gọi lên bảng, tôi lại quên béng, đứng chôn chân và run như cầy sấy vì sợ sai và thầy đánh đòn. Rốt cuộc, môn Toán của tôi luôn bị điểm kém nhất nhì lớp.

Cho đến bây giờ, thi thoảng tôi vẫn còn mơ thấy bị thầy giáo đánh đòn. Nó thực sự đã ám ảnh tôi. Một vết thương tâm lý khó thể lành... Tôi cho rằng, thầy cô đi dạy mà giống như “sát thủ”, học sinh chỉ thấy sợ chứ cũng không hiểu thầy cô dạy gì.

Ảnh minh họa

Giờ đây, khi đã lập gia đình và sinh con, tôi luôn dạy con gái rằng, thân thể là của mình, bất cứ ai cũng không có quyền xâm phạm, kể cả cha mẹ hay thầy cô.

Tôi cũng nói với con rằng, nếu thầy cô có hành vi bạo lực, con cần nói với bố mẹ, hoặc thậm chí, con có thể trực tiếp đến gặp cô hiệu trưởng. Nếu ban giám hiệu không giải quyết, bố mẹ sẽ có biện pháp khác như làm đơn lên những cấp cao hơn.

Có thể nhiều người sẽ nói rằng “Phụ huynh này ghê gớm quá”, nhưng tôi không chấp nhận con mình bị hành hạ như vậy. Đó là bạo hành tâm lý chứ không phải là giáo dục nữa. Và nếu phụ huynh nào im lặng trước bạo lực khác nào đồng lõa với cái xấu?

Bạo lực sẽ gây ám ảnh cho học sinh, tạo ra tâm lý  khiến các con thấy sợ nhiều hơn thích mỗi khi đến trường.

Đồng nghiệp của tôi từng kể rằng, con của cô ấy học lớp 1, nhưng có hôm đi học về tiểu cả ra quần chỉ vì sợ cô giáo, không dám xin ra ngoài đi vệ sinh. Tại sao các con đi học mà phải giống như hành xác vậy?

Tôi cho rằng, việc dùng bạo lực là độc hại và phản giáo dục. Nó chỉ thể hiện sự bất lực của giáo viên và coi đó như một cách trút giận, giải tỏa cảm xúc tiêu cực của mình lên thân thể học sinh.

Hoặc cũng có thể, thầy cô nghĩ rằng, đó là cách nhanh nhất để đưa một đứa trẻ “đi vào khuôn khổ”.

Dạy dỗ bằng bạo lực và tạo cho trẻ cảm giác sợ hãi – đó là một sự lười biếng trong tư duy giáo dục.

Giờ đây, thầy cô là những người có học vấn cao, được dạy các kỹ năng sư phạm với những giáo trình tiến bộ, để bất lực tới mức phải dùng bạo lực, chứng tỏ trình độ của thầy cô đang có vấn đề.

Là giáo viên, sự kiên nhẫn, lắng nghe, bao dung học trò… thiết nghĩ, là điều quan trọng hơn cả, trước khi bàn đến trình độ, năng lực chuyên môn của người thầy.

LỜI TÒA SOẠN   

Áp lực của giáo viên về chuyện kỷ luật học sinh thực sự đang hiện hữu. Không ít thầy cô cho rằng việc tâm sự, khuyên nhủ hay răn đe, với một số học sinh, vẫn không thể giải quyết được vấn đề.

VietNamNet mở diễn đàn "Kỷ luật học đường như thế nào để phù hợp?", rất mong được sự đóng góp ý kiến của độc giả.

Ý kiến gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!

">

Trận đòn gãy đôi thước của thầy giáo khiến 30 năm sau tôi vẫn ám ảnh

Cuốn sách Des destinees de l'ame.

Vào giữa những năm 1880, tác giả Houssaye (1815-1896) đã tặng cuốn sách luận giải và suy ngẫm về linh hồn và cuộc sống sau khi chết cho người bạn thân của mình là Tiến sĩ Ludovic Bouland (1839-1932), một bác sĩ y khoa Mỹ nổi tiếng. Bouland nói rằng ông đã bọc cuốn sách bằng da người lấy từ thi thể không được nhận của một nữ bệnh nhân qua đời vì đột quỵ.

“Một quyển sách nói về linh hồn con người xứng đáng được bao phủ bằng da người. Tôi đã đóng bìa sách bằng da lưng một phụ nữ”, tờ ghi chú được Houssaye gắn trong cuốn sách.

