Nhận định, soi kèo Piast Gliwice vs Cracovia, 18h15 ngày 8/12: Khách ‘ghi điểm’
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al -
Một gia đình ở Hà Nội hiến tặng áo Nhật bình của hoàng hậu Nam Phương cho Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế trong lễ khánh thành điện Thái Hòa, ngày 23/11. Huế tiếp nhận áo dài của hoàng hậu Nam PhươngTrang phục có hoa văn nguyên vẹn, được làm từ vải sa nam màu vàng đậm, vải lót bằng gấm cùng màu. Áo được trang trí các họa tiết biểu trưng cho sự cát tường, phần gấu thêu hoa văn thủy ba tam sơn, cột thủy. Phần cổ áo được thêu chín con phượng - thường dành riêng cho bậc hoàng thái hậu.
-
Bí ẩn bộ sưu tập trang sức vàng ngàn năm trong mộ tángTheo đánh giá của các chuyên gia, khu mộ táng Lai Nghi là địa điểm khảo cổ có đồ tùy táng phong phú và đa dạng. Tỉ lệ hiện vật chôn theo mỗi chum của Lai Nghi cao nhất trong số những địa điểm đã phát hiện và khai quật thuộc văn hóa Sa Huỳnh ở Việt Nam. Bốn khuyên tai vàng ở Lai Nghi chưa bao giờ tìm được trong văn hóa Sa Huỳnh ở Việt Nam. Về hình thức bên ngoài, bộ 4 chiếc khuyên tai khá giống nhau về hình dáng và kích thước. Tuy nhiên, khi quan sát và nghiên cứu kỹ cho thấy 3 chiếc khuyên tai có những gờ nổi rõ hơn chiếc còn lại.
Các chuyên gia khảo cổ học Đức và Việt Nam tham gia khai quật và nghiên cứu cho rằng 4 chiếc khuyên tai này đã được chế tác bằng hai kỹ thuật khác nhau và thuộc về hai truyền thống chế tác khác nhau. Kiểu khuyên tai được chế tác tại địa phương đã sao chép lại kiểu khuyên tai được du nhập. Chuyên gia khảo cổ Nguyễn Chiều, giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, nhận định các khuyên tai vàng được phát hiện ở di tích Lai Nghi cũng có thể xem như là những khuyên tai vàng đầu tiên được phát hiện trong các di chỉ thuộc Văn hóa Sa Huỳnh. Những trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi từ khi phát hiện đã trở thành đối tượng quan trọng cho những chương trình nghiên cứu đồ vàng cổ ở Đông Nam Á.
Bộ sưu tập 4 trang sức vàng được phát hiện ở khu mộ táng Lai Nghi là tư liệu lịch sử quý hiếm, phản ánh quá trình giao lưu văn hóa và những thành tựu văn hóa, lịch sử của cư dân văn hóa Sa Huỳnh. Đây cũng là sản phẩm kết tinh đỉnh cao dựa trên sự kế thừa từ truyền thống chế tác đồ thủ công của cư dân Sa Huỳnh kết hợp với quá trình trao đổi, tiếp thu, chắt lọc tinh hoa của nghệ thuật chế tác từ các nền văn hóa lớn trên thế giới. Giới chuyên môn nhận định bộ sưu tập không chỉ thể hiện về trình độ chế tác và tư duy thẩm mỹ ẩn chứa trong từng hiện vật mà còn là những thông điệp thể hiện về địa vị và cả ước nguyện sâu sắc của cư dân văn hóa Sa Huỳnh, một trong những nền văn hóa góp phần quan trọng hình thành nên nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.
Chuỗi hạt mã não hình chim nước và hổ
Hai chuỗi hạt mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi được phát hiện gồm hạt chuỗi hình con chim nước và hình con hổ, đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Hạt chuỗi mã não hình con chim nước tuy kích thước nhỏ nhưng hình dáng của con vật được thể hiện khá chi tiết. Hiện vật tạo tác hình con chim có mỏ quặp xuống kiểu mỏ bồ nông, mỏ ngắn và to, hai mắt lồi, trên đầu là chiếc mào khá lớn, đuôi ngắn, cánh ngắn, thân hình khá mập mạp.
Hạt chuỗi/vật đeo mã não khắc hình con hổ được thể hiện chi tiết với thân hình hổ khá mập mạp, thoạt nhìn thì tư thế nằm gần giống như một con bò, song phần đầu được tạo dáng của đầu hổ. Các chi tiết như hai mắt, sống mũi và mũi, hai tai được chạm khắc tỉ mỉ, sống động.
