当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Keciorengucu vs Sanliurfaspor, 18h00 ngày 8/4: Khó tin cửa trên 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Los Angeles Galaxy, 08h00 ngày 9/4: Tiễn khách rời giải
Cũng từ phiên tòa này, một tín hiệu đáng mừng, niềm tin về bản tính lương thiện của con người nói chung và đạo đức tốt đẹp của người cán bộ nói riêng lại được thắp lên trước tuyên bố của tòa án về việc miễn trách nhiệm hình sự đối với cựu Giám đốc CDC tỉnh Bình Dương Nguyễn Thành Danh và thuộc cấp của ông.
Hiện tượng này cho thấy, giữa "vũng lầy" của tình huống đại án Việt Á mà nhiều cán bộ dường như bị thỏa hiệp trước lợi ích để tư túi, vẫn có những cán bộ đã giữ vững bản lĩnh, kiên quyết nói lời từ chối trước những "viên đạn bọc đường".
Điều đó khẳng định rõ về tầm quan trọng của việc tự rèn luyện đạo đức, nâng cao nhận thức và gương mẫu trong thực thi công vụ. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu, bền vững cần được khích lệ và khuếch đại hơn nữa để củng cố tinh thần của phần đa cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị dám nghĩ, dám làm vì sự nghiệp chung.
Cách đây nhiều năm, sự rút lui chủ động, xin nghỉ công tác sớm của cựu Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự (tỉnh Quảng Nam), ông từng chia sẻ với báo chí rằng: “Mình giữ gìn bản thân một cách trọn vẹn để đến hôm nay mình trở về một cách thanh thản”, cho thấy việc giữ gìn đạo đức trong sạch, tránh điều tiếng là cả quá trình đối với sự nghiệp chính trị đối của mỗi cán bộ, đảng viên.
Sự phát triển, quá trình đi lên của mỗi cá nhân nói chung và đối với việc thăng tiến của người cán bộ nói riêng chính là việc hoàn thiện các chu trình của đời sống chính trị ở những giai đoạn khác nhau, để khi nhìn lại họ vẫn vẹn nguyên là mình. Điều này tưởng chừng như dễ dàng nhưng sẽ là vô cùng khó khăn trước rất nhiều cám dỗ, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như sự đan xen bởi các nhóm lợi ích công tư thường bủa vây, kề cạnh hiện nay.
Pháp trị và đức trị
Cũng tại Hội nghị của Ban Nội Chính Trung ương, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban tổ chức Trung ương nêu lên rất nhiều biện pháp, giải pháp về mặt thể chế, kiểm soát quyền lực, công tác phân công, phối hợp giải quyết giữa các ngành. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Nội chính Trung ương đề xuất 18 đề án lớn với Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương.
Đó là bước tiến trong nỗ lực xây dựng các định chế, quy tắc và hàng lang pháp lý, nhằm ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cũng lưu ý đến việc “tự rèn luyện, tự soi, tự sửa, gương mẫu, nói đi đôi với làm của cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu”.
Vẫn còn đó số ý kiến cho rằng, sử dụng các biện pháp về giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên hiện nay có phần ít hiệu quả. Tuy nhiên, cổ học Phương Đông đã từng chỉ dẫn “lấy nhu trị cương, lấy mềm thắng cứng” hay như dân gian thường nói “lạt mềm buộc chặt”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó nhấn mạnh: “Pháp luật là quan trọng nhưng đạo đức nhân văn cũng rất quan trọng, nhiều khi còn bền vững hơn. Bên cạnh pháp trị, còn có đức trị”.
Như vậy, song song với quá trình hoàn thiện thể chế về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên thì công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cách mạng, nhân rộng cái đẹp, cái tốt những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong đời sống xã hội cần được nâng tầm hơn nữa.
Thực hiện tốt phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để làm sao cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung mà không e dè như chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã nêu lên trong hội nghị ngày 10/1 vừa qua.
