Tổng thống Assad vẫn trụ vững sau 8 năm nội chiến với hàng tỷ đôla tiền của và vũ khí chống lại ông. Giờ đây,ìnhhìnhSyriaVìsaomộtloạtnướcẢrậpbỗngvồnvãvớiôlịch thi đấu giải bóng đá ngoại hạng anh nhà lãnh đạo 53 tuổi của Syria đang trong tư thế sẵn sàng tái gia nhập cộng đồng các quốc gia Ảrập - một điều ít ai có thể nghĩ đến khi ông dốc sức dẹp bỏ làn sóng phản đối chính quyền những năm qua.
Các nước Ảrập Vùng Vịnh một thời ủng hộ các nhóm muốn hạ bệ ông Assad giờ đây đang nỗ lực tái mở cửa sứ quán của mình ở Syria. Họ lo sợ sẽ đẩy đất nước nằm ở trung tâm thế giới Ảrập này vào tay của các đối thủ Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, và để tuột mất các hợp đồng tái thiết hậu nội chiến béo bở. Các cửa khẩu biên giới then chốt vốn bị đóng nhiều năm qua đã hoạt động trở lại, và các tuyến bay thương mại đang được cân nhắc tái kết nối với Damascus. Vì Tổng thống Donald Trump có kế hoạch rút hết 2.000 binh sĩ Mỹ đang đóng ở đông bắc Syria, quân đội chính quyền Assad được cho là sẽ giành lại khu vực mà họ phải từ bỏ năm 2012 thời cao trào nội chiến này. Đây sẽ là một bước đi lớn hướng tới khôi phục quyền kiểm soát của ông Assad trên toàn bộ lãnh thổ Syria, ngoại trừ một ít khu vực tây bắc đang nằm trong tay quân dấy loạn, chủ yếu là quân thánh chiến. Từ một nhà lãnh đạo có nguy cơ phải ra đi, với sự trợ giúp quân sự của Nga kể từ năm 2015, Bashar al-Assad đã đảo ngược tình thế khi giành lại được các thành trì nổi dậy như Homs và Aleppo. Giờ đây, ông đang điều hành một đất nước đổ nát, với gần một nửa triệu dân đã bỏ mạng và nửa dân số phải di dời. Cuộc chiến then chốt có thể vẫn đang ở phía trước, nhưng nhiều người coi chiến sự ở Syria sắp kết thúc. Chiếc ghế quyền lực mà ông Assad đang nắm giữ giờ đây được đánh giá vững chắc hơn nhiều so với 8 năm qua. "Sự hàn gắn của các nước Ảrập là không thể tránh khỏi", hãng tin AP dẫn bình luận của ông Faysal Itani, một thành viên cấp cao của Trung tâm Rafik Harir về Trung Đông thuộc Hội đồng Atlantic. Theo giới phân tích, động cơ chính của các nước Hồi giáo Sunni ở Vùng Vịnh là giảm thiểu ảnh hưởng của Iran, một quốc gia Hồi giáo Shiite vốn đã nhanh chóng mở rộng vai trò ở Syria trong thời gian nội chiến. Khi Tổng thống Assad dẹp biểu tình năm 2011, Syria đã bị phần lớn thế giới Ảrập và phương Tây tẩy chay. Nước này mất ghế trong Liên đoàn Ảrập và hứng chịu nhiều đòn trừng phạt quốc tế. Nhưng Syria không bị cô lập hoàn toàn. Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao, trong khi ở thế giới Ảrập, Lebanon, Iraq và Algeria không quay lưng. Việc Ảrập Xêút nối lại các mối quan hệ với chính quyền Assad chính là sự thừa nhận công khai rằng vương quốc này không thể lật đổ ông Assad. Và sự trở lại của các chính phủ Ảrập Vùng Vịnh cùng các công ty tư nhân sẽ có vai trò rất quan trọng trong bất kỳ nỗ lực tái thiết thực sự nào ở Syria. Chi phí tái thiết ước tính vào khoảng 200-350 tỷ USD. Tháng trước, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã tới Damascus bằng một máy bay Nga, trở thành nhà lãnh đạo Ảrập đầu tiên đến Syria kể từ năm 2011. Chuyến thăm được cho là sẽ khởi xướng các bước đi tương tự của nhiều nhà lãnh đạo Ảrập khác. Ngày 27/12 vừa qua, UAE tái mở cửa sứ quán ở Damascus bằng một buổi lễ công khai. Bahrain hành động tương tự ngay hôm sau đó. Hiện đang có tranh luận về việc khi nào Syria được chấp nhận trở lại Liên đoàn Ảrập. Tại cuộc gặp ở Cairo tuần trước, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shukri nói điều này có liên quan đến các diễn biến trong tiến trình chính trị nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay. Còn Ngoại trưởng Iraq Mohamed Alhakim, khi phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 13/1 ở Baghdad với người đồng cấp Iran, khẳng định nước ông ủng hộ các nỗ lực khôi phục tư cách thành viên của Syria trong Liên đoàn Ảrập. Ở Lebanon, một số quan chức cho rằng Syria nên được mời tới một hội nghị kinh tế Ảrập mà nước này sắp tổ chức vào tuần tới, măc dù quyết định cuối cùng tùy thuộc vào Liên đoàn. "Mọi chuyện có thể diễn ra chậm hơn hoặc nhanh hơn nhưng nếu ông Assad sẽ tiếp tục ở vị trí hiện tại thì rõ ràng các nước trong khu vực sẽ phải tận dụng tốt nhất tình huống đó", AP dẫn lời Aron Lund, một thành viên Quỹ The Century. "Các chính trị gia có thể cứ ngồi trong cô lập lộng lẫy ở phía bên kia đại dương và giả vờ rằng Syria không được như vậy. Nhưng Quốc vương Abdullah của Jordan thì không thể". Sự đảo chiều của thế giới Ảrập diễn ra giữa bối cảnh thay đổi ở phương Tây. Mỹ rút quân khỏi Syria nằm trong chính sách "Nước Mỹ Trên Hết" của Tổng thống Trump. Ông liên tục khẳng định không quan tâm chuyện hạ bệ Assad, và không muốn lính Mỹ tiếp tục dính vào "các cuộc chiến bất tận" trong khu vực. Nhiều đảng cánh hữu và phong trào dân túy đang lên ngôi ở châu Âu cũng thiện cảm với Assad, coi ông là người bảo vệ trước các thành phần Hồi giáo cực đoan. Và kể cả Thổ Nhĩ Kỳ mới đây cũng tỏ tín hiệu sẽ làm việc với Tổng thống Assad nếu ông giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Thanh Hảo |