您现在的位置是:Nhận định >>正文
Cú lừa tình ái của em dâu khiến anh chồng mất hơn 3 tỷ đồng
Nhận định4人已围观
简介Ảnh minh họa của Sohu.Ở Khương Yển,úlừatìnháicủaemdâukhiếnanhchồngmấthơntỷđồtruc tiep bong da Thái C...
![]() |
Ảnh minh họa của Sohu. |
Ở Khương Yển,úlừatìnháicủaemdâukhiếnanhchồngmấthơntỷđồtruc tiep bong da Thái Châu, Giang Tô, Trung Quốc, anh Zhang (47 tuổi) sống độc thân kể từ khi ly hôn vợ.
Các thành viên trong gia đình anh Zhang đều sốt ruột. Họ ra sức giới thiệu bạn gái cho Zhang nhưng anh không thích.
Trong số đó, người nhiệt tình nhất trong việc mai mối là vợ chồng em họ Xu Mou.
Mỗi lần em họ giới thiệu, dù không ưng ý nhưng anh Zhang đều hào phóng đưa phong bì đỏ cho em như một lời cảm ơn.
Sau đó, qua sự giới thiệu của em dâu – vợ của Xu Mou, anh Zhang đồng ý nói chuyện qua mạng với một người phụ nữ tên là Xu Yan.
Sau vài lần trò chuyện, anh Zhang cảm thấy Xu Yan là một người phụ nữ rất thú vị. Cô ta rất hiểu và tâm lý với Zhang. Vì vậy, anh Zhang đã bị người phụ nữ này thu hút.
Một lần, Xu Yan nhắn tin cho Zhang và nói, cô vừa bị tai nạn xe hơi nên cần tiền gấp. Zhang đã cẩn thận nhờ em dâu xác minh. Người em dâu sau một hồi im lặng đã xác nhận sự việc và khuyên anh Zhang nên chi tiền để đổi lấy sự cảm động của bạn gái.
Tin em dâu, anh Zhang bắt đầu hành trình chuyển tiền: Khi thì vì Xu Yan bị tai nạn xe hơi, khi kinh doanh thua lỗ, khi Xu Yan bị ốm …
Tổng cộng, trong 1 năm quen biết qua mạng, anh Zhang đã chuyển 590 lần tiền cho Xu Yan. Tất cả số tiền là 1.02 triệu tệ (khoảng 3,4 tỷ đồng).
Mỗi lần chuyển tiền, Zhang đều cẩn thận gửi cho em dâu, rồi từ em dâu gửi cho Xu Yan.
Tuy nhiên, sau khi tốn một khoản không nhỏ, anh Zhang ngồi suy ngẫm và thấy có gì đó không ổn. Anh bắt đầu nghi ngờ Xu Yan là kẻ đào mỏ nên quyết định nhờ cảnh sát điều tra.
![]() |
Anh Zhang cay đắng nhận ra sự thật về bạn gái. |
Hóa ra, Xu Yan chính là người do em dâu đóng vai.
Sau nhiều lần mai mối, thấy anh Zhang là người hào phóng nhưng lại kỹ tính trong việc chọn bạn gái, người phụ nữ này đã quyết định ra tay.
Cô lập nick có tên Xu Yan rồi nói chuyện với anh Zhang qua mạng xã hội.
Bởi vì đã quen biết và hiểu hoàn cảnh, tính cách của anh Zhang nên không khó để Xu Yan chiếm được cảm tình của người đàn ông này.
Hiện, người phụ nữ lừa đảo đã bị cảnh sát tạm giữ để điều tra nhưng anh Zhang vẫn cảm thấy đau lòng khi bị chính người trong gia đình mình lừa gạt.

Cậu bé quỳ gối bên người mẹ bị ung thư khiến triệu người rơi lệ
Nước mắt lưng tròng, cậu bé xin mẹ vượt qua bạo bệnh, đồng thời hứa sau này sẽ chăm chỉ thi vào đại học, báo đáp công ơn mẹ. Nhưng cuối cùng, người mẹ đã không qua khỏi.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Sunderland vs Millwall, 22h00 ngày 29/3: Thất vọng cửa trên
Nhận địnhHư Vân - 29/03/2025 04:35 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Khủng hoảng Nga
Nhận định Khủng hoảng Nga - Ukraine có thể dẫn đến chiến tranh mạng toàn cầuVào tuần trước, bốn trang web chính phủ của Ukraine cũng đã bị đánh sập. Người dân Ukraine cho biết cũng nhận được tin nhắn giả với nội dung các máy ATM ở nước này không hoạt động.