Theo hồ sơ của thư viện, cuốn sách được tặng cho thư viện Harvard vào năm 1934. Tính xác thực của tuyên bố rằng cuốn sách được bọc trong da người đã là chủ đề gây tranh cãi trong nhiều năm.

Vào năm 2014, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard đã tiến hành thử nghiệm DNA trên cuốn sách và xác nhận sách đóng bằng da người với tỉ lệ 99,9%, theo tờ The Independent.

 Tác giả Arsène Houssaye.

Trên thực tế, việc sử dụng da người để đóng bìa sách bắt nguồn từ thế kỷ 16 và trở nên phổ biến hơn vào thế kỷ 18 và 19. Những cuốn sách bọc da người thường liên quan đến các nội dung về y tế hoặc giải phẫu, cũng như sách về công lý hình sự hoặc hình phạt. Việc sử dụng da người được cho là sẽ tăng thêm mức độ hấp dẫn nhất định cho những tác phẩm này, cũng như như một lời cảnh báo cho độc giả về hậu quả của việc vi phạm pháp luật.

Ở khía cạnh khác, tập tục này thường được coi là một dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng đối với người đã khuất, đặc biệt là đối với những người đã chết trong hoàn cảnh bi thảm hoặc bạo lực. Nó cũng được coi là một cách để tôn vinh và tưởng nhớ những người đã có đóng góp đáng kể cho xã hội.

Vào thế kỷ 20, tập tục này phần lớn bị xóa bỏ bởi vấn đề quyền con người và những cuốn sách được đóng bằng da người trở nên hiếm hoi.

Tử Huy 

Choáng ngợp với hiệu ứng thị giác của chuỗi hiệu sách nổi tiếng nhất Trung QuốcTrung Thư Các được coi là chuẩn mực cho sự chuyển mình của các hiệu sách truyền thống nước này. Hiệu ứng thị giác do cách thiết kế sắp đặt không gian bên trong ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc về tiếp cận thi thức.">

Bí ẩn cuốn sách bìa da người trong thư viện ĐH Harvard

Trong tiến trình chuẩn bị và tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Mười, những người Bolshevik đã thành lập các đội công nhân vũ trang trung kiên, làm nhiệm vụ bảo vệ các nhà lãnh đạo Đảng Bolshevik và thực hiện vai trò xung kích trong khởi nghĩa vũ trang. Đó chính là các đội Cận vệ Đỏ, hạt nhân và tiền thân của Hồng quân Công Nông (RKKA) và quân đội Liên Xô sau này.

Sau ngày cách mạng thành công, 14 nước đế quốc câu kết với các thế lực phản động trong nước hòng xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cần kíp đối với Đảng Bolshevik và Nhà nước Xô-viết phải chuẩn bị mọi mặt để bảo vệ thành quả cách mạng.

Vladimir Ilich Lenin chỉ rõ: “Không cầm vũ khí bảo vệ nước cộng hòa XHCN thì chúng ta không thể tồn tại được. Giai cấp thống trị không bao giờ nhường chính quyền cho giai cấp bị trị. Nhưng giai cấp bị trị phải chứng minh trên thực tế rằng họ không những có khả năng lật đổ bọn bóc lột, mà còn có khả năng tự tổ chức, huy động hết thảy để tự bảo vệ lấy mình”.

{keywords}
Ở nước Nga hiện nay, ngày 23/2 được gọi là Ngày Bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Wikipedia

Ngày 16/1/1918, Ủy ban Hành pháp toàn Nga (VSIK) thông qua nghị quyết về xây dựng Hồng quân, nêu rõ: “Nhằm bảo đảm toàn vẹn chính quyền của quần chúng lao động và loại trừ khả năng phục hồi chính quyền của giai cấp bóc lột, nay ra Sắc lệnh vũ trang cho nhân dân lao động, thành lập Hồng quân Xã hội chủ nghĩa của công nông…”.

Trên cơ sở Nghị quyết này, ngày 28/1/1918, V. I. Lenin ký sắc lệnh về tổ chức Hồng quân Công Nông và ngày 11/2 ký sắc luật thành lập Hạm đội Đỏ.

