Covid-19 - cú hích chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế thế giới, tuy nhiên lại được đánh giá là chất xúc tác, đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số đang lan toả trên toàn cầu.
Trong thời gian giãn cách xã hội, phần lớn các doanh nghiệp đẩy mạnh số hoá, triển khai hình thức làm việc online, họp trực tuyến, người dân thực hiện giao dịch trực tuyến triệt để... CNTT - nền tảng hỗ trợ làm việc tại nhà, giao dịch trực tuyến…đã phát huy mạnh mẽ trong dịch bệnh. Theo các chuyên gia, đây là cơ hội để người dân nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa quá trình chuyển đổi số.
Chuyển đổi số được xác định là chìa khóa phát triển tất yếu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0. Ngày 03/06/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Các nhà lãnh đạo quốc gia đều xác định chuyển đổi số là tất yếu, nếu không chuyển đổi số sẽ thua trong cạnh tranh, dù trong nước hay quốc tế.
Báo cáo mới nhất của DBT Center, trong 5-10 năm tới, 60% các doanh nghiệp sẽ bị đào thải nếu không chuyển đổi số. Trong bối cảnh dịch bệnh, chuyển đổi số còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.
Tại Việt Nam, khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (VINASA) cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp đang triển khai các hoạt động chuyển đổi số chiếm khoảng 15%. Khoảng 30% trong số này đã tìm hiểu và sẵn sàng mọi nguồn lực cho chuyển đổi số.
Tuy còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đang dần tiếp nhận, thực hiện chuyển đổi số... Hàng loạt các giải pháp CNTT hiện nay như trung tâm liên lạc, số hóa tài liệu, hóa đơn điện tử, ký số, hệ thống giám sát, họp trực tuyến được phát triển đã mang đến giải pháp tối ưu, tiết kiệm, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
![]() |
Doanh nghiệp “vượt bão” Covid-19 nhờ chuyển đổi số
Trong thời gian giãn cách xã hội, công ty Minhnao Samurai (chuyên cung cấp các sản phẩm than củi cao cấp của Nhật Bản) cho biết vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động dù triển khai hình thức làm việc từ xa. Công ty duy trì đều đặn lịch họp bằng hình thức họp online với giải pháp MobiFone Meeting, triển khai ứng dụng giải pháp văn phòng không giấy tờ MobiFone e-Office vào quản lý công việc và các văn bản.
Theo đó, giải pháp MobiFone Meeting phục vụ hội nghị trực tuyến có thể kết nối cùng lúc với nhiều điểm cầu, vậy nên chỉ cần sử dụng máy tính cá nhân hay điện thoại di động hỗ trợ 3G/4G, mọi nhân viên đã có thể tham gia hội họp mọi lúc mọi nơi. Trong khi đó, thông qua e-Office, mọi văn bản đều có thể soạn thảo, trình ký, ký số, phát hành và chuyển tiếp online trên hệ thống. Công ty có thể chủ động theo dõi, rút ngắn thời gian xử lý văn bản và tăng hiệu suất làm việc. MobiFone e-Office cung cấp 2 phiên bản website và Mobile App, cho phép thiết kế quy trình linh động, tích hợp chữ ký số bảo đảm tiêu chuẩn mã hóa dữ liệu và bảo mật cao.
Theo đại diện công ty Minhnao Samurai, các giải pháp của MobiFone đã giúp tinh chỉnh rất nhiều về bộ máy hoạt động, khiến mọi công việc trơn tru và vận hành tốt hơn, công ty đã có thể mở rộng thị trường sản phẩm trên toàn quốc và một số thị trường nước ngoài.
Có thể thấy, MobiFone Meeting, MobiFone e-Office đã mang đến một phong cách làm việc hoàn toàn mới cho các doanh nghiệp, khi các nội dung thực hiện và xử lý công việc đã trở nên không còn giới hạn về không gian và thời gian thực hiện. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, giải pháp đã phát huy khả năng làm việc không giới hạn, giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bảo đảm được tính liên tục, nhanh chóng.
