当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo PSIS Semarang vs Persik Kediri, 15h30 ngày 11/4: Những người khốn khổ 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Shandong Taishan vs Shenzhen Peng City, 18h35 ngày 11/4: Bắt nạt đội khách
![]() |
Chiếc xe đạp là “người bạn” đồng hành cùng Bảo trong quá trình tham gia chống dịch. |
Khi nhận thấy sự vất vả của lực lượng tuyến đầu cũng như mong muốn có thêm trải nghiệm trước khi bước vào năm học cuối cấp, ngay sau khi kết thúc chương trình học lớp 11, Huỳnh Thiện Bảo đã đăng ký tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.
Vì chưa có bằng lái xe máy, Bảo quyết định lựa chọn chiếc xe đạp đã mua từ 3 năm trước làm phương tiện để tham gia hành trình tình nguyện. “Em nghĩ mình sắp 18 tuổi rồi, cái gì tự làm được thì mình làm chứ nhờ má hoài thì ngại lắm, em tự đi xe đạp cho nhanh”.
![]() |
Bảo đạp xe tham gia hỗ trợ người dân chống dịch. |
Sau hơn 1 tháng tham gia chống dịch, cậu học trò đã quen với những khó khăn và áp lực trong công việc này: “Em quen rồi, quen với việc mồ hôi ướt đẫm, quần áo sũng nước như mới giặt xong. Em cũng quen với môi trường áp lực cao”.
Nhớ lại thời gian đầu tham gia tình nguyện, điều khó khăn nhất với cậu là những hôm đạp xe ngược gió băng qua cầu Sài Gòn hay những ngày mưa nắng thất thường. Nhưng sau tất cả, cậu đã vượt qua để góp sức mình vào công cuộc chống dịch.
Nhờ tham gia chống dịch, Bảo đã có những người bạn mới. Họ đã cùng nhau tạo nên nhiều kỷ niệm đáng nhớ, cùng nhau đón Tết Trung thu trên những nẻo đường vắng bóng người của TP.HCM, cùng nhau ca hát để quên đi mọi mệt mỏi, vất vả vừa trải qua.
![]() |
Bảo đã có thêm nhiều bạn mới trong thời gian công tác tình nguyện. |
Kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong hơn 1 tháng vừa qua, Bảo chia sẻ: “Em nhớ nhất là lần đầu tiên được tham gia lấy mẫu ở quận Bình Thạnh. Hôm đó, em mặc bộ đồ bảo hộ cấp 4, trùm kín mít từ chân lên tới đầu và đeo 2 lớp khẩu trang. Ban đầu em nghĩ bộ đồ nóng, cùng lắm là ướt người thôi, ai ngờ nó còn khó thở nữa.
Lúc chưa quen em đi đứng loạng choạng rồi ngất ra đường. Cũng hên bữa đó người dân đã giúp đỡ em, họ lấy nước đá cho em uống, lấy quạt quạt cho em nên em và đồng đội mới có thể tiếp tục hoàn thành công việc.
Hôm đó em đuối quá, không ngờ lấy mẫu lại lâu vậy. 20h mới xong việc nên em nhờ mọi người dùng xe trật tự của phường chở cả em với xe đạp về chứ em cũng không còn sức tự về nữa”.
Tham gia tình nguyện vất vả là thế nhưng Bảo vẫn luôn cân bằng giữa việc học và làm tình nguyện. Vì công việc tình nguyện được chia theo ca nên hôm nào người phụ trách cho nghỉ cậu lại tranh thủ mang sách vở ra ôn lại bài tập. Còn hôm nào đi lấy mẫu cả ngày, Bảo sẽ tận dụng thời gian nghỉ trưa để xem lại bài vở chuẩn bị cho năm học cuối cấp.
Về phía gia đình, Bảo chỉ chia sẻ quyết định đi làm tình nguyện cho mẹ của mình. Cậu biết rằng nếu những người khác trong gia đình biết tin thì sẽ không ủng hộ và thậm chí giữ cậu ở nhà.
