Nhận định, soi kèo U21 Fleetwood Town vs U21 Charlton, 19h00 ngày 8/4: Tin vào cửa trên


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo nữ Israel vs nữ Bulgaria, 18h00 ngày 8/4: Đối thủ yêu thích -
Xem clip: Người đàn ông miền Tây chi trăm triệu nuôi đàn cá 'hoang' dưới sôngHơn 1 năm qua, đàn cá tra tự nhiên đổ về rạch Ông Chưởng sinh sống, được anh Đinh Vũ Tâm (51 tuổi, ở xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, An Giang) nuôi dưỡng và bảo vệ.
Điều kỳ lạ là đàn cá hàng nghìn con này sống hoàn toàn ngoài tự nhiên trên rạch Ông Chưởng. Mỗi khi nghe tiếng anh Tâm cầm cây gõ vào mạn tàu, đàn cá bơi về, nổi lên ăn như “thú cưng”.
Đàn cá tra tự nhiên đến "nương nhờ" tại bến nước nhà anh Tâm hơn 1 năm qua. Anh Tâm cho hay, gia đình anh có 7 chiếc tàu chuyên chở thuê cho các chủ nuôi vịt chạy đồng, thu nhập và đời sống không giàu hơn ai.
Chiều 30 Tết năm 2020, anh xuống bến sông sau nhà cột lại tàu để tối chuẩn bị cùng gia đình đón giao thừa. “Lúc cột tàu xong, tôi rửa tay thì thấy đàn cá bu lại đông, xoáy tròn trên mặt nước, cá lúc đó chỉ bằng ngón tay.
Ngồi xem đàn cá một lúc thì tôi đi lên nhà. Sáng hôm sau, xuống rửa tay, cá bu lại nhiều hơn. Tôi lấy thức ăn lấy rải cho chúng ăn thử không ngờ cá đớp liên tục”, anh Tâm kể.
Đàn cá hàng nghìn con rất dạn dĩ sống ở khúc sông sau nhà anh Tâm. Kể từ đó, anh Tâm mua thức ăn về cho cá ăn. Có lẽ do được anh Tâm cho ăn, bảo vệ, không đánh bắt nên cá kéo về ngày càng đông, lâu ngày thành đàn lớn. Trong đó, ngoài phần lớn là cá tra thì còn nhiều loại khác như: chim trắng, he…
Mỗi ngày đàn cá ăn hết ít nhất 3 bao thức ăn, mỗi bao 260 nghìn đồng. Anh Tâm cho biết, xem đàn cá như thú cưng nên suốt thời gian qua anh chưa bao giờ làm tổn hại chúng hay bắt cá đem bán, làm thịt.
Anh cũng không làm lưới chặn đàn cá lại mà mặc cho chúng bơi tự do ở ngoài sông. Để cá có nơi trú ẩn, tránh người khác đến đánh bắt, anh Tâm dành hẳn 1 chiếc tàu neo đậu cố định dưới sông.
Anh ước tính đàn cá hiện tại khoảng 15 tấn. Con nhỏ khoảng 1kg, lớn nhất khoảng 5kg.
Anh Tâm - người đàn cá. Vì số lượng cá nhiều như thế nên mỗi ngày anh Tâm tốn khoảng gần 800 nghìn đồng để mua thức ăn cho cá ăn.
“Trung bình, mỗi ngày đàn cá ăn ít nhất 3 bao thức ăn. Giá mỗi bao thức ăn dao động khoảng 260 nghìn đồng, tính ra mỗi ngày tôi bỏ tiền túi 780 nghìn đồng. Thấy đàn cá tự nhiên đẹp nên tôi chấp nhập bỏ tiền ra mua thức ăn cho chúng. Nhưng nói thật về lâu dài sợ không đủ khả năng mua thức ăn nuôi chúng nữa…”, anh Tâm chia sẻ.
Anh Tâm không ngăn lưới nên đàn cá bơi thoải mái ngoài sông.
Dù vậy anh Tâm không có ý định bắt đàn cá này mà chỉ để ngắm chúng như ngắm thú cưng. “Bây giờ, đàn cá quen đến mức tôi có thể sờ vào đầu chúng mỗi khi cho ăn. Mỗi khi thấy bóng tôi là chúng lượn lờ đòi ăn", anh Tâm chia sẻ.
