Tổng doanh số 8 tháng qua của LuxA2.0 đạt 3.683 xe.
Tại Việt Nam, VinFast LUX A2.0 có 3 phiên bản là Tiêu chuẩn, Nâng cao và Cao cấp. Giá bán tương ứng của 3 phiên bản này là 1,115, 1,206 và 1,358 tỷ đồng.
Trong tháng 8/2022, Toyota Camry có 208 xe được bán ra, giảm 16,5% so với tháng trước đó đạt 249 xe. Với kết quả nay, Toyota Camry vẫn "lép vế" trước đối thủ nhà Vinfast.
Lúy kế từ đầu năm đến nay, mẫu xe này đạt 3.221 xe được giao đến tay khách hàng.
Toyota Camry được phân phối trên thị trường với 4 phiên bản gồm 2.0G, 2.0Q, 2.5Q và 2.5HV. Giá bán của Toyota Camry 2022 dao động từ 1,05 - 1,441 tỷ đồng.
KIA K5 cũng ghi nhận sự sụt giảm doanh số trong tháng 8 dù vậy vị trí xếp hạng vẫn giữ nguyên. Theo đó, KIA K5 chỉ bán ra 104 xe, giảm 18 so với tháng trước đạt 122 xe.
Từ đầu năm đến nay, mẫu xe này đạt 1.301 xe được giao đến tay khách hàng. KIA K5 2022 có ba phiên bản bao gồm Luxury, Premium và GT-Line với giá bán từ 869 triệu đến 1,029 tỷ đồng.
Khác với các đối thủ, Mazda6 trong tháng 8 có sự tăng trưởng nhẹ nhờ được các đại lý mạnh tay giảm giá đến 60 triệu đồng.
Kết thúc tháng 8, mẫu xe này đạt 102 chiếc, tăng 17% so với tháng trước đạt 87 xe. Mẫu xe này tiếp tục xếp thứ 4 trong phân khúc sedan hạng D.
Mazda6 có tổng cộng 5 phiên bản là New 2.0L Luxury, New 2.0L Premium, New 2.5L Signature Premium, 2.0L Luxury và 2.5L Premium. Giá bán của Mazda6 dao động từ 829 triệu đồng đến 1,049 tỷ đồng.
Honda Accord tiếp tục đứng cuối bảng xếp hạng. Tháng 8/2022 Honda Accord chỉ bán ra 9 xe, giảm 8 xe so với tháng trước đạt 17 xe. Mẫu xe này lọt vào top 10 xe bán ế nhất thị trường tháng qua.
Hiện nay, giá bán của Honda Accord vẫn ở mức cao, cụ thể là 1,319 tỷ đồng cho bản màu đen, ghi, bạc và 1,329 tỷ đồng với bản màu trắng.
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trao đổi tại tọa đàm, đại diện Bộ TT&TT cho biết: Trong triển khai công nghệ, chúng tôi tin rằng công nghệ quyết định 20%, còn mô hình tổ chức triển khai, sự đồng thuận triển khai chiếm tới 80% sự thành công.
Trong 80% liên quan đến mô hình tổ chức triển khai, có một phần rất quan trọng là dữ liệu. Đội ngũ làm công nghệ không tự sinh ra, tự nghĩ ra dữ liệu; mà dữ liệu phục vụ phòng chống dịch đến người dùng, từ các cơ quan quản lý, và đến từ các bộ, ngành, địa phương, không phải là nỗ lực riêng của một bộ, một ngành nào.
Vì thế, cần phân biệt tường minh các lỗi, đâu là lỗi của công nghệ, đâu là khiếm khuyết của mô hình tổ chức triển khai, đâu là khiếm khuyết của dữ liệu. Có như vậy, các vấn đề mới được các cơ quan, đơn vị giải quyết, xử lý.
Theo chia sẻ của đại diện Trung tâm Công nghệ, xuất phát từ tầm quan trọng của mô hình tổ chức và sự đồng thuận trong triển khai, lãnh đạo Bộ TT&TT đã chỉ đạo các lực lượng nhân sự làm TT&TT của các tỉnh, thành hợp lực cùng đội ngũ của Trung tâm công nghệ để thành lập 63 nhóm công tác tương ứng với 63 địa phương trong cả nước.
Bên cạnh việc duy trì đội hỗ trợ kỹ thuật 24/7 qua các kênh trực tuyến như điện thoại, Viber, Zalo…, Trung tâm Công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục cử các đoàn công tác đến từng địa phương, trên nguyên tắc ít nhất có 1 nhân sự công tác trực tiếp tại tỉnh, thành để sẵn sàng phối hợp trong triển khai các nền tảng công nghệ.
“Giai đoạn vừa qua, chúng tôi đã tổ chức nhiều đoàn công tác xuống địa phương và đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn, các bài học cũng như những sáng kiến của địa phương. Đây sẽ là tiền đề để nhân rộng, tổ chức ra một mô hình triển khai công nghệ hợp lý cho giai đoạn sắp tới”, đại diện Trung tâm cho hay.
