您现在的位置是:Nhận định >>正文
Triệu phú khuyên 3 cách để vợ chồng hòa thuận tiền bạc
Nhận định8758人已围观
简介Lần đầu tiên Jonathan Sanchez và Jacqueline - cặp vợ chồng triệu phú tự thân sống tại Mỹ - nói chuyệ...
Lần đầu tiên Jonathan Sanchez và Jacqueline - cặp vợ chồng triệu phú tự thân sống tại Mỹ - nói chuyện nghiêm túc về tiền bạc là khi cả hai đang lên kế hoạch cho đám cưới của mình. Tiền có thể là một chủ đề nhạy cảm,ệuphúkhuyêncáchđểvợchồnghòathuậntiềnbạlịch c2 nhưng đối với họ, đó là sự khởi đầu cho mối quan hệ và nền tảng vững chắc. Kết hôn 12 năm, Jonathan Sanchez và Jacqueline cho biết luôn là cộng sự tài chính của nhau.
"Chúng tôi trở thành triệu phú ở độ tuổi 30 nhờ sự kết hợp của thói quen tiết kiệm, chiến lược đầu tư đa dạng, thu nhập thụ động", Jonathan nói. Hiện anh và vợ là chủ một trang web tư vấn đầu tư cho các bậc cha mẹ.
Jonathan tin rằng cả hai đã có thể đạt được những cột mốc về tài chính. Dưới đây là ba cách mà cặp vợ chồng này rút ra để luôn hòa thuận về tiền bạc.
Kiên nhẫn
Khi thảo luận về tài chính, chúng ta nên kiên nhẫn thay vì phán xét. Tiền bạc là vấn đề mang tính cá nhân cao. Mỗi người đều có quan điểm riêng, nhiều người thường có thiên hướng nghĩ đến nó là bất an và thậm chí lo lắng. Điều đó có thể gây khó khăn cho việc bàn bạc về nó, ngay cả những chi phí dường như cơ bản nhất.
Trải nghiệm đầu tiên của vợ chồng triệu phú với điều này là khi họ đặt vé máy bay cho một chuyến đi. Jonathan không quen nhìn thấy số tiền cao như vậy và nó khiến anh ấy lo lắng. Nhưng anh chọn cách chia sẻ cảm giác của mình với vợ. Thay vì phán xét chồng, Jacqueline ngồi lại và nói cho Jonathan hiểu rằng cô đã tìm thấy mức giá tốt nhất. Cô còn hứa sẽ tiếp tục theo dõi giá và đặt lại ngay nếu giảm.
"Vợ đã kiên nhẫn đi một chặng đường dài trong việc đồng cảm và cho tôi hiểu rằng bản thân không đơn độc trong tài chính của gia đình", Jonathan chia sẻ.
Không giữ bí mật
Ngay từ đầu, hai vợ chồng thống nhất rằng sẽ không giữ bí mật về tài chính của mỗi người. Điều đó có nghĩa là không có bất kỳ thẻ ngân hàng bí mật nào, phung phí bốc đồng hoặc các thói quen cá nhân khác có thể dẫn đến nợ nghiêm trọng. Họ cũng hứa rằng sẽ luôn thẳng thắn về cảm xúc của bản thân, đặc biệt là khi đến lúc lên kế hoạch cho tương lai của cả nhà.
10 năm trước, Jacqueline đề nghị mua một bất động sản cho thuê ở trung tâm thành phố như một nghề tay trái tiềm năng để kiếm thêm thu nhập. Jonathan đã thành thật nói về những lo lắng, rủi ro khi mua thêm nhà thời điểm đó. Cả hai ngồi lại và tính đủ đường cho phương án đầu tư trước khi xuống tiền.
Nguyên tắc của họ là phải "đồng vợ đồng chồng", đặc biệt là với các giao dịch mua hoặc đầu tư lớn. Điều quan trọng là cả hai phải hiểu những rủi ro trước khi tiến về phía trước
"Chúng ta không bao giờ muốn ở trong tình huống mà một người thất bại và phản ứng của người kia lại là: Em đã nói với anh trước rồi mà!", Jonathan nêu ví dụ.
Đồng hành
Sau khi Jacqueline tốt nghiệp, cô kiếm được nhiều tiền hơn chồng. Nhưng cô cũng có hơn 250.000 USD nợ vay sinh viên. Jonathan đã nói rõ với vợ rằng sẽ không phải tự mình xử lý khoản nợ trên mà anh sẽ đồng hành cùng cô. Vì vậy, cả hai đã làm việc cùng nhau để trang trải chi phí sinh hoạt cơ bản và vẫn dành đủ tiền mỗi tháng cho việc trả nợ.