Đại án Việt Á và chuyện bản lĩnh cán bộ tránh ‘viên đạn bọc đường’
Theo CNN, dữ liệu ung thư từ 44 quốc gia ghi nhận, tỷ lệ mắc ung thư khởi phát sớm đang tăng nhanh đối với đại trực tràng và 13 loại ung thư khác, nhiều loại trong số đó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Sự gia tăng đang xảy ra ở không ít nước có thu nhập trung bình và cao.
Các tác giả của bài đánh giá giải thích, sự gia tăng số ca bệnh ở những người trẻ tuổi một phần do xét nghiệm chính xác hơn hơn đối với một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư tuyến giáp. Nhưng đồng tác giả Shuji Ogino, giáo sư bệnh học tại Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan, nhận định, đó không phải là lý do chủ đạo cho xu hướng này,
Giáo sư Ogino cho biết, sự gia tăng đột biến do một số yếu tố nguy cơ không lành mạnh có thể đang kết hợp với nhau, một số yếu tố đã được biết đến và một số cần được tìm hiểu thêm.
Ông lưu ý rằng nhiều nguy cơ đã được xác định như mối liên hệ giữa ung thư và béo phì, lười vận động, tiểu đường, rượu, hút thuốc, ô nhiễm môi trường, chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thêm đường, chưa kể làm việc theo ca và thiếu ngủ.
“Và có rất nhiều yếu tố nguy cơ không xác định, như chất gây ô nhiễm hoặc như phụ gia thực phẩm. Không ai biết”, Giáo sư Ogino nói.
Ogino cho rằng thực tế rất nhiều bệnh ung thư trong số này - 8 trong số 14 bệnh được nghiên cứu - liên quan đến hệ tiêu hóa cho thấy một vai trò lớn của chế độ ăn uống và vi khuẩn sống trong ruột của chúng ta.
Tiến sĩ Elizabeth Platz, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, đánh giá: “Tôi nghĩ đây là một phần quan trọng khi chỉ ra tỷ lệ phơi nhiễm ở độ tuổi trẻ, đang tạo ra ung thư khởi phát sớm hơn”.
Ví dụ như béo phì. Hiện nay, mọi người đang trở nên béo phì khi trẻ hơn, ngay cả khi còn nhỏ, vì vậy nguy cơ ung thư đang hình thành sớm hơn nhiều thập kỷ so với các thế hệ trước.
Sự bùng nổ ung thư đại trực tràng ở những người trẻ tuổi
Sự gia tăng của bệnh ung thư đại trực tràng khởi phát sớm - loại ung thư mà Reis Nunes mắc phải - đặc biệt nhanh.
Đánh giá của Giáo sư Ogino cho thấy trong những năm nghiên cứu, tỷ lệ gia tăng trung bình hằng năm của bệnh ung thư đại trực tràng ở thanh niên là khoảng 2% ở Mỹ, Australia, Canada, Pháp và Nhật Bản; gần 3% mỗi năm ở Anh, Scotland và xứ Wales. Ở Hàn Quốc và Ecuador, con số này là khoảng 5% mỗi năm.
"Con số có vẻ không lớn nhưng sẽ là một thay đổi lớn trong 10 hoặc 20 năm”, Giáo sư Ogino nói.
Từ năm 1988 đến 2015, mức tăng hằng năm trên đã đẩy tỷ lệ ung thư đại trực tràng sớm từ gần 8 trên 100.000 người lên gần 13 trên 100.000 - tăng 63%.
Các nghiên cứu cho thấy khoảng 1/10 số trường hợp ung thư đại trực tràng ở Mỹ trong nhóm từ 20 đến 50 tuổi.
Càng trẻ, nguy cơ càng cao
Đánh giá của Giáo sư Ogino cho thấy hiệu ứng thuần tập, đồng nghĩa nguy cơ mắc bệnh ung thư khởi phát sớm đã tăng lên đối với nhóm người kế tiếp được sinh ra sau đó. Ví dụ, những người sinh vào những năm 1990 có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với những người sinh vào những năm 1980.
Các khối u ác tính khác gia tăng ở những người Mỹ trẻ tuổi bao gồm ung thư vú, nội mạc tử cung, túi mật và ống mật, thận, tuyến tụy, tuyến giáp, dạ dày, tủy.