Khẳng định Bộ TT&TT, Trung tâm Công nghệ cam kết luôn cầu thị, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp, đại diện Bộ TT&TT thông tin thêm: Để PC-Covid và các nền tảng công nghệ đi vào cuộc sống sâu hơn, một công cụ phản ánh và tiếp nhận phản ánh của người dùng về PC-Covid đang được xây dựng, thử nghiệm.
Bộ TT&TT sẽ huy động lực lượng để tiếp nhận, rà soát và xử lý kịp thời các phản ánh. Dự kiến, vào giữa tuần tới, sẽ ra mắt nền tảng cho phép người dân phản ánh để tại một thời điểm, có thể biết được đang có bao nhiêu phản ánh không hài lòng, phản ánh cụ thể ra sao, bao nhiêu ý kiến phản ánh đã được xử lý. Cơ chế “Bug Bounty” sẽ được áp dụng, theo đó các ý kiến đóng góp quan trọng, xác đáng và được tiếp thu của người dân trong quá trình sử dụng PC-Covid sẽ được vinh danh. Những đóng góp chưa phù hợp cũng sẽ được công khai.
Cũng trong vài ngày tới, Trung tâm công nghệ sẽ có hướng dẫn cụ thể các địa phương việc triển khai ứng dụng PC-Covid và các nền tảng. Sau đó, Trung tâm sẽ tổ chức buổi tập huấn trực tuyến phổ biến với các địa phương trong cản nước về triển khai các nền tảng công nghệ hỗ trợ phòng chống dịch, đặc biệt là ứng dụng PC-Covid.
Vân Anh
Ứng dụng PC-Covid tổng hợp các tính năng hiện có của các app chống dịch Covid như NCOVI, Bluezone, VHD…và được thiết kế lại để thuận tiện nhất cho người dùng.
" alt=""/>Ra mắt nền tảng cho phép người dân phản ánh về PCTương tự, chị Trâm (Gò Vấp) khoe đặt được cà phê Yên (Quận 1), một quán cà phê Hà Nội đang nổi trong giới trẻ ở TP.HCM. Một người khác ở Tân Phú cũng đặt được cà phê quán này. Thông thường, các quận vùng ven như Gò Vấp, Tân Phú khó đặt đồ ăn hơn do ở xa. Tuy nhiên, shipper đã bắt đầu nhận các cuốc xa như vậy trong vài ngày gần đây.
Trên thực tế, TP.HCM đã cho quán ăn bán mang đi từ hôm 8/9 song quy định “3 tại chỗ” và nhiều lý do khác nhau khiến các cửa hàng chưa thể mở ngay. Bên cạnh đó, nguyên nhân quan trọng nữa là lực lượng shipper khan hiếm không thể đáp ứng được nhu cầu cao từ phía khách hàng.
Một số chuỗi nhà hàng, quán cà phê có tiếng tại TP.HCM cũng mới mở trong vài ngày gần đây. Chẳng hạn, các quán cà phê: Yên, Highlands, The Coffee House, Starbucks, Phúc Long, trà sữa Toco Toco, trà sữa Gong cha, trà sữa Bobapop, trà sữa The Alley... mở lại chưa tới 1 tuần. Các chuỗi đồ ăn như Pizza 4P’s, The Pizza Company, Burger King, McDonald’s, Popeyes, Don Chicken... cũng trong tình trạng tương tự.
Mua được trà sữa mấy ngày này ở Sài Gòn là một kỳ công. (Ảnh chụp màn hình) |
Theo ghi nhận, tại nhiều chuỗi lớn chỉ bán hàng cho shipper, không bán cho khách vãng lai. PV ICTnews đã thử mua trực tiếp tại một số chi nhánh Starbucks và The Pizza Company nhưng không được. Một số cửa hàng nhỏ lẻ có bán cho khách ngoài, bên cạnh lực lượng tài xế công nghệ.
Riêng ở Quận 7 do được mở cửa một phần nên nhiều người cho biết có thể tự đi mua tại một số chuỗi lớn.
Sở Công Thương dự kiến cho phép lên tới 92.000 shipper hoạt động tại TP.HCM. Con số thực tế hiện nay khoảng vài chục ngàn tài xế trên đường, do đó việc lưu thông hàng hoá dễ hơn trước. Dù vậy, vẫn xảy ra tình trạng quá tải đơn hàng, nhiều ứng dụng không tìm thấy shipper và giá giao hàng vẫn cao.
Hiện nay, để được mở cửa hàng, các cơ sở tại TP.HCM phải bảo đảm nhân viên đã từng tiêm vắc xin và xét nghiệm nhanh âm tính, cộng với những tiêu chí an toàn khác. Lực lượng shipper cũng được yêu cầu tương tự, đã tiêm phòng Covid-19 và xét nghiệm âm tính 3 ngày/lần.
Dự kiến từ ngày 1/10, thành phố sẽ nới lỏng giãn cách trên toàn địa bàn, cho phép một số hoạt động được mở lại trong điều kiện bảo đảm an toàn.
Hải Đăng
Hàng hoá bắt đầu lưu thông tốt hơn tại TP.HCM nhưng nhiều người vẫn gặp khó khăn khi đặt hàng qua ứng dụng.
" alt=""/>Dân Sài Gòn khoe đặt được đồ ăn thức uống sau hơn 2 tháng “nhịn”