Các chuyên gia nhận định rằng kỹ thuật tạo hình tinh xảo, phức tạp và chỉnh chu trong từng chi tiết nhỏ của hai hiện vật này cho thấy sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và kỹ thuật cao của người xưa. Khi quan sát chi tiết về hiện vật có thể thấy được các kỹ thuật như ghè đẽo - cưa - khoan - mài - đánh bóng đã được các nghệ nhân làm một cách cẩn trọng, với phương thức làm phù hợp với chất liệu. Ngoài ra, để tạo lỗ xỏ dây chính xác cho loại hiện vật này cũng cần một loại khoan phù hợp, kỹ thuật khoan lỗ chuẩn xác với những dấu vết khoan lỗ từ một hai chiều, độ sâu của lỗ khoan và đường kính lỗ khoan phù hợp với bố cục của hiện vật, cho thấy chúng có thể được khoan bằng một mũi khoan nhỏ và tinh xảo, rất có thể là kim cương hoặc phổ biến hơn là mũi khoan bằng đá jasper. "Nét độc đáo của hai hiện vật này là ở kỹ nghệ chế tác tinh vi, quy trình phức tạp, được thực hiện một cách khéo léo và chuẩn xác" - văn bản do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình ký đã xác nhận.
Hiện vật không chỉ phản ánh quá trình giao lưu văn hóa mà còn thể hiện trình độ chế tác nghệ thuật, tư duy thẩm mỹ rất cao của cư dân văn hóa Sa Huỳnh nói chung và cư dân văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Nam nói riêng, mà còn là bằng chứng cho sự tham gia của Đông Nam Á vào con đường tơ lụa hàng hải sớm. Hiện vật góp phần minh chứng vai trò quan trọng của cư dân Sa Huỳnh trong mạng lưới thương mại đường dài lúc bấy giờ.
TS Andreas Reinecke, Trưởng đoàn khai quật Viện 3 Khảo cổ Chung và So sánh thuộc Viện Khảo cổ học quốc gia Đức, đánh giá đây là di chỉ có số lượng hạt chuỗi bằng vàng phát hiện được nhiều nhất trong các di chỉ thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã được phát hiện từ trước đến nay ở Việt Nam.
(Theo NLĐ)
"> -
Những cuốn sách được giới thiệu và trưng bày trong đợt này bao gồm: Học và làm theo lời Bác vàTấm gương Bác - ngọc quý của mọi nhà, Khát vọng non sông - 50 tập, Đại Nam Quốc cương giới vựng biên, Hải trình chí lược, Bộ sách Giáo dục đạo đức, nhân cách và tinh thần học tập cho học sinh, Tác phẩm văn học đề tài chiến tranh - Bức chân dung người đàn bà lạ. Nhiều sách hay được giới thiệu hưởng ứng ngày Sách Việt Nam lần thứ 6Cuốn sách Học và làm theo lời Bácvà Tấm gương Bác - ngọc quý của mọi nhà gồm 20 cuốn. Nội dung của các bộ sách đều tập trung phản ánh tư tưởng và đạo đức cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá, đã trở thành hệ giá trị văn hóa của loài người.
Tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng của Người là sự kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại, được biểu hiện ra thành văn hóa, thành nghệ thuật ứng xử trong mọi lúc mọi nơi làm nên nhân cách - phong cách và phương pháp Hồ Chí Minh; Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh có sức lan tỏa và sự cảm hóa mạnh mẽ, vượt thời gian và không gian; Sáng tạo Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ, kết tinh từ tư tưởng - phương pháp và phong cách đến đạo đức, lối sống và nhân cách; Bác thiêng liêng, Bác vĩ đại nhưng Bác vô cùng giản dị, gần gũi đối với mỗi chúng ta.
Cuốn Đại Nam Quốc cương giới vựng biên- là lần đầu tiên bản dịch được công bố, căn cứ trên bản nguyên văn bằng chữ Hán do Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cung cấp. Trong lịch sử hào hùng hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, cương giới lãnh thổ thời kỳ nào cũng là vấn đề phức tạp và trọng đại. Cho đến cuối thế kỷ XIX, nước ta chưa có bộ sách chuyên khảo nào về biên giới quốc gia trước khi sách Đại Nam Quốc cương giới vựng biênđược biên soạn. Sách gồm 7 cuốn, ghi chép về địa lý toàn quốc, bao gồm tất cả các tỉnh từ Bắc tới Nam.
Cuốn Hải trình chí lược- do GS Phan Huy Lê, GS. Claudine Salmon và GS Tạ Trọng Hiệp dịch và giới thiệu. Ðây là công trình biên khảo nghiêm túc hiếm có, là nỗ lực đầu tiên của sự hợp tác nghiên cứu giữa các nhà sử học Việt Nam và Pháp. Năm 1994, Nhà xuất bản Association de l'Archipel tại Paris đã xuất bản, phát hành tại châu Âu. Năm 2021, lần đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam.