Với những cuộc tấn công mạng dồn dập như vậy, các chính phủ ở cả hai bờ Đại Tây Dương lo ngại tình hình có thể lan sang các nước khác, trở thành một cuộc chiến tranh mạng diện rộng. Các quan chức ở cả Mỹ và Anh lưu ý các doanh nghiệp hết sức cảnh giác đến vấn đề an ninh mạng trước bối cảnh căng thẳng này. Thủ tướng Estonia - Kaja Kallas cũng cho biết các quốc gia châu Âu nên lưu tâm đến tình hình an ninh mạng ở quốc gia của mình.
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng cho biết một cuộc chiến tranh mạng hoàn toàn có thể xảy ra giữa Nga và phương Tây. John Hultquist, phó chủ tịch phân tích tình báo của Mandiant, nói với CNBC: “Tôi nghĩ điều đó rất có thể xảy ra, nhưng quan trọng là chúng ta phải hiểu rõ thế nào là chiến tranh mạng. Trên thực tế hầu hết các cuộc tấn công mạng mà chúng tôi chứng kiến đều là phi bạo lực và phần lớn có thể xử lý được”.
Các nhà nghiên cứu tại Symantec cho biết phần mềm độc hại được phát hiện ở Ukraine ảnh hưởng đến các nhà thầu chính phủ Ukraine ở Latvia và Lithuania, vì thế nó có khả năng lan sang cả những nước khác.
Toby Lewis, trưởng bộ phận phân tích mối đe dọa tại Darktrace cho biết: “Các cuộc tấn công mạng gây ra những tác động về chuỗi cung ứng toàn cầu, nó có thể sẽ gây ảnh hưởng với các nước phương Tây phụ thuộc vào cùng một nhà thầu và nhà cung cấp dịch vụ”.
Hitesh Sheth, Giám đốc điều hành Vectra AI chia sẻ với CNBCrằng cuộc tấn công mạng đóng vai trò như một phần vũ khí của bất kỳ quốc gia nào, nhằm ám chỉ Nga có thể tiến hành các cuộc tấn công mạng để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây được công bố hồi đầu tuần.
Nga từ lâu đã bị chính phủ các nước và các nhà nghiên cứu an ninh mạng cáo buộc tiến hành các cuộc tấn công mạng và các thực hiện các chiến dịch phát tán thông tin sai lệch. Giờ đây, các chuyên gia cho rằng Nga có thể tung ra nhiều hình thức tấn công mạng tinh vi hơn, nhằm vào Ukraine và có thể cả các nước khác.
Vào năm 2017, một phần mềm độc hại khét tiếng có tên là NotPetya đã lây nhiễm các máy tính trên khắp thế giới. Ban đầu nó nhắm mục tiêu vào các tổ chức Ukraine nhưng sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu, ảnh hưởng đến các tập đoàn lớn như Maersk, WPP và Merck. Các cuộc tấn công được đổ lỗi cho cục tình báo Nga GRU, gây ra tổng thiệt hại lên tới 10 tỷ USD.
Ông Hultquist cho biết, Nga đã khai thác cơ sở hạ tầng ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh và Đức trong một thời gian dài, tuy nhiên họ chưa bao giờ thực sự “bóp cò”. Nếu Nga thực hiện các vụ tấn công mạng để chống lại phương Tây, thì có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng lo ngại.
Về phần mình, Nga khẳng định "chưa bao giờ và không tiến hành bất kỳ hoạt động độc hại nào trên không gian mạng".
Hương Dung(Theo CNBC)
Căng thẳng Nga - Ukraine đặt Big Tech vào thế khó
Cuộc giao tranh quân sự giữa Nga và Ukraine kéo theo một mạng lưới các chiến dịch thông tin sai lệch, đặt các công ty công nghệ lớn vào thế khó xử.
">...
