Bà Gao Ya - Tổng Giám đốc Công ty Điện và Điện tử TCL (Việt Nam) – tại lễ ra mắt sản phẩm mới TCL C8 – Legendary Friend
Theo bà những thông số nào nổi bật thu hút người tiêu dùng hướng về TCL Premium UHD AI C8?
TCL Premium UHD AI C8 là một dòng sản phẩm mà công ty dựa vào những sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng Việt. Ngoài xử lý về chất lượng hình ảnh, âm thanh, thì tính năng thông minh đều rất nổi bật. Người tiêu dùng Việt không chỉ yêu cầu về thiết kế mẫu mã của sản phẩm đơn thuần mà yêu cầu khá nhiều về những lợi ích, tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày. Và dòng C8 ra đời đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ. Dòng sản phẩm này hướng tới khách hàng có thu nhập trung cao cấp.
TCL Premium UHD AI C8 cao cấp được trang bị hệ điều hành Android 9.0 với nền tảng trí tuệ nhân tạo TCL AI- IN cùng điều khiển giọng nói tiện lợi. Bên cạnh đó, công nghệ hình ảnh cũng được chú trọng nhiều với chế độ hình ảnh UHD kết hợp HDR10 và công nghệ dải màu rộng WCG, đảm bảo cho Dolby Vision mượt mà và sinh động hơn. Bên cạnh đó còn có chế độ thể thao MEMC, công nghệ làm mờ Micro dimming, mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm xem chân thực hơn, chi tiết hơn và mượt mà hơn. Ngoài ra, TCL C8 được thiết kế với khung kim loại chắc chắn và màn hình tràn viền, kết hợp loa Onkyo – thương hiệu loa nổi tiếng Nhật Bản sẽ giúp người dùng trải nghiệm như rạp chiếu phim tại gia.
![]() |
TCL C8 với khung kim loại và màn hình tràn viền UHD AI TV với nhiều tính năng thông minh vượt trội. |
Ðược biết, TCL C8 cao cấp sẽ có sẵn với hai size 55 và 65’’, với giá bán lẻ đề xuất là 19.990.000 VNÐ cho bản 55 inch và 27.990.000VNÐ cho bản 65 inch. Giá bán này liệu sẽ kén đối tượng khách hàng?
Người tiêu dùng được chia thành 3 đối tượng: đối tượng khách hàng thứ nhất chỉ quan tâm về giá cả; đối tượng khách hàng thứ 2 quan tâm về chất lượng sản phẩm; đối tượng khách hàng thứ 3 là thiên về sở thích thương hiệu.
Nhưng tôi tin chắc có nhiều khách hàng họ lựa chọn sản phẩm bằng lý trí, vì thực tế một sản phẩm tốt không chỉ đánh giá bằng giá cả, mà quan trọng bản thân sản phẩm mang lại lợi ích gì, tiện lợi gì cho người sử dụng.
Với dòng C8 quá trình nghiên cứu và thiết kế được trau chuốt từng chi tiết khá là nghệ thuật và chọn những tính năng tối ưu nhất, từ tính năng AI đến tính năng xử lý hình ảnh. Và những tính năng này chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu, tiện ích của người tiêu dùng trong quá trình trải nghiệm sản phẩm.
TCL C8 thuộc C-seri (hay còn gọi là Cityline) được định hình là dòng trung - cao cấp trong các sản phẩm của TCL, đối tượng khách hàng TCL C8 hướng đến chủ yếu là khách hàng thành thị, họ có gu thẩm mỹ cao, chú trọng vào chất lượng, đề cao sự thông minh và hiện đại của TV.
Còn độ bền?
Độ bền thì chắc chắn rồi. TCL với chính sách bảo hành 3 năm chính hãng, tại Việt Nam chỉ có TCL là nhà sản xuất duy nhất có chính sách bảo hành thời gian lâu nhất. Các hãng khác chỉ có dòng sản phẩm cao cấp nhất mới bảo hành 3 năm, riêng TCL tất cả sản phẩm đều bảo hành thời gian như nhau.
TCL là một thương hiệu Trung Quốc, bà có gặp khó khăn khi người Việt Nam có vẻ e dè với hàng hoá của nước này?
Trước đây, một số doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc sản xuất và kinh doanh sản phẩm kém chất lượng, tạo nên tâm lý e dè của người tiêu dùng Việt. Và điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển của các thương hiệu Trung Quốc uy tín khác nói chung và TCL nói riêng.
Tuy nhiên, TCL đã mở ra chiến lược thuyết phục khách hàng bằng chất lượng sản phẩm và chính sách bảo hành 3 năm của mình. Ngoài ra, TCL cũng tạo các cuộc khảo sát tìm hiểu sở thích, nhu cầu khách hàng. TCL nhận thấy người Việt rất xem trọng gia đình, nên khẩu hiệu của tập đoàn là: Công nghệ gắn kết niềm vui gia đình. Chúng tôi mong muốn được người tiêu dùng Việt nhìn nhận bằng chất lượng và nỗ lực của nhãn hàng để mang lại sản phẩm tốt nhất cho họ.