Tiến sĩ Karen Knudson, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Ung thư Mỹ.
Ung thư là chẩn đoán nghiêm trọng ở mọi lứa tuổi, nhưng khi xuất hiện ở những người trẻ tuổi, các khối u thường hung hãn hơn và thường không được phát hiện trong thời gian dài bởi việc kiểm tra ung thư định kỳ không được khuyến nghị cho một số loại ung thư phổ biến nhất, chẳng hạn như như vú và tuyến tiền liệt, cho đến khi 50 tuổi.
Không còn là bệnh của người già
Reis Nunes bắt đầu điều trị vào năm 2017 tại Trung tâm ung thư Sloan Kettering và Mount Sinai ở New York. Các bác sĩ giải thích cô là một trong số ngày càng nhiều bệnh nhân trẻ hơn.
Higgins, chồng của Reis Nunes cho biết anh đã dành nhiều thời gian trong các nhóm hỗ trợ trực tuyến để tìm kiếm câu trả lời.
“Có rất nhiều người trẻ trong những nhóm đó. Không chỉ những người ở độ tuổi 50 và 60 mà là 30, 40 tuổi. Vì vậy, tôi rất ý thức rằng đây không phải là bệnh của người già nữa”, Higgins nói.
Tiến sĩ Karen Knudson, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Ung thư Mỹ, cần làm 3 việc sau khi biết về những đánh giá trên: “Một là kêu gọi nghiên cứu để chúng ta thực sự hiểu một số xu hướng cụ thể”.
Thứ hai, nhận thức rõ hơn về các rủi ro, hy vọng giúp mọi người sửa đổi hành vi để kiểm soát nguy cơ mà họ có thể gặp phải.
Thứ ba, các nhóm đưa ra khuyến nghị về tầm soát ung thư nên đánh giá lại thời điểm bắt đầu khám sàng lọc. Có thể nên bắt đầu ở lứa tuổi trẻ hơn.
Trên thực tế, điều đó đã xảy ra.
Năm 2021, tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng gia tăng ở những người trẻ tuổi đã khiến Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Dự phòng Mỹ giảm độ tuổi khuyến nghị bắt đầu tầm soát xuống 45.
Higgins cho biết, năm đầu điều trị ung thư của vợ anh gần như kỳ diệu, phản ứng tốt với hóa trị liệu. Nhưng sau đó, mọi chuyện xuống dốc rất nhanh chóng.
Vợ anh qua đời vào năm 2019, để lại 3 đứa con gái 4, 11 và 20 tuổi.
Những sự kỳ vọng, lo lắng là có thật trong mỗi kỳ thi. Nhưng kỳ thi nào rồi cũng sẽ qua. Chỉ có tình yêu thương của cha mẹ là còn mãi.
Thế nên, hình ảnh cha mẹ đứng đợi con trước cổng trường năm nào cũng khiến người ta phải cay khoé mắt.
“Bố đứng ở đây đợi. Con thi tốt nhé. Thi xong ra, bố vẫn đứng đợi ở đây”.
Tôi nhớ tới hình ảnh người bố thấp thỏm giữa đám đông, thi thoảng cố kiễng chân lên để tìm bóng dáng cô con gái bước ra khỏi cổng trường.
Nét mặt của người cha ấy chỉ có thể dãn ra khi thấy con bước ra, nói: “Con làm được bố ạ!”
Quên đi hết mồ hôi đã ướt nơi lưng áo, quên đi cả những mệt mỏi sau mấy tiếng chờ đợi con thi, người cha cười tươi nói: “Thế là tốt rồi. Về nhà thôi con nhé”.
Tôi nhớ về người mẹ đưa con đi thi trong buổi thi môn Toán. Ngay sau tiếng trống báo hiệu tính giờ làm bài, chị vội lật giở những trang sách trong cuốn Lịch sử lớp 9 chăm chú ngồi đọc.
Tò mò, tôi hỏi: “Chắc chị cũng là giáo viên dạy Sử”.