阅读更多Còn những khoảng trống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân
Nhận địnhMỗi người cần tự bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Trên thực tế, Việt Nam đã có khung pháp lý ở mức độ cơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 cùng với hệ thống pháp luật nói chung đã tạo ra nền tảng cần thiết để bảo vệ các quyền đối với dữ liệu của cá nhân.
Chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được quy định rải rác ở rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Một trong số đó là Nghị định 15/2020/NĐ-CP, quy định mức phạt hành chính đối với nhiều loại hành vi xâm phạm quyền riêng tư, bảo vệ thông tin của cá nhân từ 2 triệu đến 70 triệu đồng.
Những người có hành vi vi phạm quyền riêng tư thông tin cá nhân, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 288 Bộ Luật Hình sự 2015.
Cụ thể “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” với khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù, phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu đồng; trường hợp có tình tiết tăng nặng thì phạt tối đa 1 tỷ đồng.
Ngoài ra, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định rất rõ về “Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác” tại Điều 159.
“Tuy nhiên, từ thực tế diễn biến vi phạm pháp luật trong thời gian gần đây cho thấy cả hai tội danh này chưa quy định cụ thể, trực tiếp về các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới dữ liệu cá nhân đang diễn ra”, Vị Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) nhận định.
Nhiều khoảng trống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân
Theo TS Chu Thị Hoa, các quy định về chế tài nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân còn “khá nhẹ”, chưa đảm bảo tính răn đe.
Cụ thể, mức phạt hành chính nặng nhất theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP là 70 triệu đồng; mức phạt hình sự nặng nhất là 200 triệu đồng; thậm chí trong trường hợp xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát thì cũng chỉ bị phạt tối đa 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm (Điều 288, Bộ luật Hình sự 2015).
“So sánh với quy định chung về bảo vệ dữ liệu do Ủy ban châu Âu xây dựng (GDPR) áp dụng mức phạt lên tới 20 triệu Euro, tương đương 500 tỷ đồng thì có thể thấy, mức phạt trong luật pháp Việt Nam còn khá nhẹ, trong khi hậu quả từ hành vi xâm phạm quyền riêng tư có thể rất nghiêm trọng, gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, an toàn và cả tính mạng của không chỉ một mà có thể là nhiều nạn nhân”, TS Chu Thị Hoa chia sẻ.
Vì vậy, phải xem xét bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ đối với dữ liệu cá nhân trong Bộ luật Hình sự. Một số hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân có thể xem xét hình sự hóa như: hành vi thu thập, sử dụng, khai thác, chuyển nhượng trái phép dữ liệu cá nhân. Cần tăng thêm hiệu quả của cơ chế bảo vệ dữ liệu cá nhân thông qua khởi kiện dân sự.
“Bên cạnh những đòi hỏi phải gia tăng mức phạt trong xử lý bằng con đường hành chính hay hình sự, cần đảm bảo hiệu quả giải quyết vụ việc theo cơ chế luật - đó là khởi kiện dân sự. Song song với khởi kiện là các yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại các Điều 13, 14 và 15 Bộ luật Dân sự năm 2015”, TS Chu Thị Hoa nói. Đặc biệt, còn những khoảng trống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân cần được quan tâm. Chẳng hạn, cần đưa ra khái niệm thống nhất cách hiểu về “dữ liệu cá nhân” và “bảo vệ dữ liệu cá nhân”. Một số văn bản luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân có quy định mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp. Do đó, việc ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là cần thiết, bởi luật sẽ bao hàm được nhiều vấn đề mang tính nguyên tắc hơn.
Tự bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường mạng
Việt Nam đã có khung pháp lý ở mức độ cơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân song mỗi người cần tự bảo vệ trên môi trường số, đảm bảo an toàn cho các tài khoản trực tuyến như tài khoản ngân hàng, ví điện tử, thư điện tử, Facebook.
“Việc tự bảo vệ tài khoản trực tuyến, đặc biệt Facebook của bản thân, không bao giờ thừa. Hạn chế và tuyệt đối không chia sẻ thông tin danh tính cá nhân nhạy cảm lên mạng xã hội như hình CMND, CCCD hay chứng nhận tiêm vaccine Covid”, Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) nói.