May mắn rằng, mẹ của Bảo đã ủng hộ quyết định của con mình vì cô luôn khuyến khích Bảo tham gia các hoạt động tình nguyện. “Khi có ai hỏi em đi đâu thì má sẽ bảo đi đâu đó chứ không phải đi tình nguyện. Mỗi khi em về nhà, má sẽ nấu cho em vài phần cơm nếu em về sớm hoặc không ăn ở chỗ làm”. Chính sự quan tâm ân cần ấy đã giúp Bảo cảm thấy bớt cô đơn, lẻ loi trên hành trình tình nguyện.
![]() |
Bảo cùng mẹ trong chuyến đi làm từ thiện. |
Bảo chia sẻ rằng cậu cảm thấy rất vui vì có thể đóng góp chút công sức nhỏ bé trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ngay cả khi bị người dân mắng khi đi lấy mẫu, Bảo vẫn thông cảm cho cảm giác của họ. Cậu không để bụng vì sợ rằng nếu để ý quá nhiều thì bản thân sẽ mất đi động lực để tiếp tục tham gia hành trình.
Chia sẻ về tương lai, Bảo cho biết cậu đã chọn được trường đại học mong muốn và sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc học. Tuy nhiên, cậu vẫn sẽ cố gắng tham gia làm tình nguyện để giúp đỡ cộng đồng.
Thu Trang
Ở TP Đông Hà, có một nhóm người nấu hàng nghìn suất cơm phát cho người đi xe máy từ miền Nam về quê. Họ nấu rồi lặng lẽ đưa đến các điểm cấp phát bên đường, bà con ai cần thì tới lấy.
" alt="Chàng trai đạp xe hàng chục km đi chống dịch Covid"/>Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Vì vậy bạn đừng vội gây gổ với chàng khi chàng góp ý với bạn về một thói quen nào đó. Tốt hơn hết là bạn hãy trò chuyện với chàng để biết rõ điều gì và vì sao chàng trở nên khó chịu với bạn. Tuy vậy, bạn cũng nên tham khảo danh sách những thói quen có thể làm ông xã bực mình.
1. Trễ giờ
Thói quen này khiến đan ông ghét đến nỗi bạn khó mà tìm ra những câu chuyện đùa của họ về chủ đề này. Theo các nhà tâm lý học, đàn ông ghét thói quen này của phụ nữ vì hai lý do. Hoặc anh ta nghĩ rằng điều đó thể hiện quyền hành của người phụ nữ, rằng cô ấy nghĩ mình rất tuyệt vời và chuyện đàn ông phải chờ đợi cô ấy là điều đương nhiên. Nếu điều đó là sự thật thì hoàn toàn không tốt chút nào. Một lý do khác khiến đàn ông ghét thói quen này là sự chần chừ, không quyết định được có nên đi tới cuộc hẹn không. Và vì thế cuối cùng phụ nữ sẽ để cho thời gian quyết định mọi việc nếu mình… lỡ trễ.
Làm gì? Để có thể thay đổi thói quen này, bạn hãy xem lại mình thường cần bao nhiêu khoảng thời gian để sửa soạn cho việc ra khỏi nhà và đi đến một nơi nào đó. Hãy bắt đầu sửa soạn sớm hơn thời gian dự kiến. Nếu cần thiết thậm chí hãy để chuông báo thức nhắc nhở bạn.
