![]() |
Các hành khách trên một chuyến tàu ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Reuters |
Theo Sabnis, tháng 9/1981, Aarti Mhaskar - mẹ ruột của anh đã mang theo cậu con trai nhỏ rời thị trấn quê hương Pune để tới thành phố Mumbai tìm cơ hội việc làm trong ngành công nghiệp phim ảnh. Bà Mhaskar sau đó đã bỏ lại đứa con thơ một mình trên tàu ngay khi họ tới Mumbai.
Đơn kiện nói, một nhân viên đường sắt đã tìm thấy bé trai lạc mẹ và nhà chức trách đã quyết định gửi em tới một trại trẻ mồ côi. Sau đó, Sabnis bị buộc phải sống như một kẻ ăn mày cho tới khi bà của anh phát hiện và giành lại quyền nuôi dưỡng cháu.
Nguyên đơn cho biết, anh không hay biết nhân dạng của mẹ cho tới tận năm 2017 và gặp mẹ một năm sau đó. Trong cuộc đoàn tụ, người mẹ thú nhận đã bỏ rơi Sabnis cách đây gần 4 thập niên do "hoàn cảnh xô đẩy", nhưng bà và người chồng hiện tại yêu cầu anh không hé lộ cho các con của họ biết anh thực sự là ai.
Theo đơn kiện, sau khi trải qua cuộc sống khốn khó, đau khổ vì bị bỏ rơi khi còn nhỏ, Sabnis cảm thấy "suy sụp hoàn toàn vì điều kiện không chấp nhận được do mẹ ruột nêu ra". Do đó, anh muốn bà Mhaskar phải chính thức công nhận anh là con trai, đồng thời bồi thường cho anh 15 triệu rupee (hơn 4,9 tỷ đồng) vì những tổn thương tinh thần nghiêm trọng suốt thời gian qua.
Tuấn Anh
" alt=""/>Bị mẹ bỏ rơi khi nhỏ, con trai kiện đòi bồi thường 5 tỷBan tổ chức Tank Biathlon 2020 cho biết, buổi thi gồm những nội dung bắn đạn pháo 125mm vào các mục tiêu lần lượt ở các khoảng cách 1.600m, 1.700m và 1.800m; sử dụng súng máy 12,7mm bắn mục tiêu trong khoảng cách 800-1.000m; dùng súng máy đồng trục 7,62mm bên cạnh pháo chính bắn vào mục tiêu trong khoảng cách 600-800m.
![]() |
Kíp lái xe tăng số hai của đội tuyển Việt Nam. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |
![]() |
Đội tuyển Việt Nam bắt đầu thi đấu. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |
![]() |
Kíp tăng Việt Nam tiến hành lấy đạn. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |
![]() |
Vị trí xe tăng T-72B3 của đội Việt Nam và mục tiêu ở khoảng cách 1.800m. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |
![]() |
Xạ thủ đội tuyển Việt Nam dùng đại liên 12,7mm tiêu diệt mục tiêu. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |
![]() |
Kíp lái xe tăng số hai của đội tuyển Việt Nam kết thúc bài thi: Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |
Tuấn Trần
Army Games là cuộc thi đa quốc gia do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức hàng năm nhằm giúp những nước tham dự giành thành tích cao trong hoạt động thể thao quân sự.
" alt=""/>Hình ảnh kíp lái tăng Việt Nam thi đấu tại Nga chiều 28/8Những bài toán cô giáo chấm cho con anh Vũ Văn Danh rõ ràng là sai, nhưng con thì nhất nhất phải theo cách cô đã dạy ở lớp. Chính vì thế, dù bị bố đánh thì cháu vẫn một mực cãi "cô dạy như vậy" và bài kiểm tra cô chấm đúng. Ai trong hoàn cảnh của anh Danh cũng thấy hoang mang và bực bội vì dạy đúng mà con không nghe còn cãi lời.