Chị nói, chị chỉ là phụ huynh đưa con đi thi. Vì không yên tâm ra về nên chị ở lại ngồi đợi. Tranh thủ, chị muốn đọc thêm kiến thức con thi ngày mai.
Môn Lịch sử do học từ quá lâu nên chị không còn nhớ nhiều nữa. Nhưng chị vẫn muốn đọc để tối về cùng con chuẩn bị cho buổi thi hôm sau.
Chị từ chối cho tôi chụp lại khoảnh khắc ấy. Chị nói, chị cũng chỉ như bao người mẹ khác, lo lắng và luôn bên con trước mỗi giai đoạn quan trọng của cuộc đời.
Nhắc về cô con gái, chị chia sẻ đầy tự hào. Con gái chị học ở khu Cổ Nhuế. Vì có học lực tốt, cô giáo động viên con chị thi vào Trường THPT Chu Văn An. Bản thân chị không đặt nặng cho con học trường chuyên, lớp chọn.
“Học cái gì cũng được, miễn sau này ra trường, đi làm và không phải phụ thuộc vào ai. Còn thi cử chị động viên con không có gì phải áp lực. Thi không được thì lại trở về “sông quê””.
Người mẹ động viên con sau buổi thi
Những ngày thi này, có đứng ở cổng trường mấy thấy rõ độ “nóng” và áp lực dễ thấy của thi cử.
“Chúng em học ngày, học đêm, vùi đầu vào sách vở. Học ôn kín cả một tuần. Có những ngày hơn 10 giờ tối mới một mình ngồi vào bàn ăn. Thi xong, điều duy nhất em muốn làm là... ngủ”, một thí sinh chia sẻ.
“Có những ngày em ngủ gục luôn trên đống sách vở. Thiếp đi vài phút lại giật mình choàng dậy”.
“Áp lực, lo lắng, sợ hãi...” là những từ học sinh đề cập nhiều nhất trong những lời chia sẻ. “Em rất sợ nếu trượt trường chuyên”, “Em rất lo lắng nếu không làm được bài”,...
Thế nên những giọt nước mắt rơi, tôi nghĩ, đó chỉ là đỉnh điểm vỡ oà của bao cảm xúc dồn nén...
Một kỳ thi cũng đã khép lại. Nhưng tôi nghĩ, sau tất cả, đây vẫn sẽ là hình ảnh đẹp nhất trong cuộc đời các em.
Có thể kỳ thi này không được như ý muốn, nhưng những đứa trẻ ấy thật hạnh phúc, bởi dẫu có thế nào thì chúng vẫn có vòng tay cha mẹ luôn sẵn sàng chở che.
Thúy Nga
Nhiều học sinh tỏ ra buồn bã khi rời phòng thi. Tâm trạng chung không thoải mái với những nụ cười như buổi thi môn Ngữ văn.
" alt="Thi lớp 10, những giọt nước mắt ấm áp của tình thương yêu"/>Nhận định, soi kèo Nữ Đức vs Nữ Scotland, 22h45 ngày 8/4: Cuộc đua song mã
Sao Việt 2/1: Diễn viên Thái Sơn và Lưu Huyền Trang chụp ảnh tình cảm bên nhau ngày đầu năm mới
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Ngân An
Sao Việt 2/1/2024: Mai Phương Thúy cần nghỉ ngơi, Noo Phước Thịnh tâm tư cô đơn
"Bổ nhiệm chức vụ chuyên môn bên trong trường là chuyện nội bộ"
Phía Trường ĐH Tôn Đức Thắng khẳng định việc công nhận chức danh GS cho ông Lê Vinh Danh - hiệu trưởng nhà trường - đã được Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục của Bộ GD-ĐT thực hiện đúng quy trình và thủ tục theo quy định hiện hành.
Việc Ban tổ chức Trung ương căn cứ công nhận này để bổ nhiệm ngạch giảng viên cao cấp cho ông Danh vào tháng 1/2013 là theo đề nghị của chính Tổng LĐLĐ Việt Nam. Trường ĐH Tôn Đức Thắng đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam cần xem lại quy trình đề xuất của chính mình.