2. Quản lý ông xã
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Nước mắt, sự mè nheo, cằn nhằn hay yêu cầu, bắt buộc – đàn ông khó chịu không chỉ vì những phương cách phụ nữ làm để điều khiển anh ta mà vì chính sự điều khiển, quản lý đó. Phải, bạn có thể điều khiển được người đàn ông của mình. Nhưng ngay khi bạn bắt đầu điều đó thì tình cảm giữa vợ chồng sẽ đi vào hồi kết. Sự điều khiển có nghĩa là áp chế, mà ở đâu có áp chế, ở đó không thể có tình yêu. Có thể có những kiểu đàn ông mà bạn dễ dàng điều khiển, thế nhưng khi bị điều khiển, những trạng thái bất ổn về tâm lý, thậm chí là trầm cảm sẽ xuất hiện và làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống, đặc biệt là cả tình dục. Khi bạn muốn điều khiển, quản lý một người đàn ông, điều đó cũng có nghĩa là bạn không tin tưởng anh ta. Bạn có cần gắn bó với một người mà bạn không tin tưởng?
Làm gì? Mọi việc sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn có thể nói chuyện thẳng thắn với anh ấy: “Em cần anh giúp đỡ. Anh có thể làm điều này vì em không?” Đàn ông có thể dễ dàng chấp nhận những thương lượng đơn giản hơn là sự chuyên quyền, độc đoán.
3. Tính đãng trí
"Em đúng là lẩm cẩm!", "Sao em chẳng có thể nhớ được chuyện gì ngoài mấy cái váy vậy!" — Đừng tức giận khi nghe anh ấy nói thế. Trước tiên là hãy xem lại những ghi chép, thời khóa biểu của bạn hay tâm lý của bạn. Tính hay quên có thể xuất hiện khi bạn bị quá tải, não bộ của bạn không lưu giữ được những thông tin hoặc thậm chí bạn quá vô tư, như một đứa trẻ. Bạn hãy xem xét lại các lý do hay quên của mình để cải thiện tình hình.
Làm gì? Nếu bạn và anh ấy đã có mối quan hệ lâu dài với nhau thì tốt nhất là hãy có những thỏa thuận một cách bình tĩnh xem ai cần phải ghi nhớ việc gì sao cho thuận tiện, phù hợp. Nó giúp bạn giảm tải mọi việc một cách dễ dàng.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
4. Ngắt lời
Phụ nữ thường cho rằng những gì đàn ông đang nói, hay đang xem đều là vớ vẩn và các bà vợ cảm thấy điều mình cần nói quan trọng hơn. Còn đàn ông thì cho rằng ngoài chứ việc cháy nhà ra thì mọi việc đều có thể chờ đợi mươi mười lăm phút được. Ngay cả khi câu chuyện mà bạn muốn nói là một chủ đề rất dễ chịu thì cũng không phải là cớ để ngắt lời anh ấy một cách bất ngờ.
Làm gì? Hãy để cho anh ấy được làm, nghe, nói, xem, đọc những gì anh ấy thích. Thỉnh thoảng bạn có thể ngắt lời anh ấy với lý do “Lỡ em quên mất”. thế nhưng thường xuyên thì đừng bao giờ!
5. Xâm phạm vào không gian riêng của nhau
Thỉnh thoảng chị em chúng ta hay cố gắng “gợi chuyện” về những chủ đề mà anh ấy hoàn toàn không muốn nhắc đến. Thí dụ như về mối quan hệ cũ, hay những mâu thuẫn trong công việc. Điều đó khiến họ vô cùng khó chịu. Bởi họ thấy rằng chúng ta đang cố gắng thâm nhập vào vùng không gian mà họ đã từng cảnh báo “đèn đỏ”. Trong mỗi người đàn ông luôn có những vùng cấm như thế. Nó là những chủ đề họ không muốn bị đào xới, thảo luận, cũng không cần sự đóng góp ý kiến. Thế nhưng thường phụ nữ không chịu nổi sự riêng tư đó. Và họ luôn tìm mọi cách để được biết hết, được góp ý… Điều ấy luôn làm cho đàn ông khó chịu.
