当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Foolad FC với Sepahan, 22h30 ngày 13/3: Tìm lại niềm vui 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Al Najma vs Al Zlfe, 19h50 ngày 29/1: Tin vào chủ nhà
Nền kinh tế Việt Nam tăng nhanh, kéo theo tình trạng phương tiện tham gia giao thông gia tăng chóng mặt tại các đô thị lớn. Nhưng phát triển hệ thống hạ tầng chưa theo kịp, từ đó dẫn đến tình hình giao thông càng trở lên nghiêm trọng hơn do hành vi ứng xử và văn hóa tham gia giao thông của người dân vẫn còn nhiều hạn chế.
Hôm 26/10, Hiệp hội Các nhà nhập khẩu ôtô chính hãng tại Việt Nam (VIVA) đã tổ chức buổi hội thảo bàn về Văn hóa đi xe ôtô. Tại đây, các chuyên gia trong lĩnh vực giải thích về nguồn gốc văn hóa đi ôtô của người Việt và những giải pháp để cải thiện tình hình.
Ôtô đi vào làn xe buýt BRT. |
Theo ông Nguyễn Đình Thành - chuyên gia về văn hóa, nguồn gốc văn hóa đi ôtô của người Việt còn yếu kém là hệ quả của nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là do tác động của lịch sử. Việt Nam là quốc gia bị tổn hại nhiều bởi chiến tranh. Đất nước thống nhất năm 1975, nhưng phải đến sau 1995 nền kinh tế mới cất cánh, thời điểm Mỹ bỏ cấm vận.
Trước đây, sở hữu ôtô vốn chỉ dành cho quan chức Nhà nước cấp cao. Cho đến sau 1995, người Việt được tiếp cận nhiều hơn với ôtô. Văn hóa đi ôtô manh nha xuất hiện. Nhưng hơn 20 năm hình thành là quá ngắn, văn hóa đi ôtô của người Việt chưa thể đạt tầm văn minh.
Tâm lý và bản năng sinh tồn thời chiến vẫn còn sót lại, nảy sinh hiện trạng "điền vào chỗ trống". Không khó bắt gặp những cảnh ôtô đi ngược chiều, sẵn sàng lấn làn, không theo hàng lối để giành từng mét đường.
Nền kinh tế đang đi lên, người có khả năng mua ôtô ngày càng nhiều, đẩy quy hoạch hạ tầng cơ sở vào tình thế không theo kịp. Vị chuyên gia còn nhấn mạnh bằng câu nói "số lượng ôtô đang tăng quá sức tưởng tượng với nhiều ban ngành".
Các đô thị lớn đang đối mặt với tình trạng quá tải. Cụ thể, năm 2016, Hà Nội còn 46 điểm ùn tắc, trong khi Hồ Chí Minh còn 18 điểm ùn tắc. Ngay cả Đà Nẵng, thành phố được quy hoạch bài bản đã bắt đầu có tắc đường, nhiều khả năng sẽ quá tải trong tương lai gần.
Ông Nguyễn Đình Thành nhìn nhận muốn người lái ôtô văn minh thì phải cho họ cơ hội, mà để có cơ hội, trước hết phải có môi trường văn minh. Định nghĩa 'môi trường' ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm cơ sở hạ tầng, chế tài chặt chẽ, vv...
Ví dụ con đường huyết mạch Lê Văn Lương ở Hà Nội. Quá nhiều khu chung cư đang bủa vây dọc con đường. Tính trung bình mỗi khu chung cư có từ 500-1.000 căn hộ, tương đương với hàng nghìn người dân sống trong đó. Vào giờ cao điểm, tắc nghẽn là hệ quả nhãn tiền.
Ông Tây chặn một chiếc ôtô đi ngược chiều. |
Việt Nam là một quốc gia, mà sự giao thoa giữa làng xã và thành thị rất mạnh mẽ. Người giàu lớn tuổi thường có xu hướng về quê sống. Còn người trẻ ở vùng nông thôn nghèo đổ lên thành phố lập nghiệp. Nảy sinh hiện tượng xung đột văn hóa.