"Việc bổ nhiệm chức vụ chuyên môn bên trong trường đại học đã tự chủ là chuyện nội bộ của trường theo quyền hạn của trường tự chủ được cho bởi quyết định thí điểm của Thủ tướng, theo Nghị quyết của hội đồng trường hoặc theo qui chế, qui định nội bộ của trường" - phía đơn vị này khẳng định.
Chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ có giá trị đến 30/6
Phía Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng những nội dung mà Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo Hội đồng trường và Ban Giám hiệu nhà trường đa số không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Lý do, công văn 499/BGDĐT-GDĐH chỉ đạo các trường thực hiện những chuẩn bị cần thiết như sửa đổi qui chế, kiện toàn Hội đồng trường... theo tinh thần của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi (Luật số 34) để bảo đảm thực hiện sau ngày 1/7/2019. Trong khi đó văn bản 655 của Tổng LĐLĐ Việt Nam lại chỉ đạo căn cứ theo Luật Giáo dục Đại học năm 2012 và Điều lệ đại học năm 2014, nghĩa là theo quy định hiện hành.
"Chỉ đạo này không sai nhưng chỉ có giá trị đến hết 30/6/2019. Trong khi Bộ GD-ĐT thì chỉ đạo chuẩn bị nội dung mới để thực hiện sau 1/7/2019. Như vậy, chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam là không phù hợp với chỉ đạo của Bộ" - phía Trường ĐH Tôn Đức Thắng phản hồi.
Phía nhà trường cũng lập luận Luật số 34 thể hiện cao nhất ý chí lãnh đạo của Đảng tại Nghị quyết Trung ương 6, trong đó quy định hiệu trưởng trường đại học do hội đồng trường thực hiện thủ tục bầu, cơ quan quản lý có thẩm quyền chỉ ra quyết định công nhận. Trước khi bầu hiệu trưởng, Hội đồng trường phải có quy trình bổ nhiệm và quy trình này được quy chế hóa tại Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường.
Mặt khác, theo Quy định 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng thì trong quy trình bổ nhiệm, Đảng không quy định việc các cơ quan cấp trên áp đặt, chỉ đạo nhân sự cho các đơn vị sự nghiệp mà họ làm chủ quản; Quy trình bổ nhiệm theo Quy định 105 chủ yếu thuộc cấp ủy và nội bộ cơ quan. Cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chỉ làm công tác dân vận, đàm phán theo Khoản 2, Điều 12 của quy định này là "Khi cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm gặp, trao đổi ý kiến hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gặp, trao đổi ý kiến với nhân sự trước khi quyết định". Mặt khác, quy định này chỉ áp dụng cho công tác bổ nhiệm nhân sự. Nhân sự được bầu theo quy định pháp luật (thành viên, Chủ tịch Hội đồng trường) không áp dụng quy định này.
Cũng theo Khoản 3, Điều 16 Luật số 34 quy định rõ thẩm quyền quyết định nhân sự của trường đại học là: Thành viên hội đồng trường được chia thành 3 nhóm: Nhóm thành viên đương nhiên không do bất kỳ cơ quan nào chỉ định gồm có bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn và đại diện ban chấp hành đoàn trường (là người học); Nhóm thành viên trong trường được tập thể giảng viên, viên chức và người lao động bầu; Nhóm thành viên ngoài trường. Trong nhóm này, chỉ có thành viên đại diện cơ quan quản lý do cơ quan quản lý cử. Còn lại phải do tập thể người lao động, giảng viên, viên chức bầu.
"Đối với các thành viên đương nhiên, cơ quan quản lý không có quyền phê duyệt hoặc chỉ định; hoặc quy hoạch mà là sự chỉ định của pháp luật. Nếu có quy hoạch, thì quy hoạch đó thuộc đề án vị trí việc làm và đề án nhân sự mà Nhà trường đã trình cho cơ quan có thẩm quyền thông qua. Vị trí thành viên hội đồng trường là đương nhiên theo quy định pháp luật. Đối với các thành viên do tập thể giảng viên, viên chức người lao động bầu thì cơ quan quản lý càng không thể chỉ định, cử, hoặc quy hoạch vì nếu làm như vậy, quyền của tập thể giảng viên, viên chức và người lao động bị xâm phạm. Việc Tổng liên đoàn chỉ đạo nhân sự hội đồng trường và nhân sự Ban giám hiệu phải theo các quy định của Tổng liên đoàn về phân cấp quản lý cán bộ, tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý công đoàn các cấp; trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ công chức trong tổ chức công đoàn…(Công văn 655) là sự nhầm lẫn" - Phía Trường ĐH Tôn Đức Thắng đưa ra lý lẽ.
