Theo Forbes, đơn xin cấp bằng sáng chế mới của Apple cho thấy Táo khuyết đang phát triển một loại ống kính tele mới cải thiện khả năng thu phóng vượt trội. Bằng sáng chế được công bố trên PatentlyApple nêu chi tiết loại ống kính tele có thiết kế lăng kính đơn có thể gập.
Ống kính gập thường sử dụng hệ thống nhiều lăng kính hoặc gương phức tạp để định hướng ánh sáng phía trong vỏ smartphone. Tuy nhiên, ánh sáng đi qua nhiều thành phần quang học trước khi đến cảm biến có thể làm giảm chất lượng hình ảnh đáng kể.
Trong khi telephoto gập của Apple có thể tích hợp cả bề mặt phản chiếu, mặt chống phản xạ và màn che khẩu độ trên cùng một mảnh vật liệu, để đạt được chất lượng hình ảnh cao mà không cần nhiều thành phần quang học.
Các ống kính tele đủ nhỏ để sử dụng trên smartphone thường rất khó thiết kế, chi phí sản xuất cao và thường mang lại chất lượng ảnh kém hơn ống kính chính của smartphone. Đây là lý do tại sao các hệ thống camera có zoom quang học mạnh nhất chỉ dành cho các smartphone hàng đầu.
Ống kính telephoto gập của Apple rất có thể sẽ đem lại khả năng chụp ảnh vượt trội trên các iPhone tương lai. Nhưng tất nhiên, đây mới chỉ là bằng sáng chế nên không có gì đảm bảo công nghệ telephoto mới này sẽ sớm xuất hiện trên các mẫu iPhone thế hệ tiếp theo của Apple.
Loạt iPhone 14 sắp ra mắt của Apple cũng được đồn đoán có nhiều nâng cấp về khả năng chụp ảnh. Trong đó, các tin đồn đều cho rằng các mẫu iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max sẽ được trang bị cảm biến lớn hơn, độ phân giải lên đến 48MP thay vì chỉ 12MP như trước, hỗ trợ quay video 8K.
Ngoài ra, iPhone 14 sẽ là mẫu iPhone đầu tiên có camera trước rất chất lượng cao với khả năng lấy nét tự động, khẩu độ ƒ/1.9 lấy sáng tốt hơn so với các iPhone 13 Pro.
Hải Nguyên (tổng hợp)
" alt=""/>Phát hiện Apple xin cấp bằng sáng chế công nghệ camera iPhone mớiChia sẻ tại lễ ký kết, ông Nguyễn Xuân Cường - Chủ tịch VIRESA cho biết: “Bằng tài nguyên, kinh nghiệm của mình và các đối tác đồng hành ở SEA Games 31 chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ EFC ở tất cả các khâu”.
Theo đó, Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam sẽ hỗ trợ đối tác Campuchia trong việc chọn nội dung thi đấu, ban hành sách kỹ thuật, tuyển chọn và đào tạo đội tuyển quốc gia, tập huấn cho huấn luyện viên - trọng tài.
Không chỉ vậy, VIRESA sẽ giới thiệu đối tác tài trợ và giúp Liên đoàn Thể thao điện tử Campuchia tổ chức sự kiện thi đấu eSports ở SEA Games 32 với chất lượng cao nhất.
Ông Vath Chamroeun - Tổng thư ký Ủy ban Olympic Campuchia kiêm Thường trực Ban Tổ chức SEA Games 32 (CAMSGOC) cho biết, hành động hỗ trợ của VIRESA có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt khi Campuchia lần đầu nắm cương vị là nước chủ nhà SEA Games.
Theo Liên đoàn Thể thao điện tử Campuchia, SEA Games 32 dự kiến diễn ra từ ngày 5/5/2023 đến ngày 16/5/2023 với 11 quốc gia tham dự. Thể thao điện tử là một trong 40 môn thể thao được lựa chọn thi đấu tranh huy chương tại SEA Games 32. Đây cũng là kỳ SEA Games thứ 3 liên tiếp Thể thao điện tử trở thành môn thi đấu chính thức.
Trước đó, tại kỳ SEA Games 31 vừa được tổ chức ở Việt Nam, các vận động Thể thao điện tử đã cùng nhau tranh tài ở 8 bộ môn với 10 nội dung huy chương.