![]() |
Cách dạy toán "lạ lùng" của cô giáo |
Bài toán tìm x, nếu bảo cô hạ bút chấm nhầm thì chỉ có thể nhầm ở 1 phép tính x chứ không thể nhầm ở 4 phép tính x. Phụ huynh hẳn nhiên là bất bình vì kiến thức cơ bản đó lại được cô giảng cho con cách làm toán sai, sai đến mức không thể chấp nhận được.
Chúng ta đều tự hỏi khi cô giáo dạy sai cho con, mình phải làm gì để trao đổi lại với cô giáo?
Chỉ có phương án duy nhất là gặp cô, hỏi lại cô giáo thật rõ ràng về phương pháp giải toán mà cô dạy cho con, góp ý với cô để cô hoàn thành tốt việc giảng dạy cho học sinh. Nhưng chính phụ huynh cũng khó lòng lường trước được phản ứng của cô giáo... Chỉ khi các cô giáo xung quanh đều thừa nhận cô dạy sai, cô giáo mới có lời với phụ huynh, mong thông cảm và cô sẽ điều chỉnh.
Tôi thấy hơi tiếc cho anh Danh khi anh chọn thời điểm tới gặp cô giáo của con vào giờ ra chơi, khiến cô giáo bị "mất mặt" với đồng nghiệp và cô hiệu trưởng.
Đọc câu chuyện này, tôi cảm thấy cô giáo thực cố chấp, cô không muốn thừa nhận mình sai trước mặt phụ huynh học sinh. Cô dạy sai nên cô chấm cũng sai, vì cô cho rằng mình đúng.
Hẳn nhiều phụ huynh giống tôi khi đọc bài này đều dấy lên suy nghĩ "trình độ toán của cô giáo tới đâu?". Đây là bài toán quá đơn giản, tại sao cô lại hướng dẫn học sinh sai hoàn toàn?
Phản ứng của cô giáo sau khi phụ huynh tới lớp phản ánh với tinh thần xây dựng, chứ không có ý gì thì cô giáo ngay lập tức không quan tâm tới con anh Danh nữa, không cho con phát biểu trong giờ học. Thái độ "trù úm", "bỏ qua" học trò của cô giáo thật đáng buồn.
![]() |
“Im lặng hay nói ra khi cô giáo dạy sai?” là câu hỏi khó trả lời (Ảnh chỉ mang tính minh họa, nhân vật trong ảnh không liên quan tới bài viết. Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Vài tháng nữa là kết thúc năm học, tôi nghĩ anh Danh không cần thiết phải trao đổi lại với cô giáo vì chắc chắn cô vẫn sẽ ngấm ngầm ghét con anh, và giáo viên ở lớp thì thiếu gì cách làm cho học sinh mất tinh thần. Cô không quan tâm, động viên con nữa mà có thể sẽ mắng con vì mắc lỗi này, lỗi kia...
Tôi nghĩ anh nên quan tâm, động viên con học hành và không nên để ý tới thái độ hiện tại của cô giáo lúc này.
Tôi từng biết có nhiều phụ huynh bất bình khi cô giáo đối xử với con ở lớp như tát con, lấy thước đánh vào tay vì con viết xấu, viết chậm hay nói chuyện riêng nhưng họ vẫn im lặng vì sợ cô trù dập con. Bây giờ, trẻ tiểu học thời gian ở lớp, ở trường nhiều hơn ở nhà, nhỡ cô lờ đi không còn để ý tới cô thì bố mẹ còn lo lắng hơn.
“Im lặng hay nói ra khi cô giáo dạy sai?” - câu hỏi thực khó trả lời. Vì nhiều khi nói ra như anh Danh con cái chúng ta "mất" nhiều hơn "được", và trẻ con đâu đáng bị chịu sức ép tâm lý khi cô giáo "khoanh vùng".
Còn nếu cứ im lặng thì con học mà lại dốt đi.
Lời đáp cho câu hỏi này chỉ có thể là: Nếu phụ huynh muốn góp ý với giáo viên của con thì nên hẹn gặp riêng để trao đổi thẳng thắn. Đấy cũng là cách giữ thể diện cho cô giáo mà phụ huynh cũng không phải bực bội vì chuyện bài toán, bài văn ở lớp cô dạy con nữa.