Phía nhà trường cho rằng thành viên Hội đồng trường, thành viên Ban giám hiệu của Trường ĐH Tôn Đức Thắng không phải là cán bộ lãnh đạo quản lý công đoàn các cấp theo Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn nên việc buộc nhân sự của nhà trường phải theo quy định về cán bộ công đoàn các cấp là không đúng pháp luật.
Trong khi đó, theo Điều 5, Điều lệ Công đoàn thì: "Cán bộ Công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ Tổ phó Công đoàn trở lên thông qua bầu cử tại Đại hội hoặc Hội nghị Công đoàn; được cấp Công đoàn có thẩm quyền chỉ định, công nhận, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ Công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn".
Với căn cứ pháp lý này, thành viên Hội đồng trường và Ban giám hiệu Trường ĐH Tôn Đức Thắng không là cán bộ công đoàn các cấp nên việc bầu hoặc bổ nhiệm không thể áp dụng các quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam về phân cấp quản lý cán bộ, tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý công đoàn các cấp.
Trường cũng đưa quan điểm về yêu cầu phải áp dụng quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam đối với trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ công chức trong tổ chức công đoàn cho việc bầu, bổ nhiệm thành viên Hội đồng trường và Ban giám hiệu.
"Quyết Định 1455/QĐ-TLĐ của Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ngày 25/10/2010 quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động kỷ luật cán bộ công chức trong tổ chức công đoàn có quy định như sau (Điểm c, Khoản 2, Điều 2): "Các đối tượng dưới đây áp dụng quy chế, quy định riêng của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn LĐVN. Việc nào mà quy chế, quy định riêng không quy định cụ thể thì việc đó áp dụng theo Quy chế này: Các chức danh lãnh đạo, quản lý các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thực hiện theo Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, điều lệ hoặc quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường, trung tâm, các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, Tổng liên đoàn đã có quy định rõ rằng quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động kỷ luật cán bộ công chức trong tổ chức công đoàn không áp dụng đối với các trường đại học.
Các trường này áp dụng theo pháp luật chuyên ngành (Luật số 34). Không thể áp dụng quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ công chức trong Tổ chức Công đoàn đối với thành viên hội đồng trường và Ban giám hiệu Trường ĐH Tôn Đức Thắng vì các đối tượng này không là công chức mà là viên chức theo pháp luật viên chức.
Tất cả các quy định của Tổng liên đoàn về bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động kỷ luật cán bộ công chức trong tổ chức công đoàn chỉ áp dụng cho cán bộ, công chức của tổ chức công đoàn mà không áp dụng cho viên chức" - phía nhà trường lập luận.
Quy định của Tổng liên đoàn không thể áp dụng cho nhà trường
Trước câu hỏi "Các quy định của Đảng về công tác cán bộ có là căn cứ để quy định các nội dung, quy trình về cán bộ trong Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường hay không?", Trường ĐH Tôn Đức Thắng khẳng định quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam không áp dụng cho nhà trường.
Cụ thể, theo trường này, Thông báo số 453/TB-VPCP ngày 10/12/2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về áp dụng chế độ công chức đối với Ban giám hiệu Trường ĐH Tôn Đức Thắng có nêu rõ (mục 2): Việc xác định công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập phải dựa trên nguyên tắc là đơn vị sự nghiệp công lập không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thì không còn công chức. Bất kỳ nhân sự nào của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đều không hưởng lương từ ngân sách ngay từ khi nhà trường được thành lập (năm 1997 đến nay) nên nhà trường không có công chức. Do vậy Quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam không áp dụng cho nhà trường được.
