包包五金磨损怎样修复
本文地址:http://user.tour-time.com/html/312a199682.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo phạt góc Shakhtar Donetsk vs Brest, 00h45 ngày 23/01
Bộ Xây dựng mới đây đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng về việc đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt quy hoạch Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cho phép Hải Phòng hình thành một số quận mới và thành phố Thủy Nguyên - Trung tâm đô thị Bắc Sông Cấm như thành phố Thủ Đức trực thuộc TP.HCM. Trong văn bản trả lời, Bộ Xây dựng cho biết đề xuất theo kiến nghị của cử tri Hải Phòng là phù hợp quy định của pháp luật...
Tuy nhiên, từ góc nhìn của đại biểu Quốc hội, ông Lê Công Nhường (đoàn Bình Định) lại cho rằng cần cân nhắc thận trọng.
Vị đại biểu cho biết, tại kỳ họp Quốc hội thứ 10, khóa XIV vừa qua đã thông qua Nghị quyết thí điểm về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện để thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM.
Đây là mô hình mới và mới được Quốc hội thống nhất thực hiện thí điểm, vì vậy, nên để TP.HCM thực hiện và có đánh giá cụ thể mới triển khai tiếp.
"Cần phải có báo cáo, đánh giá những mặt được và chưa được từ mô hình của TP.HCM xem có phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam không mới thực hiện tiếp.
Không nên vội vàng chạy theo phong trào, thấy TP.HCM xin được thì Hải Phòng cũng xin. Trong khi chưa có những đánh giá, tiêu chuẩn cụ thể mà đã chạy đua xin làm sẽ dễ gây ra những lộn xộn trong cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương, gây ảnh hưởng tới tâm lý trong nhân dân, cũng như những chồng chéo trong nhiệm vụ, chức năng điều hành, quản lý", ông Nhường nói.
Nói thêm về thí điểm mô hình chính quyền đô thị, ông Nhường cho biết hiện có 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng xin thực hiện thí điểm mô hình này, đó là 3 thành phố lớn, có vị trí kinh tế - chính trị và yêu cầu của thực tiễn, cải cách là cơ sở để các thành phố này phát triển.
Nhất là với TP.HCM, một siêu đô thị sôi động bậc nhất cả nước nhưng mô hình chính quyền lại được khoác chiếc áo đồng hạng như một chính quyền nông thôn, do đó, việc tạo một cơ chế thuận lợi cho các siêu thành phố phát triển là rất phù hợp.
Tuy nhiên, như đã nói, đây mới là thí điểm, do đó, cần phải chờ đợi thêm khoảng 5-7 năm nữa để những ưu điểm và hạn chế được bộc lộ rõ hơn, lúc đó có nhân rộng triển khai cũng chưa muộn.
Riêng với Hải Phòng, ông Nhường đưa ra lời khuyên không nên vội vàng chạy theo.
Mặt khác, khi thực hiện thí điểm chính quyền đô thị nghĩa là mô hình tổ chức quản lý cũ đã không còn phù hợp, bị lỗi thời, kìm nén sự phát triển của địa phương thì mới cần một mô hình thay thế.
Tuy nhiên, Hải Phòng hiện nay vẫn đang ghi nhận có những tăng trưởng, phát triển tốt.
Cụ thể, theo báo cáo của Hải Phòng, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội luôn đạt mục tiêu khá của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm tăng 14,02%, gấp hai lần giai đoạn 2010 - 2015 và gấp 2,1 lần tốc độ tăng chung của cả nước. GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 5.863 USD, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XV đề ra gấp 1,95 lần bình quân chung cả nước. Tỷ trọng GRDP trong GDP cả nước từ 3,5% năm 2015 đã tăng lên 5,1% năm 2020. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 408 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa 5 năm đạt 120 nghìn tỷ đồng, gấp 2,65 lần giai đoạn 2010 - 2015.
Trong khi đó, tốc độ công nghiệp hóa vẫn đang trên đà phát triển tốt.
"Từ kết quả nói trên thì chưa nhìn thấy dấu hiệu nào cho thấy cơ chế đang kìm hãm sự phát triển của địa phương, vì thế, không nên nóng vội thay đổi mô hình quản lý mới", ông Nhường nói thêm.