Nghe tin đàn cá về dưới bến sống nhà anh Tâm nên nhiều người kéo đến để tận mắt ngắm nhìn. Nhiều người sau khi xem xong thì mua thức ăn gửi lại để anh Tâm cho cá ăn.
Tuy nhiên, khi biết đàn cá về sống dưới bến sông nhà anh Tâm, nhiều người dùng xiệt điện, chài, lưới đến bắt cá vì họ nói "chim trời cá nước, ai bắt được mới ăn".
“Lúc đó, tôi chỉ biết năn nỉ họ đừng bắt cá. Mình nói thì có người họ bỏ đi, nhưng cũng có người vẫn cố bắt cá. Họ nói cá sông ai bắt cũng được. Năn nỉ được thì mừng, còn không được thì lo lắm, lo đàn cá bị đánh bắt chúng sợ rồi bỏ đi”, anh Tâm nói.
Anh Tâm cho biết, có nhiều người đến đánh bắt đàn cá, nên rất mong cơ quan chức năng đặt biển cấm tại đoạn sông đàn cá sinh sống. Anh nói thêm, chính quyền địa phương đã nhiều lần đến xem và hỏi thăm về đàn cá của anh. “Mấy anh làm việc ở xã, huyện bảo nếu thấy ai đến bắt đàn cá thì gọi điện báo sẽ có người xuống xử lý ngay. Nhưng khổ những người xuyệt, cào điện toàn đêm khuya, rạng sáng, giờ đó mà gọi báo thì kỳ quá. Chưa kể người làm nghề đánh bắt cá đa phần khó khăn, mình báo công an thì họ bị phạt không khác gì “phá nồi cơm của họ”, anh Tâm nói.
Gần đây, ngành chức năng tỉnh An Giang nói với anh Tâm sẽ đặt biển cấm đánh bắt cá tại khu vực gần bến sông nhà của anh.
“Đợi lâu quá mà chưa thấy ai cấm biển đánh bắt cá nên tôi cũng hơi sốt ruột”, anh Tâm nói và cho rằng, mong muốn lớn nhất lúc này là mong được ngành chức năng đặt biển cấm đánh bắt cá để bảo vệ đàn thú cưng của mình, và cũng góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên của vùng.
Đàn cá sống nhờ tại bến đò
Còn tại Đồng Tháp, khoảng 1 năm qua, người dân qua lại bến đò An Thạnh – Long Khánh B, huyện Hồng Ngự, rất ngạc nhiên khi thấy đàn cá sông hàng nghìn con về đây trú ngụ.
Đàn cá kéo về bến đò ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) sống và được người dân bảo vệ, không cho đánh bắt Đàn cá này rất dạn dĩ, chọn vịnh nước nhỏ trên sông Tiền, nằm ngay bến đò - nơi tàu ghe thường xuyên lui tới làm nơi ăn, chốn ở. Do quá thích thú và muốn giữ đàn cá sông ở lại lâu hơn, nhiều người dân trong khu vực đã mua thức ăn cho cá.
Nhiều người đi đò ngang còn mua thức ăn cho cá ăn. Được dẫn dụ, cá ngoài sông kéo về ngày càng nhiều hơn. Dần dần, đàn cá trú ngụ ngay bến đò đã gây sự chú ý của nhiều người. Bà con trong khu vực này thay nhau canh giác, bảo vệ đàn cá.
Mùa tát đìa bắt cá đồng, đem nướng trui thơm nức ở miền Tây
Mùa khô tới, nước trên đồng cạn, cá rút xuống đìa trú ẩn. Lúc này, người dân miền Tây lại tát đìa để bắt cá.
"> -
Hệ thống TMĐT và chuỗi cửa hàng Vinamilk “Giấc mơ sữa Việt” có hơn 500 điểm bán trên toàn quốc. Đây là kênh mua sắm tiện lợi và linh hoạt, cung cấp hơn 200 loại sản phẩm sữa và các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng, giúp mọi người tăng cường thể trạng và bảo vệ sức khỏe, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh. Mua sữa mùa giãn cách, chỉ cần nhớ 1 cái tên…Với kênh mua sắm trực tuyến thông qua website www.giacmosuaviet.com.vn và ứng dụng di động, “Giấc mơ sữa Việt” sẽ là cái tên quen thuộc đồng hành cùng các mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng của cả nhà, giúp mẹ an tâm mua sắm trước các đợt giãn cách xã hội. Mọi trải nghiệm mua sắm của các mẹ đảm bảo luôn được xuyên suốt, nhanh chóng và thuận tiện.