Được biết, hiện có nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang sử dụng MobiFone e-Office để quản lý như Bộ Giáo dục và đào tạo; Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Trường Đại học Mỏ - Địa chất; Trường Đại học Giao thông vận tải; Học viện Cảnh sát nhân dân... Đây là cũng giải pháp đã được vinh danh danh hiệu Sao Khuê 2020 cho các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu của ngành phần mềm, dịch vụ CNTT Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, các doanh nghiệp viễn thông -CNTT, tiêu biểu như MobiFone đã tiên phong cung cấp nhiều giải pháp dưới dạng dịch vụ điện toán đám mây (on-cloud), phù hợp với khả năng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
![]() |
Ngoài giải pháp văn phòng điện tử, hội họp trực tuyến, còn phải kể đến MobiFone Invoice- Giải pháp hóa đơn điện tử xây dựng trên nền cloud, cung cấp các dịch vụ liên quan đến tạo, xuất hóa đơn, ký số hóa đơn… Giải pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi tiết kiệm chi phí (giảm chi phí in hóa đơn và chi phí bưu điện gửi, bảo quản, lưu trữ hoá đơn…); giúp tiết kiệm thời gian (rút ngắn được tới hơn 90% thời gian thanh toán, quản lý hoá đơn); Nâng cao kiểm soát và giám sát hoạt động bán hàng/ cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp; Giảm rủi ro mất và cháy hóa đơn…từ đó hiện đại hoá công tác quản trị doanh nghiệp.
Hay MobiCA - Giải pháp Xác thực và Cung cấp chứng thư, chữ ký số, thay thế chữ ký tay hoặc con dấu và chữ ký của người đại diện pháp luật. Giải pháp cung cấp dịch vụ ký số trên usb Token và ký số qua sim PKI. Thông qua dịch vụ MobiCA, người dùng có thể ký kết các giao dịch điện tử, tài liệu điện tửtừ xa, tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian. Ngoài ra, MobiCA có thể liên kết đến các hệ thống CNTT để dễ dàng đăng nhập, xác thực các công việc liên quan trong hệ thống nội bộ.
Một giải pháp khác được minh chứng rất hữu ích cho doanh nghiệp hiện nay là Tổng đài di động 3C (Cloud Contact Center) giúp doanh nghiệp tối ưu hóa công tác giao tiếp với khách hàng khi sử dụng số di động làm số đại diện, kết nối khách hàng với doanh nghiệp bằng nhiều ưu điểm vượt trội như: tăng tỷ lệ bắt máy và gọi lại; Không giới hạn cuộc gọi đồng thời, tỷ lệ gọi lại tới hơn 90%; giảm tới hơn 40% chi phí so với sử dụng tổng đài truyền thống;…
Trong bối cảnh phức tạp của làn sóng Covid-19 thứ 2, MobiFone tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, cung cấp những giải pháp công nghệ phù hợp, thông minh, sát với thực tế nhu cầu, hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, phục hồi tốt hơn trong giai đoạn hiện nay.
Phương Dung
" alt=""/>Chuyển đổi sốMột loạt những cái tên lớn đã lên kế hoạch phát triển một vũ trụ số với đa dạng nội dung. Việc ứng dụng NFT - một loại tài sản số giá trị có thể được sở hữu như tài sản vật lý - dường như là một ứng dụng tất yếu cần có trong một vũ trụ ảo, nơi có thể tồn tại một nền kinh tế mở cho phép người chơi trao đổi qua lại.
Đây là một số công ty công nghệ đã đang ứng dụng NFT, đầu tư tiền tỷ vào phát triển vũ trụ số.
Nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới thậm chí còn đổi cả tên để chứng minh tham vọng phát triển metaverse. Thay vì xây dựng một nền tảng mạng xã hội đơn thuần, Meta muốn tạo ra một thế giới ảo mà tại đó, người dùng có thể liên lạc, tương tác, mua sắm, giải trí và làm việc. Tất cả hoạt động này đều được thực hiện trong môi trường 3D, với người dùng sử dụng các thiết bị VR để bước vào metaverse.
