Bóng đá

Nhận định, soi kèo Hebar Pazardzhik vs Lokomotiv Plovdiv, 18h30 ngày 3/4: Tin vào đội khách

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-07 04:55:30 我要评论(0)

Hồng Quân - 02/04/2025 16:58 Nhận định bóng đ lich cup falich cup fa、、

ậnđịnhsoikèoHebarPazardzhikvsLokomotivPlovdivhngàyTinvàođộikhálich cup fa   Hồng Quân - 02/04/2025 16:58  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Đã 6 năm qua, ngày nào cũng vậy, khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ thì Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng Tổ công tác cắm bản Rào Tre (BĐBP Hà Tĩnh) thức dậy từ lúc tinh mơ, đi từng gian nhà sàn, gõ từng cánh cửa, gọi từng em học sinh dân tộc Chứt tới trường.

{keywords}

Khi Trung tá Dương Thanh Tịnh tới gọi đi học thì nhiều học sinh vẫn đang ngái ngủ.

Đồng hồ báo thức di động

Bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê) - nơi 37 hộ với 135 người dân tộc Chứt đang sinh sống nằm ở vùng rừng núi hoang sơ, ngay dưới chân núi Ka Đay hùng vĩ.

Lúc chúng tôi tới nơi, trời cũng đã nhá nhem tối. Từ xa, những ngôi nhà gỗ của người Chứt chạy quanh, yên bình dưới núi rừng trung điệp.

Hướng ánh mắt ra xa, Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng Tổ công tác cắm bản Rào Tre (BĐBP Hà Tĩnh) chia sẻ, mới đó mà đã 25 năm, kể từ khi BĐBP đưa người Chứt về trú ngụ ở bản Rào Tre.

“Để người Chứt thực sự hòa nhập với cuộc sống của thế giới văn minh, hiện đang còn gian nan lắm”, trung tá Tịnh chia sẻ.

Ngay việc cho học sinh Chứt tới trường  cũng rất khó khăn. Sáng nào, anh Tịnh cũng phải tới gọi từng em dậy đi học.

Nhìn vẻ mặt không hiểu chuyện của chúng tôi, trung tá Tịnh tiếp lời: "Nếu các anh muốn biết, sáng sớm ngày mai, đi cùng với tôi".

{keywords}

Đã 6 năm qua, không kể mùa đông hay mùa hè, trời chưa sáng thì trung tá Tịnh đã dậy và đến từng nhà để gọi trẻ em dậy đi học.

5h40, chúng tôi theo chân trung tá Tịnh đi khắp bản. Ngôi nhà đầu tiên mà chúng tôi ghé nằm kế bên Tổ công tác, nhà của bà Hồ Thị Nam. Nhà bà Nam có 2 cháu đang độ tuổi tới trường là Hồ Thị Xuân Hiên (lớp 4) và Hồ Đức (lớp 2).

"Hiên ơi, Đức ơi.! Dậy đánh răng, rứa mặt rồi qua nhận sữa, lấy xe để đi học",anh Tịnh gọi.

Sau mấy tiếng gọi, ngôi nhà vẫn im phăng phắc. Anh Tịnh lại gọi thêm mấy lần. Lúc này, có một người phụ nữ đầu tóc lù xù từ trong nhà bước ra, giọng lí nhí: "Hai đứa vẫn đang ngủ chú ạ".

"Đấy, chú coi, đến bố mẹ chúng còn ngủ thì lấy ai đánh thức chúng dậy đi học. Trước đây, khi đi gọi mấy đứa, mình còn phải cầm theo "cái "roi" (một cành cây nhỏ). Đứa nào không nghe lời, phải đưa roi ra chúng mới chịu dậy",Trung tá Tịnh lắc đầu nói.

Nói là roi nhưng với bà con dân bản, đó chỉ là sự yêu thương, quan tâm của trung tá Tịnh đối với trẻ em ở đây.

"Phụ huynh" của học sinh Chứt

{keywords}

Trung tá Tịnh luôn theo sát, để đảm bảo rằng, các học sinh luôn tới lớp đầy đủ.

Dù đã gần 6h30 nhưng sau một vòng đi quanh bản, nhà nào cũng đang "đóng cửa cái then" im lìm. Phải khi Trung tá Tịnh tới gọi cửa thì lúc ấy các gia đình mới đánh thức con cái họ dậy rửa mặt.

Ở Rào Tre, có tất cả 42 em ở trong độ tuổi tới trường. Ngoài 17 học sinh học trường Dân tộc nội trú (thị trấn Hương Khê), 2 em học ở miền nam thì 8 em mầm non, 15 tiểu học, học ở trong xã.

Để "vận động" được 23 học sinh này tới trường là cả một quá trình khá gian nan.

{keywords}

Các học sinh Chứt tới Tổ công tác của BP nhận sữa, nhận xe đạp đi học. Học xong, các em sẽ đưa xe về để tại Tổ công tác. Xe bị hỏng hóc gì các chú biên phòng đều tự sửa giúp.

Ông Đinh Xuân Thường, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Hương Liên cho hay, trước đây, khi trường THCS&THPT Dân nội trú Hương Khê còn tiếp nhận học sinh lứa mầm non và tiểu học thì không sao.

Nhưng cách đây 6 năm, có quy định trường nội trú chỉ nhận học sinh từ lớp 6 trở lên, học sinh mầm non, tiểu học sẽ theo học tại các trường của xã. Nên các em học sinh Chứt không còn "mặn mà" chuyện tới trường.

Cũng từ đó, trung tá Dương Thanh Tịnh trở thành "đồng hồ báo thức" cho học sinh Chứt tới trường đều đặn.

{keywords}

Trung tá Dương Thanh Tịnh - chiếc đồng hồ báo thức di động của học sinh Chứt.

Nói về những ngày đầu, trung tá Tịnh kể, công việc này tưởng như đơn giản nhưng lại rất mệt. Bởi học sinh nơi đây chẳng hề "tự giác", chúng cứ ngủ "đã đời" rồi la cà từ đầu tới cuối bản.

“Có khi, nghe thấy tiếng mình ở đầu bản là một số em lại bỏ lên rừng, gần trưa mới dám mò xuống vì sợ "bắt" đi học”,anh nhớ lại.

Những đứa trẻ sau khi được đánh thức, vệ sinh xong sẽ được dẫn qua Tổ công tác để nhận sữa, xe đạp đi học. Kể cả việc đơn giản này, anh Tịnh cũng phải kèm, bởi, một số đứa khi không thấy anh thì quay lại…ngủ tiếp.

"Mình còn phải đi cùng chúng tới gần trường rồi mới về. Chứ nhiều khi, mấy đứa ham chơi, không vào trường mà đạp xe đi chơi. Ngày nào, mình ốm đau hay bận việc, không đi gọi từng đứa thì i như rằng, ngày đó, các em lại không tới lớp.

Những hôm hơi mệt thì mình cố gắng đi. Lúc đau không đi được, phải nhờ người khác gọi thay. Mình làm thế, để cho các cháu vào nế nếp, tự giác", vị tổ trưởng chia sẻ.

Nhờ sự tận tình của trung tá Dương Thanh Tịnh, hàng chục học sinh Chứt đã dần đã hình thành được sự tự giác, chăm chỉ tới lớp. Thế nhưng, đã thành thói quen, sáng nào trung tá Tịnh vẫn tới từng nhà, gõ từng cánh cửa để thức các em học sinh dân tộc Chứt tới trường.

Anh Tịnh tâm sự: "Phải giúp các em có con chữ, để sau này còn giúp người Chứt hòa nhập với cộng đồng".

  • Văn Đức - Duy Tuấn
" alt="Chiếc ‘đồng hồ báo thức’ di động của học sinh Chứt" width="90" height="59"/>

Chiếc ‘đồng hồ báo thức’ di động của học sinh Chứt

- Dù đang học lớp 2, lớp 3 thậm chí lớp 4,  nhiều học sinh người dân tộc Chứt vẫn chưa viết nổi tên mình.

Dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) có 37 hộ dân với 135 nhân khẩu. Trong số này, có 42 học sinh ở độ tuổi tới trường; 8 em lứa mầm non và 15 em học ở trường tiểu học tại xã.

Lúc chúng tôi tới nơi cũng đã gần ngày bế giảng năm học. 

{keywords}

Ngoài 17 học sinh học trường Dân tộc nội trú (thị trấn Hương Khê), 2 em

học ở tỉnh khác thì có 8 em lứa mầm non và 15 em học ở trường tiểu học tại

xã.

Đưa giấy bút cho em Hồ Văn Ngọc, học lớp 3B, trường tiểu học Hương Liên, chúng tôi "nhờ" viết ra những chữ cái, con số và tên tuổi.

Sau một hồi hí hoáy, em Ngọc chỉ viết được dãy chữ cái"a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê"rồi cắn đầu bút. Chúng tôi bảo Ngọc viết tên mình thì em lí nhí: "Em chỉ biết từng này thôi".

{keywords}

Em Hồ Thị Thu, học lớp 3A, viết tên mình nhưng sai chính tả.

Với sự trợ giúp từ các bạn, em Hồ Thị Thu, học lớp 3A cũng đã viết ra tên của mình với nét chữ nguệch ngoạc và sai…chính tả: "Hồ thu thu".Thu cũng chỉ bập bẹ viết được ít chữ cái, con số  đơn giản.

Em Hồ Viết Luận, học lớp 2A thì chỉ viết được mỗi chữ"a" còn hỏi gì em cũng lắc đầu nguầy nguậy: "Em không biết".

{keywords}

Trong số 15 học sinh Chứt, chỉ có mỗi em Hồ Thị Xuân Hiên là khá hơn

3/15 họcsinh Chứt biết viết "sơ sơ"

Cùng chung cách hỏi như vậy, chúng tôi thực sự bất ngờ khi chỉ có mỗi em Hồ Thị Xuân Hiên (học lớp 4B) viết rõ tên mình và làm đúng vài phép toán đơn giản.

Là người có thâm niên 15 năm bám bản, giúp người Chứt hòa nhập với cộng đồng, Trung tá Dương Thanh Tịnh- Tổ trưởng tổ công tác cắm bản Rào Tre (BĐBP Hà Tĩnh) nói, ngay đến việc đi học, phải có người gọi thì các em mới chịu tới trường.

Có những buổi, đang học ở lớp nhưng "không thích" thì các em lại bỏ về đi chơi. Bố mẹ lại không biết chữ nên cũng không bao giờ quan tâm tới việc học của con.

Trao đổi với VietNamNet,thầy Trần Văn Đạt, giáo viên trường tiểu học Hương Liên cho biết, hiện chỉ có 3/15 học sinh biết đọc, biết viết "sơ sơ".

Còn lại, kiến thức của học sinh lớp 2, 3, 4 không bằng học sinh lớp 1 của người Kinh.

Theo thầy giáo, 3 ngày cho học chữ "a" thì nhớ, nhưng sang ngày thứ 4, hỏi lại thì các em lại quên.

Bình thường, vào buổi sáng, các em học sinh Chứt vẫn tới trường Tiểu học Hương Liên nhưng chủ yếu là học cách "hòa nhập" với học sinh người Kinh.

Khoảng gần 3 tháng cuối học kỳ II, nhà trường tổ chứccho 15 em học sinh Chứt tập trung vào buổi chiều để học chữ cái, chữ số nên cóphát triển…đôi chút.

Nhưng rồi qua nghỉ hè, sang năm thì "bắt đầu lại từ đầu".

Sẽ bỏ học nếu ở lại lớp

 “Năng lực của học sinh Chứt cách xa người Kinh. Nếu cứ cho học học chung thì số học sinh Chứt chắc chắn mù chữ”, ông Đinh Xuân Thường, Bí thư xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh) nói.

{keywords}

Ông Đinh Xuân Thường

Kết thúc năm học, các em lại được lên lớp "đều đều” bởi nếu cho ở lại lớp, các em sẽ…bỏ học vì tự ái.

Ông Thường xác nhận có nhiều học sinh Chứt không biết chữ, dù học lớp 3, lớp 4.

Đầu học kỳ II năm học 2014 - 22015, Phòng GD&ĐT huyện hương Khê đã tiến hành khảo sát năng lực của học sinh Chứt thì nhận ra vấn đề. Sau đó, phòng đã giao cho trường dạy phụ đạo vào buổi chiều cho số học sinh này.

"Việc khảo sát tiến hành muộn, hợp lý hơn thì phải đầu năm để thầy cô giáo có thể bám sát từng em, có phương án dạy phù hợp ", ông Thường nhận xét.

Vào dịp hè, Tổ công tác cắm bản của BĐBP Hà Tĩnh lại tổ chức lớp học phụ đạo cho những học sinh Chứt và thầy cô chính là những sinhviên tình nguyện.

Tuy nhiên, những lớp học "chữa cháy" cũng chỉ kéo dài không quá một tháng nên các em tiếp thu không được là bao.

{keywords}

Thầy Lê Mạnh Hà

Thầy Lê Mạnh Hà, Hiệu trưởng trường tiểu học Hương Liên cho biết, nhà trường chỉ tập trung dạy tiếng Việt để giúp học sinh Chứt hòa nhập, làm quen với người Kinh, còn việc học kiến thức thì “không quá nặng nề”.

Tuy nhiên, cuối năm nhà trường sẽ kiểm tra lại kiến thức học sinh Chứt, những em nào không đáp ứng đủ yêu cầu thì chưa cho lên lớp ngay mà vào ngày hè sẽ cho ôn lại. Việc tổ chức lớp phụ đạo buổi chiều cho học sinh Chứt được thầy cô dạy bằng sự tâm huyết với học sinh, chứ không có kinh phí hỗ trợ, kể cả chuyện ăn bán trú của các em.

Trao đổi với VietNamNet,ông Nguyễn Hồng Tư, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT Hà Tĩnh thông tin, Sở liên tục chỉ đạo cácthầy, cô giáo kèm cặp học sinh Chứt. Thế nhưng, để giúp các em tiến bộ trong học hành, cần phải có giải pháp đồng bộ, chứ không riêng gì trách nhiệm của ngành giáo dục.

Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng tổ công tác cắm bản rào Tre (BĐBP Hà Tĩnh) đè xuất: Buổi sáng vẫn cho các em theo học lớp với học sinh Kinh đểgiúp các em hòa nhập. Còn buổi chiều, sẽ mở lớp ở đơn vị, nhà trường chỉ cần cử2 thầy, cô giáo qua dạy. Ý tưởng này đang chờ quyết định từ trường tiểu họcHương Liên.

" alt="Về nơi học sinh không biết chữ… vẫn lên lớp" width="90" height="59"/>

Về nơi học sinh không biết chữ… vẫn lên lớp