Hình ảnh HLV Park Hang Seo của tuyển U23 Việt Nam trong một đoạn phim quảng cáo cho World Cup 2002 bất ngờ được 'khui' lại.
Hình ảnh HLV Park Hang Seo của tuyển U23 Việt Nam trong một đoạn phim quảng cáo cho World Cup 2002 bất ngờ được 'khui' lại.
Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực lao động, việc làm nói chung và người lao động đi làm việc ở nước ngoài nói riêng, Nhà nước đã thể chế hóa thành quy định pháp luật, hợp tác với các nước và khu vực trên thể giới thông qua các điều ước và thỏa thuận quốc tế để bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Quy định của pháp luật
Đảm bảo quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thể hiện trong Luật số 69 như sau:
- Quyền chủ động và tự nguyện của người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thể hiện trong Điều 1. Phạm vi điều chỉnh; Điều 2. Đối tượng áp dụng; Điều 3. Giải thích từ ngữ về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (khoản 1), Phân biệt đối xử (khoản 4) và Cưỡng bức lao động (khoản 5); Điều 5. Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo các quy định này bảo đảm quyền của người lao động được ra nước ngoài làm việc hợp pháp, tự do lựa chọn hình thức đi làm việc ở nước ngoài phù hợp và không bị ép buộc phải làm việc trái ý muốn của họ.
- Bảo đảm vị thế của người lao động ở nước ngoài: Với chủ trương không đưa người lao động đi làm việc bằng mọi giá, mà phải đảm bảo hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo đảm người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cũng như sau khi về nước có vị trí làm việc phù hợp với trình độ kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm của người lao động.
- Đặt vấn đề coi trọng quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Luật số 69 đã đưa quyền, nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lên Chương I Những quy định chung, tại Điều 6 quy định, theo đó người lao động có các quyền như: Được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến đi làm việc ở nước ngoài; Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài; Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật; thêm vào đó Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Việc quy định như vậy, cho phép người lao động chủ động tự quyết định việc đi làm việc ở nước ngoài, tự bảo vệ an toàn cho bản thân trước khi nhờ đến sự can thiệp của các tổ chức, cơ quan chức năng.
- Người lao động được xem là trọng tâm: Lấy người lao động làm trung tâm, nội dung các điều, khoản của Luật đã thể hiện quy định Nhà nước có các chính sách đối với người lao động; quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đồng thời Luật cũng quy định quyền, nghĩa vụ giữa doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động từ quá trình chuẩn bị nguồn, tuyển chọn, đào tạo, làm thủ tục cho người lao động đến khi người lao động làm việc ở nước ngoài và sau khi về nước theo quy định của pháp luật và hợp đồng, thỏa thuận giữa người lao động với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân này.
- Bảo đảm giảm gánh nặng về chi phí cho người lao động đi làm việc ở ngoài: Với chủ trương nhằm giảm chi phí của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Luật số 69 đã thể hiện tính ưu việt và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như vị trí của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, đặc biệt vị thế của người lao động Việt Nam ở thị trường lao động quốc tế.
- Bảo đảm người lao động đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp: Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Điều 7.
- Hỗ trợ người lao động trong các trường hợp phát sinh từ nguồn Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước: trong các trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn do tai nạn, ốm đau, bệnh tật; do người sử dụng lao động phá sản, giải thể; hoặc chiến tranh, thiên tai …; giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến người lao động và hỗ trợ thân nhân người lao động trong trường hợp người lao động chết hoặc mất tích ở nước ngoài.
- Bảo đảm cho người lao động được trang bị các kiến thức phòng tránh các vấn đề phát sinh.
Giải pháp trong thời gian tới
- Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định pháp luật quy định và hướng dẫn chi tiết Luật số 69 về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy định pháp luật và chính sách về người lao động đi làm việc ở nước ngoài một cách đồng bộ.