Cùng trả lời về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cũng đề nghị Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội phải tổng kết thực tiễn, đánh giá cho nghiêm cẩn mô hình này. Từ đó, có phân loại các địa phương trong 63 tỉnh, thành để nhóm địa phương có cùng tính chất, có cùng các đặc điểm phân hóa thành các nhóm cụ thể để áp dụng những chính sách điều hành cho phù hợp, tránh tình trạng mỗi địa phương một văn bản riêng rẽ, đặc thù.
Từ những đánh giá, tổng kết trên, ông Vân cho biết sẽ tiến tới quy phạm hóa nó thành những chương, mục cụ thể trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương, chứ không phải ban hành nghị quyết riêng nữa.
Trước đó, HĐND thành phố Hải Phòng đã xác định xây dựng Thủy Nguyên theo mô hình thành phố trực thuộc thành phố. Huyện này hiện là đơn vị hành chính nông thôn, trong khi mô hình quản lý chính quyền nông thôn không còn phù hợp và không đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Do vậy, lãnh đạo Hải Phòng cho rằng việc thành lập đơn vị hành chính đô thị tại huyện Thủy Nguyên là yêu cầu khách quan và cấp thiết.
Mới đây, vào cuối tháng 11, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã đồng ý về chủ trương xây dựng Đề án thành lập thành phố thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên như đề xuất của Ban Cán sự đảng UBND thành phố.
">Hải Phòng lập thành phố Thủy Nguyên: Không nên vội...
Tại hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024, UBND tỉnh Bắc Ninh chính thức khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh - Hải Dương và dự án Khu nhà ở xã hội thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Quế Võ.
Nghi lễ tổ chức khởi công được chuyển từ hình thức trực tiếp sang hình thức online. Toàn bộ kinh phí dự kiến khởi công do chủ đầu tư, doanh nghiệp bố trí để khởi công trực tiếp tại địa điểm hai dự án trên đã được dành để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương có chiều dài tuyến khoảng 13,4km, do Ban Quản lý dự án xây dựng giao thông Bắc Ninh (Sở Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư.
Với tổng kinh phí hơn 2.182 tỷ đồng, dự án xây dựng gồm cầu Kênh Vàng dài 740m, rộng 23,5m được thiết kế quy mô vĩnh cửu, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực; phần đường dẫn hai đầu cầu có chiều dài 12,6km, mặt đường rộng 15m. Vị trí xây dựng tại huyện Gia Bình, Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh) và huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương).
Cầu Kênh Vàng không chỉ giúp hoàn thiện hạ tầng giao thông mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và nâng cao đời sống người dân 2 tỉnh. Dự kiến, năm 2025 sẽ hợp long cầu Kênh Vàng.
Dự án Khu nhà ở xã hội thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Quế Võ được xây dựng trên vị trí đất dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Quế Võ (phường Phượng Mao và phường Phương Liễu, thị xã Quế Võ).
Dự án này có tổng vốn đầu tư hơn 1.323 tỷ đồng, gồm 4 tòa nhà ở xã hội, mỗi tòa 12 tầng, tổng diện tích xây dựng hơn 100.000m2 sàn, do Công ty TNHH Tùng Bách làm chủ đầu tư.
Dự kiến được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2025, dự án sẽ cung cấp 914 căn hộ, đáp ứng nhu cầu ở cho khoảng 3.000 người lao động có nhu cầu về nhà ở xã hội. Dự án góp phần giải quyết bài toán nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
">Bắc Ninh khởi công 2 dự án quan trọng trị giá nghìn tỷ đồng
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết rằng Ukraine đã đề nghị phương Tây trang bị cho 10 lữ đoàn để chống lại Nga, nhưng đến nay các đối tác chỉ trang bị đầy đủ cho Kiev 2 lữ đoàn rưỡi.
Ông Zelensky cho biết vấn đề của Ukraine nằm ở việc họ thiếu trang bị vũ khí và thiết bị cho quân đội, chứ không phải ở số lượng binh lính.
"Họ (các đối tác) nói về việc tăng cường huy động, nhưng vấn đề thực sự nằm ở 10 lữ đoàn mà các đối tác của chúng tôi không cung cấp vũ khí đầy đủ. Tôi đã yêu cầu họ rất nhiều, hơn một năm trước, rằng chúng tôi cần trang bị cho các lữ đoàn này. Chúng tôi đã đưa ra giải pháp này với Mỹ và các đồng minh châu Âu và cho đến ngày hôm nay phương Tây mới trang bị đầy đủ cho 2 lữ đoàn rưỡi", ông chia sẻ với Sky News.