"Chúng tôi phải ưu tiên các nhu cầu trước mắt của mình, thỏa hiệp với một số chi phí và tạm thời trì hoãn một số mong muốn. Điều quan trọng là chúng tôi luôn đồng lòng khi đưa ra quyết định quan trọng và thẳng thắn về quan điểm của mình", Jonathan nói thêm.
Song song đó, họ thường nói về mục tiêu tương lai và những gì cần thiết để đạt được chúng, cho dù đó là mua tài sản mới, mở rộng kinh doanh. Đôi vợ chồng này thường xuyên cập nhật kế hoạch tài chính của mình cho nhau để loại bỏ các chi phí không cần thiết hoặc dành tiền nhiều hơn vào một danh mục đầu tư cụ thể. Họ cũng gặp cố vấn tài chính mỗi năm một lần để đánh giá kế hoạch tiếp theo.
"Cho dù đang giảm chi phí hay tìm cách tăng thu nhập, chúng ta luôn cởi mở với những đề xuất từ người bạn đời của mình về những gì cả hai có thể làm để biến ước mơ thành hiện thực", triệu phú tự thân đưa ra lời khuyên.
Tiểu Gu(theo CNBC)
Tags:
相关文章
Soi kèo góc MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1
Nhận địnhHoàng Ngọc - 19/01/2025 04:30 Kèo phạt góc ...
阅读更多Xuất khẩu "trái cây vua" đạt hơn 1,3 tỷ USD nửa đầu năm
Nhận địnhXuất khẩu "trái cây vua" đạt hơn 1,3 tỷ USD nửa đầu nămMinh Huyền (Dân trí) - Trong 6 tháng, giá trị xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đạt hơn 1,3 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với kim ngạch hơn 1,22 tỷ USD, chiếm 92,5%.
Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết trong tháng 6, xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 403 triệu USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 6 tháng, xuất khẩu "trái cây vua" của Việt Nam đạt mốc hơn 1,32 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ 2023.
Trong 10 thị trường nhập khẩu sầu riêng Việt Nam lớn nhất 6 tháng, Trung Quốc dẫn đầu với kim ngạch hơn 1,22 tỷ USD, tăng gần 46% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 92,53%.
Đáng chú ý, Thái Lan - đối thủ của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc cũng tăng nhập khẩu sầu riêng của nước ta. Trong nửa đầu năm, Thái Lan chi hơn 7 triệu USD để nhập khẩu sầu riêng Việt Nam, tăng 90,5% so với nửa đầu năm 2023.
Ngoài ra, Campuchia và Nhật Bản cũng tăng nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt gần 2,7 triệu USD, sang Campuchia đạt 1,66 triệu USD, tăng lần lượt gấp 2 và 23 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện, hơn 90% sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam là sầu riêng tươi. Thời gian tới, nếu nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh được ký kết sớm, xuất khẩu loại quả này sang Trung Quốc sẽ còn tăng trưởng rất mạnh.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự báo kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm nay của Việt Nam khoảng trên 3 tỷ USD. Tuy nhiên, ông cho biết hiện nay nhiều nhà vườn chạy theo số lượng hơn là chất lượng, các nhà vườn móc nối với người gõ sầu riêng để bán sầu riêng non.
"Việc cắt sầu riêng non cho sản lượng cao hơn 10% so với sầu riêng chín, tuy nhiên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hình ảnh nông sản Việt", ông nhìn nhận.
Chính vì vậy, vị này cho rằng cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng, quá trình thu hái và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi xuất khẩu. Khi sầu riêng xuất khẩu đi Trung Quốc, EU thì bắt buộc phải kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, khi nào đạt tiêu chuẩn mới thu hái để xuất khẩu.
">...
阅读更多Chìm tàu chở khách ở Quảng Ninh, 2 người mất tích
Nhận địnhChìm tàu chở khách ở Quảng Ninh, 2 người mất tíchNguyễn Dương (Dân trí) - Gió to, sóng lớn đã làm đắm một tàu chở khách ở khu vực Hòn Nét (thuộc vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh). Tại thời điểm bị đắm có 6 người trên tàu, 4 người được cứu vớt, còn 2 người mất tích.
Theo thông tin từ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh, khoảng 5h ngày 7/12 đã xảy ra vụ đắm tàu chở khách tại khu vực Hòn Nét (thuộc Vịnh Bái Tử Long).
Khu vực tàu đắm là cảng nổi, thường tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn vào bốc xếp hàng hóa, chủ yếu là các mặt hàng như than, clinker, xi măng, đá vôi… phục vụ cho xuất nhập khẩu.
Chiếc tàu chở khách bị đắm mang số đăng ký QN-5427 có sức chở 48 khách do anh Trần Văn Tỵ (35 tuổi, ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) là chủ phương tiện, chở theo 5 công nhân.
Sau khi tai nạn xảy ra, chủ tàu và 3 công nhân được cứu vớt, 2 công nhân vẫn mất tích, tàu khách QN-5427 bị đắm chìm.
