Nhận định, soi kèo Monterrey vs Necaxa, 8h05 ngày 2/2: Chiến thắng đầu tay
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Persewar Waropen vs Persegres Gresik United, 13h30 ngày 4/2: Trái đắng sân nhà
- Không gian mua sắm sôi động tại nhà phố quảng trường tiên phong của Nghệ AnTiến Thịnh
(Dân trí) - Nhà phố quảng trường Central Plaza, Eco Central Park lấy cảm hứng thiết kế từ nhà châu Âu, kết hợp ngôn ngữ kiến trúc Ecopark tạo không gian mua sắm sôi động, hiện đại, kích thích nhu cầu tiêu dùng, gia tăng trải nghiệm của cư dân, khách du lịch.
Cảm hứng thiết kế châu Âu hòa cùng ngôn ngữ kiến trúc Ecopark
Nằm trong đại công viên xanh lớn nhất miền Trung - Eco Central Park (rộng gần 200ha, tại TP Vinh, Nghệ An), nhà phố quảng trường Central Plaza vừa ra mắt thị trường đã gây ấn tượng bởi hình khối và đường nét kiến trúc châu Âu đồng bộ nhưng vẫn có điểm nhấn tạo sự phá cách riêng biệt.
Ông Nguyễn Văn Sơn - đại diện nhà sáng lập Ecopark cho biết, sau quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và tính toán hợp lý, một số chi tiết phức tạp đã được chủ đầu tư giản lược nhằm phù hợp với tính thẩm mỹ, văn hóa Á Đông nhưng vẫn giữ trọn vẹn tinh thần, nét sang trọng, tinh tế và hiện đại vốn có của châu Âu.
Central Plaza được quy hoạch ngay tại vị trí "trái tim của trung tâm" với những sản phẩm nhà phố thương mại sở hữu ngôn ngữ thiết kế ấn tượng. Từ tổng thể đến mỗi đường nét đều được trau chuốt tỉ mỉ với vòm cửa cao rộng thoáng; hàng cột vững chắc, mảng tường tinh tế hay ban công rộng và được uốn lượn nghệ thuật. Các chi tiết cổ điển của lan can, ban công, cột, hoa văn, chân tường… được điều chỉnh và cân đối, hình thành những dãy nhà khang trang, hiện đại.
"Tại Central Plaza, cảm xúc hòa quyện vào từng không gian. Mỗi góc phố hay đường sau nhà đều trở thành điểm hẹn bởi mỗi bước chân của cư dân, du khách đều được chúng tôi tính toán với những vật liệu xây dựng từ tự nhiên. Hướng đón ánh sáng, nắng, gió đều tính toán kỹ trong từng cm thiết kế để mỗi buổi sớm cư dân đón nắng ban mai, buổi chiều giảm thiểu cái nắng gió khắc nghiệt của miền Trung. Đó cũng là cách để tăng độ bền cho ngôi nhà, nội thất", ông Sơn nói.
Đại diện Ecopark cũng cho biết, các sản phẩm của "nhà Eco" đều mang trong mình mã gen xanh của thiên nhiên, khác biệt với các dòng sản phẩm khác trên thị trường. Tại Central Plaza, thiên nhiên cũng là một phần của ngôn ngữ kiến trúc tạo nên những tuyến phố thiên nhiên đầy trải nghiệm thú vị.
"Những ban công phủ đầy hoa, những con ngõ sau nhà đủ rộng rãi đón ánh nắng mai xiên chiếu, công viên nối liền công viên sẽ tạo nên một không gian nghệ thuật cộng đồng, không đơn thuần chỉ là mua sắm. Không gian này cũng gây thu hút, thích thú với người trẻ có phong cách sống, làm việc hiện đại. Phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp ngôn ngữ kiến trúc Ecopark sẽ tạo nên những giao lộ thương mại ấn tượng, cảm xúc nhất tại trung tâm tiêu dùng mới của thành Vinh", ông Sơn chia sẻ thêm.
Mỗi ngôi nhà thỏa mãn mô hình khai thác đa dạng
Central Plaza tọa lạc ở vị trí ngũ giác kim cương, thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh buôn bán và vui chơi giải trí. Theo đó, một mặt của Central Plaza nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài có chỉ giới đường đỏ rộng tới 70m - trục đường kết nối trung tâm thành phố Vinh với đường ven sông Lam, kết nối khu du lịch biển Cửa Lò và cầu Cửa Hội nối qua tỉnh Hà Tĩnh.
Bốn mặt còn lại của Central Plaza giáp đại lộ ánh sáng và đường vịnh đảo rộng 24,5m. Các tuyến đường nội khu rộng 14m, thông nhau hình bàn cờ giúp dễ dàng kết nối, di chuyển. Nơi đây cũng chính là cửa ngõ đón dòng khách du lịch của Nghệ An vì chỉ cách sân bay Vinh 10 phút di chuyển, điều này tạo nên tiềm lực phát triển kinh doanh mạnh mẽ cho các chủ nhân sở hữu.
Với vị trí ấn tượng và nét đặc trưng riêng biệt của sản phẩm, Central Plaza là nhà phố quảng trường tiên phong tại Nghệ An, tối ưu giá trị kinh tế, đáp ứng đa dạng hình thức khai thác thương mại như: ở và khai thác kinh doanh, khai thác kinh doanh, hợp tác nhượng quyền thương hiệu, cho thuê mặt bằng, chia sẻ không gian văn phòng chung, kinh doanh và cho thuê một phần…
Central Plaza cũng phù hợp để cư dân, nhà đầu tư kinh doanh: nhà hàng, quán cà phê cao cấp; cửa hàng thời trang, phụ kiện; cửa hàng bán lẻ, siêu thị tiện lợi; trung tâm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; cửa hàng nội thất, trang trí nhà cửa; trung tâm giáo dục và giải trí cho trẻ em; chuỗi cửa hàng đặc sản, sản phẩm địa phương; khách sạn boutique và văn phòng cho thuê phong cách mới…
Cùng với kiến trúc đặc sắc, vị trí thuận lợi để kinh doanh, nhà phố quảng trường Central Plaza còn mang đến những trải nghiệm sống tiện nghi và hiện đại cho cư dân khi được đầu tư loạt dịch vụ - tiện ích đẳng cấp gắn liền với quảng trường rộng 35.000m2, bao gồm nhiều tổ hợp thành phần như: quảng trường thi ca, âm nhạc, lễ hội, tương tác nước, rạp chiếu phim ngoài trời… phục vụ nhu cầu thể chất, tinh thần cho mọi lứa tuổi, sở thích của cư dân, khách tham quan, du lịch.
" alt="Không gian mua sắm sôi động tại nhà phố quảng trường tiên phong của Nghệ An" /> - Địa phương Trung Quốc công khai phê bình quan chức "nằm yên, kệ đời"Đức Hoàng
(Dân trí) - Chính quyền một số địa phương Trung Quốc công khai phê bình những quan chức bị đánh giá là "nằm yên, kệ đời", ám chỉ những người lười biếng, thích nhàn hạ khi làm việc.