Nguồn dinh dưỡng dồi dào trong sữa tươi Vinamilk 100% hỗ trợ bé nâng cao thể trạng Không chỉ hỗ trợ hiệu quả “mẹ bỉm sữa” trong việc mua sắm các sản phẩm dinh dưỡng cho gia đình, người tiêu dùng còn có thể đặt hàng sản phẩm và gửi tặng cho bạn bè, người thân thông qua dịch vụ giao hàng tận nơi của hệ thống “Giấc mơ sữa Việt” trong thời điểm giãn cách xã hội như hiện nay.
Chỉ cần tạo đơn hàng trên website hoặc qua ứng dụng, Vinamilk sẽ điều phối đơn hàng từ hệ thống 500 cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt” trên cả nước để trao tận tay cho người nhận trong thời gian sớm nhất.
Mua sản phẩm Vinamilk thông qua ứng dụng “Giấc mơ sữa Việt” giúp các mẹ an tâm giãn cách xã hội Theo đại diện Vinamilk, tại hệ thống “Giấc mơ sữa Việt”, các mặt hàng đều được bảo quản trong điều kiện “chuẩn”, có hạn sử dụng xa. Đặc biệt, hệ thống hiện đang có nhiều ưu đãi hấp dẫn khiến cho “bé thích, mẹ vui” trong dịp Quốc tế Thiếu nhi năm nay.
Nhân viên của cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt” cẩn thận kiểm tra các sản phẩm trước khi giao đến tận nhà cho người tiêu dùng Cụ thể, từ ngày 1 - 6/6/2021, các mẹ sẽ được tặng voucher giảm giá 35.000 đồng (áp dụng cho đơn hàng từ 350.000 đồng trở lên) khi mua sắm trên kênh online (áp dụng cho tất cả các sản phẩm trừ sữa bột trẻ em dưới 2 tuổi, sữa đặc, sữa tươi Fino, sữa chua ăn trắng & nha đam và các sản phẩm không được khuyến mại theo quy định của pháp luật).
Bên cạnh đó, với những đơn hàng trị giá từ 200.000 đồng khi mua trực tiếp tại cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt”, khách hàng được tặng thêm 4 hộp sữa chua uống Hero. Ngoài ra, các bé còn có thể sưu tầm thẻ đổi quà (tập tô màu, balo dạ quang xinh xắn…) trong các lốc sữa trái cây Hero, sữa chua uống Susu.
Bé có thể nhận những phần quà dễ thương khi mua nước trái cây Hero và sữa chua uống Susu từ cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt” Website: https://giacmosuaviet.com.vn/
Tuyết Nhung
"> -
Những lời bà Tô Thị Ánh Hồng dành cho người con đã mất khiến ekip kỹ thuật viên thực hiện phẫu thuật tiếp nhận mô, tạng tại Bệnh viện Bà Rịa và những người chứng kiến, không cầm nổi nước mắt. Lời cuối nghẹn ngào của người mẹ với con trai tình nguyện hiến tạngChàng trai T.H.P (24 tuổi) bị tai nạn giao thông dẫn đến chết não. Khi biết ước nguyện của con trai là muốn hiến tạng cứu người (trước đó P. chưa đăng ký hiến tạng), bà Hồng đã nén nỗi đau ly biệt để làm theo di nguyện của con trai.
Trưa ngày 4/5, sau khoảng 2 giờ phẫu thuật, trái tim, 2 thận và gan của P. đã được tặng lại và mang đến sự sống cho những bệnh nhân khác.
Căn nhà của gia đình P. ở xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Ảnh: Khánh Hòa). Bà Tô Thị Ánh Hồng đang sắp lễ cúng cho con trai (Ảnh: Khánh Hòa). Chàng thanh niên hiếu thuận
Tang lễ của T.H.P được tổ chức vào sáng ngày 5/5, rất hiếm những giọt nước mắt. Cứ hễ nhắc đến tên anh, ai cũng nở nụ cười hiền hòa, trìu mến.
Bà Hồng chia sẻ: “Khi còn sống, P. là đứa trẻ hoạt bát, hài hước. Mỗi lần thấy tôi buồn, con lại đùa: “Trời ơi, cứ đóng phim buồn hoài” để tôi cười. P. ngoan lắm, chưa bao giờ tôi phải nghe ai than phiền về con. Vì vậy, trong tang lễ, tôi không muốn con nhìn thấy nỗi buồn”.