Làm gì? Hãy chấp nhận rằng chồng bạn có những vấn đề riêng không cần phải thảo luận với bạn. Chính bạn có thể cũng có điều đó. Ví dụ như chuyện bạn đã đau đớn khổ sở thế nào khi bố mẹ bạn ly dị chẳng hạn. Nếu bạn quá sức muốn biết một vấn đề nào đó của anh ấy, bạn hãy giải thích cho anh ấy và để cho anh ấy quyết định xem có muốn chia sẻ với bạn hay không?
6. Tranh cãi và lôi kéo thêm đồng minh
Chính xác là phụ nữ hay làm thế, để thắng được các cuộc tranh cãi, họ tìm cách lôi kéo một ai đó ngoài cuộc nhưng lại có thể ảnh hưởng tới ý kiến của đối phương. Người đó có thể là bạn bè anh ta hay là bố mẹ của anh ta. Điều đó là hoàn toàn vô ích. Cái kiểu: “Nếu anh không đồng ý thì chúng ta hãy hỏi ý kiến… thử xem” sẽ luôn luôn làm cho anh ấy bực mình. Thông thường đàn ông không thích chia sẻ những vấn đề riêng của vợ chồng với ai, vì đó là việc riêng của hai chúng ta và sự chia sẻ với người khác của bạn là một hành động coi thường anh ta nặng nề.
Làm gì? Hãy tranh cãi một chọi một. Sự can thiệp duy nhất mà anh ấy có thể chấp nhận được trong mọi cuộc tranh cãi chỉ có thể là những thông tin hoàn toàn độc lập. Thí dụ như nếu bạn và anh ấy không biết nên đi đâu trong kỳ nghỉ, Nha Trang hay Đà Lạt thì anh ấy muốn tìm hiểu trên Internet chứ không phải là nghe người này hay người kia khuyên bảo.
(Theo Phunuonline)" alt="6 thói quen của bà vợ khiến ông chồng bực mình"/>![]() |
Nguyên liệu cho 4 người ăn
300 g mì soba
2 quả trứng gà
Rau củ: 1 quả dưa chuột, 1 củ cà rốt, 1 quả cà chua, củ cải, xà lách búp Mỹ, 2 quả táo, 1 củ hành
Gia vị: 2 tép tỏi, gừng, 1 muỗng cà phê ớt bột Hàn Quốc, 2 muỗng canh gochujang, 2 muỗng canh giấm gạo, 1 muỗng canh xì dầu, 2 muỗng cà phê đường, muối, 1 muỗng cà phê dầu mè
Trang trí: Hạt mè, đá viên
Công thức
Bước 1:
Cắt dưa chuột, cà rốt, củ cải, xà lách búp Mỹ thành miếng dài.
Thái nhỏ cà chua, bóc vỏ hành, tỏi và gừng.
Cắt sợi nhỏ một nửa quả táo, phần còn lại, bạn dùng làm nước sốt (ngâm táo trong nước để không bị thâm).
Bước 2:
Nấu mì soba theo hướng dẫn trên bao bì.
Khi mì chín, lọc và rửa lại bằng nước lạnh cho đến khi thành phẩm nguội.
Đem trứng gà luộc khoảng 6 phút, để nguội rồi bóc vỏ, cắt đôi.
Bước 3:
Để làm sốt, bạn xay nhuyễn 1/2 quả táo, hành, tỏi, gừng và 2 muỗng canh nước.
Đem hỗn hợp lọc qua rây mịn rồi kết hợp với ớt bột Hàn Quốc, gochujang, giấm gạo, nước tương, đường và muối.
Cho vào sốt một ít đá lạnh.
Bước 4:
Món ăn thường được trình bày trong đĩa lớn với mì ở chính giữa, xung quanh là các nguyên liệu dưa, rau.
Sau cùng, đặt trứng lên trên, trang trí với hạt mè, rưới sốt cay và thưởng thức.
Theo Zing
Nếu muốn đổi vị với món Âu, tín đồ ẩm thực hãy thử phiên bản khoai tây đút lò hấp dẫn theo công thức đơn giản của nữ 9X Sài thành gợi ý.