Thị trấn Nam Sơn, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đã gây chú ý trong dư luận Trung Quốc khi công khai danh tính và phê bình 8 quan chức "nằm yên, kệ đời" vào cuối năm ngoái.
"Được sự chấp thuận của tổ lãnh đạo thị ủy về tác phong và hiệu quả làm việc, 8 đồng chí này được đưa vào danh sách nhân sự "nằm yên, kệ đời" của thị trấn Nam Sơn năm 2023", thông báo viết.
Một nhân viên chính quyền Nam Sơn tên Huang đã xác nhận cuối tuần trước rằng danh sách và thông báo trên có thật. Ông nói, danh sách này là kết quả của "các cuộc phỏng vấn, khảo sát thực địa, đánh giá và xem xét một cách dân chủ".
Các quan chức bị nêu tên đều là những người ở cấp thấp, quản lý mạng lưới điện địa phương, ủy ban khu phố hoặc làm việc tại văn phòng văn hóa và du lịch của thị trấn.
Theo ông Huang, 8 quan chức đều xếp cuối cùng trong đơn vị của họ và phải trải qua một thời gian huấn luyện để "giúp họ nhận ra vấn đề và cải thiện công việc".
Nam Sơn không phải là nơi duy nhất ở Trung Quốc sử dụng phương pháp này để xử lý những quan chức bị đánh giá là lười biếng. Một số ý kiến cho rằng việc công khai danh tính của họ dường như hơi cực đoan.
Tháng 7 năm ngoái, 7 công chức quận Binhai, thành phố Diêm Thành, phía đông tỉnh Giang Tô, đã bị khiển trách trong chiến dịch mang tên "tìm những cán bộ "nằm yên, kệ đời" xung quanh bạn".
Nhiều tỉnh khác, bao gồm An Huy, Hà Nam, Chiết Giang và Phúc Kiến, đã tiến hành các chiến dịch tương tự vào năm ngoái để loại bỏ những quan chức lười biếng, không làm việc và cống hiến chăm chỉ trong hàng ngũ chính quyền địa phương.
Những tranh cãi
Một số chuyên gia cho rằng, Trung Quốc cần cẩn thận với việc công khai phê bình danh tính quan chức, vì nó có thể gây ra tác dụng ngược.
Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Đại học Quốc gia Singapore nhận định: "Việc thúc đẩy quan chức khu vực công làm việc hiệu quả là một thách thức chung mà các chính phủ trên thế giới phải đối mặt, vì sự cân bằng giữa khen thưởng và trừng phạt luôn khó khăn, nhưng việc nêu tên công khai và chỉ trích hơi cực đoan".
"Ở nhiều quốc gia khác, những quan chức làm việc kém hiệu quả cũng nhận được thư cảnh cáo hoặc bị khiển trách nhưng tất cả những việc đó đều được thực hiện một cách riêng tư", ông nói.
Một số phương tiện truyền thông Trung Quốc đã tham gia vào cuộc tranh luận với những câu hỏi về tính hiệu quả của phương pháp này. Nhật báo Jiefangở Thượng Hải, nhận định một số chính quyền địa phương dường như đã "vội vàng" phát động các chiến dịch công khai phê bình.
"Điều này có thể có tác dụng răn đe tạm thời, nhưng liệu nó có tác dụng lâu dài hay không thì vẫn còn phải xem xét", báo Jiefangcho hay.
Theo báo này, động thái của chính quyền địa phương dường như là một phản ứng trước những lo ngại xã hội gần đây rằng một số người ở Trung Quốc đang sống theo trào lưu "nằm yên, mặc kệ".
Xu hướng này ám chỉ lối sống chỉ nằm một chỗ, thay vì làm việc và lao động nâng cao năng suất xã hội. Thay vì cố gắng hướng tới học hành chăm chỉ, mua nhà hoặc lập gia đình, lối sống này cổ súy cho việc từ bỏ hết các mục tiêu và đơn giản là nằm yên một chỗ, sống qua ngày, mặc kệ sự đời.
Một số người cho rằng đó là triết lý chống lại chủ nghĩa duy vật, một số nghi ngờ đó chỉ đơn giản là sự lười biếng, và những người khác cho rằng kiểu thái độ chống đối này là kết quả không thể tránh khỏi khi mọi người đã làm việc quá vất vả và mệt mỏi tới mức họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ.
Chính quyền đã nỗ lực ngăn chặn tác động của trào lưu này, vì lo ngại nó có thể thách thức trật tự xã hội và kinh tế. Các chuyên gia cảnh báo, về lâu dài, xu hướng này không chỉ ảnh hưởng đến tiêu dùng và tăng trưởng của Trung Quốc mà còn làm giảm tỷ lệ sinh và đe dọa hệ thống phúc lợi xã hội của nước này.
Năm 2021, đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai lên án lối sống này: "Cần phải ngăn chặn sự trì trệ của các giai cấp xã hội, thúc đẩy sự dịch chuyển đi lên của xã hội, tạo cơ hội cho nhiều người trở nên giàu có hơn, và cải tiến một môi trường mà trong đó mọi người đều tham gia, tránh việc chỉ nằm yên một chỗ".
Theo SCMP" alt="Địa phương Trung Quốc công khai phê bình quan chức "nằm yên, kệ đời"" /> - Ukraine cầu cứu đồng minh sau khi Nga phóng tên lửa "không thể bị bắn hạ"Đức Hoàng
(Dân trí) - Sau khi Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng tên lửa siêu vượt âm không thể cản phá, Kiev đã kêu gọi đồng minh viện trợ thêm hệ thống phòng không mới để ngăn cản mối đe dọa này.
Để đáp trả việc Nga sử dụng tên lửa Oreshnik mới, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ thị cho bộ trưởng quốc phòng tổ chức các cuộc họp với các đồng minh của Kiev để có được các hệ thống phòng không "có thể bảo vệ tính mạng người dân khỏi những rủi ro mới".
"Theo chỉ thị của tôi, bộ trưởng quốc phòng Ukraine đã tổ chức các cuộc họp với các đối tác của chúng tôi về các hệ thống phòng không mới - loại hệ thống có thể bảo vệ tính mạng con người khỏi những rủi ro mới.
Hôm nay, nhiều chi tiết hơn về tên lửa mới mà Nga sử dụng để tấn công thành phố Dnipro đã được công bố. Và chúng tôi sẽ cung cấp tất cả các chi tiết để thế giới phải biết sự thật và nhận ra rằng bên duy nhất không muốn hòa bình là Nga. Đó là lý do tại sao Nga cần leo thang", ông nói.
Ông chỉ trích Nga vì "thử vũ khí" trên lãnh thổ nước khác và đồng thời kêu gọi một phản ứng quyết liệt có quy mô toàn cầu để ngăn Nga mở rộng cuộc chiến.
Trước đó, Interfax-Ukrainetrích dẫn nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết Ukraine đang hợp tác với các đối tác Mỹ để có được hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD hoặc hệ thống Patriot nâng cấp sau cuộc tấn công của Nga bằng loại tên lửa mới.