Ông Zelensky cho biết "một số thủ tục hành chính, một số quyết định, một số quan chức không nghĩ rằng đây là ưu tiên" là lý do cho tình hình nói trên.
"Có người hỏi tôi, và tôi không muốn nói cho bạn biết lập trường của một số nhà lãnh đạo ở châu Âu về việc huy động nam giới trẻ tuổi hơn và tôi trả lời rằng họ muốn gì? Họ muốn các binh sĩ thiệt mạng mà thiếu vũ khí của họ hay sao", ông nhấn mạnh.
Ông Zelensky cho rằng các quyết định về số lượng quân ở Ukraine được đưa ra với mục đích bảo toàn càng nhiều sinh mạng càng tốt.
"Nếu châu Âu hoặc Mỹ có ý tưởng rằng chúng tôi cần phải làm điều gì đó khác biệt về việc hạ tuổi tuyển quân, tôi chỉ muốn yêu cầu các đối tác của chúng tôi thực hiện phần việc của họ và chúng tôi sẽ giải quyết phần việc của mình", ông Zelensky cho biết, ám chỉ việc Ukraine cần thêm vũ khí.
Vào ngày 28/11, Heorhii Tykhyi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ukraine, đã xác nhận Kiev có các cuộc thảo luận với đối tác phương Tây về chủ đề hạ độ tuổi huy động tân binh.
Gần đây, một quan chức chính quyền Mỹ cho biết, Washington đang khuyến khích Ukraine nhanh chóng tăng quy mô lực lượng vũ trang của mình, một phần bằng cách sửa đổi luật động viên để cho phép hạ tuổi nhập ngũ từ 25 xuống 18.
Vào ngày 19/11, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan lưu ý rằng mặc dù Ukraine đã nhận được viện trợ quân sự đáng kể của Mỹ, nhưng nước này vẫn phải đối mặt với những thách thức trên chiến trường. Ông cho rằng, nhân sự là yếu tố chủ chốt tác động tới Ukraine, chứ không phải vũ khí.
"Chúng ta đã thấy sự khác biệt rõ rệt nào trên chiến trường kể từ khi chúng ta cung cấp xe tăng cho Ukraine chưa? Tương tự như vậy, với F-16, chúng ta đã thấy sự khác biệt rõ rệt nào hay chưa?", ông phát biểu, ám chỉ tới số vũ khí mà Mỹ và phương Tây đã viện trợ cho Ukraine.
"Vấn đề ở đây là về nhân lực, và theo quan điểm của chúng tôi, Ukraine cần phải làm nhiều hơn nữa để củng cố các tuyến đầu về mặt lực lượng mà họ triển khai để tác chiến", ông nói, nhấn mạnh rằng, việc Ukraine huy động nhân lực hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực tới khả năng tác chiến của Kiev trên tiền tuyến.
Theo UP">Ukraine chỉ nhận được 25% số vũ khí đề nghị phương Tây viện trợ
Nhận định, soi kèo El Gouna vs National Bank, 21h00 ngày 21/1: Khó cho cửa dưới
Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump hôm 15/5 đồng loạt công bố tham gia cuộc tranh luận do hãng truyền thông CNN tổ chức trước thềm cuộc "tái đấu" giành ghế ông chủ Nhà Trắng tháng 11 tới.
"Tôi đã nhận và đồng ý với lời mời từ CNN về việc tham gia tranh luận vào ngày 27/6. Đến lượt ông đấy, Donald. Như ông nói: Mọi nơi, mọi lúc, mọi địa điểm", ông Biden viết trên Twitter.
"Câu trả lời là có. Tôi chấp nhận", ông Trump nói với CNN sau đó.
Theo thông báo của các đội ngũ tranh cử, ông Biden và ông Trump sẽ có 2 cuộc đối đầu trực tiếp trước thềm bầu cử: Cuộc tranh luận đầu tiên do CNN tổ chức ngày 27/6 và sự kiện thứ hai do ABC News tổ chức ngày 10/9, sau khi 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đã chính thức đề cử ứng viên.