" alt="Công thức làm mì lạnh cay Hàn Quốc đúng chuẩn"/>Siết cổ chồng bằng dây sạc điện thoại
Khoảng 23h20 ngày 19/9/2014, sau khi đi uống rượu về, sẵn có hơi men trong người, Phan Văn Khang (32 tuổi, trú tại thôn Cát Dương, xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) đã chửi mắng vợ con thậm tệ dẫn đến việc hai vợ chồng xảy ra xô xát. Trong lúc hai vợ chồng giằng co nhau, Thêu đã dùng hai tay bóp cổ chồng. Chưa dừng lại ở đó, Thêu còn dùng dây sạc điện thoại siết cổ chồng đến khi bất động. Ngay sau đó, người dân đã đưa Khang đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Phù Cừ nhưng đã tử vong.
![]() |
Dây sạc điện thoại, vật Thắm dùng để siết cổ chồng đến chết. |
Được biết, trong quá trình sinh sống, vợ chồng Khang thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xô xát do Khang hay đi uống rượu và về nhà đánh chửi vợ con.
Đánh chết chồng vì bị ép làm "chuyện ấy"
Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 9/4/2014, giữa hai vợ chồng bà bà Nguyễn Thị Liên (ở Nam Hưng, Nam Đàn, Nghệ An) có xảy ra mâu thuẫn, cãi vã do bà không chịu "chiều chồng". Ông Vừa đã lôi bà ra sân và dùng thanh thép đánh vào người. Bà Liên đã đoạt được thanh thép từ tay chồng và cầm vụt vào người ông Vừa.
Không dừng lại đó, bà Liên đã cầm cây cuốc đánh mạnh 2 nhát vào đầu và cổ chồng. Khi ông Vừa gục ngã, bà Liên vào nhà lên giường ngủ. Sáng mai tỉnh dậy bà Liên thấy chồng nằm chết ở sân nên vờ hô hoán với mọi người chồng đột tử do bị trúng gió.
Đây không phải là lần duy nhất bà Liên đánh chồng. Năm 1987, lúc vừa sinh người con thứ được 2 tháng, ông Vừa đi uống rượu về và hai vợ chồng xảy ra xích mích, bà Liên cũng cầm dao chém ông Vừa 7 nhát. Tuy nhiên, lúc đó bà Liên vừa sinh con nhỏ, ông Vừa cũng không khiếu kiện gì nên bà ta không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trước đó, tại Cẩm Khê, Phú Thọ cũng xảy ra một vụ án khiến dư luận xôn xao. Nguyễn Thị Hương Lan (31 tuổi) đã dùng gậy gỗ đánh chồng phải đi cấp cứu tại bệnh viện sau đó tử vong.
Bị chồng bắt ép phải quan hệ theo “các tư thế lạ, khó chịu”, trong khi trước đó mới 1 tiếng Lan đã "chiều chồng' 1 lần. Do bản thân Lan đang phải điều trị phụ khoa, theo chỉ định của bác sĩ phải kiêng quan hệ tình dục nên liên tục từ chối và nói: “Tôi là vợ anh chứ không phải là con vật!”. Anh chồng vẫn thực hiện và bóp cổ vợ ép phải quan hệ. Lan không đồng ý, cố gắng vùng vẫy để chạy ra ngoài. Lan vớ được ngay bên cạnh một chiếc gậy gỗ mà hàng ngày chồng cô thường mang theo để phòng thân. Sẵn những mâu thuẫn tình cảm vợ chồng từ trước, cộng thêm cơn đau đớn về thể xác, Lan vung gậy lên và đập liên tục vào đầu, mặt chồng cho đến khi nạn nhân nằm gục xuống nền nhà. Anh Bản (chồng Lan) được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Chết vì đánh vợ tới tấp