Ngoài ra, nguồn tin nói rằng số lượng tên lửa Oreshnik của Nga hiện rất hạn chế. Đồng thời, Kiev tin rằng mục tiêu của Nga là nhằm sử dụng đòn tâm lý chiến với người Ukraine.
"Các vũ khí này vượt trội hơn tên lửa thông thường về mọi mặt về độ cao và tốc độ", nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết.
Mặt khác, vào ngày 22/11, các nguồn tin trong Lực lượng vũ trang Ukraine đã chia sẻ với hãng tin Ukrinform rằng Kiev đang thảo luận với Mỹ về việc cung cấp vũ khí có khả năng đánh chặn tên lửa liên lục địa.
Động thái của Nga diễn ra sau khi Ukraine lần đầu dùng các tên lửa chiến thuật tầm xa cho Mỹ và phương Tây sản xuất bắn vào lãnh thổ Nga sau khi được Washington và đồng minh bật đèn xanh. Nga đã cảnh báo sẽ có biện pháp đáp trả.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc tấn công vào Dnipro vào sáng ngày 21/11, Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik.
Theo lời ông Putin, tên lửa này có khả năng di chuyển với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh, do đó không thể bị đánh chặn. Các nguồn tin của Nga cho biết tầm bắn của tên lửa này lên tới 5.000km.
Ông Putin cũng nhấn mạnh rằng cuộc tấn công của Nga để đáp trả việc Ukraine sử dụng hệ thống ATACMS và HIMARS do Mỹ sản xuất, cũng như tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất, để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Oreshnik dường như có đầu đạn hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập (MIRV), tức là nhiều đầu đạn để tấn công mục tiêu riêng biệt. Ukraine cho biết tên lửa của Nga tấn công thành phố Dnipro đã bay trong 15 phút và đạt tốc độ tối đa vượt quá Mach 11, tức là gấp 11 lần tốc độ âm thanh.
Theo Reuters" alt="Ukraine cầu cứu đồng minh sau khi Nga phóng tên lửa "không thể bị bắn hạ"" /> - Một triệu người Ukraine mất điện sau "mưa hỏa lực" của NgaĐức Hoàng
(Dân trí) - Cuộc tấn công quy mô lớn với hàng trăm tên lửa và UAV của Nga vào Ukraine gây ra cảnh mất điện trên diện rộng.
Một cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở miền Tây Ukraine hôm nay 28/11 đã khiến hơn 1 triệu người mất điện, The Hilldẫn lời các quan chức địa phương, cho biết.
Theo Thống đốc khu vực Maksyn Kozytskyi, hơn 500.000 hộ gia đình ở khu vực Lviv đã bị mất điện do cuộc tấn công. Thống đốc Rivne Oleksandr Koval cho biết cuộc tập kích cũng đã làm hơn 280.000 hộ gia đình trong khu vực không có điện.
Tại khu vực Volyn, 215.000 người mất điện do cơ sở hạ tầng quan trọng bị hư hại. Khu vực Khmelnytsky đang bị mất điện một phần.
Tại Mykolaiv, trường học đóng cửa, hệ thống báo động không hoạt động. Trong khi đó, vùng Zhytomyr đang phải đối mặt với cả tình trạng mất điện và vấn đề cung cấp nước.
"Tư lệnh Không quân, cùng với các Bộ trưởng Nội vụ và Năng lượng, đã báo cáo về hậu quả của cuộc tấn công mới nhất của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng tôi", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết.
"Tổng cộng, có khoảng 100 máy bay không người lái tấn công và hơn 90 tên lửa các loại đã được phóng đi. Một số khu vực đã ghi nhận về các cuộc tấn công bằng tên lửa Kalibr có đạn chùm gây thiệt hại trên diện rộng", ông cáo buộc.
Sau đó, phía Ukraine thống kê, Nga đã phóng 3 tên lửa S-300, 57 tên lửa hành trình Kh-101, 28 tên lửa hành trình Kalibr, 3 tên lửa không đối đất có điều khiển Kh-59/69 và 97 máy bay không người lái tấn công Shahed, cùng với các máy bay không người lái không xác định khác.
Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 76 tên lửa hành trình, 3 tên lửa Kh-59/69 và 35 máy bay không người lái. Ngoài ra, Ukraine không phát hiện được đường bay của 62 máy bay không người lái khác.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã gia tăng trong những tuần gần đây sau khi Mỹ chấp thuận cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây viện trợ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Động thái này khiến Nga chỉ trích mạnh mẽ và cảnh báo đáp trả cứng rắn vì cho rằng phương Tây đã tham gia vào cuộc xung đột.
Quân đội Nga, để đáp trả, đã bắn một tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine. Vụ phóng, mà Tổng thống Nga Putin gọi là "cuộc thử nghiệm", diễn ra vài ngày sau khi ông sửa học thuyết hạt nhân, động thái dường như để cảnh báo Ukraine và phương Tây.
Hồi đầu tuần, hãng tin RBC-Ukrainetrích dẫn các nguồn tin cho biết, Nga đã tích lũy hơn 1.500 tên lửa trong kho vũ khí của mình. Con số này có được nhờ Nga đã thúc đẩy cỗ máy quân sự và không tiến hành nhiều các cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào Ukraine trong vài tháng qua.
Vào tháng 9, Tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc rằng Nga đã phá hủy tất cả các nhà máy nhiệt điện và hầu hết các năng lực sản xuất thủy điện ở Ukraine.
Theo Bộ Năng lượng Ukraine, từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2024, các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã hứng chịu 1.024 cuộc tấn công từ Nga. Năm nay, Ukraine dự kiến sẽ đối mặt với một trong những mùa đông khó khăn nhất từ trước tới nay.
Theo The Hill" alt="Một triệu người Ukraine mất điện sau "mưa hỏa lực" của Nga" /> - New Delhi bị "sốc" vì Qatar tuyên tử hình 8 công dân Ấn ĐộĐức Hoàng
(Dân trí) - Ấn Độ cho biết họ "sốc" trước thông tin 8 công dân nước này bị tuyên án tử hình ở Qatar.
New Delhi ngày 26/10 cho biết một tòa án Qatar đã tuyên án tử hình đối với 8 người Ấn Độ bị bắt ở nước này vào năm ngoái. Ấn Độ nói thêm rằng họ "bị sốc nặng" trước phán quyết trên.
Chính phủ Ấn Độ nói rằng họ rất coi trọng vụ việc này và sẽ "thảo luận về phán quyết với chính quyền Qatar".
Truyền thông địa phương cho hay, 8 người đàn ông Ấn Độ từng làm việc cho một công ty tư nhân ở Qatar. Nguồn tin cho biết, họ bị bắt dường như vì bị nghi mắc tội gián điệp vào tháng 8/2022. Reuters chưa thể xác nhận thông tin nói trên.
Cả chính phủ Ấn Độ và chính quyền Qatar đều chưa công bố những cáo buộc liên quan tới 8 người này. Theo Reuters, họ đều là cựu quan chức hải quân Ấn Độ.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã không trả lời khi Reuters yêu cầu bình luận.