Theo trình bày của anh Trần Văn Tỵ và 3 người được cứu, khoảng 5h sáng cùng ngày, khi tất cả đang ngủ, gió to sóng lớn đã làm đắm tàu.
Tại thời điểm bị đắm, tàu QN-5427 đang được buộc vào tàu tự hành chở gầu máy xúc. Tàu chở gầu máy xúc buộc vào phía bên trái tàu HAPPYYVOYEGER quốc tịch PANAMA.
Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh, Ban Chỉ huy quân sự TP Hạ Long, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cẩm Phả và các lực lượng chức năng đã huy động nhân lực, phương tiện để tập trung tìm kiếm, cứu nạn nhân mất tích.
Thông tin mới nhất tỉnh Quảng Ninh cung cấp, lực lượng chức năng đã tìm thấy công nhân V.C.Q. (63 tuổi), công nhân còn lại chưa tìm thấy.
">...
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1
-
Cộng đồng người Việt tại Campuchia cùng giúp nhau vượt khó do Covid-19 Đây là lần quyên góp và tặng quà thứ 3 của nhóm doanh nhân tại Campuchia giúp đỡ người nghèo tại thủ đô Phnom Penh với tổng số gần 300 phần quà.
Chiều 25/5, tại thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia, một số doanh nhân Việt Nam làm ăn, kinh doanh tại Campuchia đã tổ chức tặng quà giúp đỡ bà con nghèo người Campuchia gốc Việt đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Ban tổ chức đã trao 130 phần quà gồm gạo, đường, mì chính, nước mắm, bánh kẹo tặng cho các hộ nghèo sinh sống tại Phnom Penh bị ảnh hưởng thu nhập trong đợt dịch bệnh Covid-19. Các phần quà trên được quyên góp từ sự ủng hộ của một số doanh nhân người Việt và hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia.
Ông Lê Mạnh Hùng, chủ nhà hàng Hoa Sen tại thủ đô Phnom Penh, trưởng nhóm doanh nhân tổ chức trao quà từ thiện cho biết trong giai đoạn vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên cuộc sống của cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia, đa số làm lao động tự do, bị ảnh nặng nề, ngay cả các doanh nghiệp nhỏ như nhà hàng của chính ông Hùng cũng gặp nhiều khó khăn. Thấu hiểu được hoàn cảnh của đồng bào, một số doanh nhân người Việt làm ăn tại Campuchia đã chung tay quyên góp, trao tặng những phần quà nhỏ để san sẻ bớt gánh nặng cuộc sống, động viên giúp đỡ bà con vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Anh Nguyễn Tấn Sĩ làm nghề tự do là một người đến nhận quà cứu trợ cho biết, trong những ngày qua, cuộc sống của gia đình anh gặp nhiều khó khăn vì công việc không ổn định, vợ chồng anh nhiều khi không đủ tiền ăn nên đã phải đi vay mượn để nuôi 4 đứa con nhỏ. Số gạo và thực phẩm nhận được ngày hôm nay có thể giúp gia đình anh không phải lo thiếu đói trong ít ngày tới.
Được biết đây là lần quyên góp và tặng quà thứ 3 của nhóm doanh nhân trên giúp đỡ người nghèo tại thủ đô Phnom Penh với tổng số gần 300 phần quà. Sắp tới, nhóm này còn có kế hoạch tổ chức các đợt chuyển quà cứu trợ tới tận nơi ở một số khu vực giao thông cách trở để giúp các hộ gia đình đang gặp nhiều khó khăn nhưng không thể đến nhận đồ cứu trợ.
Trong thời gian qua, cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia đã nhận được sự hỗ trợ vật chất khá lớn từ các nguồn cứu trợ của nhiều bộ, ngành, tỉnh, thành và các nhà hảo tâm từ Việt Nam chuyển sang. Tuy nhiên, đời sống bà con vẫn rất khó khăn, nhiều hộ gia đình bị thiếu ăn, đứt bữa. Với truyền thống “lá lành đùm lá rách”, cộng đồng người Việt tại Campuchia đang thực sự “nhường cơm, sẻ áo” cho nhau, giúp đỡ nhau vượt qua giai đoạn khó khăn.
Theo Văn Đỗ, Tâm Hiếu
VOV-Phnom Penh
" alt="Cộng đồng người Việt tại Campuchia cùng giúp nhau vượt khó do Covid">Cộng đồng người Việt tại Campuchia cùng giúp nhau vượt khó do Covid
-
BXH, kết quả V
-
Filip Nguyen có cơ hội thi đấu tại Cup Châu Âu
-
Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Athletic Bilbao, 20h00 ngày 19/1: Củng cố top 4
-
Hy hữu: Trung vệ SLNA phải đeo găng để học làm thủ môn