Chủ sở hữu chỉ có vai trò hạn chế trọng Hội đồng trường
Với câu hỏi mà Tổng LĐLĐ Việt Nam đặt ra cho Bộ GD-ĐT: "Vậy khái niệm "quyền đại diện của chủ sở hữu" nên được hiểu thế nào?", theo Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chỉ đạo của Nghị quyết 19-NQ/TW thì Hội đồng trường là cơ quan quyền lực cao nhất của trường đại học, bao gồm đại diện chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan (đại diện cộng đồng xã hội, địa phương, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, sinh viên, phụ huynh, giảng viên, viên chức, lãnh đạo Nhà trường...). Như vậy, chủ sở hữu chỉ là một thành phần của Hội đồng trường và việc chiếm tỷ lệ thấp là do Luật số 34 quy định.
"Nghị quyết 19/NQ-TW cũng chỉ đạo tiến tới bỏ cơ chế chủ quản. Đơn vị sự nghiệp công lập, trường đại học đã tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên như Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, thuê hiệu trưởng. Chủ sở hữu chỉ có một vai trò hạn chế trong Hội đồng trường" - phía nhà trường khẳng định.
Không thể định nghĩa cơ quan chủ quản là cơ quan quản lý có thẩm quyền
Phía Trường ĐH Đức Thắng cũng cho rằng Theo Nghị quyết 19-NQ/TW, cơ quan quản lý có thẩm quyền của đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, trường đại học công lập tự chủ nói riêng, là chính quyền địa phương. Nhưng cần lưu ý rằng tại Luật Giáo dục Đại học 2012, Điều lệ trường đại học 2014 và Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 đều có nói đến "cơ quan chủ quản". Nhưng đến Luật số 34 (2018) thì tên gọi cơ quan chủ quản không còn nữa.
Vì vậy, đối với câu hỏi "Đối với trường ĐH Tôn Đức Thắng, cơ quan quản lý có thẩm quyền có phải là Tổng LĐLĐ Việt Nam không?", theo nhà trường thì "Không thể định nghĩa cơ quan chủ quản là cơ quan quản lý có thẩm quyền vì nếu vậy, thì cứ duy trì tên gọi cơ quan chủ quản thì việc gì phải dùng từ: cơ quan quản lý có thẩm quyền?".
Trường này cũng đưa quan điểm dụng ý của Luật số 34 là tách bạch quyền sở hữu và quyền quản lý (theo chỉ đạo của Nghị quyết TW 6). Cơ quan chủ quản chỉ còn quyền sở hữu, quyền quản lý thuộc về hội đồng trường và chính quyền địa phương. Điều này phù hợp với việc chuyển trường đại học tự chủ sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Lê Huyền
- Số tiền mà Trường ĐH Tôn Đức Thắng được Tổng LĐLĐ Việt Nam cấp vốn, cho vay vốn, giao quản lý, sử dụng đất đai… trị giá bao nhiêu?
" alt="Trường ĐH Tôn Đức Thắng phản pháo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam"/>Trường ĐH Tôn Đức Thắng phản pháo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Dòng sông ly biệtlà một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Quỳnh Dao, được biết đến tại Việt Nam qua tiểu thuyết và đặc biệt là phiên bản phim truyền hình Tân dòng sông ly biệt(2001). Tác phẩm kể về câu chuyện tình yêu tay ba đầy bi kịch giữa Lục Y Bình, Thư Hoàn và Lục Như Bình lấy bối cảnh Đài Loan những năm đầu thế kỷ 20.