P. từng là một cậu bé thiệt thòi vì mới sinh ra đã không biết mặt cha. Cuộc sống quá vất vả khiến bà Hồng phải gửi con lên chùa để đi làm. Sau này, khi đủ khả năng chăm sóc con, bà đến gặp sư thầy xin đưa P. về để đi học.
Cậu bé được nhiều người thân quen đánh giá là ngoan ngoãn, hiếu thuận, dù còn ham chơi. Tuy nhiên, trong 2 năm nhập ngũ tại Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), anh đã trưởng thành, chững chạc hơn.
Ekip phẫu thuật viên Bệnh viện Chợ Rẫy mặc niệm tri ân người hiến tạng trước giờ phẫu thuật (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy). Khoảng thời gian ở quân ngũ, một lần anh trai và bạn bè của P. ra đảo thăm, P. tâm sự với mọi người về nguyện vọng được hiến tạng nếu không may mình nằm xuống. Chẳng thể ngờ điều đó lại trở thành di nguyện của chàng trai 24 tuổi.
“Khi nghe con muốn hiến tạng cứu những người xa lạ, tôi vui lắm. Con suy nghĩ cao cả như vậy, không lẽ làm mẹ mà tôi lại không đồng ý?
Ở bệnh viện, tôi trò chuyện với con như cách chúng tôi vẫn thường nói. Tôi cảm ơn con vì đã đến, làm con của mình. Tôi cảm ơn con vì dù ra đi nhưng vẫn để lại “quả ngọt” cho những gia đình khác.
Cả gia đình tôi đều nghĩ rằng con không mất, chỉ là đang sống ở một thế giới khác. Chúng tôi sẽ luôn dõi theo con”, trong ánh mắt buồn thương của người mẹ ánh lên niềm tin.
Tâm nguyện xúc động của người mẹ
Đến dự tang lễ của em P., đoàn công tác Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bà Rịa vẫn chưa nguôi xúc động trước tấm lòng của chàng thanh niên trẻ và tình cảm của người mẹ dành cho con trai.
Những lời tâm sự, nhắn nhủ con của bà Hồng đã chạm vào nơi sâu nhất trong trái tim của mỗi người có mặt lúc đó.
Bà Hồng chia sẻ: “Tôi chỉ muốn biết thời gian chính xác con đi và con phải được tắm rửa sạch sẽ sau ca phẫu thuật. Tôi đưa cho họ bộ quần áo mà con thích nhất, để tôi không phải đau lòng vì những vết thương.
Sau đó, tôi mặc chiếc áo, cái quần và mang đôi vớ dài cho con, lót đầu cho con nằm. Tôi được nhìn con lần cuối, nâng niu bàn tay, bàn chân, rờ rẫm cơ thể đã không còn hơi ấm của con cũng đã hạnh phúc lắm rồi”.
TS.BS Dư Thị Ngọc Thu báo cáo diễn tiến của các ca ghép tạng với gia đình và trước anh linh của P. (Ảnh: Khánh Hòa). Suốt cả cuộc trò chuyện, người mẹ ấy luôn kiên cường nhưng đến cuối cùng, bà vẫn chẳng thể ngăn được giọt nước mắt đau xót.
“Đứa con nào ra đi cũng là sự mất mát rất lớn đối với người mẹ. Tôi đã cố hết sức, chừng nào mà không nén được nỗi đau nữa thì phải bật ra thôi”, bà Hồng nghẹn ngào.
Khi phải đối mặt với những lời dị nghị vì giúp con trai thực hiện di nguyện hiến tạng cứu người, bà khẳng khái đáp: "Cái gì đúng thì mình làm. Một khi đã làm thì không giấu mãi được, vì thế chúng tôi cứ nói thẳng ra".
Chia sẻ với VietNamNet, TS. BS Dư Thị Ngọc Thu (Đơn vị Điều phối Ghép các bộ phận cơ thể người Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết, sau khi ghép, trái tim của P. đã đập lại trong lồng ngực của người được nhận. Chức năng 2 trái thận của bệnh nhân cũng đã được cải thiện. Lá gan cũng đã diễn tiến tốt. Diễn biến của các ca ghép đều được phía bệnh viện thông báo cho gia đình P.">