"Chiến thắng lớn nhất trong năm của ngành truyền hình" - đó là cụm từ được New York Timessử dụng để nói về cách thức CNN và ABC News vượt qua các đối thủ để giành quyền tổ chức 2 cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump. Đây sẽ là "cơ hội vàng" giúp hai đài truyền hình này khẳng định uy tín trong mắt khán giả Mỹ, cũng như thu được lợi ích về tài chính.
"Các đài truyền hình được quảng bá mạnh khi thương hiệu của họ được nhắc đến mọi lúc trước, trong và sau cuộc tranh luận", giáo sư Frank Sesno (Đại học George Washington, Mỹ), cựu trưởng văn phòng Washington của CNN, trao đổi với Dân trí.
Lợi ích tiềm tàng
Theo ông Mark Feldstein, chuyên gia tại trường báo chí của Đại học Maryland (Mỹ) và là cựu phóng viên của CNN và ABC, việc 2 hãng truyền thông này được lựa chọn đến từ tính toán của 2 ứng viên: Cả 2 đều muốn thu hút nhóm cử tri trung dung - những người có xu hướng theo dõi CNN và ABC.
Bên cạnh đó, 2 ứng viên cũng muốn tránh những nhà đài quá đối địch. Ông Trump sẽ không muốn xuất hiện trên kênh truyền hình đậm chất tự do như MSNBC, còn ông Biden sẽ không muốn xuất hiện trên kênh bảo thủ như Fox News. Nhóm cử tri xem 2 kênh này cũng đã có sự phân hóa rõ rệt, khiến họ không còn là mục tiêu thuyết phục chính của cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa.
"Các cử tri còn lưỡng lự cũng xem cả CBS News và NBC News, nhưng ABC phần nào bảo thủ hơn. Ông Trump có lẽ cũng không muốn xuất hiện trên NBC do đài này có cùng chủ sở hữu với MSNBC vốn có khuynh hướng tự do", ông Feldstein phân tích.
Theo giáo sư Jeffrey McCall (Đại học DePauw, Mỹ), do ông Trump từng thách thức ông Biden tranh luận ở bất cứ nơi nào, phe Cộng hòa phải chấp nhận những phương án mà đội ngũ của ông Biden mong muốn. Đội ngũ tranh cử của ông Biden từng từ chối đề nghị của phe Cộng hòa về một cuộc tranh luận thứ ba trên Fox News vào tháng 10, Washington Postcho biết.
"Ông Biden chắc chắn không đồng ý tranh luận trên một kênh không thân thiện. Với tư cách người thách thức, ông Trump phải chấp nhận các điều khoản không hoàn toàn thỏa mãn để đảm bảo cuộc tranh luận có thể diễn ra", ông McCall nhận định.
Trong khi đó, giáo sư Sesno chỉ ra rằng CNN và ABC cũng là 2 kênh truyền hình uy tín. "Ông Trump có thể phàn nàn về xu hướng thiên về tự do của CNN nhưng kênh truyền hình này vẫn tập trung vào việc đưa tin và ít tính đảng phái hơn so với các kênh truyền hình cáp lớn khác. ABC là kênh truyền hình có truyền thống. Do đó, cả hai cung cấp diễn đàn rộng mở và đáng tin cậy bất chấp mối lo ngại từ các ứng viên về địa điểm hay thể thức", ông nhận định.
Với việc tổ chức tranh luận, CNN hưởng lợi trên nhiều khía cạnh, từ uy tín tới lợi ích tài chính trực tiếp.
"Cuộc tranh luận cho thấy tầm quan trọng của kênh truyền hình này và việc họ được cả hai ứng viên tin tưởng ở mức độ nhất định. Ngoài ra, cuộc tranh luận cũng mang lại lợi ích tài chính trực tiếp cho CNN vì được theo dõi bởi hàng triệu cử tri nhiều hơn thường lệ, giúp tăng chỉ số tỷ lệ người xem và qua đó cho phép họ thu tiền quảng cáo cao hơn", ông Feldstein nói.
Tuy nhiên, CNN cũng phải đối mặt với những rủi ro nhất định. Theo ông Sesno, người điều hành phiên tranh luận đôi lúc sẽ cần áp dụng các biện pháp mạnh - như buộc một ứng viên ngừng nói - để đảm bảo các quy tắc không bị phá vỡ. Điều này khiến họ dễ bị các phe phái chỉ trích.