Theo ông Ngô Minh Hiếu, chỉ nên sử dụng dịch vụ của các tổ chức uy tín, đã được tín nhiệm tại Việt Nam. Tránh cung cấp thông tin cá nhân hay xác minh danh tính cho dịch vụ của các tổ chức chưa được xác nhận như hệ thống app cho vay, tiền ảo. Thực tế cho thấy có tới 80% nguyên nhân lộ, lọt thông tin cá nhân xuất phát từ chính sự bất cẩn của người dùng.
“Không cung cấp thông tin cá nhân khi chưa biết rõ về tổ chức yêu cầu cung cấp cũng như mục đích của việc này”, ông Ngô Minh Hiếu nhấn mạnh.
Khi người dùng sử dụng mạng xã hội càng lâu, chia sẻ càng nhiều thông tin thì “chân dung” của người dùng càng cụ thể, các đơn vị vận hành mạng xã hội sẽ thu thập mỗi ngày và tạo nên cơ sở dữ liệu, đồng thời có thể bán thông tin người dùng cho những đơn vị cần mua.
“Đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và đặc biệt là người dân cần ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia sử dụng các dịch vụ trên không gian mạng”, Vị Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) khẳng định.
Ka Mi
Mua bán dữ liệu cá nhân trên mạng dễ như mua rau
Những năm gần đây, nhiều cuộc bán mua thông tin cá nhân diễn ra công khai, tràn lan trên các trang mạng; lực lượng chức năng các địa phương cũng triệt phá không ít đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Independiente Rivadavia vs Racing Club, 07h00 ngày 28/3: Khô hạn bàn thắng
- Sao Việt 29/8: Nhã Phương gợi cảm, Hồng Đăng nhuộm tóc màu nổi
- Đề thi chuyên Toán Chuyên Sư phạm 2020
- Châu Bùi bị quay lén: 3 cách phát hiện camera quay lén
- Nhận định, soi kèo Young Lions vs Albirex Niigata, 19h00 ngày 28/3: Trận đấu thủ tục
- Bi kịch cuối đời của nhà bác học bạn thân Albert Einstein
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Lyon, 2h45 ngày 29/3: 'Chung kết' sớm
-
Nhiều giảng viên ngừng việc khiến sinh viên không lên lớp. Trao đổi với VietNamNet,PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, cho hay, sứ mệnh của các trường đại học địa phương là đào tạo ra nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương ấy. Khi có nguồn nhân lực chất lượng sẽ giúp phát huy sức mạnh và làm cho nền kinh tế của địa phương đi lên.
Tuy nhiên, theo ông Nhĩ, hiện nay sứ mệnh ấy đang bị nhập nhèm, không được xác định rõ. Điều này dẫn tới việc không ít địa phương muốn cắt giảm ngân sách đáng lẽ chi cho giáo dục để dành cho mục đích khác, thậm chí xảy ra tình cảnh “nơi hô hào nhập vào trường trung ương, nơi khác lại muốn nhập vào các trường lân cận”.
“Thực tế, địa phương cũng không nhận thấy các trường đại học này là những đứa con của mình và cần phải chăm lo, vì thế nhiều tỉnh chỉ muốn đẩy về trung ương để không phải chi ngân sách”, ông Nhĩ thẳng thắn.
Trước thực tế này, ông Nhĩ cho rằng cần phải có sự phân cấp rõ ràng, trong đó trường đại học địa phương sẽ chịu trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, từ đó các trường mới xác định được nhu cầu, quy mô đào tạo phù hợp với đầu ra.
Là các trường nằm cách xa trung tâm kinh tế, xã hội lớn, muốn thu hút được sinh viên, ông Nhĩ cho rằng cần phải đào tạo những ngành có tính ứng dụng cao và phù hợp với điều kiện của địa phương. Nếu chỉ sao chép y nguyên các ngành giống như những trường ở khu vực thành phố lớn sẽ rất khó cạnh tranh trong công tác tuyển sinh.
Bên cạnh đó, theo ông Nhĩ, việc phân luồng và định hướng hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn cũng là điều cần phải chú trọng.