Người ở vùng nông thôn quen với giao thông vắng vẻ, đường rộng, khó làm quen tức khắc với giao thông đô thị, nơi có những con đường chật chội. Lấy ví dụ, ở nông thôn, người dân có thể bất ngờ rẽ ngang rẽ dọc mà không gây hậu quả ngay lập tức. Nhưng với thành thị, những nét đặc trưng kiểu vậy có thể gây nghẽn mạch giao thông. Nếu là ôtô, hậu quả gây ra càng nghiêm trọng.
Để giải quyết hiện trạng này đòi hỏi một hệ thống đào tạo hiệu quả và hợp lý. Bởi ngay trong đào tạo vẫn còn tồn tại những hạt sạn cần cải thiện. Vấn nạn mua bằng lái xe hay sát hạch quá lỏng lẻo như hiện nay tác động không nhỏ tới ý thức của người lái ôtô, ông Trần Hữu Minh - Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - thừa nhận thực trạng.
Trong buổi hội thảo, có một ý kiến nêu ra rằng cơ quan có thẩm quyền cần siết chặt lại vấn đề đào tạo lái xe. Bên cạnh đó, cần sát hạch cả về văn hóa và đạo đức người đi ôtô. Vì đôi khi, chấp hành luật pháp chưa chắc đã đúng về đạo đức. Ví dụ như đi qua một con đường ngập nước, nếu đi đúng tốc độ quy định sẽ khiến hất nước vào người đi xe máy xung quanh. Hoặc ngay cả cách sử dụng còi sao cho đúng hoàn cảnh.
Những quan niệm cũ cũng gây cản trở tới quá trình giao thông Việt Nam trở lên văn minh hơn. Điển hình như "lỗi luôn thuộc về xe to". Nó khiến những người đi xe nhỏ tham gia giao thông một cách thiếu ý thức, với ý nghĩ trong đầu "mình làm sao thì ôtô chịu". Ông Nguyễn Đình Thành cho rằng cần loại bỏ quan niệm này.
"Nhưng không vì thế mà người đi ôtô chủ quan, đi đúng nhưng luôn phải cẩn thận khi lưu thông cùng xe nhỏ", Phan Thị Ngọc Diễm - Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2008 - bày tỏ quan điểm. "Chẳng hạn như một chiếc SUV hay bán tải lớn. Người lái cần cẩn trọng hơn, luôn quan sát kỹ, bởi khi va chạm xảy ra, người đầu tiên thiệt là xe nhỏ, bất kể ai đúng ai sai".
Luật pháp Việt Nam hiện còn mềm mỏng, khiến nhiều tài xế ôtô coi thường. Vì thế cần một cơ chế siết chặt hơn. Làm sao để thứ người vi phạm mất không chỉ là tiền. Bên cạnh đó, một đề xuất khác là quy định một mức bảo hiểm cao hơn.
Ông Lê Quốc Vinh - chủ tịch Tập đoàn truyền thông Lê - nêu quan điểm, Việt Nam có thể tham khảo cách Mỹ áp dụng bảo hiểm lũy tiến. Người càng vi phạm nhiều, mức bảo hiểm mỗi năm càng cao, khiến tài xế ở Mỹ dè chừng. Tuy nhiên, để áp dụng ngay cần một hệ dữ liệu quốc gia khổng lồ để lưu trữ thông tin.
Ông Nguyễn Đình Thành nhận định, việc thay đổi nhận thức về văn hóa đi ôtô ở Việt Nam không thể giải quyết trong ngày một ngày hai, mà cần một lộ trình lâu dài và bài bản. Nhưng tiên quyết phải thực hiện từ ngay bây giờ. Để Việt Nam có văn hóa đi ôtô văn minh và lịch sự cần khoảng thời gian từ 20-30 năm, tương đương với 2 thế hệ. Phải gắn kết chặt chẽ giáo dục và đào tạo về giao thông ngay trong trường lớp của trẻ nhỏ.
Vấn đề nảy sinh ở đây, là cần có môi trường văn minh hay văn hóa đi ôtô của người Việt trước. Nó thuộc về vấn đề "con gà - quả trứng", cái nào có trước. Vị chuyên gia cho rằng 2 thứ nên phát triển song hành cùng nhau. Trong bối cảnh cơ sở hạ tầng nâng cấp liên tục, các bộ luật đang cải thiện, người Việt nên văn minh hơn khi lái xe hàng ngày.