- Thứ hai, thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua đó ổn định, phát triển thị trường lao động ngoài nước truyền thống, chú trọng khai thác thị trường lao động, công việc có điều kiện làm việc tốt, an toàn và có thu nhập cao cho người lao động. Kịp thời hỗ trợ và giải quyết các vấn đề phát sinh với người lao động.
- Thứ ba, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài để nâng cao nhận thức của người dân và xã hội, đồng thời qua đó ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lừa đảo, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
- Thứ tư, tiếp tục nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác tuyển chọn và đào tạo người lao động (về ngoại ngữ, tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật) đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động, tạo vị thế của người lao động ở nước ngoài, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động, cũng như phòng tránh tình trạng lao động bị lạm dụng, cưỡng bức khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Thứ năm, tăng cường công tác quản lý trong hoạt động người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua thanh tra, kiểm tra, điều tra kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như đề xuất sửa đổi, bổ sung những bất cập, tồn tại trong lĩnh vực này.
Bảo Đức
Justin Mott, nhiếp ảnh gia người Mỹ, tới Việt Nam cách đây hơn một thập niên và quyết định sống tại đây từ năm 2017, đã chụp những bức ảnh tuyệt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.
" alt=""/>Bảo đảm quyền của người lao động làm việc ở nước ngoài“Hãy tin ở Con” - là một chương trình nơi các bé chủ động nói những yêu thương, những cam kết và hành động của mình gửi tới ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình hay người bạn tin yêu trong cuộc sống nhân dịp đầu năm Kỷ Hợi.
Chương trình do Hệ thống Trung tâm Anh ngữ Apax tổ chức từ ngày 12/2 – 26/2/2019. Thông qua cuộc thi, Apax muốn tạo ra tính cách Sống chủ động và lòng biết ơn cho các bạn nhỏ Việt Nam. Chủ động nói, chủ động làm, chủ động thể hiện lòng biết ơn, yêu thương và cam kết hành động. Đây là một trong 7 thói quen quan trọng của Nhà lãnh đạo (The Leader) mà Apax đang phát triển cho học sinh của mình, và cũng là một chương trình quản trị bản thân đã thành công ở 4000 trường học trên thế giới.
Đặc biệt với tổng giải thưởng lên tới 4 tỉ đồng, ngoài phát triển một thói quen có ích, các bạn nhỏ dự thi còn có cơ hội nhận được chuyến du lịch tới đất nước Hàn Quốc xinh đẹp, giành được nhiều học bổng tại hệ thống trung tâm Anh ngữ Apax.
Tất cả các bạn nhỏ có độ tuổi từ 4-18 sinh sống trên các địa bàn có trung tâm Apax đều có thể tham dự cuộc thi. Các bạn tham dự cuộc thi chỉ cần quay một video ngắn theo tiêu chí của chương trình, đăng lên trang cá nhân ở chế độ công khai cùng với hastag #Apax2019 ; #ApaxTheleader và gửi về ban tổ chức qua fanpage http://event.apaxenglish.com/hay-tin-o-con#sec1 trước 21h ngày 26/02/2019.
Những bài dự thi được tính điểm dựa trên số lượng reaction (like, tim, ...) và số lượng chia sẻ (share): mỗi reaction tương ứng 01 điểm, mỗi share tương ứng 01 điểm.
![]() |
Hơn 600 giải thưởng với tổng giá trị trên 04 tỷ đồng sẽ được công bố vào ngày 02/03/2019 trên website và fanpage của Apax. Lễ trao giải thưởng sẽ được tổ chức từ ngày 06/03/2019 đến ngày 15/03/2019 ở các trung tâm của Apax.
Thông tin chi tiết về cuộc thi sẽ được cập nhật liên tục tại fanpage Apax Festival: https://www.facebook.com/apaxfestival
Vũ Minh
" alt=""/>Cùng Apax rèn tính chủ động cho conĐơn khiếu nại của đại diện Công ty Hùng Thanh phân tích thêm, nguyên nhân chậm phát hiện cháy là do thiếu bảo vệ và không có báo cháy tự động. Cụ thể, lúc xảy ra cháy không có nhân viên bảo vệ tuần tra tầng hầm, theo như hợp đồng mà Công ty Sejco ký với Công ty Gia Khang. Vị trí tuần tra tầng hầm đã không thực hiện việc tuần tra liên tục, đến khi đám cháy xảy ra, không có người tuần tra phát hiện ra đám cháy.