Chính phủ Ấn Độ nói rằng sẽ "không thích hợp để đưa ra bất kỳ bình luận nào nữa trong giai đoạn này" do "tính chất bí mật của quá trình tố tụng".
Các quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ, bao gồm cả Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar, trước đó đã nói rằng bản chất chính xác của cáo buộc chống lại 8 người đàn ông Ấn Độ là "không hoàn toàn rõ ràng".
Hơn 800.000 công dân Ấn Độ sống và làm việc tại Qatar.
Theo Reuters" alt="New Delhi bị "sốc" vì Qatar tuyên tử hình 8 công dân Ấn Độ" /> - Trung Quốc bác bỏ tin Bộ trưởng Quốc phòng bị điều traMinh Phương
(Dân trí) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Đổng Quân của nước này đang bị điều tra tham nhũng là "vô căn cứ".
Tại cuộc họp báo ngày 27/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh đã bác bỏ thông tin đăng tải trên báo Financial Times của Anh về việc Bộ trưởng Quốc phòng Đổng Quân đang bị điều tra tham nhũng. Bà Mao cho biết, đó chỉ là thông tin "vô căn cứ".
Trước đó, Financial Timesdẫn lời các quan chức đương nhiệm và cựu quan chức Mỹ cho biết, ông Đổng Quân là người thứ ba liên tiếp tại nhiệm hoặc cựu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bị điều tra.
Ông Đổng Quân, 63 tuổi, được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái.
Trước khi trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, ông Đổng Quân từng phục vụ trong tất cả các sư đoàn hải quân lớn thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Ông phục vụ trong Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải cũng như Chiến khu Nam Bộ của Trung Quốc trước khi trở thành Tư lệnh Hải quân vào năm 2021.
Theo SCMP" alt="Trung Quốc bác bỏ tin Bộ trưởng Quốc phòng bị điều tra" />
- ·Nhận định, soi kèo Pachuca vs Atlas, 8h00 ngày 2/2: Tiếp tục toàn thắng
- ·Bảng giá đất mới tại TPHCM giảm so với dự thảo cũ, vì sao?
- ·Thị trường bất động sản có đang thực sự "nóng"?
- ·DN xây dựng bớt âu lo khi hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đổi mới
- ·Soi kèo góc Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2
- ·Chiến sự Ukraine 27/6: Kiev thất thủ gần Sinkovka, Nga tăng tốc ở Kupyansk
- ·Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, tuyên bố sẽ tăng cường sức mạnh hạt nhân
- ·Doanh nghiệp có vốn 10 tỷ đồng bán chung cư cao cấp 200 triệu đồng/m2
- ·Siêu máy tính dự đoán Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
- ·Đấu giá 100 triệu/m2 đất Thanh Oai: 13 lô đóng tiền, lô cao nhất chưa nộp
- Loạt dự án ôm đất vàng Đà Nẵng rồi bỏ hoang cả thập kỷHoài Sơn
(Dân trí) - Được cấp giấy chứng nhận đầu tư hơn chục năm trước nhưng nhiều dự án du lịch ven biển hay nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng vẫn chưa triển khai hoặc được xây dựng dang dở rồi bị bỏ hoang.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng vừa thông tin liên quan đến các dự án treo trên địa bàn, đồng thời đưa ra giải pháp xử lý đối với các trường hợp chậm triển khai.
Giai đoạn 2016-2022, Đà Nẵng có 73 dự án được cấp quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thuộc các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà ở, đô thị…
Giai đoạn trước năm 2016, có 9 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư, nhưng đều chậm triển khai.
Đơn cử các dự án ven biển như: dự án DAP Việt Nam của Công ty TNHH DAP; dự án DAP 1, 2 Việt Nam lần lượt của Công ty TNHH DAP 1 và 2; khu du lịch Hòn Ngọc Á Châu của Công ty Cổ phần Hòn Ngọc Á Châu và khu du lịch biển I.V.C của Công ty TNHH I.V.C...
Theo ghi nhận các dự án này đều đang trong tình trạng bỏ không. Tại dự án Hòn Ngọc Á Châu (quận Ngũ Hành Sơn) chỉ mới xây được tường bao quanh và một số công trình nhỏ.
Ngay bên cạnh Hòn Ngọc Á Châu là dự án khu du lịch biển The Song (quận Ngũ Hành Sơn) được cấp giấy phép năm 2011. Tại dự án này đã xây được nhiều căn biệt thự nhưng còn dang dở.
Có 3 dự án "trùm mền" cả chục năm qua nằm ở trung tâm thành phố là dự án Đà Nẵng Center của Công ty cổ phần địa ốc Vũ Châu Long; dự án Golden Square (đã chấm dứt hoạt động) của Công ty cổ phần địa ốc Đông Á; dự án Viễn Đông Meridian (đã chấm dứt hoạt động) của Công ty cổ phần địa ốc Viễn Đông.
Hiện nay, 2 trong 3 dự án nêu trên vẫn là khu đất trống, không có hệ thống thoát nước nên hình thành hồ chứa nước mưa lớn.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, nguyên nhân các dự án chưa triển khai, chậm triển khai là do năng lực tài chính của một số chủ đầu tư còn hạn chế, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19...
Hay một số dự án trong quá trình lập thủ tục về quy hoạch, xây dựng bị vướng mắc do không phù hợp với quy hoạch phân khu năm 2017 hoặc quy hoạch chung.
Một vài dự án bị vướng mắc về thủ tục đất đai đang chờ tháo gỡ. Có dự án do tiến độ giải phóng mặt bằng chậm dẫn đến chậm giao đất thực tế cho nhà đầu tư...
Về giải pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, UBND thành phố Đà Nẵng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ lập, điều chỉnh các quy hoạch phân khu và các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật để làm cơ sở giải quyết hồ sơ liên quan đến dự án.
Đến nay, Đà Nẵng đã phê duyệt được phân khu ven sông Hàn và bờ đông, ven vịnh Đà Nẵng, phân khu đô thị Sườn Đồi, phân khu cảng Liên Chiểu… Đồng thời, thành phố đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tích cực hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục về quy hoạch, xây dựng để nhà đầu tư sớm triển khai dự án.
Đối với các dự án chậm tiến độ, chưa triển khai thực hiện do vướng mắc về đất đai, UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu tháo gỡ khó khăn thuộc thẩm quyền, sớm xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng tiếp tục làm việc với các bộ, ngành trung ương để có hướng tháo gỡ các dự án đang vướng mắc.
Với các dự án vướng mắc thủ tục giải phóng mặt bằng, UBND các quận, huyện được giao khẩn trương giải tỏa đền bù, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.
Riêng dự án đang triển khai chậm tiến độ hoặc chưa triển khai xây dựng do nguyên nhân từ chủ đầu tư, UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tiến độ sử dụng đất, tiến độ dự án, qua đó nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để báo cáo giải pháp phù hợp.
Trường hợp chủ đầu tư không triển khai dự án theo quy định sẽ bị xử lý nghiêm.