Nội dung sách gồm ba phần chính:
Phần một - Cuộc đời và sự nghiệp:Phan Huy Chú là quan chức cao cấp, có tư duy khoa học và óc quan sát tinh tế, sắc sảo, là tác giả tập Lịch Triều hiến chương loại chí, bộ bách khoa toàn thư đầu tiên và có giá trị hàng đầu về lịch sử và văn hóa Việt Nam, tác phẩm này đã đưa ông lên vị trí nhà bác học lớn của Việt Nam. Trong phần cuộc đời và sự nghiệp của Phan Huy Chú, bạn đọc tìm hiểu thêm những nét mới chưa từng được công bố từ trước đến nay.
Phần hai - Ghi chép hành trình đường biển đi về phương Nam:Dẫn giải về bối cảnh lịch sử, thể chế chính trị, hành chính, kinh tế (công nghiệp và thương nghiệp); những tiến bộ kỹ thuật; những tri thức địa lý tự nhiên; phong tục tập quán; ngôn ngữ; ứng xử văn hóa của các chuyến đi sứ dưới thời nhà Nguyễn mở cửa ra nước ngoài, bắt đầu từ đời Minh Mạng, về vùng Hạ Châu (tức vùng Nam Dương quần đảo). Qua đó phản ánh khá rõ những nhận thức của trí thức Việt Nam lúc bấy giờ về một thế giới mới ở Đông Nam Á.
Trong phần ba, người đọc được mở rộng tầm nhìn về bối cảnh lịch sử và văn hóa Việt Nam trong giao tiếp giữa Việt Nam và các vùng lân cận ở thế kỷ XIX, cùng với những địa đồ, tranh ảnh, minh họa được lựa chọn kỹ càng, tiêu biểu tăng thêm phần sinh động và giá trị của cuốn sách. Những ghi chép thực tế này đã bổ sung thêm cho những hiểu biết qua tra cứu sách vở của Phan Huy Chú để ông biên soạn bộ Hoàng Việt dư địa chí vào năm 1833.
Bộ sách Truyện tranh lịch sử Việt Nam - khát vọng non sông gồm 50 tập được xuất bản lần đầu là những lát cắt, giới thiệu ngắn gọn, sinh động những truyền thuyết đầy tính nhân văn và những sự kiện, những nhân vật nổi tiếng bằng hình ảnh minh họa tươi sáng, hấp dẫn, thể hiện nét văn hóa đặc sắc qua từng thời kỳ vàng son của lịch sử dân tộc Việt Nam từ thuở vua Hùng dựng nước.
Với mong muốn phổ biến kiến thức, góp phần giáo dục, khơi dậy lòng yêu lịch sử, vun đắp tình yêu Tổ quốc, cũng như làm sống lại những giá trị truyền thống và đạo lý tốt đẹp của cha ông trong cộng đồng xã hội, những người thực hiện bộ sách đã được các nhà sử học hàng đầu trên cả nước tư vấn, cùng phương pháp làm việc nghiêm cẩn hy vọng truyền tải những trang sử hào hùng, tinh thần và khát vọng bảo vệ, xây dựng non sông của các bậc tiền nhân đến đông đảo bạn đọc, đặc biệt góp phần giáo dục các em học sinh tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Cuốn sách Bức chân dung Người đàn bà lạ- là một câu chuyện hội tụ đầy đủ những giá trị của người lính Trường Sơn, của những tài hoa nghệ thuật, của tình yêu, tình đồng đội, tình người và cả những hy sinh…
Chuyện kể về một người họa sĩ Trường Sơn tài hoa. Đây là một bức chân dung của người đàn bà lạ mà không lạ - một người đàn bà đặc biệt của cuộc đời ông. Bức chân dung nhằm để đánh thức giá trị thiên tài của người họa sĩ Trường Sơn năm xưa.
Đó là khi còn ở Trường Sơn, ông và “cô gái Trường Sơn” đã có một tình yêu đẹp và thậm chí người con gái ấy đã mang trong mình giọt máu của ông. Nhưng hoàn cảnh chiến tranh cộng với lòng người khó đoán, họ đã phải mỗi người một ngả…
Sau khi đất nước giải phóng, họ đã đi tìm nhau nhưng không gặp. Rồi hoàn cảnh đã biến người họa sĩ Trường Sơn tài hoa ấy trở thành một kẻ chán chường. Còn “cô gái Trường Sơn” – giờ đây đã trở thành một người đàn bà lặng lẽ, nuôi nấng giọt máu của tình yêu lửa đạn ngày ấy.
Mặc dù xã hội nhiễu nhương nhưng đứng sau họ có một người bạn – người đồng đội năm xưa vì trân trọng họ, vì hiểu giá trị nghệ thuật đích thực… nên đã âm thầm giúp đỡ họ. Chính người bạn ấy đã tạo nên câu chuyện về bức chân dung đặc biệt này.
Tình Lê
'Từ tâm trí': Cuốn sách đột phá về sự sáng tạo
Nhiều thông điệp được TS. Ken Robinson gửi đến độc giả qua cuốn sách bán chạy và đã được tái bản đến lần thứ ba của ông - 'Từ tâm trí - Sức mạnh của sự sáng tạo'.
">