当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Independiente Rivadavia vs Racing Club, 07h00 ngày 28/3: Khô hạn bàn thắng 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Hull City vs Luton Town, 19h30 ngày 29/3: Tiếp đà bất bại
Đoàn Hùng Mạnh tự tin chia sẻ câu chuyện bị bắt nạt hồi cấp 2
Chương trình Thiếu niên nói đang thu hút được sự quan tâm của giới trẻ. Tại đây, các bạn học sinh có thể thoải mái chia sẻ những tâm sự thầm kín với gia đình, bạn bè, thầy cô. Trong tập 9 vừa qua, chủ đề Bạo lực học đường được nhắc đến rất nhiều. Các bạn học sinh trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã không ngần ngại công khai việc từng bị kỳ thị, bắt nạt, thậm chí bị làm nhục ngay trong lớp học.
Nổi bật trong số đó là câu chuyện của Đoàn Hùng Mạnh, lớp 12D4. Nam sinh này đã thuật lại những nỗi ám ảnh khi mới bước chân vào cấp 2 và chia sẻ quá trình vượt qua những tháng ngày đen tối đầy bản lĩnh.
“Bạo lực học đường là vấn đề cũ nhưng lại hoàn toàn mới với những ai là nạn nhân của nó và mình cũng vậy. Từ cấp 2, thời mà suy nghĩ chưa được chín chắn. Mới đầu cấp 2, khi vào lớp, mình bị các bạn chà đạp vào người. Chiếc áo của mình toàn là vết giày, vết dép. Khi ấy mình thấy rất cực khổ.
Có lần khác các bạn ý dùng hành động khiếm nhã, đó chính là tụt quần. Từ này hơi thô nhưng mình dùng từ này mới diễn tả được đúng hành động các bạn đối xử với mình tệ bạc thế nào. Mọi người xung quanh không hề đoái hoài mà còn trông mong xem mình bị làm nhục thế nào.
![]() |
Hùng Mạnh từng rất cô đơn trong chính lớp học của mình
Một lần khác nữa, khi mình lên bảng làm bài tập và cô giáo đi ra ngoài. Các bạn hù nhau bật sẵn máy ở dưới, sau đó cử 1 bạn lên lại tụt mình tiếp. Nó có thể vui với các bạn nhưng lại rất xấu hổ với mình.
Mình đi xuống bảo rất lịch sự nhẹ nhàng các bạn xóa đi. Nhưng ngay trong tối hôm đấy, clip được share rộng rãi và nó vô tình đến tay người thân mình và người đó gửi cho mẹ mình”, Hùng Mạnh kể lại trong nước mắt.
Mặc dù là nạn nhân của những trò đùa quái ác của chúng bạn nhưng Hùng Mạnh lại có được cách đối mặt và xử lý đầy nhân văn. Chàng nam sinh này đã kiên nhẫn và chọn cách "trả đũa" bằng việc chứng minh năng lực bản thân.
“Vì sao mình không nói với giáo viên, vì sợ rằng các bạn ý gắn cho mình cái mác núp sau váy người lớn, váy mẹ. Các bạn ở lớp thì nghĩ mình về kể cho bố mẹ, cho mọi người nên một lần nữa hùn nhau giữ mình lại và cử người nhổ nước bọt vào mặt mình.
![]() |
![]() |
Hùng Mạnh có cách đáp trả rất nhân văn và bản lĩnh
Nhưng mà không sao cả, mình tự rút ra cho bản thân một câu: Khi người ta đánh vào mình bằng một cái nồi, mình hãy đánh trả bằng một chiếc chảo lớn. Ở đây mình không khuyến khích các cậu dùng bạo lực vì nếu dùng bạo lực đáp trả thì chẳng khác gì họ cả.
Chiếc chảo mình chọn ở đây chính là kỳ thi cấp 3, mình thi bằng được vào trường THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm. Điểm của mình thuộc top 2 của lớp. Và những người đối xử tệ bạc với mình hầu như đều trượt hết.
Qua đây, mình muốn nhắn nhủ với các bạn, đừng là những bụi hoa để cỏ dại che lấp. Các bạn hoàn toàn có thể đứng dậy. Mình chúc cho những ai là nạn nhân của bạo lực học đường sẽ tìm được con đường thoát và chứng minh mình là người có năng lực”, Hùng Mạnh tự tin nói.