Dù làm rúng động thị trường bằng việc mua lại một loạt những công ty game lớn (Bethesda, Activision Blizzard), không ai ngạc nhiên khi Microsoft đầu tư tiền tỷ vào thực tế hòa quyện - một nền tảng trộn lẫn thực tế ảo và thực tế tăng cường. Họ ngày một hoàn thiện Microsoft Mesh, cho phép người dùng sử dụng các bản thể (avatar) ảo để tương tác, bên cạnh đó còn làm phần cứng HoloLens 1 và 2 để hậu thuẫn người dùng sử dụng không gian ảo.
Trả lời phỏng vấn Axios, chủ tịch mảng Xbox của Microsoft, ông Phil Spencer đưa ra một số nhận định cho thấy hướng đi của Microsoft trong ứng dụng NFT.
“Tôi muốn nói điều này về NFT, tôi nghĩ quanh nó có rất nhiều suy đoán và thử nghiệm đang diễn ra, một số ứng dụng tôi thấy lại mang tích lợi dụng người chơi hơn là nghiêng về giải trí”, Phil Spencer nhận định về tình hình NFT hiện tại, tuy nhiên, ông nói thêm:
Phil Spencer không khẳng định Microsoft sẽ gạt bỏ ý định ứng dụng NFT trong tương lai, và ắt sẽ cân nhắc nếu thấy thứ tài sản số này có lợi cho nhà phát triển cũng như game thủ.
Tuy bất thành, Ubisoft là vẫn là cái tên đầu tiên tìm cách ứng dụng NFT vào game. Giữa năm ngoái, Ubisoft công bố dự án Quartz nhằm phân phối NFT cho người chơi. Sử dụng blockchain phi tập trung, Ubisoft hứa hẹn Quartz sẽ mang lại cho người chơi “quyền kiểm soát chưa từng có”, biến người chơi thành “cổ đông của tựa game”.
Tuy nhiên, Ubisoft chưa biết tận dụng hết lợi thế mà NFT mang lại, khiến dự án Quartz của họ mang dáng dấp của skin biến tướng. Cộng đồng so sánh chợ NFT của Ubisoft với những chợ vật phẩm game đã tồn tại từ cả thập kỷ trước, trong những tựa game đã đi vào huyền thoại như Runescape hay Diablo; nhìn vào dự án Quartz, game thủ không thấy được sự hấp dẫn nơi NFT.
Việc Ubisoft áp đặt một loạt hạn chế lên những vật phẩm NFT do mình phát hành càng khiến yếu tố “phi tập trung” nhạt nhòa, và dự án Quartz không thể chạm tới tiềm năng vốn có của thị trường vật phẩm ảo.
Tập đoàn phần cứng khổng lồ nhắm tới việc cung cấp bộ công cụ kiến tạo metaverse. Với Omniverse, một phần mềm ứng dụng điện toán đám mây sẽ được sử dụng trong dựng ứng dụng 3D, sẽ giúp các nghệ sĩ, các lập trình viên hay bất cứ ai có kiến thức vi tính có thể tham gia tạo nội dung cho metaverse. NVIDIA sẽ là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng để người dùng tự gây dựng metaverse.
Omniverse là bộ công cụ sáng tạo và cũng là nền tảng mở sẽ đề cao ý tưởng metaverse là mái nhà ảo được xây dựng bởi tất cả các người dùng, chứ không phải bởi một công ty duy nhất. Nó sẽ mở lối dẫn tới nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất cho tới giải trí.
CEO của EA, ông Andrew Wilson gọi NFT và game “play-to-earn” là “tương lai của ngành công nghiệp”. Tuy nhiên, ở thời buổi bình minh của game “chơi để kiếm lời”, ông Wilson thừa nhận vẫn còn sớm trong việc tìm cách ứng dụng cơ chế mới vào game.
Tuy EA chưa chính thức bước chân vào ứng dụng NFT vào game, thậm chí trì hoãn kế hoạch do nhận phản ứng trái chiều từ cộng đồng, EA vẫn tỏ ý kiên định với kế hoạch của mình.