Tổng thành tích của Thể thao điện tử Việt Nam tại kỳ đại hội này là 4 huy chương vàng và 3 huy chương bạc, đứng đầu toàn đoàn. Việt Nam đã để lại hình ảnh tốt đẹp với bạn bè quốc tế về tính chuyên nghiệp trong công tác tổ chức và lòng hiếu khách.
Trọng Đạt
" alt=""/>Việt Nam hỗ trợ Campuchia tổ chức thi đấu Thể thao điện tử tại SEA Games tới
Nguyên nhân có thể do vi khuẩn hoặc nấm từ các ổ nhiễm khuẩn xâm nhập vào máu từ da, mô mềm, cơ xương khớp, qua đường tiêu hoá như viêm ruột, nhiễm khuẩn đường mật, áp xe gan; qua đường hô hấp như viêm phổi, áp xe phổi, viêm phế quản, viêm mủ màng phổi; qua hệ tiết niệu như viêm mủ bể thận, ứ mử bể thận; qua hệ thần kinh như viêm màng não mủ, áp xe não...
Theo BS Cấp, một nhiễm khuẩn tại chỗ (ví dụ viêm phổi, nhiễm trùng da mô mềm, nhiễm trùng tiết niệu...), nếu cơ thể không khu trú được, thì vi khuẩn lan tràn ra toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết.
Hay có những trường hợp vi khuẩn có độc lực cao (ví dụ liên cầu lợn, não mô cầu) ngay khi mới xâm nhập cũng có thể lan tràn toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết.
Hoặc có những mầm bệnh đặc tính của nó là không gây nhiễm trùng tại chỗ mà gây nhiễm trùng toàn thân luôn như ricketsia, leptospira...
Những ai dễ bị nhiễm trùng huyết?
Nhiễm khuẩn huyết có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng hay gặp và dễ diễn biến nặng hơn ở những nhóm người có sức đề kháng yếu: Người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 1 tuổi.
Hoặc những người mắc bệnh mãn tính như: Tiểu đường, bệnh thận hoặc phổi, ung thư; những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra những người bị viêm phổi, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng đường tiểu trên, viêm mô tế bào, u nhọt, người có vết thương hở hoặc các bệnh nhân phải bơm truyền tĩnh mạch, ống thở... cũng có nguy cơ nhiễm trùng huyết cao hơn những người khác.
Có thể phát hiện sớm không?
Bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm trùng huyết rất đa dạng vì quá trình phát triển bệnh không những phụ thuộc vào mầm bệnh mà còn phụ thuộc vào đáp ứng của từng cơ thể người bệnh.
Tuy nhiên đây là bệnh không có chiều hướng tự khỏi, nếu không được điều trị, diễn tiến sẽ ngày càng nặng.
Căn cứ theo thể lâm sàng, nhiễm khuẩn huyết có thể chia thành 4 thể: Thể kịch phát (tiến triển trong 1 tuần); thể cấp tính (1-4 tuần); thể bán cấp (3-6 tháng); thể mãn tính (1 hay vài năm). Trong đó thể kịch phát tiến triển dữ dội, triệu chứng nhiễm độc rất nặng kèm theo truỵ mạch.
Ở thể cấp tính, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng với triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân với các ổ di căn.
Ở giai đoạn này, nếu nhiễm khuẩn toàn thân nặng, bệnh nhân hay có triệu chứng sốt cao 39-41 độ, có khi liên tục nên dễ bị nhầm sốt virus; có gai rét và nhiều cơn rét run trong ngày (tương ứng lúc vi khuẩn tràn vào máu)
Ngoài ra có thể có tình trạng da xanh tái, phớt vàng, mặt hốc hác, vẻ mặt nhiễm trùng rõ. ở da thường thấy có ban: Ban dát sẩn, mụn mủ hoặc ban xuất huyết, hoại tử...
Khi nhiễm khuẩn thứ phát, sẽ xuất hiện nhiễm khuẩn tại các cơ quan đó như viêm phổi, áp xe phổi, viêm màng tim, viêm cơ tim, áp xe gan, viêm đài bể thận, viêm màng não, áp xe não...