![]() |
TCL luôn nỗ lực nâng cao chất lượng để mang đến những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam |
Giá trị Bitcoin áp sát mốc 14.000 USD vào tối 31/10. Ảnh: Coindesk.
Sau khi đạt mốc kỷ lục gần 20.000 USD vào năm 2017, giá trị Bitcoin chứng kiến nhiều biến động, có lúc chỉ còn khoảng 3.200 USD vào tháng 12/2018. Đến tháng 6/2019, giá Bitcoin tăng lên 13.000 USD rồi giảm còn khoảng 4.900 USD sau đó 9 tháng.
Theo Ars Technica, những nhà đầu tư đang mong chờ đợt tăng giá kỷ lục mới của Bitcoin tương tự hồi năm 2017, song chưa ai chắc chắn điều đó sẽ xảy ra.
Giai đoạn 2010-2015, sự hứng thú đối với Bitcoin đến từ những hứa hẹn rằng đây sẽ trở thành loại tiền điện tử chính thống trên toàn cầu. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa xảy ra.
Trong giờ cao điểm, các giao dịch Bitcoin thường bị chậm trễ, thậm chí kéo dài hàng giờ nếu giá trị giao dịch thấp. Đề xuất cải thiện mạng lưới giao dịch Bitcoin đã bị phản đối bởi những người theo khuynh hướng truyền thống.
Năm 2017, thời “hoàng kim” của Bitcoin được thúc đẩy bởi sự gia tăng các loại tiền điện tử mới và xu hướng ICO (phương thức huy động vốn cho các dự án bằng cách bán tiền điện tử). Người muốn đầu tư vào các loại tiền tệ dựa trên blockchain thường mua Bitcoin rồi quy đổi thành các loại tiền tệ tương ứng.
![]() |
Sau những lần tăng đột biến, giá Bitcoin có xu hướng giảm mạnh. Ảnh: Enlarge. |
Hiện chưa rõ lý do Bitcoin bất ngờ tăng giá. Thời gian gần đây, xu hướng nổi lên liên quan đến các dịch vụ tài chính phi tập trung (DeFi), cho phép vay tiền hoặc sử dụng các dịch vụ ngân hàng truyền thống dựa trên blockchain.
Tuy không liên quan đến Bitcoin, sự quan tâm đến các loại tiền điện tử khác cũng có xu hướng đẩy giá Bitcoin lên cao.
Bitcoin còn liên tục thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư chính thống, những người đơn giản chỉ muốn đa dạng hóa các loại tài sản. Hồi tháng 10, hãng cung cấp dịch vụ thanh toán Square cho biết đã mua 50 triệu USD tiền Bitcoin, tương đương 1% tài sản công ty để các khoản đầu tư thêm đa dạng. Trước đó, Square đã cung cấp dịch vụ giao dịch Bitcoin từ năm 2018.
Theo Zing
Nhóm này có nhiệm vụ phối hợp với ngân hàng trung ương các nước và các công ty tư nhân.
" alt=""/>Bitcoin chạm mốc 13.700 USD, mức giá cao nhất trong 2 năm qua![]() |
Số ngày làm việc trung bình của người dân trên thế giới để sở hữu iPhone 11. Nguồn: Picodi |
Theo đó, người dân Thuỵ Sĩ đứng đầu danh sách khi chỉ cần làm việc 4,8 ngày (chưa tới 5 ngày) là có thể sở hữu chiếc iPhone 11 Pro phiên bản 64GB. Xếp sau đó là người Mỹ, chỉ cần 5,8 ngày, người Luxembourg đứng thứ 3 - cần 6,7 ngày làm việc.
Trong khu vực Đông Nam Á, người Singapore cần làm việc 8,4 ngày sẽ đủ tiền mua iPhone 11 Pro, tức số ngày làm việc ít hơn người dân các quốc gia khác như Canada, Thuỵ Điển, Pháp,... Người Malaysia tốn 30,1 ngày làm việc mới mua được iPhone 11 Pro.
Theo Pocadi, trang này dùng số liệu từ mức lương cơ bản của người dân mỗi quốc gia, với số ngày làm việc trung bình 21 ngày/tháng để tính thu nhập theo ngày. Từ đó tính ra được số ngày làm việc cần thiết để mua được chiếc iPhone trung bình, mẫu iPhone 11 Pro phiên bản 64GB.
Với cách tính tương tự, ICTnews dùng mức lương cơ bản của người Việt Nam là 6,5 triệu đồng/người/tháng (số liệu của Tổng cục thống kê về mức lương trung bình của lao động Việt Nam năm 2017). Trong trường hợp này, chiếc iPhone 11 Pro phiên bản 64GB có giá chính hãng dự kiến là 31 triệu đồng. Với các số liệu này, người Việt Nam phải mất trung bình 100 ngày làm việc liên tục mới có thể sở hữu iPhone 11 Pro.
Với mức 6,5 triệu đồng/tháng, người lao động phải tích cóp qua gần 5 tháng ròng mới có thể mua iPhone 11.
![]() |
So khả năng mua iPhone của lao động các ngành nghề, địa phương với thế giới. Đồ hoạ: Hải Đăng |