Đêm 21/1/2014, về nhà khi cơ thể nồng nặc mùi rượu, ông Đặng Công Toàn (53 tuổi, ở Nghĩa Đàn, Nghệ An) đánh đuổi và bắt vợ là bà Trương Thị Bài (54 tuổi) và con xuống ngủ nhà dưới (nơi từng dùng để nhốt gà). Sáng hôm sau, ông Toàn tiếp tục chửi bới vợ. Thấy vợ đang rang cơm cho con út ăn, ông ta xông vào rồi dùng thanh củi đánh tới tấp. Không chịu nổi nỗi uất ức, người phụ nữ bạc phận tìm cách chạy thoát thân, mặc cho chồng đứng chửi. Tưởng sự việc đã nguôi, một giờ sau bà Bài quay về chuẩn bị đồ đi làm. Vừa bước vào nhà, ông Toàn túm cổ áo vật vợ ngã xuống sàn nhà. Theo bản năng, người phụ nữ này vớ được con dao gần đó liền chém liên tiếp nhiều nhát vào chồng khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
![]() |
Bà Bài khóc ngất vì hối hận trước tòa. |
Tại phiên xử ngày 17/7, khi nghe tòa đọc bản cáo trạng nói về cuộc sống khổ cực của mình, bị cáo 54 tuổi không kìm nén được cảm xúc đã ngất lên ngất xuống nhiều lần. Trước những câu hỏi mà chủ tọa đặt ra, nữ bị cáo khai nhận thành khẩn, tỏ ra ăn năn hối cải tội lỗi mình. Phía dưới, những đứa con của bị cáo liên tục van xin tòa hãy giảm nhẹ hình phạt cho mẹ mình để sớm được trở về với gia đình, cho chúng có nơi nương tựa. Trong khi đó, đại diện người bị hại cho rằng cần xử nghiêm vụ việc. Xem xét những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho bị cáo như trình độ văn hóa kém (5/12), giết người trong trạng thái bị kích động, đầu thú ... kết thúc phiên xử tòa tuyên phạt Trương Thị Bài 4 năm tù.
Đâm chết chồng vì bị ép sống chung với vợ bé
Ngày 15/2/2013, Nguyễn Thanh Tuấn (29 tuổi, ngụ tại H. Bình Chánh, TP.HCM) đưa một người phụ nữ về nhà và giới thiệu với vợ là “vợ bé” của Tuấn. Đồng thời yêu cầu chị Ngô Thị Hồng Thắm phải chấp nhận sống chung một nhà với “vợ bé”. Ngay sau đó, Tuấn và Thắm đã xảy ra cãi nhau. Đến 10g sáng 16/2, Thắm và Tuấn tiếp tục cãi nhau, sau đó Thắm lặng lẽ xuống nhà bếp lấy con dao, thừa lúc Tuấn không để ý, Thắm dùng dao chém nhiều nhát vào cổ khiến Tuấn gục ngã xuống nền nhà. Thấy chồng đã chết, Thắm ẵm con bỏ đi. Sau đó, Thắm đến Công an phường 14, Q.6 đầu thú.
Bi kịch xảy ra vào sáng ngày 29/7/2012. Hôm đó, bà Đỗ Thị Minh (Thanh Oai, Hà Nội) đi chợ bán chuối, đến 12h cùng ngày mới về đến nhà. Vừa thấy bóng vợ, ông Hòa (chồng bà Minh) đã buông lời chửi bới, đuổi đi. Vốn đã quá quen với cảnh này nên bà Minh cố nín nhịn. Bà bỏ cơm, trải chiếu ra nền nhà ngủ. Đến khoảng 15h cùng ngày, ông Hòa tiếp tục chửi bới vợ, khiến bà Minh phải lánh sang nhà cô ruột ở gần đó.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Khoảng 20 phút sau, nghe thấy có tiếng đập phá đồ đạc ở nhà mình, bà Minh tất tả chạy về. Cảnh tượng trước mắt bà lúc đó là người chồng trong cơn điên loạn đang cầm búa đinh đập phá cây phơi quần áo ở ngoài sân, làm quần áo rơi hết xuống đất. Nhẫn nhịn nhặt đồ lên, bà Minh cố van xin chồng không đập phá nữa. Vậy nhưng ông Hòa không chịu dừng tay. Rồi ông ta vào nhà, lấy chiếc đèn dầu trên bàn thờ đem ra sân, đổ dầu vào đống quần áo và châm lửa đốt. Bao nhiêu vậy chưa đủ, người chồng vũ phu còn lao vào đánh đập vợ. Bị chồng đánh, bà Minh chỉ biết ôm bụng kêu khóc.