" alt="Loạt dự án ôm đất vàng Đà Nẵng rồi bỏ hoang cả thập kỷ" /> - Quy hoạch chung đến 2030, tầm nhìn 2045: "Nam châm" thu hút đầu tư Đà NẵngTâm An
(Dân trí) - "Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đến 2030, tầm nhìn 2045 sẽ là lối mở phát triển kinh tế - xã hội, định hình quy mô, vị thế đô thị Đà Nẵng tương lai, là "nam châm" thu hút đầu tư vào thành phố".
Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - chia sẻ với Dân trívề kỳ vọng của lãnh đạo chính quyền thành phố (TP) với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vừa công bố ngày 29/3.
Đô thị loại đặc biệt của Việt Nam trong tương lai
Ngay sau cuộc họp về quy hoạch chung TP Đà Nẵng hồi đầu tháng 3, Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu nhấn mạnh: "Bây giờ chúng ta là đô thị loại I, nhưng tương lai không xa thì Đà Nẵng sẽ là thành phố loại đặc biệt của Việt Nam. Thành ủy, UBND, HĐND Thành phố, người dân thành phố phấn đấu theo hướng đó để đưa thành phố lên tầm cao mới, cả chất lượng, quy mô phát triển".
Ngày 16/3, Thủ tướng phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 (sau đây gọi tắt là quy hoạch chung TP), trên cơ sở đồ án quy hoạch chung TP xây dựng từ năm 2013.
Theo TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn - chuyên gia quy hoạch, thành viên Tổ tư vấn Chính phủ - Đà Nẵng là thành phố đầu tiên của cả nước được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung căn cứ luật quy hoạch ban hành năm 2017.
Đồ án quy hoạch chung định vị chiến lược đến năm 2030, Đà Nẵng trở thành một phần của Mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu; là một Cổng vào của Hành lang Kinh tế Đông Tây; điểm đến Phong cách sống toàn cầu; Trung tâm du lịch, dịch vụ và trung tâm kinh tế biển của Việt Nam và Khu vực. Đồng thời, bảo đảm tính kết nối, liên kết vùng, trong đó thành phố Đà Nẵng là đô thị hạt nhân của chuỗi các đô thị Huế - Đà Nẵng - Chu Lai - Kỳ Hà - Dung Quất (Vạn Tường) - Quy Nhơn. Tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng trở thành đô thị lớn; thông minh, sáng tạo; bản sắc, bền vững.
Mục tiêu phát triển Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; Là một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của đất nước; Trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; Thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên; Trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống; đảm bảo quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo.
Dự báo đến 2030, Đà Nẵng có khoảng 1,79 triệu người; quy mô đất xây dựng đô thị gần 32 ha, chiếm hơn 32% diện tích đất trên đất liền.
Hình hài Đà Nẵng trong tương lai gồm 3 vùng đô thị đặc trưng (vùng ven mặt nước, vùng lõi xanh, vùng sườn đồi) và 1 vùng sinh thái. Cấu trúc đô thị thiết lập 2 vành đai kinh tế: phía Bắc là Vành đai Công nghiệp công nghệ cao và Cảng biển - Logistics; phía Nam là Vành đai Đổi mới sáng tạo và Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Điểm khác biệt của quy hoạch lần này so với quy hoạch xây dựng thời điểm 2013, theo ông Phùng Phú Phong - Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng TP Đà Nẵng - là nếu như trước đây Đà Nẵng phát triển đô thị đơn cực - một trung tâm, thì giờ tư vấn đưa ra định hướng đô thị đa cực, đa trung tâm với các đô thị vệ tinh được kết nối bằng giao thông công cộng để tạo động lực phát triển cho các khu vực khác nhau trong đô thị. Tính toán vấn đề tối ưu hóa sử dụng đất trong đô thị cũng được nghiên cứu và dự báo các nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, đặc biệt đã đưa vào quy hoạch khu vực đất dự trữ phát triển để giữ lại khi cần sẽ có đất để thực hiện ý tưởng mới.
Theo nhận định của chuyên gia Ngô Viết Nam Sơn, đồ án công bố lần này là một bước tiến mới của Đà Nẵng về mặt quy hoạch, nâng tầm vị thế đô thị Đà Nẵng. Tuy nhiên, cùng với thời cơ, thử thách sắp tới với Đà Nẵng khá nhiều.
"Chúng ta phải đi vào chi tiết kế hoạch thực hiện như thế nào để Đà Nẵng phát triển lên một tầm cao mới trong vài chục năm tới. Đó là thử thách lớn. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng, tinh thần hợp tác của doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người dân với chính quyền rất lớn để cùng phát triển thành phố với quy hoạch chung này. Qua đó cho thấy tiềm lực quy hoạch thành công để Đà Nẵng thực sự nâng tầm đô thị" - TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn nói.
Chia sẻ với Dân trí, ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - nhấn mạnh: Quy hoạch chung được phê duyệt cùng một loạt dự án khởi động ngay từ hôm nay (29/3) là thành quả nỗ lực không mệt mỏi của các thế hệ lãnh đạo, người dân thành phố và cộng đồng doanh nghiệp với khát vọng đổi thay, phát triển thành phố Đà Nẵng về mọi mặt.
Thành phố quyết tâm tận dụng tốt cơ hội, cơ chế, chính sách, động lực tăng trưởng mới, "vững vàng đưa thành phố phát triển nhanh, mạnh hơn, vững chắc hơn" theo tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị đã đề ra.
Cùng với Nghị quyết 43, Đồ án quy hoạch chung đến 2030, tầm nhìn 2045 sẽ là lối mở phát triển kinh tế - xã hội bền vững, định hình quy mô, vị thế đô thị Đà Nẵng tương lai rõ ràng, minh bạch - "nam châm" hút đầu tư. Trước mắt, đây sẽ là "đòn bẩy" kỳ vọng phục hồi các chỉ số "sức khỏe" của nền kinh tế - xã hội của thành phố hậu Covid-19.
Cảng Liên Chiểu - "hoa hậu" thu hút đầu tư đô thị biển quốc tế Đà Nẵng
Theo đồ án quy hoạch chung Đà Nẵng 2030, tầm nhìn 2045 thì Vịnh Đà Nẵng, một trong những vịnh biển đẹp nhất Việt Nam được quy hoạch xây dựng nhiều dự án chiến lược có quy mô lớn nhằm thực hiện mục tiêu phát triển Đà Nẵng thành đô thị biển quốc tế.
Ngay sau khi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung ngày 16/3, chưa đầy 10 ngày sau, ngày 25/3, Chính phủ quyết định đầu tư Dự án xây dựng Bến cảng Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng - phần cơ sở hạ tầng dùng chung. Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với lãnh đạo chính quyền TP về dự án này.
Đây là dự án nhóm A, do UBND TP. Đà Nẵng là cơ quan chủ quản, với tổng vốn đầu tư công dự kiến hơn 3.426 tỷ đồng.
Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung Bến cảng Liên Chiểu tạo cơ sở phát triển cảng biển tại khu vực Liên Chiểu - TP. Đà Nẵng.