Ông tiếp lời: “Liệu những thứ đó có bao gồm NFT và blockchain, chúng tôi sẽ cân nhắc. Chúng tôi nghĩ rằng mình sẽ đem tới những trải nghiệm tốt nhất cho người chơi, và vì vậy chúng tôi sẽ đánh giá kế hoạch trong tương lai. Hiện tại, [NFT và game blockchain] không phải thứ được chú trọng quá nhiều”.
Với tư cách nhà phát hành dòng game Dark Souls đình đám, và mới đây nhất là bom tấn Elden Ring rất được lòng cộng đồng, Bandai Namco đang có trong tay những nội dung game hàng đầu. Để tận dụng lợi thế này, nhà phát hành tới từ Nhật Bản công bố “Chiến lược Trục Sở hữu Trí tuệ”, trong đó nêu bật việc sáng tạo một “IP Metaverse”, kết nối những tựa game họ đang có về một vũ trụ ảo, làm sân chơi chung cho cộng đồng.
Để hiện thực hóa giấc mơ IP Metaverse này, Bandai Namco đầu tư tới 130 triệu USD vào phát triển công nghệ và nội dung cho vũ trụ ảo. Kế hoạch dự tính kéo dài từ tháng 4/2022 cho tới tháng 3/2025 ghi rõ: “Trong IP Metaverse, chúng tôi sẽ gây dựng không gian ảo cho phép khách hàng tận hưởng đa dạng những mô hình giải trí nằm trên một khối trục, đồng thời tận dụng lợi thế của Bandai Namco trong hòa quyện sản phẩm thực tế với yếu tố kỹ thuật số”.
Họ khẳng định đây sẽ là không gian kết nối người chơi với nhau, và cũng là nơi Bandai Namco liên kết với các đối tác làm ăn trong tương lai. Trong vòng 3 năm tới, Bandai Namco sẽ tập trung phát triển một cơ sở dữ liệu lớn cho IP Metaverse của mình.
Những tựa game online của thời điểm hiện tại đều có một điểm chung: mọi vật phẩm (hay có thể gọi là dữ liệu game) đều tập trung trong tay nhà phát triển, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất mọi thứ một khi nhà phát triển quyết định dừng phát hành game. Mọi tài sản số bạn kiếm được sẽ bị yếu tố “tập trung” xóa bỏ.
Tuy nhiên, khi tài sản số được nhà phát triển phân phát dưới dạng NFT, được lưu trên những mạng lưu trữ phi tập trung, bạn sẽ vẫn chứng minh được quyền sở hữu tài sản số đó ngay cả khi nhà phát triển không còn hỗ trợ game nữa. Người chơi sẽ toàn quyền mang số tài sản này bạn trên những chợ vật phẩm ngoài, hay lưu giữ nó như một phần của bộ sưu tập có giá trị.
Với một nhà phát triển biết làm game, sở hữu tiềm năng hỗ trợ game lâu dài, tuổi thọ một game có thể kéo dài tới hàng chục năm, ngay cả khi xuất hiện những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. World of WarCraft nay đã chạm tới dấu mốc 18 năm hoạt động; Diablo II: Resurrected - phiên bản làm lại đồ họa của tuyệt phẩm từ cả thập kỷ trước - vẫn sở hữu một phiên chợ bán đồ tấp nập người bán kẻ mua; Counter-Strike: Global Offensive, tựa game được cho là “con ghẻ” của Valve, vẫn tiếp tục sở hữu một thị trường vật phẩm ảo giá trị lớn và những giải đấu thu hút sự chú ý của cả cộng đồng.
Việc áp dụng NFT vào game như một cách nhà phát triển trao cho người chơi một cách kiếm lời từ thời gian đầu tư vào game. Ít nhất, họ sẽ lấy lại được một phần số vốn (cả tiền bạc lẫn thời gian) đã đầu tư vào game.
Hệ quả tất yếu của phát triển là đổi mới. Công nghệ blockchain nổi lên như một cách mới cho phép người dân sở hữu một đồng tiền riêng, không liên đới tới những tổ chức tài chính tập trung. NFT cũng vậy, đây là một cách người chơi sở hữu những giá trị ảo có thể quy đổi thành giá trị thực, không liên đới tới những nhà phát hành game nữa.