![]() |
Không chỉ là câu chuyện tình yêu, tiểu thuyết còn phản ánh sâu sắc mối quan hệ gia đình, gửi đi thông điệp về lòng bao dung và hành trình vượt qua những tổn thương để hướng tới hạnh phúc. Trên ảnh là bốn nhân vật trong Tân dòng sông ly biệtdo Lâm Tâm Như, Tô Hữu Bằng, Triệu Vy và Cổ Cự Cơ thủ vai (từ trái qua phải). |
![]() |
Hoàn Châu Cách Cáchlà tác phẩm nổi tiếng của Quỳnh Dao. Khi chuyển thể truyền hình, tác phẩm cũng có bước thành công vang dội. Nhờ bộ phim, tên tuổi diễn viên Triệu Vy trong vai Tiểu Yến Tử đã được thăng hạng. |
![]() |
Câu chuyện xoay quanh Tiểu Yến Tử (bên phải), cô gái mạnh mẽ, lém lỉnh, vô tình trở thành "cách cách" (công chúa) khi giúp Hạ Tử Vy (bên trái) - cô gái có thân phận thật sự là con gái của Hoàng đế Càn Long - về được với cha mình. Vì một hiểu lầm, Tiểu Yến Tử được nhận làm công chúa, kéo theo hàng loạt tình huống dở khóc dở cười. Trong khi đó, Hạ Tử Vy âm thầm chịu đựng, chờ cơ hội để được thừa nhận. Cả hai cô gái phải vượt qua nhiều thử thách, từ âm mưu cung đình đến những khó khăn trong tình yêu với hai hoàng tử Nhĩ Khang (bên phải) và Vĩnh Kỳ (bên trái). |
![]() |
Tác phẩm kết hợp các yếu tố lãng mạn, phiêu lưu và chính trị cung đình, tạo nên một bức tranh sinh động về cuộc sống thời phong kiến. Bằng lối kể chuyện hài hước và cảm động, Quỳnh Dao đã truyền tải thông điệp sâu sắc về tình bạn, lòng trung thành và sự đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân. |
![]() |
Bên dòng nướclà một trong những tác phẩm lãng mạn nổi bật của nhà văn Quỳnh Dao. Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa hai nhân vật chính - Tiểu Song với trái tim trong sáng và chàng trai Thi Nghiêu mang trong mình nhiều tổn thương. Qua những trang viết đầy chất thơ, Quỳnh Dao đã vẽ nên bức tranh tình yêu đẹp nhưng cũng đầy thử thách, khi cả hai phải đối mặt với những định kiến xã hội và những uẩn khúc từ quá khứ. |
![]() |
Cánh nhạn cô đơncủa Quỳnh Dao là một câu chuyện tình yêu lãng mạn diễn ra trong bối cảnh vùng núi Đại Lý với những đặc trưng văn hóa tộc Bạch. Hai nhân vật chính của tác phẩm, Hạ Lỗi và Mộng Phàm, trải qua hành trình dài đầy thử thách, từ sự khác biệt giai cấp đến những khoảng cách địa lý và thời gian, để cuối cùng tìm được nhau. |
![]() |
Xóm vắnglà một tác phẩm đậm chất lãng mạn và bi thương. Tiểu thuyết xoay quanh hai nhân vật chính, Chương Hàm Yên và Bách Bá Văn. Tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả bởi cách Quỳnh Dao khắc họa tình yêu đau khổ nhưng đầy mãnh liệt giữa hai con người bị số phận chia cắt. |
![]() |
Tác phẩm Xóm vắng(tên gốc là Đình viện thâm thâm) đã được chuyển thể thành phim năm 1986. Sau 5 năm, Xóm vắngđã đến với khán giả Việt Nam và nó nhanh chóng trở thành biểu tượng của dòng phim tình cảm lãng mạn Đài Loan. Hai nhân vật chính là Chương Hàm Yên (thứ hai từ bên phải, do Lưu Tuyết Hoa thủ vai) và Bách Bá Văn (thứ hai từ bên trái, do Tần Hán thủ vai). |
![]() |
Quỳnh Dao sinh năm 1938, là nhà văn, biên kịch nổi tiếng Trung Quốc. Theo tờ Stheadline,nhà văn nổi tiếng Quỳnh Dao đã qua đời ở nhà riêng thuộc quận Đạm Thủy, Đài Loan vào ngày 4/12. Khoảng giữa trưa, thư ký của Quỳnh Dao được bà dặn tới nhà riêng xử lý công việc. Tới nơi, thư ký phát hiện sự việc và lập tức gọi cấp cứu. |
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Những tác phẩm ngôn tình nổi tiếng của nhà văn Quỳnh Dao"/>