Đúng vào thời gian này, lợi dụng tình trạng còn non yếu và bị cô lập của nước Nga Xô-viết, nước Đức đưa ra yêu sách có tính xâm lược và nô dịch: đòi nước Nga phải chuyển giao cho Đức một lãnh thổ rộng tới 150.000km2. Không được đáp ứng, liên quân Đức – Áo mở cuộc tấn công trên tất cả các mặt trận nhằm hướng thủ đô Petrograd.

Nước Cộng hòa Xô-viết lâm nguy!

Ngày 21/2, V. I. Lenin kí ban hành sắc lệnh tổng động viên, đồng thời kêu gọi nhân dân đứng lên bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa lâm nguy. Bắt đầu thành lập các đơn vị Hồng quân chính quy. Những trận kịch chiến đã diễn ra.

Ngày 23/2/1918, các đơn vị Hồng quân non trẻ tiến hành những trận đánh ác liệt, chặn đứng các binh đoàn quân Đức hùng mạnh ở ngay cửa ngõ thủ đô Petrograd, buộc Chính phủ Đức phải đồng ý nối lại cuộc đàm phán với Nga và ký hòa ước Brest Litovsk vào 3/3/1918. Ngày 23/2 trở thành ngày truyền thống của quân đội Liên Xô trước đây và quân đội Nga ngày nay.

Trong những năm nội chiến, V. I. Lenin trực tiếp chủ trì gần 100 cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng để thảo luận và quyết nghị những vấn đề chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Người đã gửi gần 600 thư và điện cho các đơn vị quân đội để chỉ đạo các tình huống chiến dịch, chiến lược.

Lenin đặc biệt coi trọng việc xây dựng quân đội làm lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc và chế độ XHCN. Người khẳng định: “Muốn bảo vệ chính quyền của công nông... chúng ta phải có Hồng quân mạnh mẽ... Có Hồng quân mạnh, chúng ta sẽ vô địch”.

Trải qua 3 năm chiến đấu cực kỳ gian khổ và khốc liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik do V. I. Lenin đứng đầu, sự ủng hộ của nhân dân, Hồng quân đã bảo vệ thắng lợi Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Chính quyền Xô-viết được giữ vững, nền độc lập tự chủ của đất nước được khẳng định. Sức mạnh hơn hẳn về chính trị và tinh thần của Hồng quân đã đóng vai trò quyết định làm nên chiến thắng.

{keywords}
Ở nước Nga hiện nay, ngày 23/2 được gọi là Ngày Bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Wikipedia

Phát huy truyền thống của đoàn quân cách mạng, trong các năm 1941 – 1945, trải qua 1.418 ngày khốc liệt của cuộc chiến tranh vệ quốc, Hồng quân Liên Xô lại đánh bại kẻ thù xâm lược và giải phóng nhân dân các nước châu Âu, châu Á khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa phát xít.

Chiến thắng trong nội chiến cũng như trong chiến tranh vệ quốc tỏ rõ tính ưu việt của CNXH, thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng dũng cảm của người dân và Hồng quân Liên Xô đoàn kết xung quanh Đảng Cộng sản.

Hơn bảy triệu cán bộ, chiến sỹ Hồng quân được tặng thưởng huân huy chương các loại, trong đó hơn 11.600 người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Hai cuộc chiến tranh đã sản sinh hàng loạt các thống soái, tướng lĩnh xuất sắc như Stalin, Frunze, Tukhachevsky, Voroshilov, Budyony, Zhukov, Vasilyevsky, Rokossovsky, Konev…; ra đời học thuyết quân sự, nghệ thuật quân sự Xô-viết.

Kế thừa truyền thống của Hồng quân và quân đội Liên Xô, quân đội Nga hiện nay đã trở thành một quân đội chính quy hiện đại được trang bị tốt, luôn sẵn sàng bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga cũng như góp phần bảo vệ an ninh trong khu vực và thế giới.

Ở nước Nga hiện nay, ngày 23/2 được gọi là Ngày Bảo vệ Tổ quốc, với ý nghĩa vinh quang đời đời và tưởng nhớ công ơn các chiến sĩ đã quên mình bảo vệ Tổ quốc. 

Nguyên Phong

">

Lý do ra đời ngày bảo vệ tổ quốc ở nước Nga

">

Gọn nhẹ với khung ảnh số Transcend

Tuần qua, sự việc cô giáo ở Vĩnh Phúc cắt tóc của nữ sinh ngay giữa lớp để "dạy bảo" đưa lại nhiều cảm xúc. Đây không phải là lần đầu tiên sự việc giáo viên có hành động phạt học sinh "ngoài quy chuẩn" được đưa lên mạng xã hội và gây bão dư luận như thế.