Giai đoạn đầu đáp ứng thông qua lượng hàng đến 5 triệu tấn/năm và phát triển các bến giai đoạn tiếp theo theo quy hoạch nhằm giảm tải cho khu bến Tiên Sa và Sơn Trà, giảm áp lực giao thông đường bộ đi qua nội đô TP. Đà Nẵng; tăng cường kết nối vùng và liên vùng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của TP. Đà Nẵng và trong khu vực.
Quy mô dự án gồm các hạng mục chính như kè chắn sóng, đê chắn sóng, luồng tàu, hạ tầng kỹ thuật kết nối có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 Teu.
Làm việc với Đà Nẵng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh chủ trương quan trọng: Cảng Liên Chiểu sẽ là một trong 3 cụm cảng biển nước sâu của cả nước, cửa ngõ ra biển ở quy mô quốc tế
"Phía Bắc có Lạch Huyện, miền Trung phải là Liên Chiểu và phía Nam phải là Cái Mép thế là sẽ có 3 cụm cảng biển nước sâu quan trọng nhất của cả nước để ra biển, là cửa ngõ ra biển có quy mô quốc tế" - Bộ trưởng Dũng nói
Trao đổi với lãnh đạo chính quyền TP và các ban, ngành chức năng, Bộ trưởng Dũng thẳng thắn nói Đà Nẵng đã phát triển mạnh mẽ, bài bản, nhưng cũng phải thấy hiện nay, Đà Nẵng đang chững lại, hết dư địa để tăng tốc tiếp. Điều này buộc Đà Nẵng phải tìm hướng đi mới, động lực mới, không gian phát triển mới thì mới có dư địa để Đà Nẵng bước tiếp. Nếu không Đà Nẵng sẽ chậm lại và thua các địa phương khác. Nếu để cảng hàng hóa ở cảng Tiên Sa như hiện nay thì không phát triển, nên di dời ra vịnh Đà Nẵng ở Liên Chiểu là đúng hướng để cảng biển kết nối với cao tốc mà không đi qua khu vực trung tâm thành phố. Cảng Tiên Sa sẽ tập trung chức năng cảng du lịch biển.
Bộ trưởng Dũng chia sẻ thêm Trung ương cũng rất hiểu khó khăn của Đà Nẵng hiện nay, khi vừa qua Đà Nẵng tập trung vào mũi nhọn du lịch nên gặp đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề, Đà Nẵng lần đầu tiên trong lịch sử 20 năm trực thuộc Trung ương, có mức tăng trưởng âm gần 10%. Do đó, phê duyệt dự án Bến cảng Liên Chiểu, Chính phủ đã phê duyệt ngay giai đoạn đầu, ngân sách Trung ương sẽ rót về Đà Nẵng 2.000 tỷ đồng, trước mắt làm ngay đê chắn sóng kết nối với cao tốc. Như thế sẽ tạo tiền đề để các nhà đầu tư đầu tư vào bến cảng.
"Dự án bến cảng bây giờ như cô gái 18 chuẩn bị đi thi hoa hậu. Chưa công bố chứ công bố rồi thì sẽ được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư" - Bộ trưởng Dũng ví sức hút nhà đầu tư của dự án cảng Liên Chiểu - điểm khởi động hình thành đô thị biển quốc tế tại Đà Nẵng trong tương lai.
Cảng Liên Chiểu hình thành sẽ hoàn thiện vành đai kinh tế phía Bắc là Vành đai Công nghiệp công nghệ cao và Cảng biển - Logistics.
"Một hình ảnh rất là đẹp nếu chúng ta kết nối giữa Cảng Liên Chiểu với khu vực logistics ở phía Bắc thì như vậy là hàng hóa sẽ được thông thương mà không phải vào trung tâm thành phố" - ông Tô Văn Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Đà Nẵng chia sẻ với báo chí.
Nhận định về cảng biển - logistics trong quy hoạch chung TP Đà Nẵng, chuyên gia Ngô Viết Nam Sơn - thành viên Tổ tư vấn Chính phủ - cho rằng đây là sự chuẩn bị để Đà Nẵng phát triển thành một trung tâm vùng có tiềm lực lớn hơn. Tuy nhiên, để phát triển logistics và cảng biển hiệu quả, cần nhìn trong tương quan kết nối vùng.
"Cảng biển mà một đầu mối giao thông rất quan trọng, cần có một hệ thống kết nối vùng thông qua đường bộ, đường sắt và thậm chí là đường thủy liên kết những chuỗi đô thị dọc miền Trung. Thêm nữa là kết nối với khu vực biên giới với Hành lang kinh tế Đông - Tây. Tôi thấy rằng đây là tiềm năng rất lớn để phát triển logistisc vùng nhưng đòi hỏi một số vốn đầu tư không nhỏ. Hy vọng rằng Trung ương sẽ có những chính sách, chủ trương đầu tư để giúp cho Đà Nẵng hình thành một hệ thống logistics mang tính chất phục vụ cho phát triển vùng. Như vậy sẽ giúp cho vùng kinh tế biển miền Trung nâng lên một tầm cao tương xứng với hai vùng đô thị ở hai đầu đất nước là Hà Nội và TP HCM" - KTS.TS Ngô Viết Nam Sơn nói.
Bài học cơ cấu nền kinh tế quá phụ thuộc vào du lịch (Đà Nẵng tăng trưởng âm gần 10% do ảnh hưởng dịch Covid-19 - PV) vừa qua cho thấy đồ án điều chỉnh quy hoạch chung lần này là rất kịp thời, giúp Đà Nẵng định hướng phát triển không gian từ chỉ phát triển một vùng trung tâm nay thành phát triển đa vùng, đa trung tâm. Trong đó, riêng vùng ven mặt nước đã được cụ thể hóa các dự án với chiến lược phát triển Đà Nẵng thành trung tâm dịch vụ, trung tâm kinh tế biển của Đông Nam Á và là một phần của Mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trung tâm tài chính khu vực: "Đại bàng chúa" sẽ đổ dòng tiền về Đà Nẵng
Cùng với dự án Bến cảng Liên Chiểu, ngay sau khi phê duyệt quy hoạch chung TP Đà Nẵng, ngày 29/3, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương giao UBND thành phố Đà Nẵng nghiên cứu, lập đề án xây dựng "Trung tâm tài chính khu vực" theo mục tiêu, giải pháp tại Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trước đó, Bộ KH-ĐT đã trình Thủ tướng xem xét đề xuất về chủ trương này; đồng thời, đề xuất giao UBND thành phố Đà Nẵng nghiên cứu và thuê tư vấn (ưu tiên tư vấn quốc tế) lập đề án bao gồm các đề xuất về các cơ chế, chính sách xây dựng trung tâm tài chính khu vực, trong đó cần nêu rõ cơ chế nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, các bộ, ngành và thành phố Đà Nẵng.
Với cảng hàng không quốc tế, trước đại dịch Covid-19, trung bình mỗi tuần có 500 chuyến bay quốc tế kết nối với 35 thành phố của 9 quốc gia vùng lãnh thổ đến Đà Nẵng; trong đó có kết nối với các nền kinh tế năng động ở châu Á như Singapore, Hong Kong (Trung Quốc).
Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng và qui mô GRDP/đầu người thuộc nhóm cao nhất nước, đứng thứ 8 cả nước về mật độ kinh tế và đứng thứ 9 về nguồn thu ngân sách. Thành phố có môi trường sống an toàn, ổn định, là trung tâm giáo dục đào tạo ở miền Trung và đã hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 xác định, xây dựng thành phố Đà Nẵng thành Trung tâm kinh tế xã hội của cả nước và Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại và tài chính.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nhận định Đà Nẵng có tiềm năng trở thành Trung tâm tài chính khu vực, phát triển trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
" alt="Quy hoạch chung đến 2030, tầm nhìn 2045: "Nam châm" thu hút đầu tư Đà Nẵng" /> - Huyện Thanh Oai tiếp tục tạm dừng đấu giá 57 lô đất lần 2Dương Tâm
(Dân trí) - Phiên đấu giá 57 thửa đất tại khu vực Đầm thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai vào ngày 8/9 tới sẽ được tạm dừng.
Công ty đấu giá Hợp danh đấu giá Việt Nam mới đây thông báo tạm dừng tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng 57 thửa đất tại khu vực Đầm, thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội (đợt 1). Nguyên nhân là UBND huyện Thanh Oai có Công văn số 2421 về việc tạm dừng tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất đối với 114 thửa đất trên địa bàn xã Cao Dương.
Theo đó, các khách hàng đã đăng ký tham gia đấu giá sẽ được hoàn trả lại tiền hồ sơ trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo này.
Liên quan đến 57 thửa đất này, trước đó (ngày 7/8), Công ty Đấu giá hợp danh Trường Sơn đã có thông báo tạm dừng tổ chức đấu giá do UBND huyện Thanh Oai xác định lại mức giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với 114 thửa đất trên địa bàn xã Cao Dương theo quyết định số 46 ngày 18/7 của UBND TP Hà Nội.
Tuy nhiên, đến ngày 16/8, Công ty đấu giá hợp danh Việt Nam có thông báo tổ chức lại phiên đấu giá này, dự kiến vào sáng 8/9.
Cụ thể, các thửa đất có diện tích dao động từ 74,63m2 đến 134,69m2, giá khởi điểm tăng lên 8,8 triệu đồng/m2, tương đương từ 660 triệu đồng đến gần 1,2 tỷ đồng/thửa. Do đó, khách hàng tham gia đấu giá đất phải nộp tiền cọc 20%, tương ứng 131,3 đến 237 triệu đồng. Hình thức đấu giá từng thửa đất bằng việc bỏ phiếu kín trực tiếp một lần đấu.
Trước đó, ngày 10/8, huyện Thanh Oai đã tổ chức thành công phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội), có diện tích từ 60-85m2 với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá đã thu hút được 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện của 1.545 người.
Ðáng chú ý, kết thúc phiên đấu giá, lô góc có giá trúng cao nhất là gần 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng 63-80 triệu đồng/m2, gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm.
Ngày 19/8 phiên đấu giá 19 lô đất tại khu LK03 và LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Ðức, Hà Nội tiếp tục thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo người dân. 19 thửa đất được đưa ra đấu giá dao động khoảng 74-118m2. Giá khởi điểm đấu giá là 7,3 triệu/m2. Khoản tiền đặt cọc dao động từ 109 đến 172 triệu đồng/lô đất.
Sau cuộc đấu giá kéo dài 20 giờ, 19 lô đất được bán thành công. Mức giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần so với giá khởi điểm, trong khi lô thấp nhất cũng tới 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm.
Cả hai phiên đấu giá trên đều gây xôn xao dư luận khi có giá trúng cao chót vót. Thậm chí, giá trúng cao hơn nhiều lần so với giá của thị trường khu vực.
Sau một số phiên đấu giá có dấu hiệu sốt nóng gần đây, UBND TP Hà Nội đã có văn bản về việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất cao bất thường trên địa bàn thành phố.
Văn bản nêu rõ, thời gian qua, trên địa bàn thành phố có hiện tượng đấu giá quyền sử dụng đất với giá trúng cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, như tại huyện Thanh Oai cao gấp 7 - 8 lần, huyện Hoài Đức cao nhất gấp 18 lần. Việc trúng giá cao bất thường có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh, thị trường nhà ở, bất động sản.
Do đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp ngay với các sở, ngành liên quan và Công an TP kiểm tra toàn bộ việc đấu giá đất tại các huyện Thanh Oai, Hoài Đức trong thời gian vừa qua, kịp thời phát hiện, xử lý kiên quyết đối với các vi phạm pháp luật nếu có...
" alt="Huyện Thanh Oai tiếp tục tạm dừng đấu giá 57 lô đất lần 2" /> - "Kiến đấu voi": Vì sao Ukraine khiến Hạm đội Biển Đen Nga tê liệt?Minh Phượng
(Dân trí) - Dù Nga đang giành nhiều thắng lợi trên chiến trường, nhưng Hạm đội Biển Đen của họ bị tê liệt và ngay ở trong căn cứ cũng phải chịu tổn thất nặng nề. Liệu Ukraine có vũ khí thần kỳ?
Tàu không người lái của Ukraine đã thành công trong việc vô hiệu hóa thành công Hạm đội Biển Đen của Nga. Vì sao vậy và bài học cho Hải quân Nga là gì?
Tàu không người lái của Ukraine có gì nguy hiểm?
Quả thực, công nghệ tàu không người lái (USV) của Ukraine không hề phức tạp bởi nó thực chất là một phiên bản cải tiến của tàu máy thông thường, với hệ thống điều khiển được cải tiến và bổ sung thêm vũ khí, thiết bị quang điện tử.
Động cơ và thiết bị điện tử của tàu không người lái có thể dễ dàng mua được trên thị trường dân sự. Khí tài quang điện tử của tàu không người lái, được kết hợp với thiết bị liên lạc đầu cuối của vệ tinh Starlink, để tạo thành hệ thống điều khiển bán tự động.
Người điều khiển có thể thu thập thông tin tình báo từ tín hiệu vệ tinh NATO, các phương tiện trinh sát và dẫn đường khác nhau, điều khiển tàu USV tới khu vực chiến đấu được chỉ định, tiếp cận mục tiêu và sau đó phát động các cuộc tấn công.
Việc điều khiển trực tiếp tàu không người lái, được thông qua video từ máy quay trên tàu, được truyền qua hệ thống Starlink.
Để tăng mức độ chính xác và tin cậy, những chiếc USC còn được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và hệ thống định vị toàn cầu GPS, đề phòng sự cố của hệ thống Starlink.
Ưu điểm chính của USV là chi phí thấp. Quân đội Ukraine có thể lắp ráp nó ở hầu hết mọi xưởng sản xuất nhỏ với các bộ phận nhập khẩu. Ngay cả khi Nga tìm thấy các địa điểm này và tấn công, Ukraine vẫn đủ nguồn cung cấp.