"Chỉ cần mỗi người kiềm chế, nó sẽ tạo ra hiệu ứng tốt, tạo thành thói quen của cả xã hội", ông Nguyễn Đình Thành nói. "Tôi tin tưởng Việt Nam sẽ có giao thông văn minh trong tương lai, có thể dẫn chứng bằng quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm với người đi môtô, xe máy năm 2007, và nó đã thành công".
(Theo Zing)
" alt="Vì đâu nhiều người Việt còn thiếu văn hóa đi ô tô?"/>Nhận định, soi kèo Santa Clara vs Casa Pia, 22h00 ngày 1/2: Bất phân thắng bại
(Nguồn: nhk.or.jp)
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Quốc hội Nhật Bản ngày 27/5 đã thông qua luật đòi hỏi các nhà khai thác nền tảng kỹ thuật số phải minh bạch và công bằng hơn, theo đó siết chặt quy định đối với các hãng công nghệ lớn như Google, Apple, Amazon của Mỹ hay Rakuten và Yahoo Nhật Bản.
Luật về "cải thiện tính minh bạch và sự công bằng của các nền tảng kỹ thuật số" được ban hành với mục đích buộc các công ty công nghệ lớn điều chỉnh các cách thức kinh doanh không rõ ràng và chấm dứt đối xử không công bằng với các đối tác kinh doanh nhỏ.
Luật này dự kiến bắt đầu có hiệu lực sớm nhất vào mùa Xuân năm 2021, theo đó quy định các nhà khai thác nền tảng kỹ thuật số phải công khai các điều khoản hợp đồng với các đối tác kinh doanh nhỏ của họ và báo trước nếu có bất cứ thay đổi nào trong các điều khoản hợp đồng.
Luật này cũng quy định các công ty vận hành các trang web và ứng dụng thương mại điện tử phải gửi báo cáo về hoạt động kinh doanh hằng năm của công ty cho Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI).
Sau khi nhận được báo cáo, METI sẽ lấy ý kiến từ các cơ sở kinh doanh, tiến hành đánh giá và công bố kết quả. Ngoài ra, luật cũng yêu cầu các công ty công nghệ làm rõ chính sách liên quan việc xác định thứ tự kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, luật trên không quy định bất cứ hình phạt nào đối với các vi phạm.
Theo giới chức Nhật Bản, mục đích là nhằm tránh cản trở sự đổi mới, sáng tạo trong một ngành thay đổi nhanh chóng này. Nếu một công ty bị xem là chưa minh bạch, METI có thể yêu cầu công ty đó phải cải thiện tình hình.
Trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng vi phạm Luật chống độc quyền, METI sẽ đề nghị Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản (JFTC) can thiệp.
Ngoài các trang web và ứng dụng thương mại điện tử, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch siết chặt các quy định về quảng cáo trực tuyến.
Kết quả khảo sát của JFTC cho thấy nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ, bao gồm các cửa hàng trên các trang web và ứng dụng thương mại điện tử, đã buộc phải chấp nhận những thay đổi về quy định, trong đó có việc đơn phương tăng phí của các nhà quản lý hoặc các nhà khai thác nền tảng kỹ thuật số khác.
Bên cạnh đó, có không ít ý kiến bày tỏ quan ngại về quyền riêng tư liên quan hoạt động thu thập dữ liệu của người tiêu dùng để hiển thị các quảng cáo đã được cá nhân hóa.
Theo Vietnam+
Tháng trước, Australia đã đưa ra các kế hoạch nhằm buộc các công ty công nghệ lớn chia sẻ doanh thu từ quảng cáo trong nội dung tin tức trên các công cụ tìm kiếm.