Quy định liệu có công bằng?
Nếu muốn tiếp sóng cuộc tranh luận ngày 27/6 tới, các đài truyền hình tại Mỹ phải tuân thủ hàng loạt quy tắc được CNN đặt ra. Logo của CNN cần xuất hiện trong toàn bộ chương trình. Tên sự kiện cần được gọi là "Tranh luận bầu cử tổng thống trên CNN". Các kênh khác được phép chèn logo của mình nhưng không được che khuất đồ họa của CNN.
Khác với truyền thống, chương trình năm nay sẽ có hai quãng nghỉ dành cho quảng cáo, mỗi quãng nghỉ kéo dài 3 phút rưỡi. Các đài truyền hình khác được phép chèn quảng cáo của họ nhưng không được cử phóng viên bình luận trong khoảng thời gian này. Đến nay, các đài truyền hình lớn như Fox News, NBC, MSNBC, ABC… đều đã tuyên bố sẽ tiếp sóng tranh luận.
Trả lời Los Angeles Times, ông Mark Lukasiewicz, hiệu trưởng trường báo chí tại Đại học Hofstra (Mỹ) và là cựu nhân viên NBC, cho rằng đây là các quy định công bằng do các đài truyền hình khác vẫn được tự mình chèn quảng cáo. Theo một số đánh giá, số người xem trực tiếp trên CNN có thể còn thấp hơn một số kênh truyền hình khác như Fox News.
Tuy nhiên, giáo sư McCall có quan điểm trái ngược. "Dường như điều này không công bằng với các kênh khác. Dù vậy, họ chắc chắn không có tiếng nói nào - nếu không chấp nhận các hạn chế của CNN, họ sẽ hoàn toàn phải đứng ngoài", vị chuyên gia nói.
Cuộc tranh luận lần này sẽ là lần đầu tiên sau nhiều năm vai trò tổ chức thuộc về các đài truyền hình, thay vì Ủy ban Tranh luận Bầu cử Tổng thống (CPD) như thường lệ. Trước đó, cả phe Cộng hòa lẫn phe Dân chủ đều từ chối tham gia sự kiện của CPD, một phần vì cho rằng thời điểm diễn ra quá muộn. Dù vậy, giáo sư McCall nhận định việc đổi đơn vị tổ chức tranh luận từ CPD sang các đài truyền hình chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề.
"Các cuộc tranh luận trên truyền hình có nhiều thiếu sót trong những năm qua và hiếm khi đáp ứng nhu cầu của cử tri", ông nói. "Các chương trình này không thực sự là tranh luận mà là giống như một cuộc họp báo tay đôi, nơi các nhà báo có vai trò quá nổi bật. Các cuộc tranh luận giữa ứng viên tổng thống cần có sự thay đổi lớn vì tôi không tin mô hình do CPD hay các đài truyền hình tổ chức sẽ hiệu quả".
"Nhìn chung, từ quan điểm nghĩa vụ công dân, chính trị hay báo chí, việc tổ chức tranh luận là hoạt động quan trọng phục vụ cộng đồng. Những lời chỉ trích là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên sự kiện này đóng vai trò quan trọng với nền dân chủ và lựa chọn của cử tri trong năm bầu cử có hệ quả to lớn này", ông Sesno chia sẻ.
">Đăng cai tranh luận Trump
Ứng cử viên tổng thống độc lập Robert F. Kennedy Jr. cho biết hôm 23/8 rằng ông sẽ tạm dừng chiến dịch tranh cử và chuyển sự ủng hộ của mình sang cựu Tổng thống Trump, ứng viên đảng Cộng hòa.
Ông Kennedy cho biết tên của ông sẽ vẫn có trên lá phiếu ở hầu hết các tiểu bang đỏ và xanh (ám chỉ bang mà đảng Cộng hòa và Dân chủ sẽ có khả năng cao chiến thắng). Tuy nhiên, tên của ông sẽ bị xóa khỏi các lá phiếu ở các tiểu bang dao động, nơi ông có thể tạo nên sự khác biệt.
Tại Pennsylvania, hồ sơ tòa án cho thấy ông Kennedy đã thực hiện động thái xóa tên mình và bày tỏ ý định ủng hộ ông Trump ngay trước khi ông lên bục phát biểu. Trước đó, ông Kennedy vào cùng ngày cũng đã xóa tên mình khỏi lá phiếu ở bang Arizona.