Cũng theo đại diện Công ty Hùng Thanh, việc chữa cháy không thực hiện vì hệ thống chữa cháy tự động bị hư hỏng, máy bơm chữa cháy tự động không hoạt động. Ngoài ra, hệ thống chữa cháy vách tường không hoạt động do toàn bộ hệ thống vòi chữa cháy bị nhân viên kỹ thuật của Công ty Sejco tháo dỡ từ trước.
Đại diện Công ty Hùng Thanh cho rằng, trách nhiệm để hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống chữa cháy vách tường không hoạt động, bị hư hỏng trong thời gian dài thuộc về Trưởng ban quản lý chung cư, Tổ trưởng tổ kỹ thuật và một phần là trách nhiệm của Giám đốc Công ty Hùng Thanh.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân gây hậu quả nghiêm trọng khác được chỉ ra trong đơn là, khi đám cháy xảy ra, toàn bộ cửa của cầu thang bộ thoát hiểm đều bị mở rộng góc 90 độ, nên khói độc tràn từ tầng hầm xông lên gây chết người tận tầng thứ 14.
Kiến nghị kiểm tra lại việc điều tra
Theo đơn khiếu nại, việc không thực hiện đóng cửa cầu thang bộ thoát hiểm PCCC đã vi phạm Điểm g, Khoản 1, Điều 7, Nghị định 79, Quy định chi tiết về Luật PCCC. Trách nhiệm đầu tiên thuộc về Ban quản lý là người trực tiếp quản lý, vận hành tòa nhà đã không thực hiện việc đóng cửa. Trách nhiệm kiểm tra thuộc về Công ty Sejco, là đơn vị ký hợp đồng với chủ đầu tư để quản lý vận hành tòa nhà.
Ngoài ra, đội bảo vệ không được tập huấn về nghiệp vụ PCCC, nên khi cháy xảy ra chỉ tri hô theo bản năng mà không thực hiện việc chữa cháy, cứu người theo nghiệp vụ PCCC. Trách nhiệm chính thuộc về Giám đốc điều hành Công ty bảo vệ Gia Khang. Trách nhiệm không kiểm tra, yêu cầu Công ty bảo vệ khắc phục thuộc về Trưởng Ban quản lý và Giám đốc điều hành Sejco.
Theo hợp đồng Hùng Thanh ký với Công ty Sejco, thì trách nhiệm thực hiện công tác PCCC, quản lý thiết bị PCCC tại chung cư Carina do Công ty Sejco chịu trách nhiệm. Nếu Công ty Sejco kiểm tra phát hiện hệ thống PCCC và các trang thiết bị PCCC bị hư hỏng thì làm cáo cáo lên Công ty Hùng Thanh để xử lý.
Từ những quan điểm nêu trên, đại diện Công ty Hùng Thanh kiến nghị các cấp lãnh đạo chỉ đạo kiểm tra việc điều tra để khách quan, toàn diện, tránh việc bỏ lọt tội phạm đã gây ra thảm hoạ cháy chung cư Carina Plaza.
Vụ cháy chung cư Carina Plaza xảy ra vào ngày 23/3/2018, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết 13 người, bị thương 60 người, số tiền chủ đầu tư bỏ ra để khắc phục lên đến gần 103 tỷ đồng.
Quốc Đại
Sau cháy kinh hoàng tại chung cư Carina Plaza, hồi tháng 3/2018, cư dân vẫn chưa thể quay về để ổn định cuộc sống.
" alt=""/>Chủ đầu tư khiếu nại kết luận điều tra vụ cháy Carina Plaza