Ngoài ra tàu không người lái có kích thước nhỏ, có thể sản xuất ở sâu trong nội địa và vận chuyển bí mật ra các khu vực ven biển.
Hiện nay USV của Ukraine ngoài mang thuốc nổ, còn có thể mang vũ khí tiến công. Ví dụ tàu không người lái Haiying được trang bị bệ phóng, có thể khai hỏa đạn pháo phản lực không điều khiển BM-21 Grad.
Một phiên bản cải tiến khác chỉ lắp 2 mô-đun phóng rocket B-8V20A hoặc S-8 (đạn không điều khiển dùng trên máy bay chiến đấu của Liên Xô).
Thậm chí loại tàu không người lái Sea Baby của Ukraine, còn được trang bị tên lửa không đối không R-73, được cải tiến để có thể phóng đi từ mặt nước và bắn hạ những mục tiêu bay thấp.
Tuy nhiên xác suất để một tên lửa không điều khiển trên tàu không người lái bắn trúng mục tiêu là rất thấp. Cách duy nhất để Ukraine giành được lợi thế trước Hải quân Nga là phát động một cuộc tấn công bão hòa thông qua chiến thuật bầy đàn bằng tàu không người lái tự sát và chi phí cho việc làm này cũng không quá cao.
Tại sao Hạm đội Biển Đen của Nga bất lực?
Khi xung đột nổ ra, lực lượng hải quân nhỏ bé của Ukraine nhanh chóng tê liệt và gần như bị xóa sổ bởi sự đánh phá của Nga, mất toàn bộ tàu nổi, từ vận tải cho đến tuần tra.
Trong bối cảnh như vậy, Ukraine chủ yếu sử dụng tàu không người lái, tên lửa hành trình và UAV để tiến hành các cuộc tấn công phối hợp, đạt hiệu quả rất cao, khiến Hạm đội Biển Đen của Nga tan nát.
Trước một cuộc chiến "phi đối xứng" trên biển, Hạm đội Biển Đen nhanh chóng bất lực trước sức tấn công từ các loại vũ khí tưởng chừng như rất thô sơ của Ukraine.
Câu hỏi đặt ra là tại sao một hạm đội tương đối có tên tuổi như Hạm đội Biển Đen, lại chịu tê liệt trước vũ khí tấn công tưởng chừng như rất thô sơ của Ukraine? Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu đó là:
Thứ nhất,sự lạc hậu về sức mạnh trên biển của Nga đơn giản là truyền thống lịch sử. Hải quân Nga chưa bao giờ thực sự mạnh.
Những tàu chiến khổng lồ của Hạm đội Biển Đen - sản phẩm của thời Chiến tranh Lạnh - có tác dụng răn đe những đối thủ "yếu bóng vía" hơn là hiệu quả trong chiến đấu. Chẳng hạn như tàu tuần dương Moskva nhìn chung là lạc hậu, thô sơ và nhất là các khí tài trinh sát đều là đồ cổ, radar chưa được nâng cấp và hiện đại hóa, hiệu quả hoạt động kém.
Nếu chỉ nhìn vào số lượng tên lửa mà tàu tuần dương Moskva mang theo cũng như tầm bắn và sức công phá của tên lửa, có vẻ như nó có khả năng tấn công rất mạnh. Nhưng một yếu tố quan trọng là những vũ khí của con tàu này không hề có khả năng tàng hình, nên có thể dễ dàng bị bắn hạ.
Hệ thống radar và điều khiển hỏa lực của Moskva còn lạc hậu nữa, đặc biệt là khả năng liên lạc vệ tinh cũng như hệ thống chỉ huy chiến đấu. Con tàu này giống như một con voi, dù có sức mạnh, tuy nhiên phản ứng chậm, không như tàu chiến của Mỹ, giống một con sư tử nhanh nhẹn.
Do vậy khi phải đối mặt với những vũ khí tiên tiến và linh hoạt, được hỗ trợ bởi thông tin tình báo chất lượng cao, chiếc tàu chiến kiểu cũ này dễ bị biến thành bia tập bắn.
Dù lực lượng Moscow có thể đang liên tiếp giành thắng lợi trên chiến trường, nhưng Hạm đội Biển Đen còn phải rút lui về căn cứ. Thậm chí ngay cả trong căn cứ, họ vẫn chịu tổn thất nặng nề.
Thứ hai,khả năng ứng phó tác chiến của các tàu chiến cỡ lớn của Hải quân Nga không tốt, cùng với đó là khả năng trinh sát và phản ứng của hệ thống phòng thủ căn cứ cũng hạn chế.
Như vậy, thực tế không phải tàu không người lái của Ukraine mạnh, mà là khả năng ứng phó của lực lượng hải quân Nga quá yếu và trong một thời gian dài chưa được nâng cấp đầy đủ. Hệ thống vệ tinh của Nga cũng kém xa hệ thống định vị vệ tinh GPS và Starlink của Mỹ.
Trước mối đe dọa từ USV Ukraine, Hải quân Nga cũng đưa ra một số giải pháp, trong đó trực thăng đang được coi là cách tốt nhất để tiêu diệt chúng.
Trực thăng tuần tra căn cứ hải quân và trực thăng trên tàu làm nhiệm vụ trên biển có thể dễ dàng phát hiện tàu không người lái và tiến hành tấn công. Tuy nhiên, mới đây Ukraine đã lắp đặt tên lửa không đối không R-73 trên tàu không người lái, khiến trực thăng Nga gặp nguy hiểm.
Ngoài ra các sonar mà trực thăng của Nga mang theo cũng lạc hậu, chưa thể phát hiện kịp thời tàu không người lái Ukraine đang tiếp cận căn cứ. Trong khi những chiếc máy bay cảnh báo sớm A-50U của Nga thì quá ít, không đủ lấp đầy khoảng trống về trinh sát trên biển.
Vì vậy, việc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga đành bất lực trước USV của Ukraine không khiến mấy người ngạc nhiên.
" alt=""Kiến đấu voi": Vì sao Ukraine khiến Hạm đội Biển Đen Nga tê liệt?" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2
- ·Đại gia "đắp vàng" cho dinh thự, ai cũng choáng ngợp khi vào bên trong
- ·Tỉnh Rostov ở Nga là mục tiêu tiếp theo của tên lửa ATACMS?
- ·Mỹ trao cho Ukraine vũ khí mạnh, Nga lập tức hành động
- ·Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Abha, 20h10 ngày 3/2: Tin vào Abha
- ·Hà Nội sắp đấu giá hơn 90 lô đất, khởi điểm từ 2,3 triệu đồng/m2
- ·Lý do nhà phố Tấn Đức Central Park hấp dẫn nhà đầu tư ngoài Thái Nguyên
- ·Quan chức Ba Lan: Nga đang thắng trong cuộc chiến ở Ukraine
- ·Nhận định, soi kèo Istanbul Basaksehir vs Corum, 19h30 ngày 4/2: Tin vào cửa trên
- ·Chuyên gia: Đấu giá đất Thanh Oai 100 triệu đồng/m2, dân rất đói đầu tư