Tuy nhiên, ông Kennedy khẳng định đây không phải là dấu chấm hết hoàn toàn cho chiến dịch của ông.
"Tôi muốn mọi người biết rằng tôi không chấm dứt chiến dịch của mình", ông Kennedy phát biểu tại cuộc vận động của mình. "Tôi chỉ đơn giản là tạm dừng chứ không kết thúc. Tên của tôi sẽ vẫn nằm trên lá phiếu ở hầu hết các tiểu bang".
Ông tuyên bố sẽ tạm dừng chiến dịch tranh cử của mình tại 10 chiến trường chính, nơi đảng Cộng hòa và Dân chủ giành giật từng phiếu vì chúng sẽ có tác động lớn tới cục diện bầu cử.
Ông Kennedy thừa nhận không tin rằng mình có thể chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay và kêu gọi cử tri quay sang ủng hộ ông Trump.
Ông Trump đã cảm ơn về sự ủng hộ từ ông Kennedy tại một sự kiện ở Nevada.
Ông Kennedy tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2024, ban đầu với tư cách ứng viên cạnh tranh với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden để giành được đề cử của đảng Dân chủ. Tuy nhiên, sau đó ông quyết định tranh cử độc lập.
Ông Kennedy, 70 tuổi, phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để đủ điều kiện tranh cử tổng thống ở nhiều bang, nhưng ông có thể lấy đi đủ số phiếu bầu trong cuộc đua sít sao giữa ông Trump và ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris để tạo ra tác động tương đối.
Sau động thái này, các thành viên trong gia đình Kennedy, những người ủng hộ đảng Dân chủ, mô tả đây là "sự phản bội các giá trị mà cha chúng tôi và gia đình chúng tôi trân trọng nhất".
Theo The Hill">Hậu duệ nhà Kennedy tạm dừng tranh cử để dồn phiếu cho ông Trump
Chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris hôm 15/8 cho biết, họ sẽ tham gia tổng cộng 3 cuộc tranh luận trong mùa bầu cử này, gồm 2 cuộc tranh luận tổng thống và 1 cuộc tranh luận phó tổng thống.
"Những bàn tán về các cuộc tranh luận dừng lại tại đây. Chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump đã chấp nhận đề xuất của chúng tôi về 3 cuộc tranh luận, gồm 2 cuộc tranh luận tổng thống và 1 cuộc tranh luận phó tổng thống", chiến dịch tranh cử của Harris cho hay.
Trước đó, bà Harris và ông Trump đã đồng ý tranh luận lần đầu vào ngày 10/9 với sự điều phối của ABC News. Tuy nhiên, chiến dịch của ông Trump đã đề nghị tổ chức 2 lần tranh luận và họ quyết định sẽ gặp nhau lần hai vào khoảng cuối tháng 10.
Hiện chưa rõ bên nào sẽ điều phối cuộc tranh luận tổng thống lần hai. Hãng tin NBC được cho là đang liên hệ với cả 2 đội ngũ để phối hợp tổ chức cuộc tranh luận.
Hai "phó tướng" tranh luận
Trong khi đó, cuộc tranh luận trực tiếp giữa ứng viên phó tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa được ấn định vào ngày 1/10.
Hãng tin CBS đầu tuần này đăng tải trên tài khoản X rằng họ đã mời ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Tim Walz và ứng viên phó tổng thống đảng Cộng hòa J.D. Vance tranh luận trực tiếp tại New York với 4 phương án thời gian gồm ngày 17/9, 24/9, 1/10 và 8/10.
Ông Walz sau đó đăng tải lại thông điệp từ tài khoản chiến dịch tranh cử của mình với nội dung: "Hẹn gặp ông vào ngày 1/10, ông J.D".
"Phó tướng" của ông Trump đã chấp nhận lời đề nghị tranh luận vào ngày 1/10 và cũng để ngỏ thách đấu tranh luận vào ngày 18/9.
Như vậy, cuộc tranh luận giữa các ứng viên tổng thống và phó tổng thống sẽ diễn ra khi một số bang ở Mỹ bắt đầu đi bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống 2024. Ngày bầu cử chính thức là 5/11.
Theo AFP">Bà Harris đồng ý tranh luận lần hai với ông Trump
友情链接