![]() |
Tất cả đều nể phục cách Hùng Mạnh vượt qua quãng thời gian là nạn nhân của Bạo lực học đường
Chứng kiến câu chuyện của Hùng Mạnh, các thầy cô, bạn bè trường THPT Trần Phú rất đồng cảm. “Em là người mạnh mẽ, em đã tự vượt qua khó khăn của chính mình. Nhưng nếu có thể, lần sau em hãy chia sẻ sớm hơn để bớt gánh nặng cho mình.
Và đây là vấn đề chung, tất cả các em cũng vậy. Giả sử có trường hợp giống như Hùng Mạnh thì hãy chia sẻ vì bên cạnh các em còn có bạn bè, người thân và đặc biệt các thầy cô luôn sánh vai cùng các em”, Thầy Kiều Xuân Bình, giáo viên bộ môn Giáo dục quốc phòng nhắn nhủ.
Nghe tiếng hô cướp giữa sân trường, Huy lập tức đuổi theo và khống chế tên cướp đang phóng xe hòng tẩu thoát.
" alt="Nam sinh Hà Nội bị làm nhục trước lớp, cách “trả đũa” ai cũng phải nể"/>Nam sinh Hà Nội bị làm nhục trước lớp, cách “trả đũa” ai cũng phải nể
Hết nghĩa vụ, Thứ đi học nghề mộc rồi về quê mở xưởng. Tôi lên Hà Nội, làm công nhân cơ khí.
Hai thằng ít có dịp gặp nhau nhưng vẫn thường xuyên liên lạc. Tôi gọi bố mẹ Thứ là thầy u. Thứ cũng xưng con với bố mẹ tôi.
![]() |
Năm 2008, tôi lấy vợ. Hai vợ chồng muốn mua một căn nhà nhưng thiếu 200 triệu. Tôi hỏi vay khắp nơi mà không được.
Cuối cùng, tôi tâm sự với Thứ. Thứ mắng tôi một hồi rồi nói, bạn bè để làm gì mà có khó khăn lại giấu kín.
Rồi Thứ vét sạch vốn liếng và vay thêm đâu đó đưa cho tôi 200 triệu. 4 năm sau, tôi mới dồn đủ để trả cho cậu ấy. Sau đó, vì một vài chuyện, Thứ mâu thuẫn với 1 nhóm xã hội đen ở quê.
Tết 2016, xưởng mộc của cậu ấy bị thiêu rụi, toàn bộ vốn liếng, của cải biến thành tro.
Biết không thể làm ăn ở đất đó nữa, cậu ấy đưa vợ con lên Hà Nội, thuê phòng trọ.
Thứ hỏi tôi có tiền không để Thứ vay mở xưởng nhưng tôi không giúp được.
Thứ đi làm thuê được khoảng 7,8 tháng thì chán nản. Đúng lúc đó, họ hàng của Thứ có người định cư bên Đức, cần người sang đó làm công.
Người này sẽ ứng tiền lo thủ tục, tiền vé máy bay và các khoản chi phí. Vì thế Thứ quyết định đi. Thứ nói, muốn đi 4,5 năm để kiếm chút vốn, về nước làm lại từ đầu.
Thứ dặn tôi, trong thời gian cậu ấy đi vắng, nếu vợ con, bố mẹ cậu ấy cần giúp đỡ, tôi không được từ chối. Tôi đã hứa với Thứ nên thường xuyên thăm hỏi bố mẹ và ủy quyền cho vợ quan tâm đến vợ con của Thứ.
Vợ Thứ cũng hay đi lại nhà tôi. Cô ấy tỏ ra ngại ngùng tôi nhưng lại coi vợ tôi như chị gái (cô ấy kém vợ tôi 6 tuổi).
Vợ tôi nói, cô ấy rất đáng thương. Mẹ chồng nàng dâu không hợp nhau nên mẹ Thứ thường xuyên gọi cho con trai để nói xấu và xúi giục Thứ bỏ vợ. Có hôm, nghe tin vợ Thứ đi chơi với đàn ông, bà còn lên tận phòng trọ đánh con dâu.
Tôi biết mẹ Thứ không hiền nhưng tôi không nghĩ bà sẽ làm thế. Tuy nhiên, có 1 dịp về quê, tôi đến thăm bố mẹ Thứ thì chứng kiến, bà túm tóc đánh con dâu túi bụi.
Sau đó, tôi được biết, vợ Thứ làm mất chiếc xe máy mà Thứ mới gửi tiền về mua.