“Khi học sinh không được thông tin đầy đủ, sát sườn về ngành học và nhu cầu nguồn nhân lực của các địa phương, cùng với việc phân luồng không tốt sẽ dẫn tới hệ lụy không thể tuyển sinh được”, ông Nhĩ nói.
Trong khi đó, TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến các trường địa phương rơi vào thế khó.
Trong đó, nhiều ngành đào tạo của các trường đại học chưa hấp dẫn hoặc không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nên khó để thu hút được các thí sinh. Các địa phương cũng chưa có nhiều nghiên cứu tổng thể về nguồn nhân lực, nhu cầu nguồn nhân lực với thị trường của từng vùng để đặt hàng phù hợp.
Để xảy ra tình trạng nợ lương giảng viên, nhân viên kéo dài, theo ông Khuyến, một phần còn do các trường chưa năng động, chỉ trông chờ vào ngân sách địa phương, học phí. Trong khi đó, việc hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả như mong muốn nên các trường chưa có thêm nguồn thu từ đây, dẫn đến tình trạng khó khăn kéo dài.
Vì thế, ông Khuyến cho rằng, các trường cần năng động tìm kiếm nguồn thu từ các hoạt động khác, chẳng hạn chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, các trường cũng phải linh hoạt trong điều chỉnh chỉ tiêu, dựa theo những biến động về nguồn nhân lực của đại phương để đào tạo cho phù hợp.
“Nếu chỉ thụ động làm theo nhiệm vụ được giao và trông chờ ngân sách hay học phí sẽ rất khó khăn”, ông Khuyến nói.
Nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học cũng cho rằng để thu hút thí sinh vào các trường đại học địa phương, cần có sự ưu đãi về học phí.
“Tại nhiều nước, học phí ở các trường địa phương chỉ bằng 1/5-1/6 học phí các trường tại những thành phố lớn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sinh viên “được ăn cơm nhà học đại học”. Nhưng tại Việt Nam, chúng ta có xu hướng cao bằng. Vì thế, học sinh mới đổ xô tới theo học tại các trường ở thành phố thay vì chọn các đại học địa phương”.
Vì thế, ông Khuyến cho rằng, địa phương phải cân đối phân bổ ngân sách xứng đáng cho trường đại học. Ngoài ra, chính cộng đồng doanh nghiệp địa phương cũng cần phải có trách nhiệm chung tay hỗ trợ các trường địa phương, bởi đây sẽ là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực để doanh nghiệp sử dụng trong tương lai.
Giảng viên đồng loạt ngừng việc: Cấp thêm 4,6 tỷ đồng 'giải cứu'Tỉnh Quảng Nam cấp thêm 4,6 tỷ đồng nhằm ‘giải cứu’ Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam đang nợ lương cán bộ, giảng viên." alt="Đằng sau thực trạng các trường đại học, cao đẳng nợ lương hàng loạt giảng viên">Đằng sau thực trạng các trường đại học, cao đẳng nợ lương hàng loạt giảng viên
-
Khoai tây mọc mầm tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc. Ảnh minh họa: Dailysabah Các mảng xanh trên khoai tây cho thấy sự hiện diện của độc tố solanine, có thể gây ra triệu chứng bất ổn tiêu hóa cũng như ảo giác, tê liệt thậm chí tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng.
Ngoài ra, Tiến sĩ Choudhry cho biết chất độc solanine cũng có thể bám vào mầm hình thành trên khoai tây khi tiếp xúc với môi trường sáng, ẩm trong 1-2 tuần.
Trong video trên mạng xã hội của mình, vị bác sĩ kể câu chuyện về Maria Harless, một phụ nữ trẻ sống ở Denver (bang Colorado, Mỹ). Hôm xảy ra sự việc, Maria đã ăn món khoai tây nghiền. Giữa đêm, Maria chợt tỉnh giấc, nôn mửa và đau đầu dữ dội. Khi cô đến khoa cấp cứu, các bác sĩ nhận ra nguyên nhân gây ra tình trạng trên là 1 củ khoai tây nảy mầm.
“Cô ấy bị ngộ độc solanine - chất độc thần kinh sinh sôi từ khoai tây xanh và nảy mầm. Ăn một lượng lớn khoai tây như vậy có thể gây tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, nhịp tim không đều và trong những trường hợp nặng có khả năng gây tử vong”, Tiến sĩ Choudhry giải thích.
Bác sĩ trên cũng biết tới một trường hợp gia đình 7 người chỉ còn 5 vì ngộ độc từ khoai tây hỏng. “Nếu bạn thấy khoai tây có biểu hiện như vậy, hãy thận trọng, nên vứt bỏ và mua mới”, Tiến sĩ Choudhry khuyên.
Nảy mầm, chuyển màu xanh và vị đắng có thể là dấu hiệu của sự hiện diện của chất độc. Khoai tây có các hiện tượng này nếu không được bảo quản trong bóng tối. Khi được cất trong điều kiện quá ấm, quá sáng hoặc quá ẩm, mắt khoai sẽ bắt đầu phát triển.
Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu, liều lượng độc hại là 1mg solanine trở lên trên một kg trọng lượng cơ thể.
Tuy nhiên, nếu khoai tây cứng và mầm nhỏ, việc cắt đi phần mầm có thể giúp loại bỏ độc tố. Tương tự như vậy, gọt vỏ cũng giảm mức độ solanine vì hợp chất này tập trung nhiều nhất bên dưới lớp vỏ.
Dược liệu độc có nguồn gốc từ 5 cây quen thuộc
Danh mục dược liệu độc làm thuốc nguồn gốc thực vật do Bộ Y tế ban hành đề cập tới trúc đào, xoan, gấc…" alt="Bác sĩ cảnh báo 3 dấu hiệu khoai tây có độc">Bác sĩ cảnh báo 3 dấu hiệu khoai tây có độc
-
- Ông Huỳnh Công Sơn, Hiệu trưởng Trường tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, Long An để xảy ra sự việc cô giáo quỳ gối trước phụ huynh được chuyển sang dạy học tại một trường cấp 2 trên địa bàn.
Sau khi cách chức, hiệu trưởng để cô giáo quỳ gối xuống làm giáo viên cấp 2
-
Nhận định, soi kèo Colo Colo vs Palestino, 04h15 ngày 28/3: Như một thói quen
-
Han So Hee và Ryu Jun Yeol. Chuyện tình của Han So Hee, Ryu Jun Yeol và Lee Hyeri gây tranh cãi suốt nửa tháng qua. Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 15/3, khi Ryu Jun Yeol và Han So Hee bị phát hiện hẹn hò ở Hawaii (Mỹ). Cùng ngày, công ty quản lý của Ryu Jun Yeol xác nhận anh đang ở Hawaii nhưng từ chối bình luận về các tin đồn đời tư. Còn công ty quản lý của Han So Hee phủ nhận tin cô đang đi nghỉ với tài tử hơn 8 tuổi mà chỉ thông tin rằng nữ diễn viên đang đi chơi với người bạn thân.
Ngay sau đó, Lee Hyeri - bạn gái cũ Ryu Jun Yeol trong 7 năm - đăng tải trạng thái với dòng chữ "Thật thú vị" trên trang cá nhân. Điều này khiến Han So Hee phản ứng cực kỳ gay gắt, chỉ trích Hyeri với hàm ý "không liên quan đến người đã có bạn gái". Sau đó, cô lại xác nhận mối quan hệ với Ryu Jun Yeol.
Trước nhiều bình luận ác ý, Han So Hee lên tiếng giải thích về những đồn đoán mối quan hệ tình cảm của mình, song đều bị khán giả cáo buộc là "tiểu tam", "mỹ nhân nói dối" khi có cách ứng xử bốc đồng, phát ngôn hai lời. Hình ảnh của Han So Hee dần xấu đi trong mắt người hâm mộ khiến cô bị 2 thương hiệu lớn ngừng hợp tác quảng cáo.
Han So Hee 'quay xe' xác nhận đang hẹn hò Ryu Jun Yeol, phủ nhận là kẻ thứ 3Han So Hee xác nhận đang hẹn hò tài tử 'Reply 1988' Ryu Jun Yeol và phủ nhận là tiểu tam." alt="Hậu lùm xùm, Han So Hee và Ryu Jun Yeol chính thức chia tay sau 2 tuần hẹn hò">Hậu lùm xùm, Han So Hee và Ryu Jun Yeol chính thức chia tay sau 2 tuần hẹn hò