" alt="Nhật Bản thông qua luật siết chặt quy định với các hãng công nghệ lớn"/>Nhật Bản thông qua luật siết chặt quy định với các hãng công nghệ lớn
(Nguồn: voxafrica.com)
Công ty Google thuộc tập đoàn Alphabet Inc. của Mỹ ngày 28/5 cảnh báo định nghĩa về trí tuệ nhân tạo (AI) của Liên minh châu Âu (EU) là quá rộng và lưu ý EU cần hạn chế việc kiểm soát quá mức đối với lĩnh vực công nghệ quan trọng này.
Gã khổng lồ về tìm kiếm và quảng cáo trên mạng đã đưa ra lập luận trên trong một phản hồi gửi tới Ủy ban châu Âu (EC), giữa lúc cơ quan quản lý quyền lực này đang cố gắng để đưa ra những quy định mới cho lĩnh vực AI.
Trong bản đệ trình dày 45 trang, Google cho rằng “một định nghĩa rõ ràng và được hiểu rộng rãi về AI sẽ là những yếu tố nền tảng quan trọng cho khung pháp lý để quản lý AI hiệu quả.”
Theo Google, định nghĩa về AI của EU quá rộng đến mức “có thể đặt tất cả các phần mềm hiện nay vào phạm vi” của quy định.
Google và nhiều gã khổng lồ công nghệ khác đang quan tâm một cách nghiêm túc đối với chiến lược AI của EU, bởi châu Âu thường đặt ra tiêu chuẩn về cách thức công nghệ được quy định trên toàn cầu.
Mặc dù EU vẫn chưa đưa ra quyết định về cách thức quản lý đối với AI, song tổ chức này đang tập trung vào những ngành được coi là có khả năng chịu “rủi ro cao,” như chăm sóc sức khỏe và vận tải.
Dự kiến, các kế hoạch của EU liên quan đến quy định quản lý AI, do các Ủy viên EU Margrethe Vestager và Thierry Breton đưa ra, sẽ chưa được xem qua cho đến cuối năm nay.
Theo Vietnam+
Chỉ vài ngày sau khi bị Twitter kiểm duyệt thông tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh mới nhằm vào các công ty mạng xã hội.
" alt="Google cảnh báo EU về các quy định liên quan đến AI"/>Hầu hết xe hiện đại trang bị cảm biến có thể cảnh báo chủ xe khi xe bị xâm phạm. Nhưng với chất lỏng như axit, hệ thống báo động không có tác dụng.
Ngoài axit, kẻ xấu còn dùng bình xịt sơn hoặc dầu phanh đổ vào xe. Cả hai chất này đều có sẵn trên thị trường hoặc mua trực tuyến dễ dàng. Những chất hóa học này tàn phá sơn xe tới mức chủ xe chỉ còn cách sơn lại toàn bộ.
Cách tốt nhất tránh khỏi những phá hoại kiểu này là đỗ xe tại khu vực an toàn như khu chung cư có bảo vệ. Tuy nhiên, tại thành phố đông đúc như Delhi, nơi có rất ít không gian trống, hầu hết gia đình đều sở hữu hai ôtô trở lên, nên rất khó tìm chỗ đỗ xe an toàn.
Giải pháp nhiều chủ xe tìm tới là phủ lớp bảo vệ cho xe nhưng hiệu quả chưa được chứng thực. Ngay cả phủ thân xe bằng lớp nhựa bảo vệ cũng không hiệu quả với axit và hóa chất. Cách duy nhất để nhận diện thủ phạm là lắp đặt camera an ninh quanh khu vực đỗ xe.
Ngoài ra, có thể lắp camera hiện đại trong xe giúp phát hiện và ghi hình mọi chuyển động quanh xe. Loại camera này có thể gắn ở kính chắn gió hoặc kính phía sau. Những xe bị phá hoại kiểu này thường không được bảo hiểm đền bù.
Một số chủ xe Ấn Độ tính đến phương án đăng ký thiết bị cảnh báo FIR với đồn cảnh sát gần nhất. Với những vụ phá hoại để lại hậu quả nghiêm trọng, bên bảo hiểm có thể cân nhắc đền bù nếu có thông tin từ FIR. Đây không phải lần đầu tiên xảy ra tình trạng phá hoại xe kiểu này tại Delhi.
" alt="Hàng loạt ôtô bị tạt axit chỉ vì chiếm chỗ đỗ xe"/>