Tự nhiên, trong lòng tôi thấy rất thương người phụ nữ ấy. Từ đó, tôi chủ động quan tâm vợ con Thứ hơn.
Vợ Thứ được tôi mở lời nên cũng hay tâm sự với tôi. Một hôm, vợ con tôi về quê, mấy đồng nghiệp ở công ty lại hẹn đến nhà ăn uống. Vì thế, tôi gọi vợ Thứ đến nấu nướng giúp.
Tối đó, tôi uống khá nhiều rượu. Vợ Thứ đã cho con về quê nên cũng không vướng bận. Cô ấy ở lại đến cuối bữa để thu dọn bát đũa cho tôi.
Không nhớ, sau khi bạn bè về, tôi đã làm gì hay nói gì mà sáng dậy, tôi thấy vợ Thứ nằm trên giường cùng mình.
Tôi vội vùng dậy thì cô ấy giữ lại. Thế là, chúng tôi đã đi quá giới hạn với nhau. Sau đó, tôi rất ân hận. Tôi đã tự nhủ sẽ không lặp lại sai lầm lần thứ 2.
Thế nhưng, vợ Thứ lại gặp chuyện không may và tôi lại không đành lòng bỏ rơi cô ấy. Dần dần, từ tình thương, tôi chuyển sang tình yêu với cô ấy lúc nào không hay. Chúng tôi cứ thế vụng trộm với nhau suốt mấy tháng trời.
Lý trí nhiều lần nhắc tôi không được làm như vậy nhưng trái tim tôi lại bị cô ấy giữ lại. Tôi không biết phải làm như thế nào bây giờ.
Mong mọi người đừng chửi rủa tôi mà hãy cho tôi lời khuyên để tôi tỉnh táo trở lại.
Sau lễ cúng 50 ngày của mẹ, cô con gái 27 tuổi đưa cho tôi một xấp tiền, khoảng 10 triệu rồi bảo tôi ra khỏi nhà.
" alt="Vợ cho con về ngoại, tôi đã phạm lỗi tày trời với bạn thân"/>Tôi ở xa má và cậu con trai một tuổi rưỡi của mình. Mọi người vẫn hay hỏi, vậy có buồn lắm không? Tôi hay trả lời họ rằng, tất nhiên không vui bằng ở gần mỗi ngày nhưng cũng có những niềm vui riêng, không đến nỗi buồn!
Và tôi liệt kê những niềm vui mình nhận về, như mỗi ngày vẫn gọi video bằng Zalo hoặc Facebook để thấy mặt, nghe tiếng hai người thân thương.
Tôi cập nhật sức khỏe, hỏi những niềm vui mà má tôi cùng cậu con trai như cách tôi vẫn hỏi mỗi ngày với mình. Má tôi kể về việc thằng cháu nội đã biết đi và bi bô nói chuyện, với giọng bi bô đáng yêu thế nào. Tôi bảo con nói cho tôi nghe, gọi ba thử, nó gọi “ba ba” và cả nhà tôi cười vang qua điện thoại.
Tuy xa nhau nhưng chúng tôi vẫn kết nối. Thay vì nghĩ về việc xa cách và buồn, tôi nghĩ rằng mình và người thân mình còn khỏe mạnh để nói chuyện với nhau là một may mắn lớn. Thay vì xoáy sâu vào hoàn cảnh xa nhà, tôi và má mình nghĩ tới việc cùng nhau lo cho con tôi một cuộc sống bình yên dưới mái nhà của chúng tôi ở Quảng Nam.
Thằng con tôi cần được chăm sóc và nuôi dưỡng không chỉ những bình sữa má tôi pha mỗi ngày mà còn bằng sự tích cực, bình an từ chính tôi và nội của nó. Tôi sẽ tưới tắm hạt giống an vui cho tôi và người thân thương của mình bằng câu hỏi hôm nay có gì vui không để cùng hướng về năng lượng tích cực.
Tôi nghĩ thế nên tôi luôn đồng tình với má, dù ở xa nhau nhưng không có nghĩa mình không thể có những tiếng cười, không thể có những niềm vui.
Má tôi vẫn là người lạc quan như bà đã lạc quan khi một mình vượt cạn, nuôi dạy tôi suốt mấy chục năm qua. Xa nhau, má tôi dạy thêm cho tôi bài học bình tâm trước mọi thay đổi, biến cố trong đời. 'Tình thương phải được biểu hiện một cách đúng đắn, nếu không sẽ mang lại hệ lụy, khổ đau'. Câu nói này tôi học được từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người vẫn thường gửi thông điệp 'hiểu và thương' trong những pháp thoại của mình trước Phật tử.
