TheàMautăngcườngtuyêntruyềnxửlýhoạtđộnglừađảoquamạng lịch bóng đá giao hữuo đó, Sở Thông tin và Truyền thông yêu cầu cổng Thông tin điện tử tỉnh và Trang Thông tin điện tử các sở ngành, địa phương trong tỉnh đăng tải các văn bản chỉ đạo, tổ chức phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông báo phương thức, thủ đoạn, tính quy luật hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản (nhất là qua mạng viễn thông, mạng xã hội, internet) để cán bộ, đảng viên và nhân dân cảnh giác, phòng tránh, tố giác tội phạm và phối hợp với các cơ quan chức năng trong phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. UBND các huyện và thành phố Cà Mau, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 09/6/2020 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg, trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức và thủ đoạn lừa đảo; chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin và Trung tâm Văn hóa Truyền thông và Thể thao đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Lừa đảo trực tuyến ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng về mức độ tinh vi và quy mô. Ghi nhận của Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy trong 9 tháng năm 2024 đã tiếp nhận hơn 22.200 phản ánh về trường hợp lừa đảo trực tuyến do người dùng Internet gửi về Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, trong đó hơn 80% vụ việc liên quan đến chiếm đoạt tài sản thông qua các hình thức lừa đảo kỹ thuật số như giả mạo ngân hàng, ví điện tử, và lừa đảo đầu tư. Đặc biệt, 70% các trường hợp lừa đảo đến từ các nền tảng mạng xã hội như Zalo và Facebook. Theo các chuyên gia, các thông tin, dữ liệu mà kẻ tấn công thường nhắm đến: Họ tên, ngày tháng năm sinh; Số định danh giấy tờ tuỳ thân; Thông tin thẻ tín dụng hoặc thông tin thẻ ghi nợ; Hợp đồng, dự án của doanh nghiệp; Địa chỉ email Số điện thoại di động; Mật khẩu đăng nhập; Địa chỉ nhà… Thống kê từ Bộ Công an cho thấy, chỉ trong tháng 8/2024 đã có 815 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó 55% là qua mạng. Đáng chú ý, các thủ đoạn lừa đảo qua mạng đã trở nên đa dạng và phức tạp, từ giả mạo các cơ quan nhà nước đến lập các trang web và tài khoản mạng xã hội giả mạo để thu hút sự quan tâm của người dân. Để giúp người dân phòng tránh lừa đảo trực tuyến, cơ quan Công an đưa ra yêu cầu, đề nghị người dân ghi nhớ, thực hiện tốt khẩu hiệu: “2 phải; 4 không” để phòng, chống, ngăn chặn tội phạm lừa đảo trực tuyến, bảo vệ tài sản. Trong đó, 2 phải là: Phải thường xuyên cảnh giác, chủ động bảo mật các thông tin cá nhân, nhất là các thông tin quan trọng; phải liên hệ với công an khi có nghi ngờ, khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo. 4 không gồm: Không hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn, các thông tin mà người lạ gửi đến có nội dung xấu liên quan đến cá nhân và người thân, thông báo có liên quan đến các vụ việc, vụ án… Không tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng; Không kết bạn với người lạ trên mạng xã hội; Không được cung cấp các thông tin cá nhân để đối tượng có thể lợi dụng; khi các cá nhân không quen biết yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, hoặc yêu cầu chuyển tiền, hay làm một số việc thì tuyệt đối không được làm theo. Đình Sơn |