Khi những tài sản số được lưu trên phương tiện lưu trữ điện tử, có thể được truy xuất một cách chính xác để xác định chủ sở hữu tài sản, tính “phi tập trung” của tiền điện tử được nêu cao như một cách cho phép người dùng làm giàu trong nền kinh tế số, một nền kinh tế sinh ra từ đột phá của công nghệ.
Game blockchain, NFT trong game không đơn giản là những thuật ngữ “bắt tai” giúp nhà phát triển chạy theo xu hướng, chúng chính là xu hướng mới của công nghệ nói chung và ngành công nghiệp game nói riêng.
(Theo Trí Thức Trẻ)
Theo CNBC, hàng loạt giám đốc cấp cao tại nhiều công ty công nghệ khổng lồ như Google, Facebook hay Amazon đã nghỉ việc và chuyển sang làm tại các công ty trong thế giới tiền điện tử.
" alt=""/>Hiểu rõ hơn về xu hướng blockchain hóa ngành game và vì sao đây sẽ là điều có lợi cho game thủChị Hồng Nhung - một chuyên viên môi giới ở TP.HCM nhận định, giao dịch trên thị trường thứ cấp rục rịch trở lại trong khoảng gần 1 tháng nay. Tình hình chung của thị trường bất động sản cũng khả quan hơn. Nhiều chuyên viên môi giới đã quay trở lại với công việc sau “kỳ nghỉ đông” kéo dài. Hàng loạt buổi tư vấn thông tin dự án, những hợp đồng mới được ký kết góp phần tạo sự phấn khởi cho những người làm ngành bất động sản.
“2023 sẽ là năm của bất động sản phục vụ cho nhu cầu ở thực, bởi nhu cầu nhà ở của người dân luôn rất lớn”, chị Hồng Nhung chia sẻ.
Tín hiệu lạc quan cho thị trường bất động sản
Hạn mức tín dụng của năm 2023 đã được Ngân hàng nhà nước công bố với mức tăng trưởng toàn hệ thống khoảng 14 - 15%. Chính phủ cũng chỉ đạo ngân hàng hỗ trợ người mua nhà được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; ưu tiên người có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn…
Người mua nhà cũng nhận tin vui khi trong tháng 2/2023, mặt bằng lãi suất trên thị trường đã có xu hướng giảm. Lãi suất cho vay bình quân đã giảm khoảng 0,4% so với cuối năm 2022. Đặc biệt, từ đầu tháng 3, nhiều ngân hàng đã đưa lãi suất huy động xuống dưới mốc 9%/năm, có nơi chỉ còn quanh 8% - 8,5%/năm, giảm khoảng 0,5 - 1% so với đầu năm và giảm tới 1,5 - 2% so với đỉnh năm 2022.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công văn số 178 ngày 27/3/2023 về thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản, bám sát tinh thần của Nghị quyết 33 nhằm thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Từ góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tin tưởng, tốc độ hồi phục của thị trường sẽ nhanh chóng hơn trong thời gian tới, khi những giải pháp tháo gỡ của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng.
"Với tinh thần rõ ràng, dứt khoát, chỉ đạo đúng - đủ những vấn đề đang tạo khó khăn của thị trường bất động sản của Nghị quyết 33, chúng tôi tin tưởng những vướng mắc, điểm nghẽn sẽ sớm được khơi thông và thị trường sẽ sớm hồi phục, ổn định và phát triển trở lại", ông Đính nói.
Theo khảo sát mới nhất của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, hiện 65% khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản đến từ những vướng mắc chính sách, pháp lý. Những bất cập này đã được nhận diện và sẽ được cải thiện theo tinh thần của Nghị quyết 33.
Bên cạnh đó, các dự án luật sửa đổi quan trọng như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản... sẽ được trình Quốc hội thông qua, hứa hẹn thay đổi căn bản thị trường trong thời gian tới.
Thế Định
" alt=""/>‘Cú huých’ cho thị trường bất động sản vượt khó