'Hạnh phúc là con đường chứ không phải là đích đến'. Đó cũng là lời nhắn nhủ của vị Thiền sư năm nay đã gần 95 tuổi, đang an dưỡng tại chùa Từ Hiếu (TP Huế). Tôi suy nghĩ nhiều về lời dạy đó. Để rồi, khi làm gì, tôi cũng luôn tự nhắc mình: làm việc này, mình phải có niềm vui ngay khi thực hiện chứ không phải đợi đến lúc đạt được hay thành công.
![]() |
Châu Văn Long - đầu bếp chọn về vườn - sống thuận tự nhiên - Ảnh: FB Long Chau |
Nhắc đến lý 'hạnh phúc là con đường' tôi còn nhớ Châu Văn Long - một đầu bếp sinh năm 1987 - là người đã thể hiện việc sống hạnh phúc như thế.
Tôi đã có duyên phỏng vấn cậu ấy cách đây vài năm. Trước đó, Long từng xuất hiện trong nhiều chương trình truyền hình như Quán quen món ruột, Người nội trợ hoàn hảo, Vui sống mỗi ngày, Ẩm thực Sài Gòn..., là bếp trưởng 8020Fit VN Body Transformation - chương trình ăn để giảm cân và tốt cho sức khỏe đến từ Mỹ, đồng thời là admin của một fanpage được đông đảo cộng đồng mạng theo dõi.
Đùng một cái, Long chọn về quê Đắk Lắk để làm nông dân, sống gần gũi với thiên nhiên và tự nhận 'điên điên' trên mạng xã hội. Tuy nhiên, với nhiều người, trong đó có tôi, khi dõi theo Long thì thấy, bạn đã truyền một cảm hứng tích cực qua những hình ảnh chân chất, những bài viết chia sẻ thẳng tính và thẳng thớm của mình, thực hiện ngay tại mảnh vườn, bờ rẫy nơi cậu sống.
Ví dụ như bài mới nhất trên Facebook cá nhân, Long viết: 'Long đã chuẩn bị cho sự khởi đầu này 3 năm trước rồi í! Làm tại nhà. Ăn uống địa phương. Ít tiếp xúc đám đông. Lên mạng se sua là chính. Không tiêu dùng công nghiệp. Không mua sắm, ưu tiên xài đồ cũ. Bớt xả rác. Trồng nhiều cây. Ít đi du lịch. Đã đi thì đi cho lâu luôn. Đi học hỏi là chính! Nuôi dưỡng miếng đất cắm dùi. Các bạn nào chưa chuẩn bị thì lo đi là vừa nha!;.
Nói đi đôi với làm, lúc nào người tiếp xúc cũng thấy Long luôn đầy năng lượng, vững chãi và có cái nhìn tích cực cho mọi tình huống của bản thân cũng như cuộc sống quanh mình. Viết Facebook truyền cảm hứng cũng là một việc lành, tôi nhận ra điều đó bên cạnh việc ý thức không lan truyền tin tức tiêu cực, tin giả - vốn là vấn nạn của thời nay. Đặc biệt là trong lúc dịch Covid-19 này, những kẻ tung tin giả càng hoạt động mạnh hơn.
Cách đây vài năm, tôi đọc cuốn sách của một nhà sư - thầy Viên Ngộ - tựa sách đã là một chìa khóa: Hạnh phúc tùy cách nhìn.
Xuyên suốt các bài viết trong sách gợi lên một suy nghĩ, là hạnh phúc không phải là những điều kiện thuộc về bên ngoài mỗi người. Không nhất thiết phải ở gần nhau mới vui, không cần phải mặc đẹp mới tự tin. Như Châu Văn Long, mặc đồ cũ và kể chuyện làm nông ở quê vẫn khiến người tiếp xúc thấy cậu ấy thật đẹp, thật đáng yêu, đáng ngưỡng mộ.
Trong hoàn cảnh bệnh dịch, nhiều người cùng trải qua một điều kiện như nhau, nhưng có người rối nùi, phiền lo tới nóc, nhưng những người khác đã bình yên đi qua, còn có nhiều chia sẻ giúp người bình tâm. Nhiều người khác còn xắn tay vận động, góp sức sẻ chia vì hiểu rõ, đây là phần việc của mình, chỉ có làm vậy mới giúp khó khăn qua mau, đại dịch và hạn mặn sớm cải thiện, có thay đổi tích cực.
