Tại sao gần 2.000 bệnh nhân ung thư tại TP.HCM phải chờ phẫu thuật và xạ trị?
Thông tin trên được đề cập trong buổi giám sát của Ban văn hóa xã hội,ạisaogầnbệnhnhânungthưtạiTPHCMphảichờphẫuthuậtvàxạtrịlịch thi đấu bóng đá vô địch quốc gia ý Hội đồng nhân dân TP.HCM với Bệnh viện Ung bướu TP chiều 30/8.
Hiện nay, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM có 2 cơ sở tại quận Bình Thạnh và TP Thủ Đức. Trong 6 tháng đầu năm nay, bệnh viện ghi nhận hơn 287.000 lượt khám bệnh; gần 39.000 lượt điều trị nội trú và 76.000 lượt điều trị ngoại trú.
Bệnh viện thực hiện hơn 14.000 ca phẫu thuật loại 3 trở lên. Xạ trị ngoài máy gia tốc là gần 78.000 lần, xạ trị áp suất liều cao 4.200 lần, hóa trị trên 99.000 lượt... Các con số tương đương với hoạt động của bệnh viện trước dịch Covid-19.
Tuy nhiên, vẫn còn đến gần 2.000 người bệnh ung thư đang chờ đến lượt phẫu thuật và xạ trị.
Lý giải tình trạng trên, bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết, bệnh viện đang chịu áp lực rất lớn do người bệnh ung thư chuyển lên từ các tỉnh thành lân cận hoặc từ cơ sở khác trong TP.
Một phần nguyên nhân là do khó khăn trong đấu thầu, vật tư y tế xảy ra ở nhiều nơi, các bệnh viện không muốn giữ bệnh.
Trong khi đó, cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu TP mới chỉ hoạt động hơn 50% công suất, 18 phòng mổ ở đây chưa được bàn giao. Việc phẫu thuật hiện chỉ diễn ra ở cơ sở cũ (quận Bình Thạnh). Do các yếu tố trên, vẫn còn 1.186 bệnh nhân ung thư đang phải chờ mổ.
Về xạ trị, bác sĩ Thịnh cho hay, TP.HCM có nhiều đơn vị triển khai xạ trị như Bệnh viện Quân 175, Bệnh viện Chợ Rẫy, hoặc Bệnh viện Nhân dân 115 (hoạt động rất hạn chế).
“Bệnh viện Chợ Rẫy có 5 máy xạ nhưng 4 máy bị hư, vấn đề đấu thầu sửa chữa máy xạ lại đụng đến quy trình. Nên hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ có 1 máy xạ trị hoạt động, bệnh nhân chuyển sang bên Ung bướu nên bị dồn”, ông nói.
Bác sĩ Thịnh nhấn mạnh, bệnh viện sẽ cố gắng tối đa để người bệnh không phải chờ đợi lâu. Tuy nhiên, với các kỹ thuật xạ trị tiên tiến nhất đang có, bệnh viện không đuổi theo số lượng.
“Trước đây, máy móc ít, kỹ thuật chưa cao, một ngày, một máy xạ có thể làm cho 100 bệnh nhân, mỗi người khoảng 3 phút.
Còn với máy xạ trị kỹ thuật cao, một ngày chỉ làm cho 30-50 bệnh nhân, mỗi người mất từ 30-60 phút, nhưng chất lượng điều trị rất tốt”.
Hiện nay, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM là cơ sở có đội ngũ xạ trị chuyên môn cao của phía Nam, với 13 máy xạ trị (nhiều nhất cả nước). Tuy nhiên áp lực điều trị rất cao do sau Covid-19, người bệnh đến khám bệnh thường ở giai đoạn muộn. Có những ca đặc biệt khó, nhiều ê-kip cùng phẫu thuật từ 9h sáng đến 22h cùng ngày để cứu người bệnh.
Trước đó, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM từng rơi vào cảnh "đắp chiếu" máy chụp PET/CT vì thiếu thuốc phóng xạ 18F-FDG. Các bệnh viện trong TP từng triển khai chụp PET/CT (Quân y 175, Nhân dân 115) cũng chung tình cảnh. Người bệnh ung thư đổ dồn sang Bệnh viện Chợ Rẫy khi được chỉ định kỹ thuật trên nhưng phải chờ khoảng 1 tháng mới đến lượt.
Đây là kỹ thuật hiện đại, đắt tiền nên được chỉ định rất chặt chẽ khi thực sự cần thiết. Khoảng tháng 6/2022, máy PET/CT tại Bệnh viện Ung bướu TP tái hoạt động nhờ nguồn thuốc phóng xạ Bệnh viện Chợ Rẫy san sẻ lại.
Vào viện vì đau bụng, người phụ nữ 30 tuổi bất ngờ nhận kết quả ung thưUng thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến trên thế giới. Loại ung thư này đang ngày càng trẻ hóa tuy nhiên có thể được chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm.