Theo bà Nguyễn Thị Hồng Vân – Chủ tịch UBND P.11, Q.5, chính quyền sẽ hỗ trợ 50 triệu đồng cho mỗi hộ dân nếu di dời trong thời gian từ trước Tết Nguyên đán Quý Mão đến ngày 15/2/2023.
Nếu di dời từ ngày 16/2/2023 đến ngày 28/2/2023 thì mỗi hộ được hỗ trợ 30 triệu đồng. Những hộ dân di dời sau ngày 28/2/2023 thì sẽ không được hỗ trợ.
Quá trình di dời về nơi tạm cư, Chủ tịch UBND P.11, Q.5 cho biết, chính quyền sẽ hỗ trợ các hộ dân chi phí vận chuyển đồ đạc, vật dụng. Tại nơi tạm cư mới, ngoài việc không phải trả tiền thuê nhà, các hộ dân còn được miễn phí 2 năm phí quản lý.
Vấn đề các hộ dân cư ngụ tại chung cư cũ 440 Trần Hưng Đạo quan tâm là phương án bồi thường. Theo cư dân N.V.P, tập thể người dân ở đây rất ủng hộ chủ trương di dời để xây dựng mới chung cư.
Nhưng theo ông P., kể từ khi chung cư 440 Trần Hưng Đạo có kết luận kiểm định là chung cư nguy hiểm cấp D, hơn 5 năm qua các hộ dân vẫn chưa được thông báo về phương án bồi thường. Điều này dẫn đến các hộ dân vẫn chưa yên tâm khi di dời đến nơi tạm cư.
Lãnh đạo UBND P.11, Q.5 cho biết, địa phương đã đề xuất, kiến nghị về phương án bồi thường và đang chờ UBND Thành phố chấp thuận. Chính quyền địa phương mong muốn các hộ dân đồng thuận di dời về nơi tạm cư để đón Tết Nguyên đán cho khang trang, an toàn hơn.
Chung cư cũ 440 Trần Hưng Đạo, P.11, Q.5 toạ lạc trên khu đất 241,5m2, quy mô gồm trệt, lửng, hai lầu, sân thượng và mái bê tông cốt thép. Chung cư có 19 căn hộ thuộc sở hữu của người dân và 2 căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước.
Theo kết luận kiểm định của Trung tâm Thông tin và Dịch vụ Xây dựng, Sở Xây dựng TP.HCM vào năm 2016, chung cư 440 Trần Hưng Đạo là nhà chung cư cấp D, khả năng chịu lực của kết cấu không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể. Do đó cần phải di dời, phá dỡ khẩn cấp.
Sau khi phá dỡ, khu đất tại chung cư 440 Trần Hưng Đạo sẽ được đầu tư công trình thương mại – dịch vụ. Theo quy hoạch, dự án có diện tích đất phù hợp quy hoạch là 170m2, mật độ xây dựng 81,5%, hệ số sử dụng đất 4.89, tầng cao tối đa là 6 tầng.
Nghị quyết 17 ngày 7/3/2020 của Chinh phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 đã đề cập đến việc cần tăng cường thuê dịch vụ CNTT của doanh nghiệp; thúc đẩy ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước.
Trong phát biểu tại buổi làm việc của Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử hồi tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử. Bộ trưởng cũng chi rõ các công nghệ nền tảng, chủ chốt trong Chính phủ điện tử mà các doanh nghiệp Việt Nam phải làm chủ được, đó là: mật mã, nền tảng chia sẻ dữ liệu, an toàn, an ninh mạng và điện toán đám mây.
Nhận định điện toán đám mây là hạ tầng của hạ tầng, người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, trong phát triển Chính phủ điện tử, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phải làm chủ được hạ tầng quan trọng này.
Tiếp đó, tại lễ phát động chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng nền tảng điện toán đám mây Việt Nam được tổ chức ngày 22/5/2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định, điện toán đám mây là thành phần quan trọng nhất của hạ tầng số. Hạ tầng số phải được đầu tư trước để thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.
“Việt Nam phải làm chủ được hạ tầng số, tương tự như những gì đã làm được với ngành viễn thông. Hạ tầng số cũng chính là hạ tầng viễn thông cộng thêm nền tảng điện toán đám mây. Bởi vậy, làm chủ nền tảng điện toán đám mây là rất quan trọng đối với đất nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo phân tích của đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, ứng dụng điện toán đám mây ở Việt Nam hiện nay trong cơ quan nhà nước chủ yếu ở hai loại là thuê dịch vụ điện toán đám mây của doanh nghiệp và ứng dụng điện toán đám mây trong hệ thống CNTT của cơ quan nhà nước.
Trong đó, về thuê dịch vụ điện toán đám mây của doanh nghiệp, ngoài các dịch vụ như thuê đường truyền, các cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều lúng túng về lựa chọn các dịch vụ điện toán đám mây phù hợp để thuê và quản lý sử dụng dịch vụ có hiệu quả đáp ứng các yêu cầu, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Đây cũng là loại hình mang đầy đủ các tính chất của điện toán đám mây.
Đối với ứng dụng điện toán đám mây trong hệ thống CNTT của cơ quan nhà nước, hiện nay mới chỉ ở mức độ sử dụng các công nghệ ảo hóa hạ tầng của cơ quan nhà nước. Trong tương lai có thể sẽ triển khai xây dựng đám mây riêng của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai ra sao sẽ phụ thuộc vào các bài toán cụ thể, đặc thù và khó hướng dẫn chung.
Trước đó, vào ngày 3/4/2020, Bộ TT&TT đã có hướng dẫn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn này chủ yếu là cung cấp các tiêu chí kỹ thuật hạ tầng, chưa hướng dẫn được các vấn đề còn lúng túng trong quá trình ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây nêu trên.
Vì thế, để tăng cường thuê dịch vụ CNTT của doanh nghiệp, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước, đồng thời sử dụng dịch vụ điện toán đám mây phục vụ phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, Cục Tin học hóa đã nghiên cứu kinh nghiệm thế giới và đặc điểm hoạt động thuê dịch vụ CNTT hiện tại để xây dựng “Tài liệu hướng dẫn ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây và thuê dịch vụ điện toán đám mây trong cơ quan nhà nước”.
Cục Tin học hóa cũng cho biết, tài liệu hướng dẫn ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây và thuê dịch vụ điện toán đám mây có đối tượng áp dụng là cơ quan nhà nước các cấp tại Trung ương và địa phương sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của doanh nghiệp trong hoạt động ứng dụng CNTT của mình; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây để tham khảo, xây dựng các dịch vụ điện toán đám mây cung cấp cho cơ quan nhà nước đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Tài liệu này cung cấp những chỉ dẫn cần thiết trong việc triển khai áp dụng, sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của doanh nghiệp vào hoạt động ứng dụng CNTT tại cơ quan một cách tin cậy và hiệu quả.
Cụ thể, hướng dẫn tập trung vào một số điểm như: Xác định các hoạt động ứng dụng CNTT phù hợp để sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, theo đó cơ quan nhà nước sẽ có hướng dẫn để chọn lựa các hoạt động nghiệp vụ phù hợp để đưa lên đám mây và cân nhắc phương án thuê dịch vụ điện toán đám mây hoặc đầu tư xây dựng, vận hành riêng phù hợp hơn với nhu cầu của mình;
Hoạt động đánh giá, lựa chọn, quản lý dịch vụ điện toán đám mây: cơ quan nhà nước sẽ được chỉ dẫn các hoạt động cần thiết để đánh giá lựa chọn dịch vụ; quy trình để thực hiện xác định nhu cầu, khảo sát đánh giá, thuê dịch vụ, quản lý vòng đời dịch vụ và các hoạt động cần phải quan tâm khi kết thúc thời gian thuê dịch vụ điện toán đám mây.
Các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có thể xem “Tài liệu hướng dẫn ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây và thuê dịch vụ điện toán đám mây trong cơ quan nhà nước” mới được Cục Tin học hóa xây dựng tại đây.
Vân Anh
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam phải làm chủ được hạ tầng số, tương tự như những gì đã làm được với ngành viễn thông. Đây chính là cơ hội để thúc đẩy Make in Vietnam.
" alt=""/>Hướng dẫn ứng dụng, thuê dịch vụ điện toán đám mây trong cơ quan nhà nướcThứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, việc Bộ TT&TT phát triển và đưa vào sử dụng Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia PayGov là một giải pháp để tháo gỡ nút thắt trong việc thúc đẩy triển khai và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Các bộ, ngành, địa phương thực hiện kết nối, sử dụng PayGov sẽ hoàn thành chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020 và đặc biệt là người dân, doanh nghiệp có thể thanh toán dễ dàng, thuận tiện khi sử dụng dịch vụ công.
Theo đó, hệ thống PayGov sẽ không làm chức năng thanh toán mà thực hiện chức năng tạo lập nền tảng hỗ trợ cho các Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử kết nối với các hệ thống thanh toán trung gian; từ đó tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp tra cứu, tìm kiếm, thực hiện thanh toán, mọi lúc, mọi nơi, mọi kênh. Đồng thời, hệ thống giúp các cơ quan cung cấp dịch vụ công có thể kết nối với mọi hệ thống thanh toán trung gian, thực hiện tra soát, đối soát và quyết toán thống nhất trên toàn quốc.
![]() |
Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia PayGov. |
Theo Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), hệ thống PayGov được thiết kế để giải quyết 3 vấn đề chính, trong đó có việc kết nối. Cổng dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành địa phương chỉ cần kết nối với Cổng PayGov với một giao điện thống nhất là có thể sử dụng các tiện ích của tất cả trung gian thanh toán. Các trung gian thanh toán cũng chỉ cần kết nối đến Cổng PayGov là có thể tiếp cận, cung cấp dịch vụ cho tất cả bộ, ngành, địa phương.
Cổng PayGov còn cung cấp công cụ hỗ trợ giải quyết vấn đề tra soát, đối soát, quyết toán giữa các bên liên quan; đặc biệt là hỗ trợ đối soát, quyết toán một cách tự động với kho bạc. Ngoài ra, còn có thể mở rộng đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tuyến của người dân đối với dịch vụ, tiện ích khác như y tế, giáo dục, điện, nước…
Cổng PayGov sẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu đặt ra trong “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”: Đến năm 2025, tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; đến năm 2030 tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.
Tạo lập nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam
Tại lễ ra mắt, Cục Tin học hóa cùng 9 trung gian thanh toán gồm NAPAS, Viettel Digital, VNPay, M_Service, Viet Union, VTC, Ngân Lượng, ViMass, FPT Telecom đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về việc triển khai Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia PayGov.
![]() |
Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh và đại diện 9 trung gian thanh toán ký thỏa thuận hợp tác chiến lược triển khai Cổng PayGov. |
Đây là những đơn vị đã triển khai hợp tác và kết nối với Cổng PayGov. Thời gian tới, Cổng PayGov sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi, hướng đến kết nối với tất cả các trung gian thanh toán tại Việt Nam.
Đến nay, Cổng PayGov đã hoàn thành kết nối thử nghiệm với Cổng dịch vụ công của Bộ TT&TT, Bộ VHTT&DL, UBND tỉnh Quảng Ninh và sẵn sàng đưa vào sử dụng chính thức; đang thực hiện kết nối thử nghiệm với cổng dịch vụ công các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Long An, Thừa Thiên Huế, Hà Giang, Hà Nội…
![]() Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng ." alt=""/>Cổng PayGov gỡ “nút thắt” trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức 4
|