Với những người truyền cảm hứng tích cực, khuôn diện họ lúc nào cũng mang một nguồn năng lượng mà tôi gọi tên đó là hạnh phúc.
Tôi nghĩ về họ và tự nhắc mình, rồi nói với má: 'Mình khổ nhưng có nhiều người khổ hơn mình nhiều đó má'. Má tôi bảo, nhìn vậy thì thấy mình không đến nỗi nào, tự nhiên thấy hạnh phúc hẳn lên.
Khi được hỏi mọi người nói gì khi No bỗng dưng từ một hướng dẫn viên du lịch chuyển sang sản xuất ống hút, cậu cười nói: ‘Gia đình hiểu mình, nhưng bạn bè nói mình bị điên’.
" alt="Nghĩ về nỗi khổ của người để thấy mình hạnh phúc"/>Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Adelaide United, 15h35 ngày 29/3: Bảo vệ vị trí
Với mục tiêu đồng hành cùng người dân phòng ngừa dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19), hệ thống nhà thuốc Phano đã giới thiệu và ra mắt “Bộ Túi y tế Phanosafe - Trợ thủ phòng ngừa dịch bệnh virus Corona”, một sản phẩm mới trong dòng sản phẩm Phanosafe.
![]() |
Sản phẩm cần thiết cho gia đình mùa dịch bệnh |
Bộ túi y tế PhanoSafe - Trợ thủ phòng dịch virus Corona gồm các sản phẩm: Khẩu trang, túi đựng, chai xịt mũi, dung dịch súc miệng, nước muối, cồn 70 độ, thuốc giảm đau, hạ sốt và Vitamin C. Bộ túi y tế PhanoSafe tích hợp đầy đủ thuốc và vật tư y tế cần thiết cho cá nhân và gia đình, tiện lợi, nhỏ gọn, có thể thường xuyên mang theo bên mình.
![]() |
Hình ảnh khách hàng đang được tư vấn về túi y tế PhanoSafe tại nhà thuốc Phano. |
Dòng túi y tế Phanosafe còn có nhiều sản phẩm, các danh mục thuốc và dụng cụ y tế được tinh gọn phù hợp và hỗ trợ người sử dụng trong nhiều tình huống:
- Bộ Túi Y tế Công tác: Đáp ứng được sự tiện dụng, nhỏ gọn khi đi công tác ngắn ngày, có thể mua dễ dàng tại bất kỳ nhà thuốc Phano nào trên toàn quốc.
- Bộ Túi Y tế Rừng núi: Các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ cho các hoạt động ngoài trời dễ bị xây xát, ngoại cảnh tác động...
- Bộ Túi Y tế Sông nước (Biển): Các sản phẩm hỗ trợ cho các hoạt động dưới nước hoặc say sóng trong những chuyến đi dài trên biển, giúp khách hàng trải nghiệm một kỳ nghỉ đầy năng lượng và vui vẻ nhất.
- Bộ Túi Y tế Gia đình (hay Văn phòng): Với tính sơ cứu đa dụng trong rất nhiều trường hợp, bộ kít với kích thước lớn, tích hợp danh mục thuốc và dụng cụ đa dạng sẽ hỗ trợ tối đa, linh hoạt cho người sử dụng trong những tình huống khẩn cấp nhất.
![]() |
Túi y tế PhanoSafe là dòng sản phẩm sơ cứu tiện lợi, năng động |
• Vì số lượng sản phẩm có hạn, khách hàng có thể liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 18006768, hoặc đặt hàng ngay tại Phanolink - Kênh mua hàng trực tuyến của hệ thống nhà thuốc Phano.
• Website: https://phanolink.com/
• Theo dõi trên Zalo: PHANOLINK
• Email: cskh@phanolink.com
• Tổng đài: 18006768 (miễn phí)
Lệ Thanh
" alt="Ra mắt bộ túi y tế hỗ trợ phòng dịch Covid"/>Trong một lúc rảnh rỗi, mò mẫm trên điện thoại, anh tình cờ nhìn thấy một số điện thoại lạ. Anh gọi lại. Thì ra, số của một cô gái vô tình gọi vào máy anh. Cuộc trò chuyện được diễn ra vài lần. Sau đó, hai người quyết định gặp mặt nhau rồi quen nhau, yêu nhau.
Lúc ấy, cô gái mới 22 tuổi, anh Thành kể lại. Là con gái của một gia đình ở Quảng Trị, cha mất sớm, mẹ đưa cô vào Sài Gòn nhờ bà ngoại nuôi dùm. Nhưng nuôi được một thời gian, bà ngoại không nuôi được nữa nên gửi cô vào một ngôi chùa ở Q. 7.
Bé Nguyên lấy dép cho bố. |
Cuộc tình kéo dài được vài tháng thì cả hai quyết định đến với nhau. Anh đưa người yêu về nhà chung sống được một thời gian. Một người hàng xóm tốt bụng đã cho anh chuồng gà không còn sử dụng để anh sửa sang lại làm chỗ ở. Căn nhà hiện nay của anh có từ đó.
Sau đó, đứa con gái đầu tên Thảo chào đời. 4 năm sau, bé Nguyên cất tiếng khóc. Căn nhà đã chật giờ thêm chật hơn... Khi bé Nguyên được 2 tuổi, vợ anh xin được một chân bán thịt lợn trong chợ đầu mối Bình Điền.
![]() |
Anh Thành chỉ đi bằng tay. |
Cứ tưởng như thế sẽ cải thiện được cuộc sống, anh Thành buồn rầu kể tiếp. 'Được vài tháng, một hôm cô ấy đi bán rồi không về. Không biết có chuyện gì xảy ra, tôi tìm đến nơi cô ấy làm việc. Nghe mọi người nói lại cô ấy và một đồng nghiệp đã cuốn gói đi nơi khác tìm duyên mới. Không biết thực hư thế nào'.
'Buồn lắm chú ơi'. Thành nói với chúng tôi. 'Cháu đã nghĩ, một mình chỉ có 2 tay làm sao nuôi nổi 2 đứa con thơ dại. Nhưng rồi, thương con nên cháu không thể gục ngã được'.
![]() |
Ba cha con anh Thành. |
Nói đến đây, anh Thành chợt ngưng lại. Dường như quá khứ trở về đã làm cho anh lặng đi. Một người đàn ông bình thường nuôi 2 con đã khó, huống chi anh.
'Không thể buông xuôi được chú ơi', Thành nói với chúng tôi bằng giọng quả quyết. Từ đó, ban ngày Thành ở nhà chăm 2 con. Chợ búa, nấu nướng, tắm giặt cho con đều nhờ vào đôi bàn tay còn lại của Thành.
Thấm thoát mà đã 4 năm trôi qua. Năm nay, bé Thảo 10 tuổi, bé Nguyên 6 tuổi. Cả 2 được nhận vào học tại trường Tiểu học Tân Túc 2. Nguyện vọng của anh bây giờ, chỉ mong muốn có được chiếc xe lăn chạy điện để hàng ngày anh đưa 2 con đến trường sau đó đi bán vé số. Chiếc xe lắc hiện đã quá cũ và có dấu hiệu rệu rã.
Bà Trần Thị Kim Loan, 67 tuổi, Tổ trưởng Tổ dân phố 3 đã xác nhận hoàn cảnh của anh Thành. Bà nói, 'Vợ nó bỏ đi đã 4 năm rồi, một mình đã khuyết tật lại phải nuôi con vất vả lắm. Bà con ở đây ai cũng thương cảm.
Do không có hộ khẩu - bà Loan cho biết - nên các cháu không thể đi học được. Bà đã liên hệ với chính quyền địa phương xin giấy tạm trú cho cả gia đình anh Thành sau đó đưa 2 cháu đến trường. Nhà trường cũng rất cảm thông, miễn cho 2 cháu khá nhiều khoản đóng góp. Ngay cả bữa ăn trưa, nhà trường cũng miễn cho 2 cháu.
Chào anh ra về, chúng tôi không sao nén được xúc động trước hình ảnh 3 cha con quyến luyến bên nhau. Chỉ mong anh có nhiều sức khỏe và hai cháu Thảo - Nguyên, chăm ngoan học giỏi để có một tương lai sáng lạn.
Lạc vào bán đảo Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP.HCM) như lạc vào một thế giới khác. Nơi đây yên ả, thanh bình và cũ kỹ hiếm có.
" alt="Người cha nuôi 2 con trong căn nhà 'chuồng gà' giữa Sài Gòn"/>