“Tôi bất lực, dù biết là sai”

Đây là lời tâm sự 4 năm trước của cô Lê Thị Q., một giáo viên có 25 năm kinh nghiệm, sau khi hình ảnh một học sinh Trường THCS Tô Hiệu (huyện Thường Tín, Hà Nội) bị phạt quỳ trong lớp học được lan truyền trên mạng xã hội, gây ra một cơn bão dư luận vào tháng 5/2019.

Khi đó, cô Q. đã bị tạm đình chỉ để tường trình và tự kiểm điểm bản thân.

Bức ảnh gây bão mạng 4 năm trước

Chia sẻ với báo chí, cô Q. cho biết lớp mình chủ nhiệm"có rất nhiều học sinh bướng, nghịch ngợm, hiếu động và phá phách nếu không muốn nói một số em hầu như các giáo viên vào đều khẳng định không thể dạy được”.

Thông thường, sau khi học sinh mắc khuyết điểm, cô Q. sẽ thông báo tới gia đình và mời phụ huynh đến trường trao đổi. Ngoài động viên, nhắc nhở, cô cũng áp dụng các hình phạt như quét lớp, quét sân trường hay đi nhặt cỏ ở các bồn hoa. Tuy nhiên, cô Q. cho biết tất cả đều không mấy hiệu quả nên đã phải tổ chức họp phụ huynh về phương pháp giáo dục.

Tại cuộc họp này, chính các phụ huynh đề xuất hình phạt quỳ và cam kết để cô phạt "nếu học sinh quá hư".

Cô Q. nói rằng dù rất biết việc này là "sai về chuẩn mực sư phạm" nhưng vẫn đồng ý vì “đều là người cùng địa phương” và “xuất phát từ lương tâm người thầy”.

Sau khi hình ảnh học sinh bị cô phạt quỳ khiến dư luận nổi sóng, cô Q. thừa nhận “Tôi bất lực, dù biết là sai” “đây là bài học xương máu”

Sự việc của cô giáo L.T.H.L - người đã cắt tóc nữ sinh L.N.L.P. ở Vĩnh Phúc vừa qua – cũng xảy ra sau khi cô nhắc nhở học sinh nhiều lần.

Theo báo cáo của nhà trường và bản tường trình của cô L., nguyên nhân sự việc là sau Tết Nguyên đán, một số học sinh lớp 10A10 quay trở lại trường với màu tóc được nhuộm màu khói, màu vàng, không đúng nội quy của nhà trường.

Cô L. đã nhiều lần nhắc nhở tại lớp, trên nhóm lớp và nhóm phụ huynh. Đa số học sinh đã chấp hành nhuộm lại màu tóc tự nhiên, chỉ nữ sinh L.N.L.P không thực hiện.

Những hình ảnh xôn xao dư luận tuần qua

Sau đó, ngày 17/3, cô L. đã gọi riêng P. ra hành lang để nhắc nhở và ra thời hạn. Ngày 20/3, cô L. tiếp tục nhắn trên nhóm lớp yêu cầu học sinh chấp hành và hôm sau cô sẽ tiếp tục kiểm tra.

“Em nào chưa nhuộm lại, cô sẽ cắt bỏ”, cô L. thông báo trên nhóm của lớp. Tới ngày 22/3, khi kiểm tra thấy tóc em P. vẫn chưa đúng quy định, cô L. đã rất bực mình, muốn xử lý để làm gương nên xảy ra sự việc ồn ào...

Theo cô giáo này chia sẻ khi gặp gia đình em P., mục đích của cô “chỉ vì mong muốn các em trưởng thành, có ý thức kỷ luật nên trong lúc nóng giận, tôi đã có hành động bột phát”...

Sự "mất công bằng kinh khủng" đối với nghề giáo?

Với sự việc học sinh bị phạt quỳ, khi đó lãnh đạo phòng giáo dục địa phương khẳng định hành vi này không đúng quy định của ngành, vi phạm đạo đức nhà giáo và làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người giáo viên.