Ở thể bán cấp và thể mãn tính: Bệnh kéo dài từng đợt do vi khuẩn không bị diệt hết từ các ổ nhiễm khuẩn từng đợt tung vào máu. Bệnh nhân suy kiệt dần và tử vong cao.
Một số thông tin cho rằng, khi bị nhiễm khuẩn huyết có tình trạng nước tiểu giảm mạnh, tuy nhiên BS Cấp cho biết, nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng toàn thân, dẫn đến tổn hại ở nhiều cơ quan, tình trạng giảm nước tiểu nếu có chỉ là một biểu hiện phản ánh thận bị tổn thương.
Do dấu hiệu không đặc hiệu, rất khó phát hiện sớm, BS Cấp khuyến cáo, khi người dân có triệu chứng sốt hay nhiều biểu hiện khác mà tự chữa, điều trị tại nhà không thấy đỡ hoặc diễn tiến nặng hơn thì phải đến cơ sở y tế khám để xác định căn nguyên và mức độ diễn biến bệnh.
Về tỉ lệ tử vong, BS Cấp cho biết, tùy độc lực của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và sức đề kháng của bệnh nhân cũng như việc bệnh nhân được chẩn đoán, xử trí sớm và phù hợp, trình độ và khả năng cung cấp thuốc, trang thiết bị và các can thiệp hồi sức của cơ sở y tế, tỉ lệ này dao động từ 20-50%. Nếu sốc nhiễm khuẩn, tỉ lệ tử vong có thể lên tới 40-60%.
Biến chứng nguy hiểm nhất là sốc nhiễm khuẩn
Biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm khuẩn huyết là sốc nhiễm trùng. Khi bị sốc nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ sốt cao trên 38 độ hoặc hạ thân nhiệt dưới 36 độ, nhịp nhanh, thở thanh, ngoài ra sẽ có số lượng bạch cầu tăng trên 10.000/ml máu, suy thận, suy hô hấp, suy gan, giảm số lượng tiểu cầu, rối loạn đông máu, nhiễm toan chuyển hoá, tăng đường máu...
Trường hợp có tiến triển suy đa tạng là yếu tố tiên lượng nặng. Nếu lactat máu tăng dần và tụt huyết áp không đáp ứng với thuốc vận mạch là biểu hiện nặng của sốc.
Nếu ở giai đoạn nhiễm trùng huyết sớm, bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng sinh khỏi hoàn toàn, thì ở giai đoạn sốc nhiễm khuẩn, điều trị khó khăn hơn nhiều.
Để điều trị sốc nhiễm khuẩn, theo phác đồ của Bộ Y tế yêu cầu truyền dịch sớm và nhanh ngay khi có tụt huyết áp. Sau khi bù dịch đủ, dùng thuốc vận mạnh để tăng huyết áp,
Tại BV, bác sĩ sẽ chẩn đoán căn nguyên nhiễm khuẩn và dùng kháng sinh hoặc corticoide để giảm viêm kết hợp kiểm soát đường máu, điều trị dự phòng các biến chứng, đồng thời cho bệnh nhân thở máy, lọc máu liên tục hoặc phẫu thuật loại bỏ ổ nhiễm trùng...
Phòng bệnh
Khi có các ổ mủ, áp xe, cần điều trị triệt để, người bệnh không tự nặn, trích sớm mụn nhọn, nhất là các nốt đinh râu.
Dùng kháng sinh sớm, đủ liều, có hiệu quả trong những bệnh có thể chuyển sang nhiễm khuẩn huyết (bệnh do tụ cầu, liên cầu, phế cầu, vi khuẩn đường ruột...)
Khi điều trị trong bệnh viện, cần đảm bảo vô trùng khi làm các phẫu thuật, thủ thuật để tránh nhiễm khuẩn bệnh viện.
Thúy Hạnh
- Chỉ trong một thời gian ngắn, có khoảng 3 bệnh nhân (trong đó có 1 người là trạm trưởng trạm y tế xã) ở Hà Tĩnh tử vong bởi bệnh nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, nạn nhân và người nhà chủ quan, nhầm tưởng đó là sốt virus.
" alt=""/>Căn bệnh nhầm tưởng sốt virus giết chết 3 người ở Hà Tĩnh thực chất là bệnh gì?