Sân khấu Sen Việt gồm Sân khấu Nhỏ với 100 ghế chuyên biểu diễn và một khán phòng 50 ghế có sàn diễn nhỏ để đào tạo ngắn hạn, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, truyền cảm hứng bộ môn sân khấu... Hiện Lê Nguyên Đạt đã mở lớp tập huấn diễn viên cải lương, kế đến sẽ là các lớp đào tạo người dẫn chương trình, hóa trang sân khấu - điện ảnh...
![]() |
NSƯT Lê Nguyên Đạt bên sân khấu trang trí hoa sen như tên Sen Việt. Ảnh: Quang Huy |
"Sân khấu Sen Việt mong là sân chơi cho người trẻ thỏa sức sáng tạo, thể nghiệm, là nơi cho các bạn trao dồi nghề cũng như tiếp cận khán giả trẻ. Ban Đào tạo, ban Biểu diễn và ban Lý luận & Phê bình đang hoạt động rất sung sức nhằm tạo sinh khí cho Hội SK TP.HCM trở thành ngôi nhà chung đúng nghĩa cho hơn 1.000 hội viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau", NSƯT Lê Nguyên Đạt nói.
Anh thông tin thêm, những ngày qua, người đến Hội SK TP.HCM vui thích khi trụ sở hội trở thành không gian đầy ắp tính văn hóa - nghệ thuật từ các phòng trưng bày triển lãm theo chuyên đề, các lớp học cũng như hoạt động sôi nổi của Sân khấu Sen Việt ở tầng 1, Sân khấu kịch 5B ở tầng 2 tòa nhà 5B Võ Văn Tần.
Với diện tích nhỏ, NSƯT biến điểm yếu thành điểm mạnh bằng cách tạo nên một sân khấu mở và động được tham khảo từ văn hóa gia đình của nước ngoài. Cụ thể, với quy mô 100 ghế, sân khấu Sen Việt nhắm tới không gian gia đình thưởng thức văn hóa ấm cúng, gần gũi, không có khoảng cách giữa nghệ sĩ và khán giả; cũng như tạo thói quen cho các gia đình có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cùng nhau lui tới.
![]() |
Cảnh trong vở "Truyền tích Cổ Loa xưa". |
Để khai màn sân khấu Sen Việt, Nguyên Đạt chọn diễn vở Truyền tích Cổ Loa xưavừa đoạt giải bạc tại Liên hoan Sân khấu thủ đô tại Hà Nội vào đầu tháng 10 vừa qua. Sau đó, anh và đồng nghiệp đã chuẩn bị hơn 10 kịch mục, đặt hàng thêm từ các đạo diễn như NSND Trần Ngọc Giàu, NSND Trần Minh Ngọc, NSƯT Ca Lê Hồng, Thanh Hiệp, Tấn Phát... Anh rất vui khi đang nhận nhiều đề nghị của các sao sân khấu gạo cội lẫn nghệ sĩ trẻ.
"Tôi "làm khó" đồng nghiệp để tìm ra các hướng đi mới cho sân khấu. Nhiều đồng nghiệp hay nói thiếu sân khấu, thiếu cái này cái kia nhưng thực tế chúng ta chưa đủ năng động và tính thích nghi với những chuyển biến của xã hội", đạo diễn Nguyên Đạt nói.
Cẩm Lan
Cuộc hôn nhân đầu của NSND Bạch Tuyết chấm dứt sau 7 năm chỉ vì bà không thể sinh con nối dõi cho gia đình chồng.
" alt=""/>Sân khấu 100 ghế thách thức Hội Sân khấu TP.HCMBTC giải thưởng Jeonju cho rằng hoạt động của Bảo tàng không gian văn hóa Mường của ông Vũ Ðức Hiếu có thể được coi là hoạt động kiểu mẫu cho việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số, nhằm hỗ trợ các nhóm dân tộc thiểu số khẳng định bản sắc văn hóa của họ, thiết lập một sự đa dạng văn hóa hài hòa của mỗi quốc gia.
Bảo tàng không gian văn hóa Mường không chỉ là nơi lưu giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường, mà còn là một địa chỉ quen thuộc với đông đảo khách tham quan, du khách từ nhiều nơi, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên.