Về việc cô giáo cắt tóc học sinh, ông Phạm Khương Duy - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc - chia sẻ: “Sự việc xảy ra đáng tiếc, không mong muốn đối với cả giáo viên, học sinh, gia đình và xã hội, làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục nói chung. Đây là bài học giáo viên toàn ngành cần soi chiếu, không để xảy ra sự việc đáng tiếc tương tự”.

Tuy nhiên, với hai sự việc nói trên và với không ít vụ việc liên quan tới học trò, đã có không ít bình luận như: "Cô này dại chứ tôi không để ý đâu. Không ai trả tiền để mình làm việc đó, kệ học sinh thôi, bố mẹ nó còn không dạy được mình là gì", "Rồi giáo viên họ sẽ mặc kệ nhân cách của trẻ, thiệt thòi sẽ là người dân mà thôi".

Một độc giả khác nói:"Tôi không đồng ý với việc xúc phạm danh dự, thân thể học sinh nhưng tôi cũng thấy giáo viên bị tước hết quyền, chỉ còn khuyên nhủ, khích lệ, động viên... Thử hỏi có cha mẹ nào chỉ làm được thế với con em?”… Những bình luận này của người ngoài ngành, thậm chí từ chính những người đang đứng trên bục giảng.

Anh Quang Khải – một phụ huynh thế hệ 7x – nhìn nhận bản thân anh không cổ súy việc dùng các hình phạt (cả thể chất lẫn tinh thần) với học sinh, nhưng thực sự "nghề giáo giờ quá mong manh và dễ tổn thương". 

"Ngày trước, tôi đi học rất nể sợ thầy cô, mỗi lần có lỗi chỉ biết im lặng len lén về nhà. Cha mẹ rất tôn trọng và luôn mong thầy cô dùng các hình thức kỷ luật, kể cả dùng thước đánh vào tay, vào mông, đứng lên bảng... để giáo dục con. 

Nhưng ngày nay, chỉ cần học sinh về nhà nói (chưa biết thực hư) bị ai đó ức hiếp hay thầy cô tét mấy cái vào tay... là phụ huynh mặc nhiên coi đó là bạo lực, rồi đến tận trường đòi công bằng. Kéo theo đó, việc đầu tiên là giáo viên bị đình chỉ lên lớp rồi đăng đàn xin lỗi học sinh, nặng hơn thì bị kỷ luật. 

Đó là sự mất công bằng kinh khủng đối với nghề giáo.

Đã là giáo dục, phải có thưởng có phạt. Giờ "vô thưởng vô phạt" thì việc giáo viên vô cảm, thu mình để bán cái chữ cũng là điều dễ hiểu". 

Thầy giáo Minh Phương (giáo viên THCS ở Tiền Giang) cũng chia sẻ với VietNamNet: "Có thể nói chưa giai đoạn nào mà giáo viên “mất giá” như hiện nay. Học sinh vi phạm, thách thức, vô lễ… đa phần giáo viên chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”, đành im lặng, cam chịu… để được yên thân.

Giáo viên ngày càng vô cảm, thu mình và “sợ” học sinh mình dạy là điều có thật trong giai đoạn hiện nay".

Một cô giáo ở TP.HCM, với gần 20 năm trong nghề, cho rằng giáo viên ngày nay phải rất biết kiềm chế.

"Học sinh ở lứa tuổi cấp 2, cấp 3 rất dễ suy diễn lời nói của giáo viên. Bên cạnh đó, bây giờ các thiết bị di động quá phổ biến, học sinh và cả phụ huynh luôn sẵn sàng tung lên mạng các tin nhắn, hình ảnh, clip nếu có sự việc không hay xảy ra.

Nên tôi "tâm niệm" rằng nếu xét thấy phê bình, khiển trách... như Bộ Giáo dục cho phép làm mà vẫn không thay đổi được học sinh thì... thôi, để công việc của mình khỏi bị ảnh hưởng”.

LỜI TÒA SOẠN

Áp lực của giáo viên về chuyện kỷ luật học sinh thực sự đang hiện hữu. Không ít thầy cô cho rằng việc tâm sự, khuyên nhủ hay răn đe, với một số học sinh, vẫn không thể giải quyết được vấn đề.

VietNamNet mở diễn đàn "Kỷ luật học đường như thế nào để phù hợp?", rất mong được sự đóng góp ý kiến của độc giả.

Ý kiến gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!

">

Áp lực khi giáo viên phạt học sinh cá biệt

友情链接