Và khi những nín nhịn đã đến tận cùng, đột nhiên, bà Minh chạy xuống nhà ngang, vớ chiếc kéo, vung lên đâm chồng nhiều nhát vào ngực. Khi chồng bỏ chạy ra cổng, bà Minh vẫn tiếp tục cầm kéo đuổi theo chồng. Thấy ông Hòa ngã gục, miệng vẫn không ngừng chửi bới vợ bằng những lời lẽ khó nghe, bà Minh lao đến đâm thêm nhiều nhát vào người chồng. Thấy chồng gục bên vũng máu, bà Minh sực tỉnh, dừng tay, nhưng tất cả đã quá muộn. Bà thất thểu cầm kéo đi về nhà, vứt hung khí vào đống quần áo mà chồng đốt đang cháy ở sân, rồi đến cơ quan công an đầu thú. Về phần ông Hòa, dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, nhưng do vết thương quá nặng, bị thủng gan, mất máu cấp nên đã tử vong.
M. Thư(tổng hợp)
" alt="Vợ giết chồng vì những đau khổ dồn nén đến tột cùng"/>Đột quỵ còn được gọi tai biến mạch máu não. Não bộ tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể dẫn đến thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí tử vong. Hầu hết người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như tê liệt, cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...
Theo bác sĩ Nghĩa, không ít người bệnh đột quỵ vào viện trễ vì chưa nhận thức đúng về bệnh, khi xảy ra các triệu chứng như yếu người, liệt mặt lại chần chừ đợi thêm xem thế nào. Có người lại tưởng nhầm trúng gió, say nắng, nghỉ ngơi đợi từ từ sẽ hồi phục, hoặc tự ý xử trí bằng cách xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể, đâm kim vào ngón tay. Từng có trường hợp bệnh nhân vào viện sau khi chích lễ 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân, làm chậm trễ thời gian vàng, để lại di chứng nặng nề khó hồi phục.
Một số bệnh nhân xảy ra cơn đột quỵ trong đêm, khi người nhà phát hiện thì đã qua những giờ đầu. Ngoài ra, nhiều người tiếp cận điều trị trễ còn vì chọn sai nơi cấp cứu, vào những cơ sở không có khả năng điều trị đột quỵ cấp, phải tốn nhiều thời gian làm thủ tục chuyển viện.
Giờ đã con cái đủ đầy rồi cũng vậy, nhiều khi khuya lắm anh chồng mới xiêu vẹo trở về vì quá chén, chị Hiền cũng không thể nào chờ nổi đến sáng, mà cương quyết “tính sổ” cho xong, để còn cho lũ nhỏ đi ngủ! Chỉ vì vậy, mà cứ hôm nào anh say là nhà anh chị ồn ào tới khuya, bởi phân định mọi việc với người say chẳng dễ dàng gì.
Rồi thì, đọc báo, chị tiếp thu luôn lời ca ngợi ghen tuông là gia vị cho hôn nhân. Chị Hiền liền “thể hiện chủ quyền” với bạn bè, đồng nghiệp khác phái của chồng, khiến anh mất mặt. Chưa kể, thỉnh thoảng chị cố tình ăn diện, hành tung mờ ám để chồng… chú ý. Hạnh phúc đâu chưa thấy, mà vợ chồng chị lục đục suốt vì cái tính bóng gió và cách cư xử khó hiểu của chị.