Lễ trao giải hàng năm thường được tổ chức long trọng tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh toàn cầu, giải thưởng Jeonju 2020 sẽ được tổ chức online trên YouTube, dự kiến vào ngày 15/9 tới.
![]() |
Dàn chiêng trong nhà Lang Mường tại Bảo tàng. |
Trước đó, năm 2013, họa sĩ Vũ Đức Hiếu (Hiếu Mường) từng giành giải thưởng Phan Châu Trinh ở lĩnh vực Văn hóa - Giáo dục vì những cống hiến không ngừng trong bảo tồn nền văn hóa Mường và đưa nghệ thuật đương đại đến với công chúng. Ông là người trẻ nhất trong tất cả những người đã từng được trao giải thưởng Phan Châu Trinh khi đó.
Tình Lê
Đây hiện vật quý được trưng bày trong chuyên đề 'Ngày Độc lập 2/9' tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khai mạc sáng 18/8.
" alt=""/>Hiếu Mường nhận giải thưởng về di sản của Hàn QuốcVở diễn còn đề cao tình yêu đối với nghề hát, khi Khóa Vũ chỉ là anh học trò nhưng lại có ngón đàn và giọng hát tuyệt vời. Khi trọ học tại nhà Thu Nguyệt, chính Khóa Vũ đã góp phần khơi gợi đam mê ca hát của Thu Nguyệt và họ đã trở thành một cặp đôi trai tài gái sắc với giọng chèo ngọt ngào thấm đẫm tình yêu quê hương, nguồn cội.
NSND Minh Thu là người hướng dẫn và dạy hát cho các diễn viên tham gia vở diễn. Đây là một tác phẩm đề cao nghề hát, thế nên phần ca của các diễn viên vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là lý do mà đạo diễn - NSƯT Hoài Thu đã chọn Đức Tín và Phùng Thanh Huyền vào hai vai chính. Hai nghệ sĩ trẻ Đức Tín và Phùng Thanh Huyền đều từng đoạt HCV trong các kỳ Hội diễn Chèo chuyên nghiệp.
Bên cạnh Đức Tín, Phùng Thanh Huyền - cô đào trẻ của chèo Hà Nội - học trò cưng của NSƯT Thu Huyền cũng đã trưởng thành vượt bậc trong lối diễn và đặc biệt là xử lý sắc thái rất tinh tế tạo nên cảm xúc mãnh liệt cho người xem.
Vở diễn này cũng thêm một lần đánh dấu sự trưởng thành của nghệ sĩ Trịnh Nam Cường. Đã lâu rồi anh mới có một vai thứ chính đậm nét và nhiều đất diễn như thế. Ngoài ra, còn có sự đóng góp không nhỏ vào thành công của vở diễn bởi những nghệ sĩ tài năng của Nhà hát Chèo Hà Nội.
Sau thành công rực rỡ tại Liên hoan chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2022 với giải Đạo diễn xuất sắc nhất,NSƯT Hoài Thu càng nhiều kinh nghiệm trong dàn dựng và cực kỳ sáng tạo, nhiệt huyết với công việc mới này. Cô rất tận tuỵ, tỉ mỉ và thậm chí “khó tính” trong tập luyện, căn chỉnh từng ly từng tý để Cung thương một khúc trở nên hoàn chỉnh và hấp dẫn người xem.
![]() | ![]() |
NSƯT Thu Huyền - Phó giám đốc phụ trách Nhà hát Chèo Hà Nội - chỉ đạo nghệ thuật đêm diễn cho biết: “Cung thương một khúc... là một trong những vở diễn nằm trong kế hoạch dựng vở 2023. Nếu như vở Cánh diều làng Vũ Đại; Nắm xôi kỳ diệusẽ được đưa vào biểu diễn trong các trường học năm 2024 theo kế hoạch và chỉ đạo của Thành phố Hà Nội và Sở VHTT, thì vởCung thương một khúc... sẽ mang đi phục vụ khán giả khắp nơi, đặc biệt dịp lễ hội đầu năm 2024, bởi đây là một vở diễn dân gian rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc''.
Vở diễn Cung thương một khúcsẽ tiếp tục được biểu diễn đêm thứ 7 (ngày 4/11) tại Rạp Đại Nam để phục vụ khán giả.
Anh Phương