Đến lúc này, được bày rằng vợ chồng phải biết “hâm nóng” hôn nhân. Chị bày chuyện để vợ chồng có dịp hẹn hò riêng tư với nhau, gởi con để cả hai có khoảng không gian bí mật, bất kể lũ con nheo nhóc, người “bị gởi” nhăn nhó phiền hà. Anh chồng, vốn tính xuề xòa cũng chẳng hứng thú gì với chiêu “cảnh vẻ” của vợ, chỉ thấy từ buồn cười đến phát oải!
2. Anh Khôi lại là mẫu người đàn ông “cổ điển”. Vợ là phải kín đáo, có chồng rồi còn điệu với ai, ăn diện làm gì cơ chứ! Đàn bà thì phải tứ đức, biết nấu ăn, cắm hoa, chu đáo việc này việc nọ trong nhà, chứ chẳng ai cần một phụ nữ đôn đáo lo chuyện xã hội. Từ ngày lấy chồng, vợ anh Khôi chỉ biết một con đường quen thuộc “từ nhà đến trường, từ trường về nhà”. Muốn đi đâu, phải xin phép chồng. Đó là cái chuẩn mực của đàn bà mà anh đặt ra cho chị.
Vợ anh bao lần trách chồng gia trưởng, hay bắt bẻ, cố chấp, nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Ngoài lý luận khăng khăng muốn vợ “xuất giá tòng phu” ra thì anh Khôi là người chồng, người cha tốt. Chẳng lẽ ly hôn nhau? Hay cam chịu như thế suốt đời? Câu hỏi quẩn quanh đó, vợ anh bao lần không tự mình trả lời được…
Một gia đình hạnh phúc là không được có tranh cãi. Với anh Khôi, một: chồng luôn luôn đúng. Hai, nếu chồng sai, coi lại điều một. Vợ anh ấm ức, bởi anh vốn ngang phè phè, mà lại luôn giành phần thắng trong mọi vấn đề bằng cách, cấm vợ phát biểu. Cãi lại chồng là hỗn hào, là bằng vai phải lứa, là nhà cửa xào xáo, là không có văn hóa gia đình. Những kiểu chụp mũ ấy buộc vợ anh dần chọn cách im lặng cho yên chuyện, dù chất chứa bên trong sự phục tùng giả tạo đó là một cơn bão ngầm, chưa biết đến khi nào thì bùng nổ.
Anh Khôi lại cho rằng, vợ chồng cần phải ở gần bên nhau, từ cơm nước, con cái, cho tới nghỉ ngơi giải trí. Nên tuy chẳng thích coi các chương trình thể thao, vợ vẫn phải miễn cưỡng ngồi cùng chồng, ngán ngẩm vừa ngó các trận đấu vừa ngáp dài. Rồi chị có dịp hẹn cà phê với bạn cũ dưới quê lên, anh Khôi cũng “lù lù” đi theo. Chị có cảm giác như, anh không tin mình, hoặc không có chút tự do cá nhân nào khi vợ chồng cứ “dính như sam”, dù thực tâm, chưa chắc cả hai đều cảm thấy thoải mái.
Bởi vậy mới nói, không phải “sách vở” nào cũng đúng, lời khuyên nào cũng đáng để làm theo, đặc biệt là trong đời sống gia đình, mỗi cây mỗi hoa. Hạnh phúc có khi giống nhau, nhưng nỗi buồn vui, bất hòa thì… khác lắm. Nhiều khi máy móc quá cũng dễ bị cháy giáo án, tác dụng ngược, khiến cuộc sống chung trở nên ngột ngạt, bức bối, đầy chịu đựng, đến mức bất hòa, tan đàn sẻ nghé như chơi.
(Theo Phunuonline)" alt="Hôn nhân theo “chuẩn”?"/>